Đề tài Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995 - 2001

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ KINH TẾ SINGAPORE 3

I. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA SINGAPORE 3

1. Điều kiện địa lý, tự nhiên 3

1.1. Vị trí địa lý 3

1.2. Khí hậu 4

2. Môi trường văn hoá xã hội 4

2.1. Đặc điểm dân cư 4

2.2. Đặc điểm ngôn ngữ và tôn giáo 5

3. Hệ thống chính trị, pháp luật 6

II. NỀN KINH TẾ SINGAPORE TRONG NHỮNG NĂM QUA 7

1. Thành tựu trong phát triển kinh tế của Singapore 7

1.1. Singapore - trung tâm lọc dầu 8

1.2. Singapore - trung tâm chế tạo và lắp ráp các đồ điện tử 9

1.3. Singapore - trung tâm dịch vụ thương mại thế giới 10

1.4. Singapore - trung tâm dịch vụ hàng hải, cảng biển quốc tế 12

1.5. Singapore - trung tâm dịch vụ hàng không quốc tế 13

1.6. Singapore - trung tâm dịch vụ viễn thông 14

1.7. Singapore - trung tâm tài chính ngân hàng 16

2. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân 17

III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE ĐỐI VỚI VIỆT NAM 23

1. So sánh 23

2. Bài học kinh nghiệm 24

2.1. Sớm "mở cửa" nền kinh tế, chủ động thực hiện hội nhập 24

2.2. Chính sách cơ cấu kinh tế hợp lý 26

2.3. Chính sách thị trường và thương mại 26

2.4. Chính sách khoa học công nghệ 27

2.5. Chính sách đào tạo nhân lực 29

2.6. Chính sách cạnh tranh 30

CHƯƠNG 2 31

THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE GIAI ĐOẠN 1995-2001 31

I. VỊ TRÍ CỦA NỀN KINH TẾ SINGAPORE 31

1. Vị trí của kinh tế Singapore trong kinh tế thế giới và ASEAN 31

2. Vị trí của kinh tế Singapore trong quan hệ với Việt Nam 36

II. HIỆN TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - SINGAPORE GIAI ĐOẠN 1995 - 2001 38

1. Tình hình xuất khẩu từ Việt Nam vào Singapore 39

1.1. Kim ngạch 39

1.2. Cơ cấu xuất khẩu 41

2. Tình hình nhập khẩu 47

2.1. Kim ngạch nhập khẩu 47

2.2. Cơ cấu nhập khẩu 49

3. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore 53

II. HỢP TÁC ĐẦU TƯ VÀ TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC GIỮA SINGAPORE VÀ VIỆT NAM 58

1. Hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam 58

1.1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư 61

1.2. Đánh giá chung về hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam 65

2. Hợp tác trên các lĩnh vực khác 70

CHƯƠNG 3 72

TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE 72

I. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG QUAN HỆ HAI NƯỚC VIỆT NAM - SINGAPORE 72

1. Thuận lợi 72

2. Khó khăn 76

II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - SINGAPORE 79

1. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại 79

1.1. Hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản 80

1.1.1. Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu 80

1.1.2. Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân 81

1.1.3. Tiếp tục hạ chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp 82

1.1.4 Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm 82

1.2. Hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu 84

1.2.1. Rà soát để hạ chi phí đầu vào xuống mức hợp lý 84

1.2.2. Hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu 85

1.3. Một số biện pháp thị trường và xúc tiến thương mại 88

1.3.1. Đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hoá 88

1.3.2. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại 88

2. Chính sách thu hút đầu tư 90

2.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị xã hội 91

2.2. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài 92

2.3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 93

2.4. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học, công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước 94

2.5. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai 95

KẾT LUẬN 98

 

doc105 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995 - 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lan, ấn Độ nên khó có khả năng tăng kim ngạch tại thị trường này. Một số do các công ty Singapore mua nhưng lại tái xuất sang nước khác. Tuy nhiên năm 2001 chúng ta cũng đã xuất được 5,27 triệu S$. Gạo: Mặt hàng này Singapore chủ yếu nhập khẩu để tái xuất. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng khoảng 10 lần trong năm 1996 -1999 (năm 1996 - 4,087 triệu S$, năm 1998 - 9,613 triệu, 1999 - 44,057 triệu S$). Sở dĩ có sự tăng đột biến là một số lượng lớn được nhập cho Indonesia, Singapore phải đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, khách hàng Singapore phàn nàn gạo của ta chất lượng không đều, nhiều hạt vàng, hay giao thiếu đầu bao nên giá cả khó cạnh tranh với cùng chủng loại của các nước khác. Do đó năm 2000 kim ngạch giảm 27,8% còn 31,8 triệu S$. Năm 2001 xuất khẩu gạo đã hồi phục tăng 29,3% đạt 40,693 triệu S$. Cà phê: là một mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Năm 1995 kim ngạch của mặt hàng này sang Singapore đạt tới 117,386 triệu S$, song từ đó trở đi kim ngạch xuất cà phê sụt giảm liên tục và nhanh chóng. Cho đến năm 2001 chỉ còn 5,882 triệu S$. Ngoài nhóm mặt hàng chính đã kể ở trên, chúng ta còn xuất khẩu sang Singapore những mặt hàng khác như: - Đồ nội thất (năm 2001 đạt xấp xỉ 10,587 triệu S$) - Các mặt hàng nhựa (năm 2001 - 6,1 triệu S$) - Các mặt hàng giấy (năm 2001 - 4,54 triệu S$) - Hàng hoá du lịch (năm 2001 - 7,994 triệu S$) - Thiết bị máy bơm (năm 2001 - 11,39 triệu S$) - Thiết bị điện (năm 2001 - 12,730 triệu S$) - Thiết bị mạch điện (năm 2001 - 6,897 triệu S$) (Số liệu từ tháng 1 đến cuối tháng 11 năm 2001) TDB - SGP Trade Development Board . Trong khi kim ngạch của một số mặt hàng nông sản truyền thống như cà phê, gia vị, ... có xu hướng giảm sút thì một số nhóm hàng công nghiệp lại tăng trưởng khá mạnh về kim ngạch. Có thể kể đến như nhóm thiết bị thu truyền hình năm 2001 tăng 167,9% đạt kim ngạch 18,642 triệu đô la. Năm 2001 là một năm khó khăn của kinh tế Singapore, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của ta sang thị trường này đều bị ảnh hưởng bất lợi thì sự tăng trưởng của mặt hàng này là một điều đáng mừng. Hơn nữa, có thể thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển dần theo hướng nâng cao tỷ trọng các mặt hàng chế biến, hàng công nghiệp có giá trị cao. Những tín hiệu đầu tiên này báo hiệu thương mại Việt Nam đang đi đúng hướng. Bảng 2.9: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore (Đơn vị: Triệu S$) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Mặt hàng Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) 1.Dầu thô 252,600 33,6 260,975 3,3 378,215 44,9 386,986 2,3 413,785 6,9 959,221 131,8 1,100 23,9 2.Gia vị 37,033 4,4 49,997 35,0 64,073 28,2 63,818 -0,4 123,131 92,9 91,835 -25,4 43,525 -53,2 3.Cà phê 117,386 -48,9 25,692 -78,1 54,843 113,5 30,601 -44,2 26,066 -14,8 9,177 -64,8 5,882 -35,9 4.Giầy dép 5,223 345,1 14,183 171,5 28,170 98,6 22,566 -19,9 29,156 29,2 35,885 23,1 32,880 -8,3 5.Cao su 22,032 11,3 8,083 -63,3 16,117 10,4 99,400 -35,5 32,082 208,4 16,046 -50,0 7,001 56,4 6.Cá đông lạnh 7,263 -39,0 7,853 8,1 9,720 23,8 10,507 8,7 15,117 43,9 20,212 33,7 20,300 0,4 7.Gạo 2,147 -68,2 4,087 90,4 8,608 110,6 9,613 11,7 44,057 358,3 31,820 -27,8 40,693 29,3 8.Phụ liệu ngành dệt 2,178 -1,5 2,867 31,7 6,747 135,3 5,212 -22,7 12,291 135,8 15,076 22,7 10,279 -31,8 9.Thiết bị viễn thông 0,749 143,5 4,397 486,9 7,416 68,7 6,294 -15,1 7,562 20,1 7,899 4,5 6,103 -22,7 10.Quần áo dệt len của nam 9,587 -12,1 10,116 5,5 15,082 49,1 12,948 -14,1 11,490 -11,3 7,540 -34,3 7,744 2,7 11.Thiết bị truyền hình * * * * 7,849 71,4 5,603 -28,6 6,304 12,5 7,894 25,2 18,642 167,9 12.Thiết bị điện 0,408 318,9 0,628 53,9 * * * * 5,512 112,4 8,086 46,7 12,730 57,4 * Nguồn: Singapore Trade Development Board 2. Tình hình nhập khẩu 2.1. Kim ngạch nhập khẩu Singapore là một nước có hoạt động thương mại nhộn nhịp đứng hàng đầu thế giới, trong đó xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển các ngành công nghiệp của Singapore đạt mức các nước ở thế giới thứ nhất của nền kinh tế toàn cầu; trong khi Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng rất lớn đặc biệt là máy móc thiết bị. Việc Việt Nam và Singapore cùng tham gia vào thị trường chung của khối ASEAN càng thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Singapore và Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam nói riêng tăng lên không ngừng qua các năm. Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore (Đơn vị: triệu USD) Năm KNXK từ Singapore (1) Tăng giảm (%) Tổng KNNK với TG (2) Tăng giảm (%) Tỷ trọng (1)/(2) 1995 1.395,42 8.155,4 17,11 1996 1.330,84 -4,63 10.030,0 22,99 13,27 1997 1.360,38 2,22 10.432,0 4,00 13,04 1998 1.392,04 2,33 10.350,0 -0,80 13,45 1999 1.392,86 0,06 10.568,0 2,10 13,18 2000 1.985,78 42,57 14.073,0 33,16 14,11 2001 2.117,70 6,64 16.000,0 13,69 13,24 6T/2002 1.283,644 0,1 8.626,640 10,20 14,88 * Nguồn: (1) TDB - Singapore Trade Development Board (2) Theo Từ năm 1995 đến năm 1999, kim ngạch nhập khẩu tăng không đáng kể cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên ở cột tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu từ Singapore so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với thế giới (giai đoạn 1995 - 1999) có mức biến động lớn hơn. Lý do là tốc độ tăng trưởng của kim ngạch từ thị trường Singapore và tổng kim ngạch có sự chênh lệch khá lớn qua các năm. Cụ thể như năm 1995, nhập khẩu từ Singapore đạt tỷ trọng 17,11%; nhưng sang năm 1996, trong khi tổng kim ngạch tăng tới 22,99% thì kim ngạch từ thị trường này giảm 4,63% làm cột tỷ trọng giảm xuống còn 13,27%. Năm 1997 cũng vì lý do trên mà tỷ trọng tiếp tục giảm còn 13,04%. Năm 1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tổng kim ngạch đã đạt mức tăng trưởng âm; kim ngạch từ Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, mặc dù không cao (2,3%), nâng mức tỷ trọng lên 13,45%. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế này, Singapore là một trong số ít những nước ở khu vực Đông á tránh được suy thoái kinh tế nhờ sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên sang năm 1999, nhập khẩu từ thị trường này hầu như không tăng, đến năm 2000 lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Singapore tăng 42,57% cao hơn rất nhiều so với mức tăng chung của tổng kim ngạch, tỷ trọng của thị trường Singapore đạt 14,11% là mức cao nhất kể từ sau năm 1995. Tuy nhiên năm 2001, thị trường Singapore chỉ còn chiếm 13,24% trong tổng kim ngạch nhập khẩu với thế giới do mức tăng trưởng chỉ bằng nửa mức tăng trưởng chung. Sáu tháng đầu năm 2002, kim ngạch nhập khẩu với thế giới tăng tới 10,2% nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore hầu như không biến động. Lý do là nền kinh tế Singapore đã gặp một cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ khi giành được độc lập từ năm 1965. Năm 2001, kinh tế Singapore tăng trưởng âm -2%, xuất khẩu ngừng trệ, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 4% - mức cao nhất trong 15 năm qua Asian Development Outlook 2002, ADB 4/2002 . Năm 2002, mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi song dự báo kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng ở mức thấp so với các nước trên thế giới. Những khó khăn chung của nền kinh tế Singapore đã phần nào ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore, cụ thể là ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore. 2.2. Cơ cấu nhập khẩu Với đặc điểm là một nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn hàng hoá thiết bị để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng mà chúng ta nhập về từ thị trường Singapore chủ yếu nằm trong nhóm máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, xăng dầu tinh lọc. Kim ngạch của nhóm hàng hoá nhập khẩu này qua các năm đều có mức tăng trưởng khá mạnh. Như bảng 13 dưới đây cho thấy, những mặt hàng mà Singapore xuất khẩu sang Việt Nam đều là những mặt hàng thuộc thế mạnh của quốc gia này như sản phẩm của công nghiệp lọc dầu, hàng điện tử, máy móc thiết bị... Xăng dầu tinh lọc là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của ta từ Singapore, luôn ở mức xấp xỉ 30% tổng kim ngạch nhập khẩu với Singapore. Năm 1995 con số tuyệt đối là 854,456 triệu S$ tăng 32,1% so với năm trước; năm 1996 là năm có kim ngạch thấp nhất trong giai đoạn này, giảm 26,0% so với năm 1995. Năm 1997, 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực, mức tăng về kim ngạch là không đáng kể, con số này lần lượt là 1,0% và 0,5%. Từ năm 1999, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này lại đạt mức 834,626 triệu S$ (tức là tăng 30%) và năm 2000 là năm có mức tăng cao nhất - 81,7%. Năm 2001, kim ngạch giảm 5,09% đạt 1.439,009 triệu S$. Sự tăng giảm kim ngạch phụ thuộc khá nhiều vào một nguyên nhân khách quan là giá dầu mỏ trên thế giới biến động thất thường do những bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, khối lượng nhập khẩu xăng dầu tinh lọc của ta vẫn tăng đều qua các năm trong giai đoạn 1995 - 2001. Chính mặt hàng này đóng góp một phần lớn vào tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Singapore. Trong tương lai, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam đi vào hoạt động sẽ phần nào giải quyết được nhu cầu về mặt hàng này. Bảng 2.11: Nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam từ Singapore ( Đơn vị: triệu S$) Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Số tuyệt đối Tăng giảm (%) Xăng dầu tinh lọc 854,456 32,1 632,617 -26,0 638,766 1,0 641,791 0,5 834,626 30,0 1.516,230 81,7 1.439,009 -5.09 Nguyên liệu sản xuất thuốc lá 297,919 77,2 234,923 -21.1 160,424 -31,7 193,687 20,7 195,324 0,8 262,724 34,5 309,52 17,81 Thiết bị xử lý dữ liệu 62,062 56,9 87,865 41,6 93,209 6,1 96,337 3,4 107,727 11,8 125,904 16,9 154,549 22,75 Linh kiện thiết bị dân dụng 119,955 4,5 70,763 -41,0 57,848 -18,3 83,543 44,4 55,962 -33 79,003 41,2 132,533 70,6 Linh kiện máy văn phòng 12,608 35,6 20,359 61,5 43,269 112,5 55,617 28,5 54,909 -1.3 79,136 44,1 79,784 0,8 Sản phẩm dầu phụ 22,611 6,3 31,417 39,0 40,559 29,1 42,268 4,2 40,568 -4 50,397 24,2 77,068 52,92 Van điện tử 19,084 118,4 33,387 74,9 122,810 267,8 165,297 34,6 76,442 -53.8 82,943 8,5 68,6 -17.29 Thiết bị mạch điện 10,547 -6,9 31,647 200,0 58,128 83,7 52,314 -10,0 71,883 37,4 82,732 15,1 60,607 -26.74 Thiết bị viễn thông 52,799 22,2 61,943 17,3 50,206 -18,9 69,242 37,9 44,487 -35.8 55,703 23,7 61,1 11,02 Thiết bị điện 15,039 -3,7 23,565 56,7 46,272 96,4 51,834 12,0 61,911 19,4 72,421 17,0 49,325 -31.89 * Nguồn: TBD - Singapore Trade Development Board Mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai là nguyên liệu sản xuất thuốc lá. Năm 1996, 1997 kim ngạch của mặt hàng này đột ngột giảm xuống, nhưng từ năm 1998 trở đi lại tăng trưởng liên tục, năm 2001 kim ngạch đạt tới 309,52 triệu S$. Mặt hàng thứ 3 có kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu S$ trong năm 2001 là Linh kiện thiết bị xây dựng dân dụng. Từ năm 1995, kim ngạch của mặt hàng này đã là 119,995 triệu S$; những năm sau đó kim ngạch tăng giảm phức tạp. Hai năm 1996, 1997 kim ngạch liên tục giảm sút trong khi đó năm 1998 mặc dù có sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế song lại có mức tăng 44,4%. Sau khi giảm mạnh năm 1999 (-33%) năm 2000 và 2001 liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch tới 41,2% và 70,6% nâng kim ngạch năm 2001 tới trên 132 triệu S$. Nhìn chung, mặt hàng này tăng giảm không theo ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, mà ngày càng có xu hướng tăng lên do nhu cầu xây dựng của kinh tế Việt Nam. Một mặt hàng công nghệ cao là thiết bị xử lý dữ liệu có mức tăng trưởng kim ngạch đều đặn và ổn định qua các năm trong giai đoạn này. Năm 1995 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng hóa này mới chỉ là 62,062 triệu S$; đến năm 2001 đã tăng khoảng 2,5 lần đạt kim ngạch 154,549 triệu S$. Singapore là một nước có nền công nghệ thông tin vào loại phát triển cao trên thế giới, Việt Nam cũng đang cố gắng nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến này để phục vụ cho phát triển kinh tế. Do vậy trong tương lai, kim ngạch của nhóm mặt hàng này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Ngoài ra nhóm sản phẩm linh kiện máy văn phòng và các sản phẩm dầu phụ là một trong những mặt hàng có mức tăng kim ngạch nhập khẩu ổn định. Từ năm 1995 đến năm 2001, duy chỉ trong năm 1999 trong xu hướng giảm sút chung của tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Singapore, kim ngạch hai mặt hàng này mới giảm sút chút ít -1,3% và -4,0% (so với -33% của linh kiện thiết bị xây dựng). Năm 2001 kim ngạch của cả hai mặt hàng này đều đạt mức trên 77 triệu S$; cụ thể sản phẩm dầu phụ là 77,068 triệu S$ (tăng 52,92% so với 2000), linh kiện máy văn phòng là 79,784 triệu S$. Những mặt hàng điện tử khác như van điện tử, thiết bị mạch điện, thiết bị điện trong năm 2001 đều giảm mạnh, lần lượt là -17,29%, -26,74%, -31,89%. Nguyên nhân chủ yếu là do những khó khăn trong nền kinh tế của Singapore. Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore với thế giới sụt giảm do nhu cầu bên ngoài đóng vai trò chủ chốt trong thương mại quốc tế Singapore, chủ yếu là hàng điện tử đã bị suy giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục. Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/09/2001 là một đòn giáng tiếp vào nền kinh tế Singapore vốn đã suy yếu do xuất khẩu ngừng trệ. Trong hai tháng cuối năm 2001, kinh tế Singapore có một chút dấu hiệu phục hồi do mức suy giảm xuất khẩu đã dịu xuống, nhưng triển vọng ngắn hạn đối với kinh tế Singapore là không sáng sủa gì bởi trên thực tế số phận của Singapore phụ thuộc vào tốc độ phục hồi chậm chạp của các đối tác thương mại và nhu cầu của họ đối với các sản phẩm công nghệ của Singapore. Trong tình hình đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ Singapore cũng sẽ có những biến động cùng chiều. Mặt khác thiết bị mạch điện và thiết bị điện cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu đầy triển vọng của ta sang Singapore, do đó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường trong nước. Việc nhập khẩu nhóm mặt hàng này trong tương lai sẽ giảm xuống, giành ngoại tệ cho việc nhập khẩu những mặt hàng khác cần thiết hơn. Thiết bị viễn thông từ năm 1995 đến năm 2001 tuy có sụt giảm -18,9% năm 1997 và -35,8% năm 1999 nhưng các năm còn lại đều tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 1996 kim ngạch tăng 17,3%, năm 1998 kim ngạch tăng 37,9% đến năm 2000 tăng 23,7% và năm 2001 kim ngạch đạt 61,1 triệu S$ tăng 11,02% so với kim ngạch năm trước. Có thể thấy trong cơ cấu nhập khẩu hàng hoá từ Singapore, nhóm các mặt hàng máy móc thiết bị điện tử chiếm một phần khá lớn. Đây là những mặt hàng công nghiệp có giá trị cao nên kim ngạch cũng lớn, điều này đã dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam đối với thị trường Singapore. Một điều đáng nói nữa là hàng hoá nhập từ Singapore chủ yếu đưa vào phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng dân dụng hoặc nguyên nhiên liệu cho sản xuất, chưa phải là những máy móc công nghệ có tác dụng góp phần vào thay đổi nền sản xuất trong nước. Ngoài những mặt hàng đã kể trên, Singapore còn xuất sang Việt Nam một số sản phẩm khác như: - Các ấn phẩm (kim ngạch năm 2001 lớn hơn 67,677 triệu S$ tăng 663,8% so với 2000); linh kiện và dụng cụ âm nhạc (năm 2000 đạt 73,823 triệu S$ tăng 501,5%; năm 2001 giảm -11,7% còn khoảng 56,586 triệuS$); nhôm (năm 2000 nhập 43,686 triệu S$ tăng 19,6%; năm 2001 kim ngạch trên 51,067 triệu S$ tăng 28,2%); đồ gia dụng (năm 2000 nhập 35,080 triệu S$ tăng 24%, năm 2001 đạt khoảng 41,588 triệu S$ tăng 33,9% so với cùng kỳ 2000); các mặt hàng về nhiếp ảnh (năm 2000 kim ngạch 38,324 triệu S$ tăng 37,7%; năm 2001 là khoảng 32,859 giảm -0,2% so với cùng kỳ năm 2000); dụng cụ đo lường (năm 2000 là 19,060 triệu S$ giảm -28,8%; năm 2001 khoảng 28,181 triệu S$ tăng 67,4% so với cùng kỳ năm trước); các mặt hàng về giấy (năm 2000 đạt 23,960 triệu S$ giảm -11,4%; năm 2001 khoảng 26,433 triệu S$ tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2000); thiết bị sấy và làm lạnh (năm 2000 đạt 21,994 triệu S$ tăng 9,9%; năm 2001 tăng 29,9% với kim ngạch khoảng 26.059 triệu S$); các sản phẩm hoá học (năm 2000 nhập 16,863 triệu S$ tăng 3,9%; năm 2001 khoảng 24,957 triệu S$ tăng tới 63,4% so với cùng kỳ năm trước). (Số liệu năm 2001 tính từ tháng 1 đến hết tháng 11) TDB - SGP Trade Development Board . 3. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore Singapore trong những năm qua liên tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam và về lâu dài Singapore vẫn là một trong những thị trường quan trọng của ta. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống pháp luật đầy đủ và nghiêm ngặt, chính sách phát triển kinh tế ổn định, Singapore đã thu hút hầu hết các tập đoàn công ty lớn trên thế giới mở các văn phòng đại diện, chi nhánh các công ty tại Singapore và thông qua các công ty này để buôn bán trực tiếp với Việt Nam và các nước trong khu vực. Chính phủ Singapore cũng rất khuyến khích các công ty Singapore buôn bán với Việt Nam và coi Việt Nam là thị trường quan trọng trong khu vực. Trên cơ sở đó, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước tiến đáng kể, kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thuỷ hải sản, nông sản, lâm sản đã chiếm vị trí cao trong số mặt hàng nhập khẩu của Singapore như: - Tôm đông các loại: đứng thứ 4/100; cá biển các loại: đứng thứ 10/100; cá nước ngọt các loại: đứng thứ 9/21; mực các loại: đứng thứ 9/21;t inh bột sắn: đứng thứ 6/24; bột khoai lang: đứng thứ 6/12; lạc nhân: đứng thứ 1/8; gừng khô và tươi: đứng thứ 6/13; rau chế biến: đứng thứ 7/25; bắp cải: đứng thứ 3/14; chuối: đứng thứ 5/9; quế và hoa quế: đứng thứ 2/13; hồi và hoa hồi: đứng thứ 1/7; chè đen bột: đứng thứ 5/27; chè đen lá: đứng thứ 9/30; chè xanh: đứng thứ 2/16. Khả năng mở ra các mặt hàng mới như điện tử, giày dép ... cũng rất lạc quan Báo cáo Thị trường Singapore để xây dựng kế hoạch thị trường năm 2000 - 2010. Vụ Châu á Thái Bình Dương - Bộ Thương mại . Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu sang Singapore vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore từ các nước khác. Tính đến năm 2001, con số tỷ lệ này vẫn chưa đầy 1% (chính xác là 0,76% tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore). Hàng hoá xuất khẩu của ta mới chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu nhập khẩu của Singapore. Mặt khác, các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông sản, nguyên liệu thô... giá trị thấp, khả năng cạnh tranh còn yếu nên thường chịu thiệt về giá khi bán ra thị trường thế giới. Do đó, mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn và chủng loại mặt hàng là khá đa dạng song kim ngạch xuất khẩu lại không tương xứng với tiềm năng. Giai đoạn trước năm 1999, cụ thể là từ 1993 -1999, tỷ trọng của hàng Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore không vượt quá con số 0,47% (năm 1999), thậm chí có những năm chỉ đạt 0,33% (năm 1996). Đây là một điều mà Việt Nam cần phải khắc phục, so tỷ trọng xuất khẩu của Singapore sang Việt Nam với tỷ trọng hàng Việt Nam xuất sang Singapore ta thấy có sự chênh lệch quá lớn. Một nét điển hình là không phải tất cả các mặt hàng mà Singapore nhập khẩu từ Việt Nam đều phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Phần lớn hàng hoá Việt Nam xuất khẩu qua Singapore và được tái xuất tiếp tục sang các nước khác (đặc biệt là gạo, nông sản). Trong tương lai, Việt Nam vừa phải đẩy mạnh xuất khẩu sang Singapore để tận dụng những thị trường sẵn có qua đầu cầu trung chuyển Singapore, vừa phải tìm cách tự mình xuất khẩu những hàng hoá chủ lực của mình để đạt hiệu quả xuất khẩu cao hơn nữa. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Singapore, kim ngạch nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu và ngày càng có xu hướng tăng cao. Năm 1995, kim ngạch nhập khẩu từ Singapore chiếm 1,51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore ra các nước so với tỷ trọng 0,36% của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Singapore. Trong quan hệ buôn bán với Singapore, ta luôn ở tình trạng nhập siêu, mức nhập siêu năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do sự khác biệt về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Singapore là những mặt hàng công nghiệp, có giá trị cao, dẫn đến tổng kim ngạch nhập khẩu cũng cao. Trong khi đó nhóm mặt hàng xuất khẩu lại là hàng nông sản, giá trị thấp. Điều bất lợi nữa là những năm qua, Việt Nam luôn phải nhập khẩu một lượng hàng lớn của các nước khác thông qua thị trường này. Tỷ lệ hàng tái xuất của Singapore trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Việt Nam luôn chiếm trên 50%; như vậy Việt Nam đã phải trả nhiều ngoại tệ hơn so với mức cần thiết để nhập hàng hoá về từ Singapore. Tình trạng nhập siêu là tình trạng chung của thương mại quốc tế Việt Nam và trong quan hệ với Singapore, Việt Nam nhập siêu là điều không tránh khỏi. Song từ những nguyên nhân chính gây ra nhập siêu, Việt Nam cũng cần phải chú ý hạn chế bằng cách nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng Singapore tái xuất sang nước ta. Như vậy sẽ tăng cường tính chủ động về nguồn hàng và hiệu quả kinh tế đạt được cũng cao hơn rất nhiều. (Xem bảng 2.12). Singapore là nước luôn nhập siêu vì đặc điểm của quốc đảo này không có nguồn nguyên liệu cho nên hoàn toàn phải nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, Singapore còn phải nhập khẩu toàn bộ lương thực, thực phẩm, hàng phục vụ cho khách du lịch. Xu hướng những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang Singapore sẽ ngày một tăng nếu hàng Việt Nam đáp ứng được đòi hỏi ngày một khắt khe của thị trường này về chất lượng chủng loại. Kinh tế Singapore đã đạt trình độ công nghiệp hoá cao. Do vậy thị trường hàng hoá Singapore cũng phải chuyển đổi cho phù hợp để phục vụ cho sự chuyển hoá nhanh chóng này. Chính vì vậy cơ cấu hàng hoá nhập khẩu cũng nhằm thu lại một giá trị gia tăng cao nhất, tiết kiệm nhân lực nhất và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Singapore nói chung. Hiện nay Singapore tập trung nhập khẩu vào một nhóm sản phẩm công nghiệp là chính để sau khi gia công, lắp ráp, chế biến để tái xuất nhằm thu về giá trị gia tăng cao hơn. Như thế, khối lượng hàng nguyên liệu thô sơ chế (chủ yếu là nông, lâm nghiệp, thực phẩm - riêng thực phẩm chỉ nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước là chính) giảm cả về khối lượng và kim ngạch. Tuy nhiên ta cũng cần quan tâm đến nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Singapore như dầu thô, các loại thực phẩm rau quả, hàng dệt may, giày dép... đã được thị trường này chấp nhận trong những năm qua để đảm bảo uy tín bạn hàng. Cụ thể: - Đầu tư, quy hoạch vùng nguyên liệu trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất các mặt hàng có chất lượng đồng đều ổn định về số lượng để xuất khẩu. Vấn đề này đã được Chính phủ hai nước liên tục đề cập đến trong những cuộc gặp gỡ. - Có chiến lược bạn hàng để khai thác uy tín, kinh nghiệm, mối quan hệ của các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới có trụ sở tại Singapore nhằm tăng số lượng và chủng loại hàng chuyển khẩu của ta qua Singapore sang các nước trên thế giới. - Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư Singapore vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thiết lập hệ thống kho bãi bảo quản, vận chuyển, chế biến các sản phẩm nông sản sau thu hoạch. Bảng 2.12: Xuất nhập khẩu của Singapore sang Việt Nam giai đoạn 1995 - 2001 (Đơn vị tính: nghìn S$) Năm Nhập khẩu Tỷ trọng Xuất khẩu Tỷ trọng XK trực tiếp Tỷ trọng XNK Tỷ trọng Cán cân thương mại 1995 636,098 0,360 2.537,129 1,510 1.304,325 1,320 3.173,228 0,920 1.901,031 1996 614,892 0,330 2.419,717 1,370 1.167,760 1,130 3.034,608 0,840 1.804,825 1997 807,279 0,410 2.473,424 1,330 1.251,323 1,160 3.280,703 0,860 1.666,146 1998 709,279 0,420 2.530,990 1,380 1.271,009 1,200 3.240,269 0,920 1.821,711 1999 888,038 0,470 2.532,479 1300 1.341,428 1,150 3.420,517 0,890 1.644,441 2000 1.413,215 0,610 3.610,515 1,520 2.077,179 1,530 5.023,729 1,070 2.197,300 T11/00 1.303,035 0,620 3.224,512 1,490 1.880,184 1,510 4.527,547 1,060 1.921,477 T11/01 1.454,299 0,760 3.450,355 1,710 1.768,804 1,620 4.904,653 1,250 1.996,056 * Nguồn: Cục phát triển thương mại Singapore - TDB -Singapore Trade Development Board II. Hợp tác đầu tư và trên các lĩnh vực khác giữa Singapore và Việt Nam 1. Hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam Đầu tư trực tiếp là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Singapore. Trong thập kỷ 70 Singapore đã bắt đầu thăm dò khả năng đầu tư vào Việt Nam. Tuy vậy khi xẩy ra vấn đề Campuchia, Singapore đã ban hành lệnh cấm đầu tư vào nước ta. Năm 1991, sau khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0015.doc
Tài liệu liên quan