Đề tài Thực trạng quản trị hoạt động marketing trong các doanh nghiệp nhựa Việt Nam

Ngành nhựa Việt nam được hình thành từ năm 1959 với sự ra đời của Nhà máy nhựa Thiếu niên tiền phong Hải Phòng và được phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam trước năm 1975.

Từ những năm 1976, lúc này năng lực sản xuất của các xí nghiệp nhựa do trung ương quản lý như sau:

- Nhựa Rạng Đông có sản lượng: 11.250 tấn/ năm;

- Nhựa Tân Tiến có sản lượng: 750 tấn/ năm;

- Nhựa Bình Minh có sản lượng: 4.100 tấn/ năm;

- Nhựa Tiền phong có sản lượng: 3.000 tấn/năm;

- Nhựa Hải Hưng có sản lượng: 1.300 tấn/ năm.

Năng lực sản xuất của các xí nghiệp nhựa địa phương như sau:

- Nhựa Hà Nội: 1.300 tấn/ năm;

- Nhựa Hàm Rồng: 1.000 tấn/ năm;

- Nhựa Dân sinh: 500 tấn/ năm;

- Nhựa Đà Nẵng: 500 tấn/ năm;

- Các xí nghiệp nhựa do TP Hồ Chí Minh quản lý: 10.000 tấn/ năm;

 

doc180 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản trị hoạt động marketing trong các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những loại khuôn chất lượng cao, độ phức tạp trung bình, công nghệ sản xuất hiện đại (CAD, CAM, CAE) kích thước lớn (1000x1200x650mm) cho ra các sản phẩm như ghế bàn, két bia, chậu đường kính 600mm, nắp nút... Thuộc về dạng này chỉ có một số ít các nhà máy là: Công ty cơ khí Phú Vinh (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty khuôn mẫu Giulliver (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Mô Tiến (Thành phố Hồ Chí Minh), Liên doanh VINA SHIROKI (Hà Nội), Công ty công nghệ SCHMITHD.... Dạng 2: Gồm những xí nghiệp cơ khí có quy mô trung bình và nhỏ, sản xuất những loại khuôn chất lượng và độ chính xác trung bình, chủ yếu là khuôn đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, những sản phẩm có kích thước nhỏ hoặc yêu cầu thẩm mỹ không cao, sử dụng cho những máy ép phun từ 3OZ đến 120OZ. Thuộc dạng này có khoảng 20 xí nghiệp hoặc xưởng cơ khí tư nhân tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu biểu cho những nhà sản xuất khuôn dạng này là xí nghiệp cơ khí khuôn mẫu, xưởng khuôn mẫu Chợ Lớn, Công ty khuôn Kim ích, cơ sở khuôn Tấn Phát, Kim Thịnh, Giai Hưng, Huỳnh Đạt v.v... Dạng 3: Bao gồm những cơ xưởng nhỏ hơn, thường là một bộ phận của nhà máy sản xuất sản phẩm. Dạng này chủ yếu làm dịch vụ sửa chữa hoặc gia công những dạng khuôn thực hiện thủ công, nguyên liệu đơn giản. Số lượng này khá nhiều nhưng năng lực và trình độ máy móc không đáng kể. Hầu hết các loại khuôn mẫu đều dựa theo tiêu chuẩn kiểu dáng có sẵn từ nước ngoài. Các loại khuôn đầu định hình Việt Nam có thể chế tạo là các đầu định hình sản xuất ống thổi màng, sản phẩm rỗng. Còn các dạng đầu định hình tấm dẹt chưa đảm bảo điều kiện kỹ thuật cao cũng như có độ bền rất kém. b. Thiết bị: - Trong nước chưa có một nhà máy cơ khí nào sản xuất chế tạo máy thiết bị cho ngành nhựa. Chỉ có một số cơ sở tư nhân chế tạo máy không theo tiêu chuẩn. Công nghệ cơ khí trong nước chưa đủ điều kiện dù chỉ để chế tạo những bộ phận quan trọng của máy gia công nhựa như xi lanh, vít xoắn, van thuỷ lực, trục cán, trục in... Vì vậy khi nhập khẩu, hầu hết đều phải nhập toàn bộ dây chuyền thiết bị. - Trong năm 1996 nước ta nhập khẩu hơn 200 máy ép phun trong đó 50% máy cũ, ngoài ra các máy móc ngành bao bì, ngành xây dựng trong năm 1997 chúng ta cũng đã nhập khẩu với giá trị trên 10.000.000 USD. Hiện nay chúng ta đã sản xuất được một số các mặt hàng như giả da, màng PVC, PE, sử dụng cho bao bì; ống sử dụng trong ngành cấp thoát nước chủ yếu dùng nguyên liệu PVC, như chúng ta đã biết nguyên liệu PVC có chứa một phần độc tố thì do đó hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới không còn sử dụng ống PVC cho việc cấp thoát nước. Riêng sản phẩm gia dụng hầu như chúng ta đã đáp ứng được thị trường trong nước và có một phần nhỏ xuất khẩu nhưng chủ yếu mặt hàng này do tư nhân thống lĩnh. Những năm gần đây, do có nguồn vốn trợ lực, một số doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư chế tạo một số loại thiết bị có yêu cầu đơn giản như máy đùn thổi chai đơn, máy thổi màng một lớp chất lượng phi tiêu chuẩn năng suất thấp (300kg/ca), máy đùn ống nước chất lượng thấp, máy in 3-4màu ống đồng vận tốc thấp (<30m/phút), máy nghiền phế liệu cỡ nhỏ (300kg/ca) máy định hình chân không bán tự động. Theo thống kê và qua khảo sát bằng phương pháp chuyên gia (DELPHI), xác định rằng với năng lực sản xuất 150 triệu bao PP/năm, hoặc 15 triệu mét màng PVC/năm, thì mức nhập khẩu là 100%. Nếu sản xuất ống PVC và Profile 60.000tấn/năm thì mức nhập khẩu là 90%, thiết bị in màng bao bì cấp nhập 100%, thiết bị sản xuất chai PE, PVC, PET, nhập 80%. Công nghệ: a. Công nghệ sản xuất. Công nghệ gia công sản xuất sản phẩm nhựa của nước ta cho đến nay nói chung vẫn lạc hậu, gồm những dạng phổ biến sau: - ép phun chiếm 50%. - ép đùn (các dạng) chiếm 30%. - Các công nghệ khác chiếm 20%. Công nghệ ép phun là dạng phổ biến nhất tại Việt Nam, sử dụng máy móc thiết bị bao gồm từ ép phun gián đoạn, bán tự động, đến ép phun với nhiều loại nguyên liệu. Tuy thế đa số máy ép tại Việt Nam đã quá cũ hoặc nhập về dạng đã qua sử dụng. Máy ép ở phía Bắc có mức lạc hậu trên 30 năm ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có những máy ép được chế tạo từ những năm 70, đa số là máy chế tạo 1993, 1994, Nhãn hiệu máy ép phun tại Việt Nam rất đa dạng. TATMING (6%) KAWAGUCHI (6%), Changsing (7%), Huyndai(2%), cosmo (9%), chuanlifa (2%), Polygeon, ffu shing, betengield... Phía Bắc phổ biến có kuasy, jampoo, jsw, euromap... các nhà máy ép phun hiện có cũng chỉ có thể gia công những sản phẩm không đòi hỏi khắt khe về tính tinh vi, phức tạp và chính xác, sử dụng những nguyên liệu thông thường hoặc sản phẩm có độ lớn vừa phải. Cụ thể chỉ có thể sản xuất những sản phẩm nặng từ 3grs đến 25kg với kích thước tối đa không quá 1m x 1,2m x 0,075m. Các máy ép phun lớn nhất của Việt Nam hiện nay cũng chỉ tới 2.000 tấn. Trong khi đó, thế giới đã có những máy ép 8.000 tấn cho những sản phẩm nặng đến50kg, kích thước 2m x 2m x0,5m. Việt Nam cũng chưa có công nghệ ép phun nhiều lớp, nhiều màu, ép phun có thổi khí, ép phun các sản phẩm nhiều chi tiết phụ đồng thời hoặc có thể tự động hoàn toàn trên toàn bộ dây chuyền sản xuất. Công nghệ ép đùn của Việt Nam chiếm tỷ lệ 30%. Có những đặc điểm sau: Công nghệ thổi màng dạng ống sử dụng nguyên liệu PVC, PE, PVC độmỏng sản phẩm đạt tới 0,015mm, bề rộng màng đạt tới 1,4m cho 1/2 chu vi ống màng, riêng sản phẩm giả da PVC tương đương tiêu chuẩn của nước ngoài. Trong những năm 1995, 1996 Việt Nam đã nhập thêm dây chuyền sản xuất màng nhiều lớp dãn định hướng hai chiều nhưng thế giới đã sản xuất các sản phẩm này theo phương pháp định hình dẹt hay cán với chất lượng, năng suất cao hơn nhiều, giá thành lại giảm. Vì vậy, các nhà sản xuất trên thế giới có xu hướng sản xuất màng nhiều lớp định hướng hai chiều theo phương pháp thổi. - Công nghệ ép đùn tấm (qua đầu phun dẹt) dùng các nguyên liệu PE, PP, PVC. Đã sản xuất được sản phẩm có khổ rộng 1,5m (tấm PVC) và 2,5m (tấm PP) dùng làm màng giả da, tấm lợp, lát nền... Công nghệ ngày có năng suất thấp hơn so với công nghệ cán tấm. So với thế giới, chúng ta đang sử dụng công nghệ này ở những năm 70 về các mặt trang bị tự động hoá. Công nghệ ép đùn kéo sợi tại Việt Nam chủ yếu dùng nguyên liệu PP, PA dùng kéo sợi dệt bao, đan lưới, dây buộc... dùng cho máy dệt dạng có thoi (4 đến 6 thoi). Sản lượng hiện nay đạt 15.000 tấn chủ yếu dùng nội địa. Công nghệ đùn thổi sản phẩm rỗng như chai lọ, can, bình chứa đến 100 lít làm từ các nguyên liệu PP, PE, PS, PVC, PET. Hầu hết là thổi thủ công đơn chiếc, mức tự động hoá còn hạn chế. Thiết bị thổi chai nhiều lớp cũng đã có những hầu hết là lạc hậu hoặc dạng đã qua sử dụng. Công nghệ đùn ống đã tạo ra những sản phẩm có đường kính từ 10 đến 300mm, dạng ống 1 lớp, cứng và mềm năm 1997 đạt sản lượng 50.000 tấn. Năm 1996 đã nhập dây chuyền sản xuất loại ống hai lớp. Hiện ở Việt Nam chưa có công nghệ đùn ống liên tục hay những thiết bị đùn profile cỡ lớn (làm khung cửa ra vào). Các công nghệ khác (20%) bao gồm: Định hình hút chân không, phát triển mạnh từ năm 1994, chủ yếu làm bao bì thực phẩm bữa ăn công nghiệp... Công nghệ sản xuất xốp PU là một công nghệ riêng biệt, phát triển tại Việt Nam từ năm 1983, nhóm ứng dụng nhiều nhất là các loại xốp nệm giường, ghế, kế đến là lót giầy, ghế nệm xe ôtô, yên xe đạp, xe máy... Ước tính sản lượng năm 1997 đạt 2.000 tấn. Công nghệ xi mạ kim loại trên nhựa cũng đã có tại Việt Nam từ năm 1990 chủ yếu mạ trang trí các vỏ nhựa các sản phẩm gia dụng như đồng hộ treo tường, tủ lạnh, tivi... kích thước nhỏ hơn 500x500 (mm). Sản lượng nàychỉ chiếm 2%. Ngoài ra còn có công nghệ tráng nhúng, bọc kim loại, dán nhựa trên gỗ, dán laminate..., công nghệ khuôn quay ly tâm sản xuất các thùng chứa lớn như bồn chứa nước gia đình, thùng rác công cộng, công nghệ thủ công composit làm thuyền, cano, thùng rác, nhà lắp ráp ở nông thôn, ép đúc nhựa cứng v.v... Nhận xét chung: Việt Nam cho đến nay cũng khá phong phú về mặt dạng công nghệ nhưng yếu kém về chất lượng, độ hiện đại, ứng dụng tự động hoá, quy trình sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, chất lượng sản phẩm không ổn định, năng suất thấp và hoàn toàn là công nghệ ứng dụng từ nước ngoài không phải do Việt Nam tự đề xuất hoặc nghiên cứu áp dụng. Thực trạng ứng dụng công nghệ tin học: Từ những năm 1995 Việt Nam đã nhập vào những thiết bị của thế giới, 100% tự động hoá và điều khiển theo chương trình như một số máy sản xuất các sản phẩm ống, màng, chai PET, định hình chân không. Một trong những ứng dụng khả thi và quan trọng nhất của tin học vào ngành nhựa Việt Nam là sự trợ giúp của máy tính trong các lĩnh vực thiết kế mẫu (CAD), kỹ thuật (CAE) và điều khiển quy trình gia công (CAM). Trên thế giới, việc sử dụng máy tính trong các lĩnh vực trên của ngành nhựa đã rất bình thường, phổ biến ở diện rộng. Còn tại Việt Nam, cũng như nhiều nước chậm tiến khác, việc ứng dụng rất hạn hẹp, chỉ phổ biến ở khâu thiết kế khuôn mẫu hoặc các ứng dụng tự động hoặc bán tự động trong các thiết bị gia công hoặc phụ trợ kèm theo khi đầu tư máy hoặc chuyển giao công nghệ ví dụ các hệ thống điều khiển PLC trong các thiết bị đùn ống của Công ty Tân Tiến, máy in 8 màu và hệ thống gia công trục in ống đồng của Công ty bao bì nhựa Tân Tiến, các máy thổi chai PET của nhà máy nhựa Tân Thuận, Công ty Ngọc Nghĩa, Công ty Bảo Vân. Ngay cả khâu thiết kế mẫu cho sản phẩm đa số theo các mẫu có sẵn của nước ngoài hoặc do khách hàng đặt, ít có điều kiện để thiết kế làm nên một sản phẩm đặc trưng. Sự yếu kém trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào ngành nhựa do các nguyên nhân chính sau: - Chi phí cho các hệ thống phần mềm hoặc phần cứng chuyên dụng rất cao trong khi phạm vi khai thác được tại Việt Nam lại nhỏ (một chương trình CAD/CAM thường vào khoảng 45.000USD, một hệ thống tính toán phần mềm thiết kế cho sản phẩm có thể tới 150.000USD) trong khi giá trị thiết kế chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong giá thành sản xuất khuôn làm cho thời gian khấu hao lâu trong khi tốc độ hao mòn vô hình của các phần mềm rất nhanh. - Không có các chuyên viên, nhân viên tin học chuyên biệt cho ngành nhựa. Ngoài những khiếm khuyết trên, việc sử dụng tin học còn thiếu trong khâu khâu quan trọng là lập hệ thống lưu trữ xử lý và khai thác dữ liệu quản lý ngành. Ngành nhựa Việt Nam chưa có một trung tâm đào tạo chuyên ngành kể từ bậc chuyên môn kỹ thuật đến trình độ đại học, cũng như chưa có trung tâm nghiên cứu nào làm công việc nghiên cứu tình hình ngành nhựa thế giới, tiếp thu và vận dụng kỹ thuật mới vào Việt Nam nếu có cũng chỉ là mang tính chất tự phát, lực lượng lao động tự làm tự học. Chưa có các chuyên gia hàng đầu, đào tạo chính quy về ngành nhựa. Các cán bộ kỹ thuật hầu hết là từ các chuyên ngành khác, tự tìm hiểu học tập trong thực tế, không qua trường lớp chính quy về ngành chất dẻo. Từ 1995 Tổng Công ty nhựa Việt Nam phối hợp với hiệp hội nhựa Việt Nam tổ chức và cho ra đời tạp chí ngành nhựa ít nhiều cũng có tác dụng nhất định giúp cho chúng ta có thể hiểu thêm về sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam. Công tác tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng hiện nay của ngành còn rất yếu, mới chỉ có một số sản phẩm ống đã đăng ký tiêu chuẩn chất lượng quốc gia còn lại đại đa số là tiêu chuẩn của nhà máy, cơ sở hoặc do của yêu cầu khách hàng và thường cũng chỉ là những tiêu chuẩn cảm quan, không qua đo lường kiểm nghiệm. Thị trường nhựa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. a. Cung và cầu: Theo đánh giá chung thị trường nội địa còn rất rộng bởi các sản phẩm nhựa gia dụng cũng mới chỉ được sử dụng ở các Thành phố lớn, thị xã, vùng đông dân cư còn các địa phương xa xôi hẻo lánh thì các sản phẩm chưa được sử dụng rộng rãi cung cấp hoặc do trình độ dân trí còn thấp, điều kiện vận chuyển khó khăn tốn kém, tiêu thụ không tập trung. Việt Nam hiện có hơn 650 doanh nghiệp nhựa trong đó có 250 doanh nghiệp có quy mô trung bình trở lên, 80% là tư nhân. Hầu hết các Công ty nhựa lớn của Việt Nam đều tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam là công nghệ còn thấp, máy móc thiết bị cũ, ngành hàng tập trung nên dễ tạo ra cạnh tranh nội địa. Tình hình phát triển năng lực sản xuất của ngành nhựa cần phải tăng rất cao mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong một bối cảnh phát triển kinh tế chung của đất nước nhất là các ngành nhựa kỹ thuật cao, ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa... thị trường xuất khẩu hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng sản lượng ngành nhựa, khả năng xuất khẩu rất hạn chế đặc biệt cần hết sức chú trọng tới vấn đề chất lượng sản phẩm. Để có thể thay thế các mặt hàng hiện nay còn phải nhập khẩu chúng ta cần phải có nhữngthiết bị và áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới. b. Sản phẩm. Sản phẩm nhựa Việt Nam được phân thành 4 nhóm. Cơ cấu như sau: (Xem bảng). Cơ cấu sản phẩm nhựa qua các năm. Năm Nhóm sản phẩm 1993 1994 1995 1996 1. Nhựa gia dụng 63 65 50 55 2. Bao bì 25 20 25 25 3. Vật liệu xây dựng 8 8 15 12 4. Nhựa công nghiệp 4 7 10 8 Đặc điểm chung của sản phẩm nhựa Việt Nam là: Còn thiếu nhiều chủng loại sản phẩm vốn đã và đang sản xuất và tiêu thụ phổ biến trên các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Có thể kể đến một số chủng loại có khả năng đầu tư sản xuất như phụ tùng nhựa cho công nghiệp lắp ráp ôtô xe máy (gần 100 loại sản phẩm khuất điện - invisible hoặc khả diện - visible) sản phẩm nhựa trong điện và điện tử gia dụng và công nghiệp (vỏ TV, cassette. computer, đĩa CD, máy điện thoại, fax, vỏ các dụng cụ điện và máy móc gia dụng....) dụng cụ y tế (túi đựng máu, bao bì kháng tia phóng xạ tiệt trùng, ống truyền dẫn trong y tế, ống nghiệm, dụng cụ đựng tiêu bản thí nghiệm xét nghiệm, khăn đắp phỏng, băng dán vết thương, các dụng cụ y tế dùng một lần...). Số lượng và chủng loại không phân bố đồng đều trong các nhóm, đồ gia dụng rất phong phú nhưng các nhóm khác như bao bì công nghiệp, nhựa kỹ thuật lại rất đơn điệu. Điều này chủ yếu do giá thành khuôn cao, năng lực thiết kế mẫu cũng như trình độ chế tạo khuôn còn yếu. Mặt khác, có một số sản phẩm cũng có nhu cầu nhưng không đủ lớn để đầu tư. - Độ chính xác tinh vi của sản phẩm thấp, có thể thấy rõ điều này ở một số loại bao bì rỗng cần độ trong suốt, độ "nét", các loại đồ chơi trẻ em, sản phẩm có lắp ráp, các loại bánh răng truyền động... c. Tình hình cạnh tranh. Đặc điểm cạnh tranh nội địa rõ nhất trong sản xuất tiêu thụ hàng nhựa trên thị trường Việt Nam là mức độ mạnh yếu khác nhau trong các nhóm sản phẩm khác nhau. Có những loại sản phẩm cạnh tranh rất gay gắt như đồ gia dụng, bao bì dạng màng, chai, ống dẫn... nhưng cũng có những sản phẩm có thể độc quyền do giá thành chế tạo khuôn rất cao, lượng cung và lượng cầu vừa đủ. Mức cạnh tranh càng mạnh trong những sản phẩm gia công (khuôn hoặc nguyên liệu của khách hàng). Tuy nhiên sự cạnh tranh đáng lo ngại nhất đối với nhà sản xuất Việt Nam là hàng nhập ngoại trong tình hình Việt Nam tham gia hiệp định AFTA và thực hiện CEPT trong đó sản phẩm nhựa là một trong 15 nhóm hàng nằm trong danh mục cắt giảm thuế, cụ thể sẽ giảm còn 0% đến tối đa là 5% thay vì 40% như hiện nay. Vì vậy, song song với các chiến lược phát triển ngành nhựa thì vấn đề cạnh tranh nội địa lẫn cạnh tranh xuất khẩu cần phải xem xét kỹ lưỡng. c. Kênh phân phối. Đối với sản phẩm gia dụng và một số sản phẩm như ống, bao bì, các nhà sản xuất đều sử dụng kênh phân phối trung gian dài, mức chênh lệch thương mại từ cấp trung gian này sang cấp trung gian kế tiếp dao động từ 1% đến 3% tuỳ theo các điều kiện giao nhận, thanh toán và mục đích tiếp thị. Đối với các nhóm sản phẩm còn lại, hầu hết các nhà sản xuất đều dùng kênh phân phối trực tiếp hoặc trung gian ngắn. Phương tiện vận chuyển phổ biến là đường bộ, chi phí cao hơn đường sắt và đường thủy nhưng linh động hơn. Đối với ngành công nghiệp nhựa còn non trẻ như ở Việt Nam, để ngành này có thể phát triển toàn diện chúng ta cần có một định hướng đúng, một sự chỉ đạo xuyên suốt trong toàn ngành, Chúng ta nên hết sức chú ý đến các lãnh vực phát triển sản xuất nguyên liệu, kết hợp với ngành hóa dầu đưa chương trình sản xuất nguyên liệu thành đề án quốc gia trên tổng thể phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Sau đây là bảng phân tích tình hình đầu tư của ngành nhựa Việt Nam từ năm 1988 đến năm 1996. Bảng: Phân tích tình hình đầu tư. Đơn vị tính: Nghìn USD Năm Số D.A Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn pháp định (USD Tăng trưởng đầu tư Tổng VĐT Vốn pháp định Mức tăng % Mức tăng % 1988 2 4.610 4.010 1989 3 26.601 16.626 21.991 477 12.616 315 1990 4 10.115 9.616 -16.486 -62 -7.01 -42 1991 13 14.666 13.219 4.550 45 3.603 37 1992 15 95.608 32.488 80.943 552 19.268 146 1993 26 44.983 25.955 -50.626 -53 3.468 11 1994 38 192.469 88.575 147.487 328 52.620 146 1995 24 97.443 47.279 -95.026 -49 -1.296 -47 1996 33 295.889 137.217 198.446 204 89.937 190 Quý 1&2 năm 97 27 188.358 81.717 Tổng 970.643 466.702 Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam. Chính sách đầu tư: ở các nước tiến tiến nói chung đều có chính sách kinh tế thị trường nhưng việc phát triển đầu tư của các cơ sở sản xuất đều phải thông qua Nhà nước duyệt cho phép đầu tư xây dựng với những nét cơ bản: - Trình độ kỹ thuật của thiết bị và công nghệ. - Loại sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng, công suất thiết bị và giá thành sản phẩm. Cho nên hầu hết các quốc gia đều có kế hoạch phát triển từng năm, giai đoạn 3 năm 5 năm và có sự chỉ đạo, giám sát để thực hiện kế hoạch đó. Phần này các nhà quản lý ở Việt Nam cần nghiên cứu và ngành nhựa Việt Nam và biểu đồ đầu tư nước ngoài vào ngành nhựa Việt Nam, số liệu do Hiệp hội nhựa Việt Nam cung cấp. Phần chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Các hoạt động hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ ở nước ta cũng mới được hình thành từ những năm thời kỳ kinh tế mở cửa. Vì hiệu quả chưa đánh giá được một cách xác đáng nhưng đã có những biểu hiện là hiệu quả kinh tế không cao, bởi giá thiết bị nhập quá cao, việc thực hiện hợp đồng kinh doanh có khó khăn nên nhiều cơ sở liên doanh hầu như chưa đạt hiệu quả cao và có nguy cơ phải tạm ngưng sản xuất, tỷ lệ các liên doanh làm ăn có hiệu quả tạm đánh giá chiếm khoảng 30%. Có một số chuyển giao công nghệ từ nước ngoài có giá trị, có hiệu quả. Tuy nhiên cũng có một số công trình chuyển giao mang tính chất hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao, chi phí chuyển giao lại quá cao... Môi trường. Các sản phẩm ngành nhựa khi sản xuất có độc hại... có sinh khói, bụi, nhiệt, có ảnh hưởng đến môi trường có thể chiếm đến 80%, nhưng độc hại nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người có thể chỉ ở mức 15 đến 20%. ở các cơ sở sản xuất quốc doanh việc bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường thực hiện nghiêm túc hơn và đúng hơn với quy định Nhà nước, còn các cơ sở tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn còn quá lỏng lẻo sơ sài, nguyên nhân vì một phần thiếu hiểu biết, chưa thấy hết các tai hại của việc ô nhiễm môi trường. Việc thu hồi xử lý phế liệu ở các cơ sở quốc doanh có thể là kém chặt chẽ hơn các cơ sở tư nhân, song nhứng năm gần đây các cơ sở sản xuất quốc doanh cũng đã chú trọng đến vấn đề tiết kiệm nguyên liệu, hợp lý hoá quy trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao hơn so với trước đây. Chắc chắn tương lai chúng ta cần đến những tổ chức kiểm tra và bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp nhựa, đề ra được những quy trình, quy phạm cho ngành công nghiệp nhựa Việt Nam. 2.1.3 Các kết quả sản xuất kinh doanh của ngành nhựa Việt nam trong thời gian qua III/ chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành công nghiệp nhựa đến năm 2020. 1. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành nhựa trong tương lai. Mục tiêu và định hướng phát triển. Tổng sản lượng (tấn) Tổng doanh thu (tỷ VND) 1990 50.000 70 1991 75.000 140 1992 100.000 180 1993 130.000 195 1994 200.000 300 1995 300.000 450 1996 400.000 680 1997 400.000 680 1998 520.000 780 1999 670.000 1000 2000 800.000 1360 Bảng : Kết quả kinh doanh của ngành nhựa Việt nam từ 1990 – 2000 Chiến lược của ngành nhựa Việt Nam trong những năm sau 2000 là hiện đại hoá công nghệ, thiết bị, tăng tỷ trọng sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cung cấp cho các ngành xây dựng và công nghiệp khác (chủ yếu là điện, điện tử, thông tin, nông nghiệp...), phân bố vùng sản xuất cho hợp lý và cân đối hơn, đồng thời tăng tỷ lệ xuất khẩu từ 0,5% hiện nay lên 5% vào năm 2005 với giá trị đạt 120 triệu USD. Dự kiến khoảng hơn 10 năm nữa, ngành công nghiệp hoá dầu đã hình thành và ổn định sản xuất. Khi đó sẽ tạo ra động lực cho ngành sản xuất nguyên liệu nhựa nội địa. Hiện đã có 4 nhà máy sản xuất nguyên liệu: - Liên doanh VINA Mitsui sản xuất PVC resin, công suất 80.000 tấn/năm. (dự kiến sẽ đầu tư tiếp theo nâng công suất lên 120.000 tấn/năm). -Liêndoanh Việt Thái Plastchem sản xuất PVC compoud, công suất 6.000 tấn/năm. - Nhà máy 1000% vốn nước ngoài ELF Atochem sản xuất PVC compound 12.000 tấn/năm. - Liên doanh VLG sản xuất dầu hoá dẻo DOP công suất 30.000 tấn/năm. Theo phương hướng đầu tư sản xuất nguyên liệu, các dự án sau đây đang được triển khai nghiên cứu thực hiện. - Dự án sản xuất Poly Styrene Idemitsu và Marubeni công suất 40.000 tấn/năm. - Nhà máy Shirithai Plaschem sản xuất nguyên liệu PS công suất 40.000 tấn/năm. - Nhà máy ICP - chemquest Việt Nam sản xuất dầu DOP. Mặt khác, theo quy hoạch và dự kiến của ngành hoá dầu, năm 2020, Việt Nam sẽ có khả năng sản xuất 500.000 tấn PVC, 330.000 tấn PP. 220.000 tấn PS, 75.000 tấn DOP... Ngoài ra còn có Công ty Finasa (Thái Lan), Lurgi (Đức), Ancom (Malaysia) cũng góp 70% vốn cho liên doanh với Tổng Công ty dầu khí Việt Nam để xây dựng một nhà máy khai thác Methanol từ khí tự nhiên. Đây cũng là một dạng nguyên liệu cho ngành nhựa. 2.2. Công nghệ gia công. Theo xu hướng chung ngày càng tăng của yêu cầu chất lượng và công suất, hai ba năm trở lại đây, các nhà sản xuất gia công Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang nhập khẩu các công nghệ và thiết bị hiện đại của Châu Âu thay vì từ một số nước Châu á. Theo đó, ngành sẽ tạo cầu nối để tìm hiểu kỹ hơn các nhà cung cấp nhập lượng ở Châu Âu cũng như xây dựng các quan hệ thương mại dài hạn. Qua một số dự án đầu tư đã thực hiện và tình hình hoạt động của các đối tác Châu Âu hiện đang có văn phòng hoạt động tại Việt Nam, dự kiến việc nhập thiết bị sẽ chuyển tập trung vào các nguồn cung cấp là các hãng hàng đầu về công nghệ và thiết lập ngành nhựa như Cincinati Milacron (USA) , Arburg (Germany), Krauss Maffil Reifenhauser và một số nhà cung cấp của Nhật. Ngoài việc gia tăng khối lượng và biến đổi cơ cấu chủng loại công nghệ, sẽ chú ý phát triển chiều sâu các công nghệ phổ biến, đưa vào ứng dụng và phổ biến các công nghệ tiên tiến như đùn thổi 3 chiều (3D process of extrusion blow molding technology), đồng đùn 6 lớp, các tiến bộ làm tăng năng suất như kỹ thuật làm lạnh nhanh bằng khí CO2, N2... có thể giảm chu kỳ làm lạnh xuống tới 15%, hoặc các kỹ thuật mới về dao cắt bằng khí, về trục cán, về vít xoắn... Đặc biệt sẽ chú ý tới các tiến bộ kỹ thuật giúp mở rộng phạm vi sử dụng nguyên liệu cho mỗi loại công nghệ, giảm phế liệu... 2.3 Sản phẩm . Không kể đến một số sản phẩm mang tính đột phá trong việc thay thế các sản phẩm làm từ vật liệu truyền thống như gỗ, thuỷ tinh đã phát triển rất mạnh trong vòng 3, 4 năm qua như các loại két nhựa đựng chai bia và nước giải khát, chai PET, bao PP, ống PVC dẫn nước... Hầu hết các loại sản phẩm sử dụng trong các ngành công nghiệp khác đều vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu đầu tư hoặc sản xuất thăm dò. Chiến lược phát triển sản phẩm sẽ theo hai hướng: 1. Tăng chủng loại và chất lượng nhóm sản phẩm đang có cho thị trường đang có. 2. Sản xuất sản phẩm mới cho thị trường mới. Theo hướng 1 có các sản phẩm tiêu biểu sau: - Sản phẩm xây dựng; Gạch PVC lót nền, ống nhiều lớp, ống dợn sóng, ống chịu áp suất cao... - Sản phẩm cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Chai nhiều lớp, các loại Pallet chuyên dụng, đồ chơi trẻ em, phụ tùng nhựa xe máy, chai đựng nước uống có gas, không gas, nước khoáng có dung tích lớn. Theo hướng 2 có rất nhiều loại sản phẩm. Theo tình hình thực tế, dung lượng tiềm năng về thị trường, khả năng đầu tư... những sản phẩm sau đây sẽ nằm trong phương hướng phát triển sản xuất. - Xây dựng; Các loại profile làm vách ngăn, khung cửa, hàng rào... Các loại cửa sổ và cửa ra vào nội thất bằng PVC, các loại tấm ốp tường.. - ôtô. Các chi tiết phụ tùng có khối lượng hoặc độ chính xác cao như xốc cản (bumper), bảng điều khiển (control pannel), các dạng vòi ống dẫn nhiên liệu, hơi, nước, ghế nệm, vải trải sàn xe và các chi tiết khác phù hợp yêu cầu cao về chất lượng và khả năng nội địa hoá. Theo dự báo của "Quy hoạch tổng thể công nghiệp chế tạo ôtô, xe máy và phụ tùng tại Việt Nam" (1994) thì mức tiêu thụ vật liệu nhựa trong xe hơi nhãn hiệu Nhật Bản vào năm 2000 sẽ là 26% (năm 1989: 9%). - Điện & điện tử: Hiện nay, năng lực sản xuất TV trong nước là 2 triệu cái/năm, trong đó có một số doanh nghiệp xuất khẩu như Sony (15%) sản lượng gồm cả VCR, cassette, và radio, Samsung Vina (10.000TV/năm), Deawoo Hanel (300.000TV/năm) sản xuất vỏ tv, cassette, máy tính, máy ảnh và các phụ tùng nhựa cho ngành điện tử là một phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100269.doc
Tài liệu liên quan