Đề tài Thưc trạng sản xuất kinh doanh cua công ty cô phần lắp máy và thí nghiệm cơ điện

 

PHẦN I 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TÔ CHƯC CUA CÔNG TY CÔ PHẦN LẮP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN 2

I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện 2

II. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 4

III. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 6

PHẦN II 8

THƯC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CUA CÔNG TY CÔ PHẦN LẮP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN 8

I. Một số đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh, quy trình chung của công ty 8

1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 8

2. Sơ lược về quy trình chung của công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện 8

II. Đánh giá khái quát về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện. 11

1. Đánh giá khái quát về công ty 11

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 13

3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty 14

III. Tình hình người lao động 16

PHẦN III 18

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 18

I. Nhận xét một số điểm cơ bản về môi trường kinh doanh 18

II. Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện 18

1. Những thuận lợi 19

2. Những khó khăn 19

III. Một số biện pháp khắc phục khó khăn của công ty 20

IV. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện trong thời gian tới. 22

KẾT LUẬN 23

 

doc24 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thưc trạng sản xuất kinh doanh cua công ty cô phần lắp máy và thí nghiệm cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình, mua sắm vật tư, thiết bị vận chuyển, sắp xếp kho bãi bảo quản vật tư, thiết bị, máy móc, sửa chữa trang thiết bị hỏng, kém phẩm chất, quản lý tình hình sử dụng máy móc thiết bị. - Các đội thi công: là đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm thi công công trình,đảm bảo hoàn thành và bàn giao đúng thời hạn. Các đội thi công được thành lập theo công trình và do phòng tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Giám đốc. sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện Giám đốc (phụ trách chung) kế toán trưởng TRưởng phòng kế toán tàI chính phó giám đốc thi công phòng kinh tế kỹ thuật phòng Tổ chức hành chính phòng Thiết bị vật tư phòng kế toán tàI chính các đội thi công thí nghiệm điện đo lường tự động hoá các đội thi công ndt các đội thi công lắp đi ện chuyên ngành các đội thi công lắp đặt cơ điện lạnh, cấp nước, thông gió, pccc… phó giám đốc kinh tế – nội chính (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện đang áp dụng mô hình kế toán tập trung. Theo đó, Công ty chỉ mở một hệ thống sổ kế toán, tổ chức một bộ máy nhân sự kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn ở mọi phần hành kế toán. Hiện tại công ty đang sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung và áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán. Năm tài chính của công ty bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 của năm đó. Do hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, nên thời gian thi công công trình kéo dài, ở các nơi khác nhau, chứng từ chuyển về chậm do đó công ty chọn kỳ kế toán theo từng quý. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán chi tiết vật liệu, dụng cụ theo phương pháp sổ số dư. Bộ máy kế toán chia thành các bộ phận: +Kế toán trưởng đồng thời là trưởng phòng kế toán: là người tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế toán, lập báo cáo tài chính chung cho toàn công ty và chịu trách nhiệm về tính trung thực hợp pháp hợp lý của các thông tin tài chính được tham mưu. Nhiệm vụ quan trọng của Kế toán trưởng là giúp các nhà quản trị quản lý, bảo toàn và phảt triển nguồn vốn kinh doanh hiện có thông qua việc phân tích tình hình tài chính thể hiện trong các thông tin thu được để đưa ra các quyết định đúng đắn. +Một kế toán viên là kế toán tổng hợp đồng thời được phân công thực hiện kế toán các phần hành: tiền ngân hàng, chi phí và tính giá thành, lương và các khoản trích theo lương, công nợ phải thu, công nợ phải trả, doanh thu và kết quả. +Một kế toán viên chịu trách nhiệm thực hiện phần hành kế toán thanh toán và kế toán tiền mặt. +Một kế toán viên được phân công đảm nhiệm phần hành kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định đồng thời là thủ quỹ của Công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) Kế toán tiền mặt kiêm kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ, vật tư kiêm thủ quỹ Kế toán lương và các khoản trích theo lương, chi phí và giá thành, công nợ, tiền NH, doanh thu và kết quả kiêm kế toán tổng hợp ( Nguồn : Phòng Tài chính kế toán) phần ii Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện Một số đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh, quy trình chung của công ty Khái quát về ngành nghề kinh doanh Công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng xây dựng cơ bản. Chức năng cuả công ty là xây lắp và thí nghiệm cơ điện nhưng chủ yếu là lĩnh vực thí nghiệm cơ điện như kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (sử dụng sóng siêu âm, chụp X-quang…) và thí nghiệm hiệu chỉnh tất cả các thiết bị điện…được lắp đặt trong các công trình công nghiệp và dân dụng nhằm bảo đảm các thông số kỹ thuật cho quá trình sử dụng sản xuất vận hành. Đây là một đặc điểm đặc biệt mà các công ty thành viên trong Tổng Công ty không có. Công ty không chỉ tiến hành kiểm tra thí nghiệm các công trình tại Tổng Công ty Lắp Máy và Bộ Xây Dựng mà còn kiểm tra các công trình thuộc các ngành chức năng khác, các tỉnh khác trên khắp mọi miền đất nước. Sản phẩm của Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện bao gồm hoạt động xây lắp và các hoạt động thí nghiệm cơ điện: +Hoạt động xây lắp: là các công trình xây dựng, lắp đặt các thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng, mang tính đơn chiếc. +Hoạt động thí nghiệm cơ điện: là các dịch vụ kiểm định chất lượng kỹ thuật, kiểm tra mối hàn, kiểm tra hiệu chỉnh và thí nghịêm thiết bị…được gắn liền với các công trình xây dựng. Đây là một hoạt động cung cấp dịch vụ, giá thành được hạch toán riêng và không tính vào giá quyết toán của công trình, trừ trường hợp doanh nghiệp nhận thầu thi công bao gồm cả kiểm tra thí nghiệm cơ điện. Hiện nay các công trình của Công ty hình thành từ hai nguồn: Do Tổng Công ty giao theo phân cấp công việc(chủ yếu) và tự tìm kiếm (do tham gia đấu thầu hoặc do công nhân viên đưa về) Sơ lược về quy trình chung của công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện Quy trình chung của công ty Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện bao gồm 3 giai đoạn: cung ứng yếu tố đầu vào, sản xuất (thi công công trình), tiêu thụ (hoàn thành, bàn giao). Quy trình được tiến hành như sau: Khi doanh nghiệp nhận được công trình do Tổng công ty giao xuống hoặc do tham gia đấu thầu. Sau đó căn cứ vào bản kế hoạch trong năm và dự toán công trình, phòng Thiết bị - Vật tư lập kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị và tiến hành thu mua, kiểm tra vật tư thiết bị hiện có tại công ty. Công ty xuất kho vật liệu chính, máy móc thiết bị thi công chuyển tới chân các công trình hoặc điều chuyển giữa các công trình. Vật liệu phụ các đội có thể tự mua. Nếu trong trường hợp công ty chưa thể đáp ứng, các đội thi công có thể sử dụng phương án mua, thuê ngoài được duyệt. Tuỳ theo quy mô của từng công trình mà số lượng lao động sử dụng khác nhau. Lao động trong biên chế sẽ được phòng Tổ chức chuyển đến công trình. Còn lao động thuê ngoài ngắn hạn (từ 1 đến 6 tháng) sẽ thuê ngay tại nơi có công trình hoặc do phòng Tổ chức tuyển dụng và điều chuyển tới công trình. Sau khi vật tư thiết bị, lao động đã được chuyển xuống công trình, các đội thi công sẽ tiến hành thi công công trình. Khi công trình đã hoàn thành thì sẽ tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư. Sản phẩm hoàn thành là sản phẩm xây lắp hoặc dịch vụ thí nghiệm cơ điện. Kho công ty Nhà cung cấp Lao động trong biên chế Thị trường lao động Tư liệu sản xuất Đội thi công Chủ đầu tư Sơ đồ quy trình sản xuất: Xuất vật tư, máy móc, thiết bị SP xây lắp Tự cung ứng Hoàn Điều thành chuyển DV thí nghiệm Thuê cơ điện ngắn hạn Mô tả chi tiết một công việc trong công ty Do Công ty áp dụng quy chế khoán nội bộ bao gồm khoán gọn và khoán từng phần công việc tuỳ theo công trình. Do đó việc mô tả một công đoạn công trình lại được tiến hành theo hai hình thức (công trình không áp dụng khoán gọn và công trình áp dụng khoán gọn) do đó em chỉ xin mô tả chi tiết một phần việc đối với các công trình không áp dụng khoán gọn. -Mô tả quá trình cung cung cấp vật tư đối với các công trình không áp dụng khoán gọn. Căn cứ bản kế hoạch công việc trong năm và dự toán công trình (do Phòng Kinh tế – kỹ thuật lập), phòng Thiết bị-Vật tư lập kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị và đối chiếu với tình hình thiết bị, vật tư hiện có tại Công ty để đề xuất mua thêm hoặc điều chuyển giữa các công trình thi công và trình lên Ban Giám Đốc duyệt. Sau đó, tổ chức thu mua vật tư. Công ty thu mua thiết bị, vật tư bằng cách tìm kiếm nguồn mua theo giá cạnh tranh trên thị trường, dựa trên các bảng báo giá vật tư, thiết bị của các công ty cung cấp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mua của công ty có giá hợp lý nhất và đảm bảo chất lượng công trình. Thiết bị, vật tư bao gồm các vật liệu chính như sắt, thép… và các vật liệu phụ phục vụ cho công trình. Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp thì tiến hành ký hợp đồng mua bán và tiến hành giao hàng. Quá trình giao hàng: Khi nhà cung cấp đem hàng đến, cán bộ cung ứng lập Phiếu nhập kho theo đề nghị nhập kho của người giao hàng. Phiếu này được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại cuống (ở phòng Thiết bị – Vật tư), liên 2 giao cho người giao hàng, liên 3 thủ kho giữ để ghi thẻ kho và luân chuyển. Phiếu nhập kho có đủ chữ ký của người giao hàng, cán bộ cung ứng, phụ trách phòng Thiết bị – vật tư sau đó sẽ chuyển cho thủ kho. Sau đó thủ kho kiểm tra phiếu nhập, tiến hành nhập hàng và ký xác nhận vào Phiếu nhập kho (Công ty không thành lập Ban kiểm nhận hàng mua). Khi các đội thi công có nhu cầu về vật tư, thiết bị đề nghị cung ứng và chuyển về Phòng Thiết bị – vật tư. Dựa trên dự toán công trình và khả năng thực tế của công ty, cán bộ phụ trách cung tiêu xem xét, điều chỉnh mức cung ứng và đề nghị Giám đốc duyệt. Sau khi có sự phê duyệt của Giám đốc thì cán bộ cung tiêu tiến hành thủ tục xuất vật tư cho công trình. Trong trường hợp các công trình yêu cầu phải hoàn thành gấp rút thì thiết bị, vật tư sau khi thu mua sẽ được chuyển trực tiếp đến chân công trình mà không cần phải nhập kho. Thuận lợi của quá trình cung ứng vật tư đối với công trình không áp dụng khoán gọn: Quá trình luân chuyển về công ty nhanh do trực tiếp thu mua ( đối với hình thức khoán gọn đội thi công phải tự mua do đó chứng từ hàng quý mới được chuyển về) Do dựa vào dự toán công trình và dự toán thiết bị, vật tư cần dùng cho công trình nên doanh nghiệp chỉ nhập những loại vật tư có trong dự toán nên tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Do công tác thu mua được tiến hành theo phương thức tìm kiếm trên thị trường do đó sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn để tìm ra được nguồn mua hợp lý nhất. Giảm giá thành công trình, tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế trong quá trình này: Đối với một số công trình đòi hỏi tiến độ thi công nhanh nên công ty không chủ động được trong việc tìm nguồn mua thiết bị, vật tư. Trong khoảng thời gian ngắn nên công ty không tìm được nguồn mua có giá hợp lý do đó giá thành của công trình bị đội lên làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vật tư thiết bị đã mua nhưng chưa về hoặc bị hỏng không sử dụng được mà thời gian thi công gấp rút do đó phải tiến hành mua hoặc thuê ngoài do đó làm giá thành của công trình tăng, lợi nhuận giảm. Đánh giá khái quát về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện. Đánh giá khái quát về công ty Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện là một công ty vừa mới chuyển từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần, với hình thức nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (52% cuả Tổng công ty và 48% cổ đông mua cổ phiếu). Công ty tổ chức hạch toán độc lập và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng cơ bản. Tổng số nhân viên là 340 người trong đó: Công nhân viên trong danh sách dài hạn là 158 người (nhân viên quản lý là 33 người), lao động thuê ngắn hạn là 182 người. Tuy là một công ty vừa và nhỏ nhưng trong mấy năm qua Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện đã khẳng định được mình trên thị trường, nâng cao chất lượng công trình, tạo được uy tín trên thị trường, tham gia vào nhiều công trình trọng điểm của nhà nước, tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công ty. Bảng 1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2003 - 2004 Đơn vị tính: Đồng stt Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) Tài sản A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 9.472.393.563 9.461.145.433 -11.248.130 (0,12)% I Tiền 289.624.025 99.955.134 -189.668.891 (65,49)% 1 Tiền mặt 65.146.150 15.826.097 -49.320.053 (75,71)% 2 TGNH 224.477.875 84.129.037 -140.348.838 (62,52)% II Các khoản phải thu 6.759.810.785 5.508.744.704 -1.251.066.081 (18,51)% III Hàng tồn kho 1.688.373.686 2.893.582.000 1.205.208.314 71,38% IV Tài sản lưu động khác 734.585.067 958.863.595 224.278.528 30,53% B Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 1.599.690.702 2.217.836.845 618.146.143 38,64% I Tài sản cố định 1.599.690.702 1.754.997.325 155.306.623 9,71% 1 TSCĐ hữu hình 1.365.690.702 1.334.171.303 -31.519.399 (2,31)% 2 TSCĐ thuê tài chính 212.826.022 212.826.022 3 TSCĐ vô hình 234.000.000 208.000.000 -26.000.000 (11,11)% II Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.401.511 5.401.511 III Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 412.000.000 412.000.000 IV Chi phí trả trước dài hạn 45.438.009 45.438.009 Tổng cộng tài sản 11.072.084.265 11.678.982.278 606.898.013 5,48% Nguồn vốn A Nợ phải trả 6.121.423.413 5.633.541.559 -487.881.854 (7,97)% I Nợ ngắn hạn 5.878.945.785 5.340.449.268 -538.496.517 (9,16)% II Nợ dài hạn 230.000.000 106.963.485 -123.036.515 (53,49)% III Nợ khác 12.477.628 186.128.806 173.651.178 1391,7% B Nguồn vốn chủ sở hữu 4.950.660.852 6.045.440.719 1.094.779.867 22,11% I Nguồn vốn, quỹ 4.717.853.490 6.127.975.719 1.410.122.229 29,89% II Nguồn kinh phí, quỹ khác 232.807.362 -82.535.000 -315.342.362 (135,45)% Tổng cộng nguồn vốn 11.072.084.265 11.678.982.278 606.898.013 5,48% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2003- 2004) +Về cơ cấu tài sản: Theo số liệu Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện năm 2004, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 9.461.145.433 đồng, chiếm 81% trên tổng tài sản, tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 2.217.836.845 chiếm 19 % trên tổng tài sản. Đối với doanh nghiệp xây lắp có cơ cấu tài sản này vẫn chưa cân đối, do đó cần phải đầu tư thêm TSCĐ. Năm 2004 tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 38,64% so với năm 2003, điều này là do doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và đang dần mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Tổng tài sản đã tăng 5,48% so với năm 2003. +Về cơ cấu nguồn vốn: Theo số liệu ở bảng cân đối kế toán năm 2004, Tổng nợ phải trả là 5.633.541.559 đồng chiếm 48% tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu là 6.045.440.719 đồng chiếm 52% trên tổng nguồn vốn. Nợ phải trả giảm 7,97% và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 22,11% so với năm 2003, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển tốt và có khả năng chi trả các khoản nợ của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Kết quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trước tiên ta có thể biết được doanh thu và lãi mà doanh nghiệp thu được trong kì. Bảng 2 :Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2003-2004 như sau: Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Mức tăng giảm Tỷ lệ(%) Tổng doanh thu 9.969.382.122 15.054.512.090 5.085.129.968 51% Giá vốn hàng bán 7.647.069.865 12.668.989.650 5.021.919.785 66% Lợi nhuận gộp 2.322.312.257 2.385.522.440 63.210.183 3% Chi phí quản lý DN 1.716.050.380 1.458.421.791 (257.628.589) (15)% Lợi nhuận thuần từ 291.585.051 589.963.947 298.378.896 102% hoạt động kinh doanh Tổng lợi nhuận trước thuế 292.186.304 597.999.220 305.812.916 105% Nộp ngân sách 93.499.617 167.439.782 73.940.165 79% Tổng lợi nhuận sau thuế 198.686.687 430.559.438 231.872.751 117% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2004) Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần đây ta thấy doanh thu và lợi nhuận của năm nay cao hơn năm trước và được thể hiện cụ thể như sau: + Về doanh thu: năm 2004 đạt 15.054.512.090 đồng tăng 5.085.129.968 đồng tương ứng tăng 51%. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty đang phát triển rất tốt. + Về lợi nhuận gộp: năm 2004 đạt 2.385.522.440 đồng tăng 63.210.183 đồng so với năm 2003 ( 2.322.312.257 đồng) tương ứng tăng 3% so với năm 2003. Bên cạnh đó, nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của 2 năm 2003-2004 ta thấy: năm 2004 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 257.628.589 đồng tương ứng với 85% so với năm 2003 (1.716.050.380 đồng). Như vậy doanh nghiệp đã giảm được chi phí so với năm trước để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu và lợi nhuận tăng dẫn đến các khoản nộp cho nhà nước tăng đáng kể. So với năm 2003, năm 2004 khoản nộp ngân sách đạt 167.439.782 đồng tăng 73.940.165 đồng tương ứng tăng 79% so với năm 2003. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 1.Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn - 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản - -TSCĐ và ĐT dài hạn/ Tổng tài sản % 8,8 14,4 19 -TSLĐ và ĐT ngắn hạn/ Tổng tài sản % 91 85,6 81 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn - - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 61 55,3 48 - Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 38,8 44,7 52 2.Khả năng thanh toán - 2.2 Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,48 1,6 1,7 2.3 Khả năng thanh toán nhanh lần 0,01 0,05 0,1 3.Tỷ suất sinh lợi - 3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - -Tỷ suất lợi nhuận twớc thuế trên doanh thu % 1,7 2,93 3,9 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 1,15 2 3,4 3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản - - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 1,39 2,63 5,12 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 0,94 1,8 4,52 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên NV chủ sở hữu % 2,46 4 8,73 Trong đó: Tổng TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng TSLĐ - Giá trị lưu kho Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = Qua bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện ta có một số nhận xét sau: + Về cơ cấu tài sản: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2002 chiếm 8,8%, 14,4% vào năm 2003, tăng lên 19% vào năm 2004. Tỷ lệ này hàng năm đều tăng lên đáng kể và điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên vẫn còn quá nhỏ đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và vẫn chưa cân đối về cơ cấu. Do đó cần phải đầu tư thêm tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất. + Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao. Năm 2002, tỷ lệ này là 61%, năm 2003 tỷ lệ này giảm còn 55% nhưng vẫn rất cao. Năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống rõ rệt chỉ còn 48% trên tổng nguồn vốn nhưng vẫn cao. Qua đó ta thấy khả năng tự cân đối tài chính của doanh nghiệp không cao do các công ty còn phụ thuộc vào các khoản vốn vay nhiều. + Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện hành được đảm bảo và tăng lên qua các năm. Năm 2002 là 1,48 lần, năm 2003 là 1,6 lần và năm 2004 là 1,7 lần. Doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng tức là dự trữ tài sản dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn và đảm bảo sự ổn định tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh lại thấp. Năm 2002 tỷ lệ này rất thấp chỉ có 0.01 lần, năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên đến 0,05 lần. Đến năm 2004 tỷ lệ này là 0,1. Các khoản nợ của công ty chiếm tỷ trọng lớn một phần là do đặc thù trong lĩnh vực xây lắp. Khả năng thanh toán của sản phẩm xây lắp phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công trình nên không thể nhanh chóng được. + Tỷ suất sinh lợi trước thuế và sau thuế trên doanh thu tăng dần lên qua các năm. Năm 2002 tỷ lệ sinh lời sau thuế trên doanh thu là 1,15%, năm 2003 tỷ suất này tăng lên đáng kể 2%, năm 2004 tỷ suất này lại tiếp tục tăng là 3,4%. Có được kết quả này là do doanh thu qua các năm đều tăng lên nên dẫn đến tỷ suất sinh lời tăng. Qua đó ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang rất tốt và đặc biệt tốt vào năm 2004 đó là do doanh nghiệp chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang thành công ty cổ phần và đã phát triển kênh huy động vốn làm cho tình hình của doanh nghiệp tiến triển. Lãi vay sản xuất kinh doanh giảm. + Tỷ suất sinh lợi trước và sau thuế trên tổng tài sản cũng tăng trong 3 năm qua. Tỷ suất sinh lợi sau thuế trên tổng tài sản năm 2002 là 0,94%, năm 2003 tăng lên đến 1,8% và đến năm 2004 thì tỷ suất này tăng lên rất cao 4,52% tăng lên gấp hơn hai lần so với năm 2003 và gấp hơn 3 lần so với năm 2002. Có được kết quả này cũng là do doanh thu tăng lên qua các năm và lãi vay sản xuất kinh doanh giảm. + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên qua các năm. Năm 2002 là 2,46%, năm 2003 là 4% gấp gần 2 lần so với năm 2002, năm 2004 tăng lên đến 8,73%, gấp hơn 2 lần so với năm 2002 và gấp gần 4 lần so với năm 2002. Nguyên nhân do doanh thu tăng và lãi vay sản xuất kinh doanh giảm. Tình hình người lao động Để đạt được những thành tích như ngày hôm nay thì không thể không kể đến sự đóng góp đặc biệt quan trọng là cán bộ công nhân viên ở công ty. Lao động là một trong 3 yếu tố đầu vào quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Là một công ty vừa, Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện có một lực lượng lao động không lớn: khoảng 340 người trong đó công nhân viên trong danh sách dài hạn là 158 người (nhân viên quản lý 33 người), còn lại là số lao động thuê ngắn hạn tuỳ theo mức độ của từng công trình để bàn giao công trình đúng thời hạn. Trình độ lao động thuộc biên chế như sau: + Đại học: 50 người +Cao đẳng, trung cấp: 108 người Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là thí nghiệm cơ điện nên đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ cao, kinh nghiệm dày dạn. Do đặc thù của công việc nên trình độ lao động của công ty khá cao: đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá vững chắc, trình độ nghiệp vụ cao. Trong đó, nhiều người đã được cấp bằng NDT (bằng kiểm tra về mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ ) của Vương quốc Anh. Khi mới thành lập, Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện với tên là trung tâm thí nghiệm cơ điện chỉ có 83 người (1980) đến nay công ty đã có 340 người. Bảng 4: Tình hình nhân sự và thu nhập bình quân của công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện từ năm 2000-2004: Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số người(Người) 300 300 305 319 340 Thu nhập bình quân (người/tháng) 1.232.000 1.251.000 1.260.000 1.280.000 1.300.000 (Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán) + Chính sách phúc lợi, đãi ngộ, đào tạo người lao động của công ty thể hiện như sau: Tuyển dụng nhân viên một cách công khai. Người được tuyển phải phù hợp yêu cầu của công việc. Chế độ làm việc 8 giờ một ngày và được nghỉ vào ngày chủ nhật. Trả lương đầy đủ, đúng kì hạn theo năng suất lao động và phụ thuộc vào công việc. Công ty thực hiện chế độ đóng góp các loại bảo hiểm theo quy định của công ty. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho công nhân viên ví dụ tạo điều kiện cho nhân viên học tiếp đại học, học thêm về chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác với các đối tác nước ngoài về việc xuất khẩu lao động. Để tăng năng suất lao động, công ty có chế độ thưởng phạt công bằng đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Các hình thức khen thưởng như thưởng lao động tiên tiến, quản lý giỏi, thưởng bậc lương…, quy định việc thực hiện nghiêm túc giờ hành chính…Các công tác Công đoàn và các hoạt động khác cũng được công ty quan tâm để nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên. +Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, an toàn lao động là một khâu rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Thực hiện tốt các điều kiện trong an toàn lao động và được chấp hành một cách nghiêm túc: -Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: mũ, áo, găng tay cho công nhân các nghề. -Tổ chức công tác tập huấn về an toàn lao động. -Định kỳ và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động tại các công trình phần iii nhận xét và kết luận Nhận xét một số điểm cơ bản về môi trường kinh doanh Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện là một công ty vừa và nhỏ, trang thiết bị thiếu thốn và lạc hậu, vốn kinh doanh thiếu cho nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện bao gồm các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành. Đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có trang thiết bị đầy đủ, vốn kinh doanh nhiều, các công ty thu mua nguyên liệu vật liệu cạnh tranh với nhau để tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ mà không làm giảm chất lượng của công trình… Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các công trình tham gia trải dài khắp đất nước từ Lào Cai cho đến Kiên Giang, Bà Rịa, Vũng Tàu… Với một thị trường rộng lớn như vậy thì việc sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Điều đó quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xu hướng phát triển của công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện: -Hướng vào việc tăng cường quy mô và hiệu qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC004.doc
Tài liệu liên quan