Đề tài Thực trạng sử dụng đất ở thành phố Hải Dương

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 1

1. Điều kiện tự nhiên 1

2. Điều kiện kinh tế xã hội 2

Chương I: Đô thị hoá - công nghiệp hoá thành phố Hải Dương 11

1.1. Khái niệm về đô thị, đô thị hoá, đất đô thị và sự biến động của đất đô thị trong quá trình đô thị hoá 11

1.1.1. Một số khái niệm về đô thị 11

1.1.2.Khái niệm về đô thị hoá 11

1.1.3. Khái niệm về đất đô thị 11

1.1.4. Sự biến động của đất đô thị trong quá trình đô thị hoá 12

1.2. Những đặc điểm biến động về đất của thành phố Hải Dương qua các thời kỳ 13

1.3. Một số mục tiêu lớn về kinh tế - xã hội của Thành phố 13

Chương II: Thực trạng sử dụng đất và quy hoạch đô thị ở thành phố Hải Dương 15

2.1. Thực trạng sử dụng đất 15

2.2. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị thành phố Hải Dương 16

2.2.1. Khu công nghiệp Đại An phía Bắc - Tây Bắc Thành Phố Hải Dương 17

2.2.2. Khu công nghiệp Tứ Minh Việt Hoà Thành Phố Hải Dương 17

2.2.3. Cụm công nghiệp Đồng Niên phường Cẩm Thượng Thành Phố Hải Dương 17

2.2.4. Cụm công nghiệp phía Nam Thành Phố 18

2.2.5. Cụm công nghiệp kho, cảng hàng hoá Cống Câu 18

2.2.6. Cụm công nghiệp Bắc - Tây Bắc Thành Phố Hải Dương 18

2.2.7. Cụm công nghiệp phía Nam thành phố Hải Dương 19

2.2.8. Khu đô thị Thành phố Hải Dương 19

2.2.9. Khu du lịch sinh thái - dịch vụ phía Đông Nam Thành phố Hải Dương 20

2.2.10. Các khu bãi rác, nghĩa trang, công viên cây xanh 21

2.2.11. Các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 22

2.2.12. Các khu ở của thành phố Hải Dương 22

2.2.13. Các khu Trung tâm hành chính - Thương mại, du lịch, dịch vụ trung tâm chuyên ngành 22

Chương III: Những giải pháp thực hiện quyhoạch trên địa bàn thành phố Hải Dương 25

3.1. Sự cần thiế phải thiết lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Dương 25

3.2. Đánh giá một số nghị định lớn của tỉnh Đảng bộ Hải Dương về việc thực hiện quy hoạch 27

3.3. Một số quy định về giải phóng mặt bằng 28

3.3.1. Chính sách bồi thường khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng mục đích sử dụng đất nông nghiệp 28

3.3.2. Chính sách bồi thường khi Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở, đất vườn nằm trong khuôn viên đất ở của hộ gia đình 29

3.3.3. Đối với nhà ở, công trình kiến trúc và tài sản khác gắn liền với đất 30

3.3.4. Mức hỗ trợ tái định cư cho những người có diện tích đất ở thuộc diện Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất 31

3.3.5. Mức hỗ trợ tạo việc làm cho những người có diện tích đất nông nghiệp thuộc diện Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng 31

3.4. Một số chính sách và kêu gọi xúc tiến đầu tư, phát huy nội lực 32

3.4.1. Mục tiêu 32

3.4.2. Về cơ chế chính sách 33

3.4.3. Biệnpháp tạo môi trường thuận lợi, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước 34

Kết luận và kiến nghị 38

 

doc42 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng đất ở thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc, còn lại 36km đường cống nhánh f 300mm - f 400mm. Các đường cống ngầm đa phần đã xuống cấp trầm trọng. Các hồ, ao, cống qua đường bị bồi lắp, ô nhiễm, khả năng điều hoà dẫn dòng suy giảm, do đó hiện tượng ngập úng do mưa thường xuyên xảy ra trong địa bàn thành phố. Việc xây dựng các đường cống thoát nước hiện nay mang tính chắp vá, đối phó, cục bộ gây lãng phí và khó khăn cho việc cải tao sau này. thành phố có một trạm bơm tiêu công suất 18.000 m3/giờ ( tới đây được thay thế bằng trạm bơm Ngọc Châu công suất là 40.000m3/giờ). Hệ thống nghĩa trang thành phố quản lý nghĩa trang Cầu Cương diện tích là 3 ha phục vụ cho nhu cầu của 6 phương nội thành, 2 xã và 5 phường còn lại ( phường mới) đều có nghĩa trang riêng nằm trên địa bàn do các xã, phường này quản lý. Hệ thống xử lý rác thải: Rác thải của Thành phố được thu gom vận chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Ngọc Châu, diện tích quy hoạch 3ha đến nay đã xử dụng 1 ha. Phần diện tích còn lại 2ha khả năng chỉ đủ chôn lấp rác thải trong 2 năm tới. Các công trình văn hoá thể thao: Nhà thì đấu thể thao của thành phố có tầm cỡ quốc gia nhưng trang thiết bị và điều kiện thi đấu chưa tương xứng. Hệ thống sân bãi thể thao gồm: Sân vận động Trung tâm và sân tập Đô Lương. Hệ thống công viên nghèo nàn, hầu như không có các điểm vui chơi giải trí công cộng. Ngoài ra trên địa bàn còn có nhà văn hoá Trung tâm, khu triển lãm, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ bóng bàn, bể bơi, trường bắn, câu lạc bộ thể hình đang được khai thác và sử dụng. Hệ thống công trình dịch vụ: có 2 khách sạn là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài ra là hệ thống khách sạn, nhà hàng tư nhân. Có Trung tâm thương mại, hai chợ lớn và 8 chợ khu vực. Hệ thống bưu điện viễn thông: Trung tâm bưu điện tỉnh là trung tâm hiện đại đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Công tác quản lý đô thị trong thời gian gần đây công tác quản lý đô thị đã được chú trọng dần đưa vào nề nếp. Thành phố đã ban hành quy chế “Quản lý đô thị” và được triển khai đến mọi tầng lớp nhân dân làm cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý đô thị. Tuy nhiên tình trạng xây dựng chưa phép, xây dựng không đúng giấy phép vẫn còn xảy ra. Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang giao thông còn phổ biến. Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 1996 đến 2000 Uỷ ban nhân dân Tỉnh cũng như Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Thành Phố Hải Dương, tuy nhiên so với yêu cầu của đô thị loại III thì mức độ đầu tư chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị, chưa có bước đột phá mạnh do vậy bộ mặt đô thị của Hải Dương chưa có những thay đổi đáng kể. 2.2. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị Thành Phố Hải Dương. Sự hình thành các khu công nghiệp xuất phát từ nhu cầu tích tụ tập trung hoá sản xuất và sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đất đai .phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho các nhà đất tư và tỉnh ta, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững là hiệu quả cao. Thực tế ở tỉnh Hải Dương nói chung và Thành Phố Hải Dương nói riêng trong những năm qua việc quy hoạch, quản lý và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đã có nhiều khởi sắc, khu công nghiệp Đại An đang tập trung đầu tư và đã thu hút trên 150 doanh nghiệp đầu tư vào 3 cụm công nghiệp vì vậy để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì công tác triển khai quy hoạch tổng thể, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất ở TPHD là việc cần làm trong thời gian tới. Công tác quy hoạch luôn phải đi trước một bước và việc đầu tư hạ tầng vào các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp là hết sức cấp bách 2.2.1. Khu công nghiệp Đại An phía Bắc – Tây Bắc Thành Phố Hải Dương. Khu công nghiệp này có diện tích quy hoạch là 170 ha đang trong giai đoạn xây dựng có nhiều thuận lợi về giao thông điện nước. Vị trí thuộc xã Tứ Minh (TPHD) và một phần của huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương, nằm cạnh quốc lộ 5A cho nên rất thuận lợi cho việc chuyên chở vật liệu xây dựng trước mắt và thu hút các nhà đầu tư trong tương lai. Dự kiến sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng thì khu công nghiệp sẽ đi vào hoạt động: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, dệt và giầy da. Hiện tại chỉ tiêu sử dụng đất đai với mật độ xây dựng chạy toàn khu là 70%, hệ số sử dụng đất: 0.7 - 1 lần, tầng cao 1- 1,5 tầng. 2.2.2. Khu công nghiệp Tứ Minh Việt Hoà Thành Phố Hải Dương Khu công nghiệp này có diện tích là 85,8ha, nằm ở phía tây Thành Phố Hải Dương và ở phía Bắc quốc lộ 5. Khu công nghiệp này đã có một số cơ sở hoạt động chủ yếu là: Công nghiệp sạch, công nghệ cao và không gây ô nhiễm, ngành cơ khí chính xác, điện tử điện lạnh, lắp ráp ô tô, xe máy Hiện nay, mật độ xây dựng toàn khu: 60%, hệ số xử dụng đất 0.6- 0.9 lần và tầng cao trung bình 1 - 1,5 tầng. 2.2.3. Cụm công nghiệp Đồng Niên phường Cẩm Thượng Thành Phố Hải Dương. Có diện tích là 25 ha, nằm ở phía tây bắc Thành Phố Hải Dương và 2 bên quốc lộ 5. Dự kiến khi đi vào hoạt động chủ yếu là: công nghiệp chế tạo bơm, cơ khí, may mặc chế biến thực phẩm, nước giải khát và thủ công mĩ nghệ Chỉ tiêu sử dụng đất: với mật độ xây dựng toàn khu 70%, hệ số sử dụng đất toàn khu 0.7 - 1 lần, tầng cao trung bình 1- 1,5 tầng 2.2.4. Cụm công nghiệp phía Nam Thành Phố. Khu công nghiệp này gần ngã ba Phú Tảo - phường Hải Tân, đường Tỉnh lộ 17A đi Gia Lộc và đường Ngô Quyền kéo dài. Diện tích của khu công nghiệp này: 40ha, do vị trí nằm trong nội thị nên lĩnh vực sản xuất gồm: công nghiệp chế biến thịt gia súc - gia cầm đông lạnh, chế biến cà chua, hành tỏi, tơ tằm, nước giải khát, dệt may, giầy da xuất khẩu, vật liệu xây dựng. Hệ số sử dụng đất 0.6 - 1.2 lần tầng cao trung bình 1 -2 tầng. 2.2.5. Cụm công nghiệp kho, cảng hàng hoá Cống Câu: Diện tích là 10ha, nằm trên đường tỉnh lộ 191 đi huyện Tứ Kỳ. Với vị trí địa lý gần cảng Cống Câu của TPHD nên hoạt động chủ yếu là công nghiệp cơ khí, đóng và sử chữa thiết bị nâng hạ kho cảng vận tải hàng hoá. Công suất cảng: 450.000 tấn/năm. Mật độ xây dựng sàn toàn khu: 70% Hệ số sử dụng đất toàn khu: 0.7 lần Tầng cao trung bình 1 tầng 2.2.6. Cụm công nghiệp Bắc – Tây Bắc Thành Phố Hải Dương. Trong mấy năm qua dọc theo tuyến quốc lộ 5 đi qua Thành Phố Hải Dương đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại. Mặc dù đã có định hướng xây dựng khu vực này thành cụm công nghiệp Bắc - Tây Bắc Thành Phố Hải Dương nhưng việc triển khai công tác quy hoạch chi tiết còn chậm. Hiện tại khu vực này đã có Công ty TNHH ôtô FORD Việt Nam là doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư với, làm ăn có hiệu quả. Vừa qua tỉnh đã đồng ý và tạo điều kiện cho tổng Công ty da - giầy xây dựng cụm công nghiệp giầy với diện tích trên 40 ha, dự kiến sẽ có 15 nhà máy. Cơ sở hạ tầng trong cụm do chủ dự án đầu tư. Hàng chục cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất bánh đậu xanh, cơ khí, kinh doanh dịch vụ, thương mại đã được cấp đất xây dựng. Hầu hết các doanh nghiệp này đều ở dạng quy mô vừa và nhỏ, lại được bố trí không có quy hoạch chung về mặt bằng, không gian các cơ sở hạ tầng phục vụ chưa có. Nhu cầu về đất, cơ sở hạ tầng cho khu vực này rất lớn và cấp bách. Ngoài các cơ sở đã được thuê đất và đầu tư xây dựng như trên, hiện đang có trên 30 nhà đầu tư đã có đơn xin thuê đất ở khu vực này, trong đó có nhiều dự án cần khuyến khích đầu tư. Vì vậy nhu cầu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực này là rất cấp thiết. Dự kiến cụm công nghiệp này ven theo quốc lộ từ lai cách Cẩm Giàng qua các xã, phường của thành phố Hải Dương đến gần cầu Phú Lương với diện tích từ 200 - 250ha. Hướng ưu tiên phát triển khu, cụm công nghiệp này là những ngành công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động. Chủ yếu là các sản phẩm cơ khí chính xác điện tử điện lạnh, sửa chữa lắp ráp ô tô, công nghiệp may. Da giầy, chế biến nông sản thực phẩm. Khu vực này có thể hình thành một số cụm nhỏ cách biệt tương đối với nhau. Tỉnh đã giao cho sở xây dựng (ban quản lý các công trình chuyên ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng) đang triển khai dự án quy hoạch khu công nghiệp Thành Phố Hải Dương, trước mắt là dự án cụm công nghiệp Cẩm Thượng khoảng 50 ha và tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch toàn bộ khu vực này. 2.2.7. Cụm công nghiệp phía Nam Thành phố Hải Dương. Cụm này đã có các cơ sở sản xuất giầy, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, tơ tằm và một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, ..vv đang hoạt động. Diện tích cụm công nghiệp này sẽ bao gồm một phần phường Hải Tân Thành Phố Hải Dương và xã Thạch Khôi ( huyện Gia Lộc) với diện tích 30 - 50 ha. Hướng phát triển cho khu vực nay là tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm như chế biến thịt gia súc, gia cầm, rau quả, phát triển công nghiệp giầy, may xuất khẩu và các ngành nghề truyền thống. 2.2.8. Khu đô thị Thành Phố Hải Dương. Trong điều kiện nguồn kinh phí còn rất khó khăn, hạn hẹp. Nhà nước chỉ có khả năng cân đối một phần kinh phí rất nhỏ cho đầu tư hạ tầng của Thành Phố Hải Dương trong quy hoạch ( bình quân trong 5 năm 1997 - 2002) mỗi năm ngân sách Nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cả tỉnh chỉ khoảng 120 tỷ đồng. Vì vậy, tỉnh không thể có đủ nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng một số tuyến đường đã được quy hoạch để hình thành nên các khu Thương Mại – Du lịch – Văn hoá và đô thị mới của Thành Phố Hải Dương ( hai khu đô thị mới phía Đông, phía Tây Thành Phố Hải Dương, tổng nguòn vốn đầu tư khoảng trên 2.460 tỷ đồng). Nếu chỉ dùng nguồn vốn ngân sách thì rất lâu tỉnh mới có thể xây dựng được các tuyến đường này, như vậy thành phố Hải Dương sẽ lỡ thời cơ để phát triển thành một đô thị tầm cơ của khu vực miền Bắc và cả nước. Do đó tỉnh Hải Dương lựa chọn phương thức đầu tư: “ sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật” hai khu đô thị mới ở Thành Phố Hải Dương. Đối với dự án đầu tư: “ sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật” khu đô thị văn hoá - thể thao phía Đông Thành Phố Hải Dương: Địa điểm xây dựng thuộc phường Hải Tân và Lê Thanh Nghị Thành Phố Hải Dương. Quy mô diện tích dự án là: 74,07ha; với tổng dự toán vốn đầu tư trên 390 tỷ đồng. Trong diện tích 74,07 ha của khu đô thị: + Công ty Nam Cường bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có diện tích trên 42 ha gồm các công trình: đường vành đai phía đông nam Thành Phố Hải Dương đi qua khu đô thị với chiều dài 909m, chiều rộng mặt đường 33m ( đây là tuyến đường giao thông Công ty Nam Cường làm cho tỉnh); hệ thống đường giao thông trong khu đô thị, hệ thống cấp thoát nước, điện ngầm chiếu sáng, trường học, chợ, công viên. + Tỉnh giao cho Công ty Nam cường quỹ đất 30 ha để Công ty được phép chuyển quyền sư dụng đất ở. - Đối với dự án đầu tư: “ Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật” khu đô thị mới phía tây thành phố Hải Dương: quy mô diện tích dự án là: 331,65 ha với tổng vốn đầu tư trên 1.853 tỷ đồng. Trong đó, diện tích đất sử dụng để tạo vốn xây dựng hệ thống đường giao thông chính trong khu đô thị là: 258,63ha.Các đường giao thông chínhnhà đầu tư làm cho tỉnhlà ba tuyến đường giao thông đi qua khu đô thị có tổng diện tích 44.22havới chiều rộng mặt đường các tuyến là54m, 48m, 30m, tổng chiều dài cả ba tuyến là:11.656m.Đồng thời công ty Nam Cường bỏ vốn xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đô thị gồm các tuyến đường giao thông trong khu đô thị; Hệ thống cấp, thoát nước; điện ngầm chiếu sáng và hệ thống các công trình công cộng: Trường học, bệnh viện, nhà vui chơi, giải trí; khách sạn, cải tạo quy hoạch lại làng nghề trong khu đô thị.. với tổng diện tích 256,6ha. diện tích tỉnh cấp cho nhà đầu tư được phép chuyển quyền sử dụng đất là 76,05ha. 2.2.9. Khu du lịch sinh thái - dịch vụ phía Đông Nam Thành phố Hải Dương. - Địa điểm xây dựng tại khu vực Hồ Trái Bầu thuộc các phường: Lê Thanh Nghị, Hải Tân Thành Phố Hải Dương. Quy mô diện tích dự án là: 35,864 ha ( không kể các cụm dân cơ đã có trong khu quy hoạch) với tổng vốn đầu tư trên 161 tỷ đồng. Trong đó, diện tích đất sử dụng để tạo vốn xây dựng đườn giao thông chính của tỉnh đi qua khu du lịch sinh thái - dịch vụ là: 33,434 ha trong đó: + Công ty Hà Hải bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật với diện tích trên 11 ha gồm các công trình: tuyến đường giao thông vành đại phía đông nam Thành Phố Hải Dương đi qua khu du lịch với chiều dài tuyến đường: 736m, chiều rộng mặt đường: 33m ( đây là tuyến đường giao thông Công ty Hà Hải làm cho tỉnh): hệ thống đường giao thông trong khu du lịch hệ thống cấp thoát nước; điện ngầm chiếu sáng. + Phần đất nhà đầu tư được phép kinh doanh du lịch sinh thái -dịch vụ ( gồm: khu du lịch văn hoá - thể thao; khu trồng cây xanh và cây ăn quả cao cấp; khu nuôi thuỷ sản; nhà hàng và khách sạn..) và chuyển quyền sử dụng đất là trên 24ha. 2.2.10.Các khu bãi rác, nghĩa trang, công viên cây xanh 2.2.10.1. Khu bãi rác Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải tại phường Ngọc Châu diện tích 3ha đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Từng bước bổ sung phương tiện, trang thiết bị để giải quyết triết để khối lượng rác thải hàng ngày của thành phố, dần từng bước khắc phục hiện tượng đổ rác xuống mặt đường, lưu rác tại các điểm tập kết rác tạm quá thời gian qui định. Trong thời gian tới tỉnh Hải Dương tiến hành xây dựng nhà máy chế biến rác thải theo dây chuyền công nghệ của Tây Ban Nha. Bằng nguồn vốn vay nước ngoài. Công trình với diện tích 15ha, đặt tại phường Ngọc Châu thành phố Hải Dương. 2.2.10.2. Khu nghĩa trang Thành phố quản lý nghĩa trang Cầu Cương, diện tích 3 ha phục vụ cho nhu cầu của 6 phường nội thành, 2 xã và 5 phường còn lại ( phương mới) đều có nghĩa trang riêng nằm trên địa bàn do các xã, phường này quản lý. Từ năm 2002 sẽ dừng việc chôn cất ở nghĩa trang các phường Ngọc Châu, Bình Hàn, Cẩm Thượng, tập trung vào nghĩa trang Thành phố. Quy hoạch mở rộng nghĩa trang thành phố thêm 3 ha - 4ha kết hợp nâng cấp, cải tạo để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Khoanh vùng các nghĩa trang cũ bằng hệ thống cây xanh, còn gọi là “ công viên nghĩa trang” đảm bảo mỹ quan và vệ sinh đô thị. Bên cạnh đó, xây dựng mới nghĩa trang phục vụ cho việc mai táng cuả nhân dân thành phố tại địa phận huyện Chí Linh và dần từng bước xem xét xây dựng đài hoá thân hoàn vũ. 2.2.10.3. Thoát nước Triển khai thực hiện dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TPHD của Phần Lan với tổng mức đầu tư 185 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn vay nước ngoài. Dự án này được thực hiện sẽ giải quyết triết để việc tiêu thoát nước của thành phố, đồng thời cải thiện môi trường và mỹ quan đô thị. 2.2.10.4. Về công viên cây xanh Trong thời gian vừa qua thành phố đã tiến hành cải tạo và nâng cấp công viên Bạch Đằng của thành phố, từng hạng mục công trình đều được sửa chữa: kè đá, cây xanh, đèn chiếu sáng, trang thiết bị, Để phù hợp với điều kiện công viên không có hàng rào bảo vệ. Với việc làm này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt cảnh quan đô thị của thành phố. Khu vực ngã 5 bưu điện tỉnh và trung tâm thương mại: đầu tư xây dựng thành những quản trường hiện đại, tạo cảnh quan, mỹ quan đô thị. Xây dựng những tượng đại may ý nghĩa lịch sử của đất nước, của địa phương tại các vị trí như cửa ô thành phố, khu công nghiệp tập trung, khu văn hoá thể thao, khu công viên, vườn hoa 2.2.11. Các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Diện tích khoảng:40,4ha và cố vị trí nằm rải rảc trong khu vực nội thị. Các xí nghiệp nàycó các hoạt động sản xuất cơ khí và sửa chữa, chế tạo máy bơm, đá mài, sứ, gốm dân dụng, may xuất khẩu, rượu bia, nước ngọt,nước ngọt tinh khiết, chế tác kim cương.vv Chỉ tiêu về sử dụng đất: Với mật độ xây dựng nhà máy 60%; hệ số sử dụng: 0,6 - 1,1 lần; chiều cao trung bình: 1 - 1,7 tầng 2.2.12. Các khu ở của thành phố Hải Dương 2.2.12.1. Khu dân cư hiện trong cải tạo và mở rộng Tổng diện tích: 654,2ha, trong đó có + Khu dân cư hiện trạng mật độ xây dựng cao ( 127,5 ha) gồm sáu phường: Trần Phú, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Trãi, Hệ số sử dụng đất từ 0,6 - 1 lần + Khu dân cư hiện trạng mật độ xây dựng thấp ( 526,3ha) gồm sáu phường Thanh Bình, Cẩm Thượng, Ngọc Châu, Bình Hàn, Hải Tân và hai xã: Tứ Minh và Việt Hoà. Hệ số sử dụng đất : 0,75 lần. 2.2.12.2. Khu dân cư xây dựng mới Tổng diện tích: 583,7 ha Loại chiều cao nhà bình quân 3,5 tầng; mật độ: 32,0% Hệ số sử dụng đất chia lô :1,05 lần Loại nhà biệt thự, trung bình cao 2 tầng, mật độ : 29,6% Hệ số sử dụng đất: 0,59 lần. Loại nhà cao 5,4 tầng, mật độ: 27,2% Hệ số sử dụng đất: 1,46 lần 2.2.13. Các khu Trung tâm hành chính - Thương mại, du lịch, dịch vụ trung tâm chuyên ngành. 2.2.13.1. Trung tâm hành chính chính trị Diện tích 29,76ha Nhà cao 3 - 5 tầng, mật độ xây dựng: 30 - 35% Hệ số sử dụng đất: 0,9 – 1,7 lần 2.2.13.2. Trung tâm hành chính thành phố Diện tích: 2,5ha Mật độ xây dựng: 30 - 35% 2.2.13.3. Trung tâm hành chính cấp phường xã - Nằm rải ở vị trí các phường và 2 xã. 2.2.11.4. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp tỉnh và Thành phố Tổng diện tích đất: 18.5ha cấp thành phố quản lý. Tổng diện tích đất: 14.15ha quản lý ( cấp tỉnh quản lý địa phận Thành Phố Hải Dương) - Vị trí ở rải rác các phường xã - Tính chất và chức năng: TTDVTM của tỉnh ( nằm trên địa phận Thành Phố Hải Dương) và TTDVTM của thành phố và các vùng lân cận cung cấp phục vụ định kỳ. - Chỉ tiêu sử dụng đất đai: chiều cao công trình từ 2- 4 tầng. Mật độ xây dựng: Công trình 30- 35% Hệ số sử dụng đất: 0,6- 1,4 lần . Các yêu cầu về không gian kiến trúc quy hoạch: Khi cải tạo cần nâng tầng để giảm diện tíchchiếm đất, giành nhiều đất cho bãi đỗ xe và sân vườn cây xanh. Chú ý tạo thành khối để góp phần bộ mặt kiến trúc đô thị đẹp hơn. Chú ý màu sắc trang trí hài hoà với các công trình xung quanh và kiến trúc hiện đại với kiến trúc dân tộc và cảnh quan xung quanh Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức lối ra vào của các công trình phải hợp lý, đảm bảo an toàn giao thông ( ATGT ), đảm bảo vệ sinh hệ thống nước cấp và nước thải. Riêng nước thải phải được xử lý khi thỉa vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Xử lý rác thải * TTDVTM. Cấp khu vực: - Vị trí: Nằm tại các phường và 2 xã. - Tính chất: là TTDVTM phục vụ thường xuyên bán kính 1 -1.2km số tầng nhà cao 1 -2 tầng hệ số sử dụng đất: 0.5 - 0.7 lần - Yêu cầu về không gian kiến trúc quy hoạch ( như của cấp và Thành Phố..) - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật ( như của cấp và Thành Phố..) - Tổ chức bãi đỗ xe ( như của cấp và Thành Phố..) 2.2.13.5. Trung tâm thể thao cấp tỉnh Thành Phố Hải Dương Diện tích đất 7,2 ha - Vị trí: nằm ở phường Trần Phú và phường Lê Thanh Nghị. - Chức năng: là công trình thi đấu và luyện tập TDTT gồm có: sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu, nhà thi bắn súng, sân thị đấu và luyện tập ngoài trời . Chỉ tiêu: sử dụng đất mật độ xây dựng công trình 15% tầng cao 1,5 lần HSSD đất: 0,25 lần. 2.2.13.6. Trung tâm thể thao cấp phường - Vị trí: nằm rải rác ở các phường ( theo quản lý của từng phường) - Tính chất sân luyện tập thể thao. Kết hợp với vườn hoa, công viên nghỉ ngơi vui chơi giải trí cho nhân dân khu vực. - các yêu cầu về không gian kiến trúc quy hoạch. Hình khối kiến trúc: khoẻ, hiện đại, độc đáo nhưng phải hài hoà với cảnh quan và công trình xung quanh đảm bảo phải thoát nước tốt và đảm bảo không gian cho công trình, tổ chức vườn hoa, đài phun nước trồng cây xanh và cảnh quan. Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật: Tổ chức bãi đỗ xe hợp lý đảm bảo an toàn giao thông thoát nước nhanh, không bị ngập úng. 2.2.13.7. Trung tâm văn hoá cấp tỉnh - Thành phố - Diện tích: 7,44ha - Vị trí: ở các phố chính Quang Trung, Phạm Ngũ Lão và khu đô thị mới. - Chỉ tiêu sử dụng đất: mật độ xây dựng công trình 25 - 30%, tằng cao trung bình 2 - 5 tầng, hệ số sử dụng đất 0,5 - 1,5 lần - Các yêu cầu về không gian kiến trúc quy hoạch: Giành nhhiều đất cho tổ chức quảng trường công trình, vườn hoa, đài phun nước, bãi đỗ xe. Hình thức kiến trúc khoẻ, hoành tráng, kết hợp hiện đại và dân tộc. Góp phần tạo bộ mặt kiến trúc cho đô thị. Các công trình phụ trợ cổng tường rào, hình dáng mầu sắc cần nghiên cứu phù hợp chức năng và hài hoà với công trình và cảnh quan xung quanh. - Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật: Tổ chức lối ra vào của công trình phải hợp lý, đảm bảo an toàn giao thông, hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn hiện đại. Chương III: Những giải pháp thực hiện quy hoạch trên địa bàn Thành Phố Hải Dương. 3.1. Sự cần thiết phải thiết lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành Phố Hải Dương. - Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm tam giác tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, ba phía là ba thành phố lớn: Thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, và Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Thành phố Hải Dương là thủ phủ của tỉnh Hải Dương, có các cơ quan quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh và thành phố. Năm 1999 đã được nhà nước công nhận là Thành phố trực thuộc tỉnh và phân cấp đô thị loại III (nghị định 72 - 200 NĐCP của chính phủ ngày 5 / 10 / 2001 về việc phân loại và phân cấp quản lý đô thị). Hiện nay toàn tỉnh tập trung đầu tư xây dựng đô thị, mở rộng Thành phố để nâng cấp đô thị lên loại II vào năm 2007 trong hệ thống đô thị Việt Nam. Năm 2003 Thành phố Hải Dương đã nỗ lực phấn đấu đạt những kết quả đáng kể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,75% tăng gần 2% so với mục tiêu đề ra. Tổng sản phẩm xã hội đạt 1077 tỷ đồng (giá so sánh) bằng 114,75% so với năm 2002; tổng trị giá sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước đạt: 575,1 tỷ đồng tăng 51,1% so với năm 2002 giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 981,1 tỷ đồng tăng 78,1% so với năm 2002: Cơ cấu kinh tế chung: ngành công nghiệp và xây dựng: 51,3%; Nông - Lâm - Thuỷ sản: 3,8%; Thương mại và dịch vụ: 44,9%. Nhiệm vụ kế hoạch năm 2004: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế đạt 13% so với năm 2003, trong đó trị giá xản xuất công nghiệp tăng hơn 20%; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15%; Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Thành phố tăng 16 - 17%; Nông nghiệp tăng từ 3 - 5%; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 48 triệu USD tăng hơn 11%. Cơ cấu kinh tế chung các ngành: Công nghiệp xây dựng 50,5%; Nông - Lâm - Thuỷ sản: 3,5%; Thương mại và dịch vụ: 46%. Năm 2004 và 2005 sắp tới là hai năm cuối thực hiên nghị quyết đại hội Đảng các cấp, năm quyết định việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch kinh tế xã hội của Thành phố giai đoạn 2001 - 2005. Từ những yêu cầu nhiệm vụ lớn đã đặt ra ở trên để thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của Thành phố thì việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất của Thành phố là cấp bách và quan trọng. Bởi vì, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là hoạch định cụ thể hoá các chủ trương nghị quyết của Thành uỷ về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên các lĩnh vực lớn như nông nghiệp, công nghiệp xây dựng phát triển đô thị và dịch vụ - du lịch - thương mại. Trong đó nhiệm vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Thành phố đã tiến hành khẩn trương trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt. Nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng để giúp cho việc phát triển phần tăng thu nhập cho nền kinh tế của Thành phố và tạo việc làm cho người lao động. Cụ thể trong hai 2002 - 2003 vừa qua Thành phố đã thiết lập được: - Điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố Hải Dương giai đoạn 2002 - 2020. - Quy hoạch khu đô thi mới phía tây Thành phố với diện tích 323ha. - Quy hoạch khu đô thị mới phía đông Thành phố có diện tích 75,5ha. - Quy hoạch khu công nghiệp Đại An có diện tích 200ha. - Quy hoạch 4 cụm công nghiệp: Việt Hoà, Cẩm Thượng, Tây Thành phố, Đông Thành phố. - Quy hoạch ven sông Thái Bình (đoạn sông chảy qua Thành phố) Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và vững chắc. Đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, y tế giảm hộ nghèo đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội ... Phấn đấu trải nhựa 100% đường giao thông ở các phương. Quy hoạch mở rộng, đảm bảo cho các trường học đủ diện tích đạt chuẩn quốc gia (hiện Thành phố đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia ở cả 3 ngành học), tạo thêm việc làm cho 4.500 lao động. Phấn đấu hơn 70% tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả của ban chấp hành đảng bộ Thành phố về phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Chăm sóc cây xanh, cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước thải hạn chế tình trạng ngập úng khi có mưa to. Tiếp tục lấy năm 2004 là năm “thiết lập kỷ cương trật tự đô thị, vệ sinh môi trường” tích cực vận động các đoàn thể nhân dân các cơ quan ban ngành hăng hái tham gia chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn hoá văn minh đô thị, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân... Thực hiện có hiệu quả các đề án, chuyên đề, chương trình t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2397.doc
Tài liệu liên quan