Đề tài Thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty Hanoisimex trên thị trường EU

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỨC CẠNH TRANH 3

I. Cạnh tranh 3

1. Khái niệm cạnh tranh. 3

2. Phân loại cạnh tranh 4

 2.1. Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường 4

 2.2. Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường: 7

3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp. 8

 3.1. Cạnh tranh bằng giá cả. 8

 3.2. Cạnh tranh bằng chất lượng. 8

 3.3. Cạnh tranh bằng dịch vụ. 9

4. Mô hình cạnh tranh của M. Porter. 9

 4.1. Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành 10

 4.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 11

 4.3. Khách hàng .12

 4.4. Người cung ứng .13

 4.5. Sản phẩm thay thế .14

 II. Sức cạnh tranh của hàng hoá. .15

1. Khái niệm sức cạnh tranh. 15

2. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá. 15

 2.1. Các chỉ tiêu định lượng. 15

 2.2 Các chỉ tiêu định tính. 18

3. Các nhân tố tác động đến sức cạnh tranh của hàng hoá . 21

 3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 21

 3.2. Các nhân tố bên ngoài tác động đến sức cạnh tranh

 của hàng hoá. 23

 4. Vai trò của việc nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá . .26

 4.1. Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế . .26

 4.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế quốc dân .27

 

doc114 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty Hanoisimex trên thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty). Năm 2002 công ty tiến hành hoàn thiện dây chuyền sản xuất vải Denim là sản phẩm mới đưa vào sản xuất nhưng hiệu quả đem lại khá cao. 4.2. Nguồn vật chất kỹ thuật của công ty. Tình hình trang bị máy móc thiết bị của các nhà máy công ty dệt may Hà nội như sau: + Nhà máy Sợi Hà nội (đóng tại trụ sở chính của Công ty) với hơn 100.000 cọc sợi, chuyên sản xuất các loại sợi nồi cọc, chất lượng cao, đợc trang bị các thiết bị hiện đại của Châu Âu với các nhà sản xuất Marzoli, Schtaforst, Voul... + Nhà máy sợi Vinh (đóng tại Thành phố Vinh, nghệ An) với dây truyền sản xuất sợi nồi cọc 50.000 cọc sợi và một dây chuyền sản xuất sợi OE với 1944 hộp kéo sợi (3000 tân sợi OE/năm) với thiết bị của Châu Âu như: Schtaforst, Trutsler, Marzoli... + Nhà máy dệt nhuộm đợc trang bị thiết bị dệt của Châu Âu (Mayer) và Đài Loan ở các cấp dệt khác nhau, các thiết bị nhuộm (Đài Loan) và thiết bị hoàn tất của Châu Âu và Nhật Bản với công suất 4000 tấn vải dệt kim/năm và một phòng thí nghiệm nhuộm với các thiết bị thí nghiệm của Châu Âu. + Nhà máy may 1 (đóng trụ sở tại công ty): 17 dây chuyền may sản phẩm dệt kim được trang bị 380 máy may và 10 máy thêu của Nhật cùng các thiết bị phụ trợ khác. + Nhà máy may 2 (đóng trụ sở tại Công ty): 17 dây truyền may sản phẩm dệt kim được trang bị 405 máy may + Nhà máy dệt Demin (đóng trụ sở tại Công ty) đợc khánh thành tháng 1 năm 2002 trang bị các thiết bị dệt, nhuộm hoàn tất, thiết bị thí nghiệm tiên tiến hiện đại của Châu Âu, Châu Mỹ + Công ty cũng đang xây dựng nhà máy may 3 các sản phẩm bằng vải Demin (với các thiết bị may và thiết bị phụ trợ của Mỹ, Nhật) có 4 dây chuyền may quần (công suất 1.000.000 sản phẩm/năm) Nhà máy dệt Hà Đông (đóng tại Cầu Am thị xã Hà Đông) được trang bị 162 máy dệt thoi và 40 máy Tacquard, 186 máy may. + Công ty hợp tác với một công ty của hàn Quốc để xây dựng phân xưởng may mũ tại nhà máy dệt Hà Đông với các thiết bị của Hàn Quốc để xuất khẩu sản phẩm đi Mỹ và Mexico. Bảng 6: Máy móc thiết bị tại nhà máy Dệt Nhuộm và các nhà máy may Đơn vị: Chiếc. STT Máy móc thiết bị Năm sử dụng Số lượng Nước sản xuất Máy cắt 1980 815 Tiệp Khắc, Ba Lan, Trung Quốc Máy may 1990 800 Nhật Bản (Juki, Yamato) Máy thêu 1990 820 Nhật Bản Máy xử lý 1989 20 Hàn Quốc Máy dệt 1989 320 Nhật Bản Tổng số máy 2.775 Nguồn : Phòng kỹ thuật đầu tư Tuy nhiên một thực trạng chung là hầu hết máy móc thiết bị đều được sản xuất từ năm 1979; 1980 ngoại trừ máy Schlafort và Murata mới đợc trang bị từ năm 1994, 1995. 4.3. Nguồn tài chính của công ty. Hiện nay công ty dệt may Hà nội là một trong những công ty có giá trị tài sản lớn trong tổng công ty dệt may Việt Nam. Tổng giá trị tài sản của công ty khoảng gần 300 tỷ với các công trình xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp điện nước, máy móc thiết bị của công ty. Công ty đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn và ngày càng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại làm tăng nguồn vốn cố định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty rất chú trọng vào việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngày một gia tăng. Vì trong kinh doanh có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc thay đổi các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại hơn nhằm giảm bớt sức người. Nhờ đó mà công ty có thêm thời gian đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực để phát huy trí lực của họ để quay lại tiếp tục điều khiển máy móc phục vụ cho công việc của mình được tốt hơn từ đó tăng năng suất doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Do đó, việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với lãnh đạo công ty cũng như đối với những người trực tiếp quản lý nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty luôn tìm cách khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có cũng như nguồn vốn Nhà nước giao cùng với các nguồn vốn khác mà công ty có được. Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều cần có vốn, khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính của công ty phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty trong kỳ vì việc khai thác và tạo lập nguồn hình thành vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô và ảnh hởng tới sự tồn tại của tài sản cố định. Các khoản đầu tư dài hạn và các chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty. Tiếp theo dựa vào bản kế hoạch vốn công ty sẽ tổ chức huy động vốn để đáp úng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của công ty. Bảng 7: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Tổng nguồn vốn 496.097 608.215,82 712.615,82 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 119.063,8 155.337,92 159.682 3.Tổng nợ ngắn hạn 220.448 272.599,47 250.367,74 4.Tổng Tài sản lưu động(TSLĐ) 275.659 332.713,36 282.720,45 5.Tổng vốn bằng tiền 19.000 19.435,63 19.845,63 6.Tỷ suất tài trợ (=2/1) (%) 0,24 0,26 0,224 7.TS thanh toán ngắn hạn (=4/3) (%) 1,25 1,22 1,129 8.TS thanh toán của TSLĐ(=5/4)(%) 0,07 0,06 0,079 9.TS thanh toán tức thời(=5/3) (%) 0,09 0,07 0,07 10. Vốn hoạt động thuần(=4-3) 55.211 60.113,89 32.352,71 Nguồn:Phòng Kế toán-Tài chính Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín trong ngành vì vậy việc huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau là việc không quá khó đối với công ty. Công ty có thể khai thác và tạo lập nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: vốn do ngân sách Nhà nước cấp; vốn từ các quỹ: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận để lại của công ty; vốn vay của ngân hàng; nguồn vốn phát hành chứng khoán. Đây là bộ phận rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; nguồn vốn liên doanh, liên kết. Qua kết quả phân tích tình hình tài chính ở trên có thể thấy rõ việc quản lý tài chính ở công ty rất được chú trọng. Cụ thể, chỉ tiêu tỷ suất tài trợ ở công ty (0,5% chứng tỏ công ty đã biết huy động tốt các khoản vốn vay bên ngoài, chỉ tiêu tỷ suất thanh toán ngắn hạn 0,1) cho thấy công ty có thể chủ động trang trải các khoản nợ bằng tài sản sẵn có của mình. Từ bảng số liệu trên ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp là khá tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết. Đây là một lợi thế rất lớn đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình bởi vì vấn đề nguồn vốn đang là vấn đề rất bức súc đối với các doanh nghiệp dệt may nói riêng và tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố cần, còn yếu tố đủ chính là tình hình sử dụng vốn bởi nó sẽ quyết định đến chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. 5. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU. Kể từ khi hiệp định buôn bán về hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký ngày 15/3/93 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty ra khu vực này rất đáng kể. Mặc dù đây là thị trường hạn ngạch nhưng năm qua hàng dệt may của công ty sang thị trường này đạt kim ngạch xuất khẩu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong giai đoạn 1998-2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường EU tăng trưởng không đều và đang có xu hướng giảm xuống thấp trong những năm 2001, 2002. Trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng hàng năm thì tỉ lệ hàng dệt may xuất khẩu của Công ty sang EU lại giảm xuống. Nguyên nhân có thể là do Công ty tập trung xuất khẩu vào các thị trường khác đặc biệt là thị trường Mỹ- một thị trường đầy hứa hẹn cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trên thị trường EU. Hình 3 Từ những đồ thị trên có thể thấy giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào EU tăng khá cao trong năm 1999 (đạt tỉ trọng xuất khẩu là 27,18% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm đó và doanh thu xuất khẩu vào thị trường EU trong năm này cũng đạt mức cao nhất giai đoạn từ 1998-2002. Hai năm gần đây tỉ trọng xuất khẩu của Công ty có xu hướng giảm dần. Để tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào khu vực thị trường mnày Công ty cần phải có những kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi nhất nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may của Công ty vào thị trường EU. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu vào EU bao gồm quần áo dệt kim, khăn các loại và lều vải du lịch. Trong đó hàng may mặc bằng vải dệt kim của công ty là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo, chiếm 70% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 1999; 88% năm 2000 và 94% năm 2002. Các sản phẩm may mặc của công ty xuất khẩu chính sang EU là áo mặc trong, mặc ngoài, quần áo người lớn, trẻ em, quần áo thể thao nhiều màu sắc phong phú đa dạng. Còn với sản phẩm khăn mặc dù có tăng trong năm 2000 nhưng không phải là xu hướng ổn định. Tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm khăn chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào EU của Công ty. Đối với lều vải du lịch được Công ty kinh doanh từ năm 1996. Tuy nhiên do nhu cầu lều rất thấp và không phải là sản phẩm tiêu dùng phổ biến nên Công ty đã rút khỏi thị trường lều từ quý I năm 2000. Qua cơ cấu sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang EU nhận thấy Công ty đang tập trung nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm dệt kim vào khu vực này, và đây cũng là những sản phẩm tạo ra sức cạnh tranh của Công ty. Bảng 8 : Kết quả kinh doanh theo mặt hàng của công ty trên thị trường EU. Đơn vị: USD Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 Trị giá Tỉ trọng (%) Trị giá Tỉ trọng (%) Trị giá Tỉ trọng (%) Quần áo dệt kim. Khăn các loại Lều vải du lịch 2.476.330 241.000 84.351,88 88 8,6 3,1 2.306.177 20.808 0 91 9 0 1.311.497 86.679 0 94 6 0 S giá trị XK vào EU 2.801.681,88 100 2.326.985 100 1.398.176 100 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Những khái quát về tình hình xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường EU cho thấy công ty dệt may Hanoisimex đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực thị trường này mà công ty coi là một thị trường trọng điểm của mình. II. Thực trạng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường may mặc EU. EU là thị trường truyền thống và quan trọng số một của Công ty Hanoisimex, nhận thức rõ điều này, ngay từ đầu Công ty đã rất trọng đến thị trường này. Công ty bắt đầu làm ăn với thị trường EU từ năm 1992 cho đến nay hàng hoá cuả Công ty trên thị trường đã có một chỗ đứng nhất định và có được khả năng cạnh tranh với một số sản phẩm khác. Tuy nhiên, sức cạnh tranh hàng may mặc của Công ty đang ở vị trí nào thì cần phải phân tích các chỉ tiêu sau: 1. Sức cạnh tranh của công ty trên thị trường may mặc EU. 1.1. Thị phần của công ty trên thị trường EU. Thị phần của công ty trên thị trường EU là phần trăm giá trị xuất khẩu hàng may mặc của công ty so với giá trị tiêu thụ hàng may mặc trên thị trường này. Chỉ tiêu này cho biết phần trăm chiếm lĩnh thị trường may mặc EU mà công ty chiếm lĩnh được, nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty lớn còn nếu chỉ tiêu này thấp thì phản ánh tình hình ngược lại. Bảng 9: Cơ cấu thị phần hàng may mặc của Việt Nam và công ty Hanosimex trên thị trường EU. Đơn vị: triệu USD. Chỉ tiêu KNNK của EU KNXKcủaViệt Nam ThịphầncủaViệt Nam.(%) KNXK của công ty. Thịphầncủa côngty.(%) Giá trị Tốcđộ tăng(%) Giá trị Tốcđộ tăng(%) 1998 37964 474 1,25 1.8 0,0047 1999 40540 553 16,7 1,37 2,7 50 0,0067 2000 42932 580 5 1,35 2,5 - 7.4 0,006 2001 45723 600 3,5 1,3 2,3 - 8 0,005 2002 48192 550 -8,3 1,14 1,3 - 43 0,0027 Nguồn: Bộ Thương Mại.s Qua số liệu 5 năm lại đây, nhận thấy rằng thị phần may mặc của công ty trên EU còn rất khiêm tốn, chưa đạt mức 0,1%, năm công ty có được thị phần cao nhất cũng chỉ là 0,0067% vào năm 1999 ( bằng 0,5% so với thị phần mà may mặc Việt Nam chiếm lĩnh được trên EU). Xu hướng biến động thị phần của công ty trên EU trong giai đoạn 1998-2002 chưa đợc ổn định. Nếu hai năm đầu của giai đoạn này, thị phần của công ty tăng khá mạnh từ 0,0047% lên0,0067% (tăng 43%) thì ba năm tiếp theo, thị phần của công ty giảm dần từ 0,0067% năm 1999 xuống còn 0,006% năm 2000 và con số này chỉ còn là 0,0027% vào năm 2002. Diễn biến này cho thấy sức cạnh tranh của công ty trên EU đang giảm dần so với các nước khác cùng xuất khẩu vào EU. Theo dõi sự diến biến thị phần của công ty cùng với sự diễn biến thị phần may mặc Việt Nam trên thị trường may mặc EU, thì xu hướng giảm sức cạnh tranh này cũng là của chung toàn ngành may mặc Việt Nan chứ không phải riêng công ty dệt may. Cụ thể: thị phần may mặc của Việt Nam trên EU cũng đạt cao nhất năm 1999 là 1,37% và sau đó giảm liên tục xuống vào những năm tiếp theo với 1,14% năm 2002. Xu thế này cho thấy những lợi thế cạnh tranh trước đây hàng may măc Việt Nam đạt được trên EU nay đã mất dần thay vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cùng xuất khẩu hàng may mặc vào EU. Tuy nhiên để nhìn nhận chính xác sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam nói chung và của công ty Hanosimex nói riêng thì cần phải xem xét toàn diện các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh. 1.2. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm. Sản phẩm may mặc là mặt hàng nhạy cảm có tính mùa vụ và là một sản phẩm thiết yếu với người tiêu dùng. Với người tiêu dùng EU là những khách hàng khó tính thì yêu cầu của họ với các sản phẩm may mặc là tương đối cao, có tính thẩm mỹ và chất lượng tốt. Nếu công ty thoả mãn được nhu cầu này của khách hàng thì sẽ không ngừng củng cố được vị trí cạnh tranh trên thị trường EU. Trong những năm gần đây, công ty đã xuất khẩu sang thị trường EU hơn một chục mặt hàng, trong đó các sản phẩm công ty tập trung xuất khẩu là áo Poloshirt, Tshirt, Hineck, quần áo thể thao, quần dài nam nữ và một số sản phẩm khác như: áo váy nữ, váy nữ, quần áo xuân thu nam nữ. Công ty xuất khẩu theo đơn đặt của khách hàng. Như vậy về cơ cấu mặt hàng, các sản phẩm xuất sang EU tương đối đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Bảng 10: Cơ cấu các mặt hàng của công ty trên thị trường may mặc EU. Đơn vị: USD STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Trị giá Tỉ trọng (%) Trị giá Tỉ trọng ( %) Trị giá Tỉ trọng (%) 1 PoloShirt 971.464 69,23 975.513 42,3 537.714 41 2 T-Shirt 475.456 19,2 477.379 20,7 301.644 23 3 Hineck 233.766 9,44 200.637 8,87 87.870 6,7 4 Quần áo thể thao 309.541 12,5 262.904 11,4 141.642 10,8 5 Quần dài nam nữ 201.326 9,13 691.851 3 108.854 8,3 6 Các sản phẩm khác. 284.778 11,5 320.559 13,8 133.773 11,2 Tổng KNXK 2.476.330 100 2.306.177 100 1.311.497 100 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Căn cứ vào bảng số liệu trên thì 2 mặt hàng áo Poloshirt, Tshirt là thế mạnh của công ty trên thị trường EU. Khả năng tiêu thụ 2 sản phẩm này trên EU rất tốt và tương đối ổn định, giá trị kim ngạch xuất khẩu của chúng đạt cao nhất trong năm 1999 (xấp xỉ 1.6triệu USD) tăng 67% so với năm 1998 và hai năm tiếp theo giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng ở gần 1.5triệu USD mỗi năm. Hai sản phẩm này đang dần chiếm lĩnh được thị trường EU và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Có được kết quả này một phần là do những nỗ lực không ngừng cải tiến mẫu mã, thay đổi màu sắc và hạ chi phí trên một đơn vị ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, đây là những mặt hàng có kỹ thuật sản xuất đơn giản, trong khi các đối thủ cạnh tranh có trình độ kỹ thuật hiện đại, nguồn vốn lớn hơn nên họ tập trung vào sản xuất những sản phẩm may mặc đòi hỏi độ phức tạp cao, vốn đầu tư nhiều. 1.3. Chất lượng sản phẩm của công ty trên EU. Trong cạnh tranh, công cụ quan trọng nhất để tạo vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường là chất lượng sản phẩm. Đối với thị trường may mặc EU thì tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm đòi hỏi rất khắt khe và luôn thay đổi. Do vậy để củng cố và tăng cường hoạt động xuất khẩu các sản phẩm may mặc sang EU, Công ty đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể năm 2000 vừa qua Công ty đã xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm thực hiện quá trình quản lý và cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo dựng niềm tin với khách hàng nhằm củng cố và mở rộng vị thế của mình trên thị trường quốc tế EU. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu trong đó trọng tâm là đầu tư nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ, đảm bảo yêu cầu chất lượng các loại vải sợi hàng may mặc (năm 2000 Công ty đầu tư tài sản cố định tăng thêm 55.061 trđ so với năm 2000 và năm 2002 tăng thêm 31283 trđ nữa). Đi liền với đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty còn nỗ lực không ngừng trong công tác đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc được sản xuất ra (hàng năm Công ty dành 1% lợi nhuận thu đợc cho quĩ đào tạo tay nghề cán bộ công nhân viên). Ngoài ra Công ty quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm kiểm tra chất lượng KCS của Công ty nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất. Đặc biệt nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng may mặc được Công ty nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm may mặc của Công ty nói chung và sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU nói riêng được cải thiện rõ rệt, tỉ lệ hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu thiết kế và đảm bảo chất lượng ngày càng giảm. (Xem bảng số liệu trang sau) Tỷ trọng hàng may mặc xuất sang EU bị trả lại của Công ty Hanoisimex ngày càng giảm, đến năm 2002 hàng bị trả lại chỉ còn là 1,2%. Chất lượng sản phẩm của Công ty được đánh giá là không kém gì chất lượng của các quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ, ấn Độ, Hồng Kông và có khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm của quốc gia này trên thị trường may mặc EU. Nhưng tính đến năm 2002 tỉ trọng hàng bị trả lại của Công ty so với sản phẩm của các nước có chất lượng thứ nhất và thứ hai trên thị trường EU vẫn còn tương đối cao. Cụ thể là cao hơn 0,4% so với hàng của Thổ Nhĩ Kỳ, 0,3% so với sản phẩm của ấn Độ và 0,1% với sản phẩm của Trung Quốc và Hồng Kông. Bảng 11 : Tỉ trọng sản phẩm đạt chất lượng của các quốc gia trên thị trường EU qua các năm. Đơn vị : % STT Năm Các quốc gia 2000 2001 2002 1 Trung Quốc 97,5 98,7 99 2 Thổ Nhĩ Kỳ 98 98,5 99,2 3 ấn Độ 97,8 98,3 99,1 4 Hồng Kông. 97,5 98,2 94,7 5 Tuynidi 96,8 97,5 98,3 6 Indonexia 96,4 97,5 98,4 7 Công ty Hanoisimex 97 98 98,8 Nguồn: Bộ Thương Mại. Nguyên nhân của thực trạng này là : - Đa phần máy móc của Công ty còn lạc hậu, chủ yếu được nhập về từ trước năm 1995, công nghệ kém hơn các nước khác. - Trình độ cán bộ công nhân chưa cao lại đồng đều và ổn định. - Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 của Công ty mới áp dụng được 2 năm nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó, trong khi các nước khác hệ thống này đã được áp dụng từ lâu và nay họ đã bước đầu áp dụng hệ thống ISO 14.000 về bảo đảm môi trường. - Nguyên nhân chính đó là nguồn nguyên liệu của Công ty chủ yếu nhập khẩu về để gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn nên chất lượng những nguyên liệu này không được đồng đều ảnh hưởng đến chất lợng sản phẩm đầu ra. 1.4. Giá cả sản phẩm của công ty trên EU. Giá cả là nhân tố tạo doanh thu quyết định giá bán của Doanh nghiệp, vì thế những quyết định về giá của Công ty sẽ ảnh hởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung thì với mức giá của của sản phẩm mà Công ty đa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế. Hàng hoá của Việt Nam có lợi thế so với các nước khác về giá nhân công rẻ, đó chính là điểm mạnh để cho các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Công ty Hanoisimex nói riêng sử dụng các biện pháp định giá cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU. Hiện nay với hàng may mặc xuất khẩu của Công ty sang EU, Công ty định giá dựa trên giá Fob tức là khách hàng sẽ phải thanh toán chi phí vận chuyển từ nơi giao hàng của người bán đến địa điểm cuối cùng của khách hàng. Theo cách định giá này thì Công ty sẽ không phải lo chi phí vận chuyển hàng hoá từ cảng nước này xuất khẩu sang cảng nước nhập khẩu. Giá bán sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty được tính theo công thức: Giá bán = Chi phí sản xuất x đơn vị sản phẩm + lãi dự kiến Trong đó chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gồm : + Chi phí cho nguyên liệu đầu vào + Chi phí nhân công + Chi phí cố định : mức tiêu hao điện nước, máy móc thiết bị. +Mức lãi dự kiến được Công ty tính bằng cách cộng thêm lãi 10 -15% vào tổng chi phí. So với các nước khác cùng xuất khẩu hàng may mặc vào EU, Công ty có lợi thế lớn hơn các quốc gia này ở chi phí lao động rất thấp. Chi phí lao động may mặc cho 1 giờ của Công ty Hanoisimex chỉ là 0,22 USD/1giờ trong khi Trung Quốc là 0,43 USD/h, Thổ Nhĩ Kỳ là 1,36 USD/h và ấn Độ là 1,22USD/h. Chính vì vậy mà sản phẩm may mặc của Công ty trên EU có mức giá thấp hơn sản phẩm của một số quốc gia. (Xem bảng số liệu trang sau). Mức giá của Công ty đa ra trên thị trường EU không chênh lệch lớn so với ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và có khả năng cạnh tranh về giá so với sản phẩm của 2 quốc gia này. Nhưng mức giá của Công ty còn tương đối cao với giá của may mặc của Trung Quốc và giá của quốc gia này ngày càng hạ xuống. Bảng 12 : Giá cả bình quân của Công ty và một số nước trên thị trường EU Đơn vị : USD STT Năm. Năm Các quốc gia 2000 2001 2002 1 Trung Quốc 2,23 2,2 2,1 2 ấn Độ 2,4 2,33 2,28 3 Thổ Nhĩ Kỳ 2,38 2.3 2,24 4 Hồng Kông 2,3 2.27 2,25 5 Công ty Hanoisimex 2,28 2.26 2,22 Nguồn: Bộ Thương Mại. Do năng xuất lao động của Trung Quốc cải thiện nên chi phí lao động có xu hướng giảm cộng với chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào như vải, sợi, hoá chất thuốc nhuộm và qui mô sản xuất không ngừng tăng lên để có thể khai thác được tính hiệu quả theo qui mô. Trong khi đó, lợi thế về chi phí lao động thấp của Công ty đang thấp dần mà nguồn nguyên liệu lại phải nhập theo chỉ định của khách hàng hay nhập từ chính Trung Quốc, Hồng Kông đã làm cho sức cạnh tranh về giá của Công ty Hanoisimex giảm đi. 1.5. Số lượng khách hàng của công ty theo nước. Bảng 13: Cơ cấu xuất khẩu của Công ty vào từng nước thuộc EU. Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Trị giá Tỉ trọng (%) Trị giá Tỉ trọng (%) Trị giá Tỉ trọng (%) Anh Đức Pháp Rumani Thuỵ Điển Hà Lan. Đan Mạch 1.272.060 343.148 104.768 56.305 2.251 89.079 170.554 62 16,8 5 2,8 0,1 4,4 8,4 1.332.393 112.458 112.231 262.786 0 165.522 262.786 59 5 5 12 0 7 12 1.048.900 50.466 0 0 0 45.156 253.655 75 3,6 0 0 0 3,3 18 SKNXK 2.038.165 100 2.248.176 100 1.398.177 100 Nguồn: Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu Hiện Công ty có quan hệ làm ăn với 7 nước trên tổng số 15 nước thuộc EU: Anh, Đức, Pháp, Rumani, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đan mạch, Anh là bạn hàng truyền thống của EU và làm thị trường Công ty xuất khẩu phần lớn hàng may mặc sang chiếm 62% kim ngạch của Công ty xuất khẩu sang EU năm 2000 chiếm 75% vào năm 2002. Điều này chứng tỏ sản phẩm may mặc của Công ty sang thị trường Anh có sức cạnh tranh tương đối cao. Tiếp theo là Hà Lan, 3 năm lại đây tỉ trọng xuất khẩu của Công ty vào đây của liên tục tăng cao, từ 8,4% năm 2000 lên 18% năm 2002. Số nước còn lại tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Công ty không cao có xu hướng giảm xuống, đặc biệt năm 2003 Công ty không có một hợp đồng xuất nào sang các nước Rumani, Thuỵ Điển. ở các nước này sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty không cao và thị phần của Công ty đang dần để rơi vào các nước Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, ấn Độ, Hồng Kông, Indonexia. Nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác nghiên cứu thị trường của Công ty không có hiệu quả cao. Những biện pháp nghiên cứu thị trường còn mang tính chung chung áp dụng cho tất cả thị trường chứ chưa cụ thể ở một thị trường nào. Công ty chưa nắm bắt được nhu cầu may mặc của từng Quốc gia thuộc EU nên các sản phẩm của Công ty đưa ra không đáp ứng đợc nhu cầu trên ở Quốc gia này. 1.6. Các dịch vụ bán hàng của công ty trên thị trường EU. Ngày nay, khi lợi thế cạnh tranh về giá cả chất lượng sản phẩm ngang bằng thì cạnh tranh bằng các dịch vụ lại được các nước sử dụng bằng các dịch vụ lại được các nước sử dụng như "vũ khí" lợi hại để làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm của mình so với các đối thủ khác. Với Công ty Hanosimex, "vũ khí" này lại chưa hề đợc quan tâm thích đáng để làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường EU. Công ty chủ yếu bán hàng cho khách hàng theo hình thức Fob, tức là khách hàng phải tự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0061.doc
Tài liệu liên quan