Đề tài Thực trạng triển khai và giải pháp để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội

Lời mở đầu

Phần I Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 3

I. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm thân tàu biển 3

1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hải 3

2. Đặc điểm của phương thức vận tải biển. 5

II. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 8

1. Các loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu biển 8

2. Các loại tổn thất 14

3. Các loại chi phí trong bảo hiểm thân tàu biển 18

4. Các chủ thể liên quan 21

5. Đối tượng bảo hiểm - Số tiền bảo hiểm - Giá trị bảo hiểm 21

6. Phạm vi bảo hiểm 22

7. Điều kiện bảo hiểm thân tàu 24

8. Phí bảo hiểm 26

9. Những qui tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu biển 27

10. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu 31

11. Thời hạn bảo hiểm 33

Phần II Triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 35

I. Giới thiệu chung về Bảo Việt Hà Nội 35

1. Sự ra đời và phát triển của Bảo Việt Hà Nội 35

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 37

3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng bảo hiểm hàng hải 39

II. Bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội: Những thuận lợi và khó khăn 41

1. Thuận lợi 41

2. Khó khăn 45

III. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 48

1. Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 48

Trách nhiệm 49

Tiến trình 49

2. Công tác giám định 58

Tiến trình 59

3. Công tác bồi thường 65

Trách nhiệm 66

Tiến trình 66

4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 73

5. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 75

6. Phân tích nguyên nhân 77

Phần III Một số đề xuất để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 80

I. Phương hướng phát triển của Bảo Việt Hà Nội trong tương lai 80

1. Mục tiêu “Lợi nhuận” 80

3. Mục tiêu “Giữ vững thị phần” 80

4. Mục tiêu “nâng cao uy tín của Công ty” 81

II. Một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội. 82

1. Công tác khai thác 82

2. Công tác giám định 85

3. Công tác bồi thường 86

4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 88

5. Bộ máy tổ chức 89

6. Tăng khả năng cạnh tranh của Công ty 91

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng triển khai và giải pháp để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các địa bàn. Ba phòng nghiệp vụ và 12 văn phòng đại diện là các đơn vị trực tiếp tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Các đơn vị này không hạch toán độc lập nhưng có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của mình ở mức phân cấp cho phép và được hưởng các chế độ khác theo doanh thu. Năm phòng chức năng và ba phòng nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau, cùng phối hợp với ban giám đốc đánh giá hoạt động kinh doanh, đưa ra các qui định nghiệp vụ, đề ra các biện pháp đối sách kịp thời. 3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng bảo hiểm hàng hải Phòng bảo hiểm hàng hải thành lập theo quyết định số 66/TCCB-97 ngày 17/04/1997 của Giám đốc Công ty bảo hiểm Hà Nội. Trước đây, từ 1989 đến 1994, Bảo Việt Hà Nội có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Sau đó nghiệp vụ này được chuyển lên Tổng công ty thực hiện toàn bộ. Nhưng do đòi hỏi của tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã quyết định lập lại Phòng bảo hiểm hàng hải tại Bảo Việt Hà Nội để củng cố và tăng vị thế của mình. Cũng kể từ đó, bảo hiểm hàng hải trở thành một kế hoạch quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, phát triển và mở rộng qui mô của Công ty với mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận, củng cố vị thế cạnh tranh của mình. Phòng bảo hiểm hàng hải có chức năng tổ chức thực hiện tất cả các nghiệp vụ, công tác thuộc phạm vi hoạt động của mình sao cho đem lại kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty trong chiến lược phát triển: - Tuyên truyền, vận động, thuyết phục khách hàng - Thiết lập quan hệ với các ban ngành từ TƯ đến địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện nước ngoài... - Ký cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp - Quản lý hợp đồng đã ký kết - Thực hiện triệt để các qui định của Tổng công ty về các nghiệp vụ, vấn đề hoàn phí và xét trả hoa hồng... - Xây dựng các kế hoạch kinh doanh và bảo vệ kế hoạch kinh doanh của mình. - Hướng dẫn về nghiệp vụ cho các phòng bảo hiểm quận huyện, giúp họ ký kết hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp theo qui định của Tổng công ty. - Thực hiện việc giám định thiệt hại, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ khiếu nại, xem xét tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý của hồ sơ khiếu nại, căn cứ vào phạm vi phân cấp mà trực tiếp tiến hành bồi thường hoặc giao cho đại lý hay chuyển hồ sơ về Tổng công ty... - Thực hiện công tác thống kê nghiệp vụ và báo cáo theo qui định của Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm về các giao dịch với khách hàng thông qua thư tín cả trong và ngoài nước với điều kiện nội dung thư tín phải được Giám đốc phê duyệt. Mang trên mình những trọng trách riêng, cùng với tất cả các phòng ban của công ty, Phòng bảo hiểm hàng hải luôn đặt mục tiêu thực hiện tốt các nghiệp vụ thuộc phạm vi phân cấp của mình đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển vốn là một nghiệp vụ đầy tiềm năng phát triển nhằm cùng Công ty đạt được những kế hoạch đặt ra. II. Bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội: Những thuận lợi và khó khăn Bảo hiểm thân tàu đã trở thành tập quán không thể thiếu trong giao lưu quốc tế. Ngày nay, không có con tàu viễn dương nào không tham gia bảo hiểm thân tàu biển. Theo tập quán quốc tế, người thuê tàu chuyên chở chỉ thuê những con tàu đã được bảo hiểm và ở nhiều cảng trên thế giới đã qui định không cho những con tàu không được bảo hiểm được ra vào. Tất nhiên, lý lẽ thật đơn giản, không một chủ hàng nào lại mong muốn trao gửi toàn bộ số hàng hoá hay cũng chính là cả gia tài của mình cho một con tàu không có độ an toàn đáng tin cậy. Do vậy, hầu như không phải tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm thân tàu biển cho các chủ tàu nữa mà mặc nhiên việc tham gia bảo hiểm thân tàu biển đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với các chủ tàu tham gia hành trình trên biển. 1. Thuận lợi 1.1 Sự phát triển của thị trường thế giới Bảng 4: 20 Đội tàu hàng đầu thế giới Quốc gia Tàu buôn Tàu chở hàng Số lượng Trọng tải Tuổi Số lượng Trọng tải Tuổi Đơn vị Chiếc 1000 Tấn Năm Chiếc 1000 Tấn Năm Libêria 1.611 53.918 12 1.526 53.466 12 Panarma 5.564 57.618 17 4.286 56.785 16 Hi Lạp 1.929 29.134 24 1.644 29.035 23 Sip 1.591 22.842 16 1.534 22.795 16 Nhật 9.950 24.247 10 5.719 22.880 9 Bahamas 1.121 21.224 14 998 20.941 14 Nauy 735 19.383 13 751 19.317 13 Manta 1.037 14.163 19 969 14.122 19 Trung Quốc 2.510 14.945 16 1.811 14.183 17 Mỹ 5.646 14.086 21 551 12.533 27 Singapore 1.129 11.034 12 726 10.897 14 Nga 5.335 16.814 15 1.946 11.030 17 Philippine 1.469 8.466 20 1.012 8.344 18 Hong kong 418 7.664 13 356 7.630 13 Hàn Quốc 2.085 7.047 19 744 6.468 16 ấn Độ 886 6.575 14 411 6.160 14 Đài Loan 651 6.071 16 268 5.939 13 Italia 1.548 7.030 20 872 6.533 20 St-Vincent 961 5.288 22 749 5.160 22 Ukraina 1.124 5.264 16 596 4.403 17 Tiểu cộng 47.300 352.813 - 27.469 338.621 - Tổng cộng 80.655 458.000 - 42.152 433.000 - (Nguồn: “Kỹ thuật bảo hiểm” -Tập V- Đại học tài chính - Kế toán- HN) Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là sự phát triển của các đội tàu. Xu hướng mở rộng thị trường bảo hiểm thân tàu biển dựa trên sự phát triển của các đội tàu buôn thế giới, thể hiện qua bảng thống kê trên. Thông qua bảng số liệu có thể thấy một thị trường khổng lồ cho nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển khai thác. 1.2. Tình hình trong nước Trong bối cảnh đó, ở nước ta, vận tải biển cũng đang lớn mạnh và có tầm quan trọng đặc biệt: hơn 90% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Vì vậy, định hướng phát triển của ngành hàng hải đã mở ra những hướng đi rất cụ thể cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tạiViệt Nam. Định hướng phát triển đội tàu: xây dựng một đội tàu hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực, chuyên môn hoá 50%, đảm bảo vận chuyển 80% hàng nội địa và 30% hàng hoá xuất nhập khẩu. Dự kiến từ năm 2001 đến năm 2010 đội tàu container sẽ có thêm 16 tàu với sức vận tải hơn 26.000 TEU, tương đương 320.000 DWT, đảm nhận vận chuyển khoảng một triệu TEU/năm (khoảng 12 triệu tấn hàng hoá). Đội tàu chở dầu thô sẽ có 10 tàu với tổng trọng tải 810.000 DWT tương đương tổng số vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD phục vụ vận chuyển 5 triệu tấn dầu xuất khẩu và 3 triệu tấn cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đội tàu chở dầu sản phẩm sẽ có 6 loại tàu trên 10.000 DWT và 5 tàu dưới 10.000 DWT với khối lượng vận chuyển khoảng một triệu tấn/ năm; 3 đến 5 tàu vận chuyển khí ga phục vụ nhu cầu trong nước; 10 tàu chở hàng đa năng 325.000 DWT... như vậy đến 2010 sẽ có 107 tàu với 2.063.000 DWT/ 32.000 TEU. Đầu tư xây dựng cảng: tại Đà Lạt, Đại hội lần thứ 3 Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đã thông qua 15 dự án vận tải biển của chương trình “Hành động Giao thông vận tải ASEAN” và 6 dự án hoạt động có liên quan. Bước sang năm 2000, Tổng công ty Hàng hải tiếp tục hoàn thành các dự án đầu tư nâng cấp và cải tạo, hiện đại hoá các trang thiết bị để nâng cao năng suất xếp dỡ hàng hoá cho các cảng, đầu tư nâng cấp các cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ... Dự kiến đến năm 2010, các cảng sẽ đạt mức hàng hoá thông qua là trên dưới 60 triệu tấn/ năm. Như vậy, yêu cầu đầu tư đến 2010 vào khoảng 1323 triệu USD trong đó 823 triệu cho phát triển đội tàu, 410.450 triệu USD cho các cảng và 50 triệu trang bị cho các cơ sở dịch vụ. Xây dựng các tuyến đường biển: việc hình thành và mở rộng nhiều luồng tàu thường xuyên và tàu chuyến, xây dựng các tuyến đường biển cũng mang lại những lợi thế rất lớn: Tuyến đường biển Hải Phòng-Hongkong 900 Km Tuyến đường biển Hải Phòng-Đà Nẵng 650 Km Tuyến đường biển TP Hồ Chí Minh-Singapore Tuyến đường biển TP Hồ CHí Minh-Bangkok Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng: từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế thì hàng năm tốc độ phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gần 20%, hơn 20 tỷ USD mỗi năm. Việc bán hàng bằng giá CIF với yêu cầu thuê tàu và mua bảo hiểm trong nước sẽ mang lại nhiều lợi nhuận. Có điều kiện tiếp thu những bài học kinh nghiệm: đối với bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam, đây là một thị trường đang bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng do đó có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Hơn nữa, Việt Nam đi sau thế giới trong việc triển khai nghiệp vụ nên có điều kiện ứng dụng nhiều thành tựu mà thế giới đã đạt được đồng thời tránh được những thất bại mà các nước đi trước vấp phải. 1.3 Đối với công ty Là một công ty con tiêu biểu trực thuộc Bảo Việt, Bảo Việt Hà Nội có được ưu thế rất lớn đó là sự hậu thuẫn của Bảo Việt trong các hoạt động kinh doanh của mình. Uy tín của Bảo Việt tạo ra một niềm tin lớn trong công chúng, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác khai thác thị trường bảo hiểm cũng như trong triển khai tất cả các nghiệp vụ khác. Hơn nữa, địa bàn kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội lại chính là trung tâm kinh tế thương mại của cả nước, trụ sở chính của các công ty lớn, những ngành quan trọng đầu não đều được đặt tại đây. Chính vì vậy mà Công ty có cơ hội khai thác được những hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và khi cần giải quyết các khiếu nại bồi thường thì rất thuận tiện về mặt thủ tục pháp lý... Những mối quan hệ tốt với những cấp chính quyền cơ sở, với các cơ quan liên quan... cũng là một lợi thế rất lớn mà Bảo Việt Hà Nội có được, điều đó cực kỳ cần thiết trong kinh doanh bảo hiểm, một ngành mà sản phẩm của nó vốn rất trìu tượng. Bên cạnh những cơ hội mà bảo hiểm thân tàu biển có được còn phải kể đến những khó khăn phải đối mặt trong quá trình triển khai nghiệp vụ này. 2. Khó khăn 2.1 Điều kiện kinh tế Sự giảm sút chung của nền kinh tế thế giới khiến cho tốc độ phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển trong những năm qua không cao mặc dù sự cạnh tranh giữa các công ty vẫn diễn ra rất sôi động. Năm 2001, doanh thu phí ước tính chỉ đạt bằng năm 2000, tức là khoảng 3,2 triệu USD. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu đang có chiều hướng sút giảm. Bên cạnh đó lại xảy ra một số tổn thất lớn như vụ tàu Lục Nam bị chìm tại ấn Độ ngày 10/07/2001 trị giá thiệt hại về thân tàu là hơn một triệu USD hay vụ tàu Ptrolimex 01 bị đâm va tại Vũng Tàu ngày 07/09/2001, ước tính tổn thất thân tàu gần 700.000 USD. 2.2 Đội tàu 2.2.1 Đội tàu biển nhỏ bé, lạc hậu Dù đã có những định hướng phát triển dài hạn nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng hiện tại, đội tàu biển của nước ta còn quá nhỏ bé, lạc hậu, mất cân đối, không phù hợp với nhiệm vụ vận tải biển phục vụ cho nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn hiện nay. Năm 1999, có 885 tàu với hơn một triệu tấn trọng tải. Trong khi đó, đội tàu lớn nhất thế giới PANAMA có tới 99 triệu tấn trọng tải tính theo đơn vị DWT, hay đội tàu của Singapore, một nước trong khu vực Đông Nam á cũng đạt tới 20 triệu tấn trọng tải. Trong 14,8 triệu tấn hàng hoá vận chuyển chúng ta chỉ thực hiện vận chuyển 3,4 triệu tấn, 11,4 triệu tấn còn lại là do các đội tàu nước ngoài đảm nhiệm. Điều này phản ánh một thực tế là đội tàu của chúng ta quá nhỏ bé, không đáp ứng được nhu câu vận tải trong nước, làm thất thoát thu nhập của ngành hàng hải. 2.2.2 Chất lượng của đội tàu thấp Không chỉ về số lượng mà chất lượng của đội tàu cũng gây ảnh hưởng đáng kể. Do kỹ thuật đóng tàu thấp, nguồn tài chính eo hẹp nên không đủ khả năng đóng các các con tàu trọng tải lớn, chất lượng cao. Đội tàu với nhiều tàu già, trang thiết bị cũ nát... không đủ khả năng đi biển tạo ra tâm lý không tin tưởng cho khách hàng. Tổn thất về ngành vận tải hàng hải và ngành bảo hiểm thân tàu biển là không tránh khỏi. Hiện nay, việc vận chuyển hàng hoá bằng các đội tàu của nước ngoài vẫn rất phổ biến và đây là một thất thoát lớn cho ngành Hàng hải Việt Nam. 2.2.3 Thị trường nhỏ hẹp Đặc trưng của thị trường bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam là một thị trường nhỏ hẹp, chỉ có khoảng 5 đội tàu lớn như: Vinalines, Seaprodex, Petechim, Viconshipdeuf... thuộc doanh nghiệp nhà nước, không có sự đầu tư của tư nhân để có các đội tàu viễn dương lớn... Vì vậy mà số lượng chủ tàu tham gia bảo hiểm thân tàu biển cũng rất hạn chế, các công ty khó mở rộng đối tượng khách hàng của mình. 2.3 Môi trường cạnh tranh không lành mạnh Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước gây nên một trở ngại rất lớn. Trong nước, việc mỗi ngành tự lập cho mình một công ty bảo hiểm riêng tạo nên một thị trường có tính độc quyền cao, một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. các công ty này đều có các cổ đông là các ngành kinh tế mạnh của Quốc gia và đều dùng các biện pháp hành chính để ép buộc các đơn vị kinh tế trực thuộc tham gia bảo hiểm tại công ty bảo hiểm của ngành. Đơn cử chỉ riêng trong ngành bưu điện, Bảo Việt Hà Nội đã bị mất dịch vụ với Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện với tổng doanh thu lên đến 3 tỷ đồng. Hơn nữa, ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, tạo nên một môi trường cạnh tranh quyết liệt. Nhưng sự cạnh tranh đó thực chất chỉ là “cạnh tranh ảo” bởi lẽ thị trường bảo hiểm thân tàu biển nước ta phụ thuộc chặt chẽ vào việc tái bảo hiểm ra nước ngoài. Do tiềm lực tài chính hạn chế của các công ty bảo hiểm trong nước, phần lớn phí bảo hiểm thu được đều thực hiện tái ra nước ngoài nên việc định phí là do các công ty tái bảo hiểm này quyết định. Nói một cách khác, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường bảo hiểm trong nước chỉ là công cụ cho cạnh tranh của các nhà môi giới hay các nhà tái bảo hiểm nước ngoài. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh từ các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn tới thị trường bảo hiểm trong nước.Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cho các công ty này tham gia là xu thế tất yếu của sự hội nhập quốc tế nhưng quả thực đây lại là một bất lợi lớn đối với các công ty bảo hiểm trong nước. Việc cạnh tranh với các công ty bảo hiểm tầm cỡ quốc tế, có một lịch sử lâu đời và được sự hậu thuẫn của các tập đoàn tài chính khổng lồ đối với các công ty bảo hiểm của Việt Nam là hết sức khó khăn. Việc thuê những nhà quản lý nước ngoài cho các đội tàu do chúng ta không có kinh nghiệm và không có đủ kỹ thuật lại càng tạo điều kiện cho việc chu chuyển các khoản phí bảo hiểm thân tàu biển tới các công ty bảo hiểm nước ngoài. 2.4 Thay đổi lãnh đạo Công ty Năm 1997, Bảo Việt còn gặp một khó khăn nữa đó là thay đổi lãnh đạo Công ty. Giám đốc mới đã phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu, làm quen với công việc và địa bàn. việc chia tách và phân lại địa giới quận, huyện buộc phải thành lập thêm các phòng bảo hiểm mới để chiếm lĩnh địa bàn, giữ vững và ổn định các nghiệp vụ truyền thống. Dẫu còn không ít khó khăn nhưng chúng ta buộc phải đối mặt với thực tế đó, phát huy những lợi thế, biến các thử thách thành các cơ hội nhằm thực hiện những mục tiêu đã đặt ra. Nghiên cứu thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội sẽ góp phần định hướng con đường đi chung cho nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam. III. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội Khai thác, Giám định- Bồi thường, Đề phòng và hạn chế tổn thất là các công tác cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển, đưa ra các đối sách hợp lý nhằm đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía là những mục tiêu lớn trong chiến lược cạnh tranh tạo ra vị thế lớn hơn, hình ảnh thuyết phục hơn trong lòng khách hàng của Bảo Việt Hà Nội. 1. Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển được tiến hành qua các bước sau: Sơ đồ 1: Quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc, tài liệu - Khai thác viên Nhận thông tin Ghi sổ theo dõi cá nhân - Khai thác viên Phân tích, tìm hiểu Đánh giá rủi ro Bản điều tra đánh giá rủi ro - Khai thác viên - Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Từ chối - Xem xét I Trên đề nghị bảo hiểm Phân cấp + Phân cấp khai thác Hồ sơ, số liệu của khách hàng - Khai thác viên - Lãnh đạo - II Tiến hành Đàm phán,Chào phí + Điều khoản, Biểu phí bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ được áp dụng cho từng loại hình bảo hiểm. - Lãnh đạo Chấp nhận bảo hiểm Khách hàng phải có “giấy yêu cầu bảo hiểm” bằng văn bản. - Khai thác viên Cấp Đơn BH Thu phí BH Quy chế quản lý ấn chỉ. - Khai thác viên - Kế toán viên Theo dõi thu phí, Tiếp nhận Giải quyết mới Vào Sổ khai thác/ thống kê Theo dõi thu phí và tái tục 1.1 Nhận thông tin từ khách hàng Tiếp xúc một số cơ quan liên quan như: các cơ quan quản lý, Ngân hàng... để tìm hiểu thông tin về việc mua, đóng mới tàu hoặc về các tàu chưa tham gia bảo hiểm. Tiếp xúc khách hàng để tìm hiểu thông tin về bảo hiểm, tuyên truyền vận động khách hàng tham gia bảo hiểm, hoặc nhận thông tin về nhu cầu bảo hiểm qua đại lý, cộng tác viên. Khách hàng thông báo các thông tin liên quan đến đối tượng cần được bảo hiểm (tài sản, con người, trách nhiệm...). Xử lý ban đầu của khai thác viên khi nhận được thông tin từ khách hàng. 1.2. Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro Thông qua các số liệu thống kê về khách hàng để tư vấn cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro. Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, khai thác viên tự đánh giá rủi ro để có thể đưa ra một mức chào phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm. Khai thác viên hoặc giám định viên đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bảo hiểm (đánh giá trực tiếp đối với tài sản, con người, trách nhiệm) Những trường hợp đặc biệt cần có giám định viên đánh giá rủi ro của các cơ quan chuyên môn khác hoặc của tổ chức nước ngoài. 1.3. Xem xét đề nghị Bảo hiểm Dựa trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro, các số liệu thống kê và chính sách khách hàng, khai thác viên cung cấp phí, điều kiện bảo hiểm cho khách hàng. Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm, thì chỉ chào phí bảo hiểm cho khách hàng khi đã nhận được thông báo phí của thị trường tái bảo hiểm. Đối với các tàu trước đây đã tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hiểm khác (ngoài hệ thống Bảo Việt) thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình tổn thất, thanh toán phí bảo hiểm, tình hình tài chính... Đối với các tàu trước đây đã tham gia bảo hiểm tại công ty bảo hiểm khác (trong hệ thống Bảo Việt) thì cần tìm hiểu xem tại sao lại thay đổi sự lựa chọn công ty bảo hiểm khác để đưa ra điều kiện và tỷ lệ phí bảo hiểm như đã áp dụng trước đây. Nếu tàu còn nợ phí bảo hiểm thì không nhận bảo hiểm. Trường hợp các yêu cầu trên không được thỏa mãn, khai thác viên có thể thông báo bằng văn bản từ chối nhận bảo hiểm. Trường hợp những dịch vụ đặc biệt có giá trị lớn, khách hàng lớn, tính kỹ thuật phức tạp, Khai thác viên đề xuất với lãnh đạo Phòng, lãnh đạo Công ty hoặc lãnh đạo Tổng Công ty phương án đàm phán. Nếu trên mức phân cấp khai thác, Công ty Bảo Việt trực thuộc sẽ tiến hành các bước theo như mục (I) trên biểu đồ. Trường hợp dịch vụ khai thác lớn, vượt quá mức trách nhiệm được phân cấp theo loại hình nghiệp vụ đối với Công ty, Công ty phải có công văn thông báo về Văn phòng Tổng Công ty xin ý kiến chỉ đạo. Trường hợp giá trị tham gia bảo hiểm lớn, mức trách nhiệm cao, vượt mức được phân cấp của lãnh đạo Phòng, thì Phòng nghiệp vụ tiếp tục làm tờ trình phương án giải quyết gửi các Phòng liên quan (Tái Bảo hiểm...) và báo cáo lãnh đạo Tổng Công ty xin ý kiến chỉ đạo. Nếu cần có thể tiến hành đàm phán với lãnh đạo đơn vị khách hàng. 1.4. Tiến hành đàm phán và chấp nhận bảo hiểm Phí bảo hiểm đã chào cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thì tùy từng trường hợp, lãnh đạo Phòng, lãnh đạo Công ty hoặc lãnh đạo Tổng công ty sẽ có cuộc gặp với khách hàng hoặc có ý kiến để tính toán lại phương án chào phí cho phù hợp. Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hồ sơ số liệu về khách hàng, chính sách khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm hàng đầu... sẽ được lãnh đạo xem xét để đưa ra được mức phí phù hợp, đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. 1.5. Cấp đơn bảo hiểm Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, đề nghị gửi “Giấy yêu cầu bảo hiểm” hoàn chỉnh chính thức bằng văn bản cho BảoViệt (yêu cầu có ký tên và đóng dấu). “Giấy yêu cầu bảo hiểm” là một bằng chứng và là cơ sở pháp lý thể hiện ý chí của khách hàng về việc đồng ý tham gia bảo hiểm và là một bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm. Việc cấp đơn bảo hiểm được tiến hành theo các bước: Bước 1: Kiểm tra giấy tờ, kiểm tra tàu Nhận và kiểm tra giấy yêu cầu bảo hiểm Giấy yêu cầu bảo hiểm được coi là hợp lệ nếu ghi đầy đủ các mục sau: - Tên người được bảo hiểm. - Tên tàu và các đặc điểm riêng của tàu như: quốc tịch, cảng đăng ký, năm nơi đóng, loại tàu, GT, DWT... - Giá trị tàu, giá trị tham gia bảo hiểm (đối với trường hợp có tham gia bảo hiểm thân tàu). - Phạm vi hoạt động. - Thời hạn tham gia bảo hiểm. - Điều kiện tham gia bảo hiểm. Kiểm tra tàu Các tàu lần đầu tham gia bảo hiểm, tham gia bảo hiểm không liên tục thì bắt buộc phải kiểm tra tàu trước khi nhận bảo hiểm. Riêng đối với các tàu nhận ở nước ngoài thì có thể căn cứ vào “hồ sơ đăng kiểm tàu” mà không cần kiểm tra trước. Bước 2: Cấp “Đơn” hoặc “Giấy chứng nhận bảo hiểm” Sau khi kiểm tra giấy yêu cầu bảo hiểm và tình trạng kỹ thuật của tàu, nếu tàu đủ khả năng hoạt động an toàn theo quy định thì căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm tiến hành cấp Đơn, Giấy chứng nhận bảo hiểm trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bảo hiểm hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp “Đơn bảo hiểm” hoặc cấp chậm hơn 05 ngày thì phải thông báo rõ lý do từ chối hoặc chậm trễ cho chủ tàu. Bước 3: Thông báo thu phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm Thông báo thu phí bảo hiểm Phí bảo hiểm được thu theo định kỳ như đã quy định tại hợp đồng bảo hiểm đã ký giữa Bảo Việt. Thông báo thu phí, hoàn phí phải thể hiện rõ các nội dung sau: Tên tàu bảo hiểm, số đơn bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm. Cách tính số phí phải nộp. Số tài khoản của đơn vị. ấn định thời gian nộp phí. Theo dõi thu phí bảo hiểm, tiến hành thanh toán hoa hồng theo chế độ cho đại lý. Hoàn phí bảo hiểm: Trong trường hợp chủ tàu thông báo bằng văn bản hủy hợp đồng bảo hiểm hoặc tàu ngừng hoạt động vv... phải vào sổ theo dõi và báo cáo ngay về Tổng công ty. Việc hoàn phí bảo hiểm phải được thực hiện theo đúng quy định trong Hợp đồng bảo hiểm đã ký giữa Bảo Việt và chủ tàu. 1.6. Theo dõi, tiếp nhận giải quyết mới Theo dõi đối tượng được bảo hiểm, đôn đốc thu phí bảo hiểm. Sửa đổi bổ sung các điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm... theo yêu cầu của người được bảo hiểm, các nhà nhận tái bảo hiểm hoặc thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất.... Theo dõi tình hình bảo hiểm 1.7. Hồ sơ Theo yêu cầu của Bảo Việt, một hồ sơ bảo hiểm bao gồm: - Giấy yêu cầu chào phí bảo hiểm (có thể bằng văn bản hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp thông báo). - Kết quả đánh giá rủi ro (nếu có). - Công văn chào phí (có thể bằng văn bản hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp thông báo). - Giấy yêu cầu bảo hiểm. - Đơn, Sửa đổi bổ sung (nếu có), thông báo thu phí bảo hiểm. Hồ sơ thông thường lưu trữ tại Phòng nghiệp vụ 03 năm. Trong thực tế, qui trình khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển không bắt buộc phải thực hiện một cách khuôn mẫu tất cả các bước nêu trên mà có thể vận dụng một cách linh hoạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 1.8. Kết quả khai thác tại Bảo Việt Hà Nội Thực tế Bảo Việt Hà Nội chỉ mới triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển trở lại từ năm 1997. Cho tới nay, chỉ trong 5 năm hoạt động Bảo Việt Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song trong quá trình triển khai nghiệp vụ công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bảng “Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội” sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn xác thực nhất về tình hình khai thác nghiệp vụ: Bảng 5: Kết quả khai thác nghiệp vụ BHTTB tại Bảo Việt Hà Nội STT Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 1 Tổng phí theo kế hoạch Triệu đ 200 120 90 500 1750 2 Tổng phí thực tế Triệu đ 114 128 662 1042 2398 3 Tỷ lệ % hoàn thành KH % 57 106.7 736 209 137 4 Tỷ lệ tăng trưởng toàn NV % - 112.3 517.2 157 230 5 Tổng doanh thu phí Tỷ đ 83 89 78 77 84 6 Tỷ trọng phí của NV % 0.137 0.144 0.849 1.353 2.844 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Bảo Việt Hà Nội) Trong đó: Bảng số liệu trên thể hiện kết quả khai thác trong 5 năm, từ 1997 đến 2001 cả kế hoạch và thực tế. Theo kế hoạch, mức phí đặt ra trong 3 năm đầu giảm dần từ 200 triệu VNĐ xuống còn 90 triệu. Đặt ra một mức phí khiêm tốn như vậy có thể là vì Bảo Việt Hà Nội đã ý thức được những khó khăn phải đối mặt do trải qua những năm gián đoạn kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển. Trong năm 97, chủ yếu đặt mục tiêu thu hồi nợ phí từ những năm trước. Còn trong hai năm sau đó, ngoài những khó khăn mà phòng Hàng hải phải đối mặt, lại có một vài xáo trộn trong cơ cấu nhân sự, công ty chỉ đặt mục tiêu bước đầu tìm kiếm thị trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0013.doc
Tài liệu liên quan