Đề tài Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh

- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sản xuất tập trung Đại Bái, để dự án sớm đi vào hoạt động trên cơ sở có điều kiện xử lý các chất thải.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất trong làng nghề thiếu vốn trầm trọng. Vì vậy đề nghị UBND huyện Gia Bình phối hợp với các hệ thống tín dụng cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục vay vốn đơn giản.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề còn manh mún, phân tán. Đề nghị các cơ quan chức năng hình thành hệ thống thu mua sản phẩm cho các làng nghề, nhằm tránh những khâu trung gian, tránh những lãng phí trong quá trình tiêu thụ.

- Đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát và giúp đỡ các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nhằm tìm ra những khó khăn trong quá trình sản xuất để cùng nhau giải quyết.

- Đề nghị nhà nước có chính sách giảm thuế đối với các hợp tác xã trong làng nghề.

- Có biện pháp hỗ trợ các địa phương xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho mọi người xung quanh khu vực sản xuất.

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình quân của 1 hộ trong 1 năm là 8,04 triệu và 57 hộ khác. Với hình thức sản xuất kinh doanh ở quy mô hộ, hầu như tất cả các thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức kinh doanh theo hộ gia đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực lượng có khả năng lao động tham gia vào quá trình sản xuất, tận dụng được thời gian, nhu cầu đầu tư thấp. Nó thích hợp với qui mô sản xuất nhỏ, nhất là với tâm lí và thói quen sản xuất nhỏ của người nông dân và thợ thủ công. Tuy nhiên, quy mô hộ gia đình rất hạn chế trong công việc đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Tuy trong làng mới có 3 hợp tác xã nhưng tình hình sản xuất của các hợp tác xã này tương đối ổn định, do vậy chúng là xúc tác quan trọng làm động lực thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển của làng nghề trong cơ chế thị trường. Hộ thuần nông trong làng vẫn chiếm tỷ lệ cao, do vậy mà sản xuất kinh doanh trong làng nghề chưa được thống nhất. Xu hướng trong những năm tới các hộ thuần nông sẽ chuyển hẳn sang làm nghề hoặc vừa làm nghề vừa làm nông nghiệp, nhằm phát triển thống nhất đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp trong làng. 3. Thực trạng lao động trong làng nghề. Thực trạng lao động trong làng nghề được thể hiện qua bảng sau. Biểu 7: Lao động và cơ cấu lao động trong làng nghề Chỉ tiêu ĐVT HTX Hộ chuyên Hộ kiêm 1. LĐ sử dụng thường xuyên bình quân 1 cơ sở 2. LĐ thuê ngoài thường xuyên bình quân 1 cơ sở 3. Tiền công tháng bình quân 1 LĐ thuê ngoài thường xuyên 4. Cơ cấu chất lượng LĐ thường xuyên a.Trình độ học vấn - Chưa tốt nghiệp cấp 1 - Tốt nghiệp cấp 1 - Tốt nghiệp cấp 2 - Tốt nghiệp cấp 3 b.Trình độ chuyên môn kỹ thuật - Không có chuyên môn - Công nhân kỹ thuật - Tốt nghiệp TH, CĐ, ĐH LĐ LĐ 1000đ % % % % % % % % % % 32,5 30 625 100 10 13 58 19 100 71 17 12 2,1 0,71 318,67 100 12 17 57 14 100 81 14 5 1,4 0,25 191,25 100 15 26 48 11 100 85 10 8 Nguồn UBND xã Đại Bái Lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công, lao động sáng tạo. Các sản phẩm trong các làng nghề là sức sáng tạo kỳ diệu của những nghệ nhân và thợ lành nghề. Không giống như những sản phẩm công nghiệp được sản xuất đồng loạt theo dây truyền sản xuất, mỗi sản phẩm trong làng nghề được coi như một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng phong cách riêng, nét sáng tạo riêng, đầu óc mỹ thuật riêng của những người sáng tạo ra chúng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa đảm bảo có giá trị sử dụng đồng thời cũng mang tính nghệ thuật cao, do đó chúng phải được kết hợp giữa công nghệ truyền thống với kỹ năng tinh xảo. Do đặc điểm của làng nghề sản xuất truyền thống là chủ yếu dùng lao động thủ công, nên loại hình sản xuất này thu hút khá nhiều lao động và hao phí lao động sống chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm theo kết quả điều tra ở làng nghề Đại Bái cho thấy bình quân lao động chiếm khoảng 23-25% tổng giá trị sản phẩm. Hình thức hoạt động chủ yếu trong làng nghề là hộ gia đình (chiếm hơn 95%), và các hợp tác xã có qui mô nhỏ. Bình quân một hợp tác xã sử dụng 32,5 lao động thường xuyên trong đó chủ yếu là lao động thuê ngoài, lao động thuê ngoài thường xuyên bình quân của một hợp tác xã là 30 lao động, sử dụng lao động thường xuyên bình quân của một hộ chuyên là 2,1 lao động của một hộ kiêm là 1,4 lao động , lao động thuê ngoài thường xuyên bình quân của một hộ chuyên là 0,71 lao động của một hộ kiêm là 0,25 lao động. Số lao động được huy động vào công tác sản xuất ngành nghề vẫn thấp, nhưng đối với làng nghề Đại Bái việc huy động như vậy đã tận dụng đến mức tối đa nguồn lao động vào sản xuất thì phải nâng mức lao động thuê ngoài. Mức tiền lương tháng bình quân của một người đối với hợp tác xã là 625 nghìn đồng, đối với hộ chuyên là 318,67 nghìn đồng và đối với hộ kiêm là 191,25 nghìn đồng. Từ mức tiền lương như vậy, ta thấy mức thu nhập từ sản xuất ngành nghề đã cao gấp 4,5 lần so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, nhưng so với công sức mà họ bỏ ra thì vẫn thấp, do vậy các cơ sở cần có những biện pháp đổi mới công tác sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Thời gian làm việc của người lao động trong làng nghề thì rất cao, thông thường người thợ làm việc từ 8-10h/1ngày, cũng khi phải làm việc từ 10-12h/1ngày, nhưng do thị trường tiêu thụ không ổn định, sản xuất cầm chừng, ngày làm, ngày nghỉ nên thời gian làm việc bình quân của lao động rất thấp. Làng đã sử dụng toàn bộ 2600 lao động trong làng ngoài ra còn thu hút thêm hàng ngàn lao động từ các vùng lân cận, các lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, lao động lành nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ cao đẳng, đại học hầu như chưa có. Đối với chủ hộ chủ nhiệm hợp tác xã: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế, trình độ văn hoá mới chỉ hết cấp II, kiến thức quản lý chuyên môn kỹ thuật cũng hầu như chưa có. Đối với lao động có đến 90% lao động đã tốt nghiệp cấp I và II, chỉ hơn 10% tốt nghiệp hết cấp III. Thực trạng về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các hợp tác xã chuyên ngành nghề cũng như trong các hộ sản xuất ở làng Đại Bái hiện nay vẫn còn thấp. So với các làng nghề khác trong tỉnh thì tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động có trình độ đại học cao đẳng còn kém hơn rất nhiều. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp cản trở sự phát triển của công nghiệp nông thôn cũng như khả năng tiếp nhận có hiệu quả các hỗ trợ đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đồng thời đó cũng là thách thức và là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở đây. Việc dạy nghề trong các làng nghề chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong gia đình từ đời nọ sang đời kia. Việc truyền nghề chỉ lưu truyền trong làng, cách truyền nghề theo phương thức vừa học vừa làm. Điều này có ưu điểm là đào tạo thợ giỏi, thợ tài hoa nhưng kỹ thuật và bí quyết của nghề không được lưu truyền rộng rãi, do vậy không đào tạo được đội ngũ kỹ thuật lành nghề rộng rãi đáp ứng được sự phát triển của làng nghề. Nét chung nhất trong đào tạo thợ cho làng nghề là người thợ vừa học, vừa làm, tuỳ thuộc vào sự tinh ý và đầu óc nhạy bén của người thợ đó mà người thợ có thể lắm bắt được thủ pháp kỹ thuật và bí quyết của nghề. Như vậy, các tầng lớp nghệ nhân và đội ngũ lao động lành nghề có vai trò rất to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề. 4. Tình hình vốn sản xuất trong làng nghề. Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các làng nghề hoạt động được trong cơ chế thị trường. Nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đòi hỏi ngày càng lớn. Đối với làng nghề Đại Bái tình hình sử dụng vốn được thể hiện qua bảng sau. Biểu 8: Quy mô vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng. Chỉ tiêu HTX (tỷ Đ) Hộ chuyên (Tr Đ) Hộ kiêm (Tr Đ) Tổng vốn bình quân 1 cơ sở 6,5 28 23 Tổng vốn cố định bình quân 4,875 20 17 Tổng vốn lưu động bình quân 1,625 8 6 Vốn tự có bình quân 4,55 19 18 Vốn vay bình quân Vay ngân hàng Vay tư nhân Vay khác 1,95 76% 8% 16% 9 72% 15% 13% 5 65% 24% 11% Nguồn UBND xã Đại Bái Vốn trong làng nghề bao gồm: vốn tự có, vốn chiếm dụng và vốn vay. Vốn tự có chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của làng nghề. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế vốn đang gặp nhiều bất cập, nguồn vốn này thường rất nhỏ bé so với yêu cầu đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ. Do vậy, không thể phát triển sản xuất mà chỉ dựa vào nguồn vốn này được. Vốn chiếm dụng thường được coi là nguồn vốn tự có, là tiền hoặc vật đúng ra phải thanh toán trong sản xuất như trả tiền mua nguyên vật liệu, trả công cho lao động …nhưng chưa thanh toán. Nguồn vốn này rất phổ biến trong các hình thức tổ chức sản xuất, nhất là các hợp tác xã, các hộ làm ăn có uy tín lớn thì nguồn vốn này là rất lớn. Vốn vay là lượng vốn cần thiết nhằm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nay nguồn vốn này đang có nhu cầu ngày càng tăng. Muốn đầu tư phát triển sản xuất thì phải có vốn, nguồn vốn tự có trong các cơ sở sản xuất của làng nghề thường rất nhỏ bé, không đáng kể so với nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt cho đổi mới công nghệ hay đầu tư mua sắm máy móc, mở rộng quy mô sản xuất. Theo số liệu thống kê năm 2002 thì tổng nguồn vốn sản xuất của làng nghề vào khoảng 45 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự có chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn cố định là 33.720 triệu đồng chiếm 74,94%, vốn lưu động chiếm 25,06%. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân của một hợp tác xã là trên 6,5 tỷ đồng, của một hộ là trên 25 triệu đồng. Trong đó vốn cố định bình quân của một hợp tác xã là 4,5 tỷ, của một hộ là 18 triệu đồng, vốn lưu động bình quân của một hợp tác xã là 2 tỷ và của một hộ là 7 triệu đồng. Nguồn vốn tự có bình quân của một hợp tác xã là 4,55 tỷ, của một hộ là 17,5 triệu. Vốn tự có của các cơ sở sản xuất trong làng nghề chiếm rất lớn trong tổng vốn, nhưng nguồn vốn này vẫn rất thấp để phát triển. Vì đối với nghề sản xuất các đồ vật bằng đồng nên lượng tiền bỏ ra để mua sắm nguyên liệu đầu vào và mua sắm náy móc thiết bị dùng sản xuất là rất lớn. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn cố định chiếm khoảng 74,94% tổng nguồn vốn, còn lại là vốn lưu động chỉ chiếm 25,06%. Với tỷ lệ như vậy, vẫn chưa tương xứng đối với nghề sản xuất đồng, đối với nghề này thì nguồn vốn lưu động cũng phải chiếm một tỷ lệ lớn thì mới phục vụ cho quá trình sản xuất được thuận lợi. Do vậy chủ sản xuất cần phải nâng cao mức vốn lưu động hơn nữa. Vốn vay bình quân của một hợp tác xã là 1,95 tỷ đồng, của một hộ là 7,5 triệu đồng, trong đó tỷ trọng vốn vay ngân hàng bình quân một hợp tác xã chiếm 76%, một hộ chiếm 70% trong tổng nguồn vốn, vay của tư nhân bình quân của một HTX chiếm 8%, của một hộ chiếm 20%, còn lại vay khác của một hợp tác xã chiếm 16%, của một hộ chiếm 10% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn vay chủ yếu được vay từ ngân hàng, vì đối với hợp tác xã cũng như các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thì vay ngân hàng tuy thủ tục có phức tạp nhưng đây là nguồn vốn vay lớn và ổn định với mức lãi suất đảm bảo. Còn đối với hợp tác xã thì nguồn vốn vay của họ là rất lớn nên nguồn vay tư nhân của họ thường rất ít chỉ chiếm khoảng 8%, còn lại là họ vay từ các nguồn khác như quỹ hỗ trợ ngành nghề, HTX tín dụng. Đối với các hộ sản xuất thì vay vốn tư nhân của họ chiếm khoảng 20%. Nguồn vay này lớn hơn của hợp tác xã vì nguồn vay của hộ thường nhỏ lẻ , thường là nguồn vay nóng, còn vay khác của họ chiếm khoảng 10%. Vốn vay của các cơ sở sản xuất trong làng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Vì đây là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mà nguồn vốn này lại quá thấp. Cho nên để mở rộng sản xuất thì cá cơ sở này cần tăng nguồn vốn vay hơn nữa. Trong quá trình vay vốn các cơ sở cũng gặp rất nhiều khó khăn như thủ tục phức tạp, lãi suất cao, ... nên cần sự giúp đỡ rất lớn của các cấp chính quyền địa phương. Tuy quy mô về nhu cầu vốn của cơ sở còn ít nhưng trong điều kiện của nông thôn hiện nay nhu cầu vay vốn cũng được cải thiện dần, vốn vay trong các làng nghề thường được vay từ các tổ chức tài chính như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng phục vụ người nghèo Hợp tác xã tín dụng Quỹ tín dụng nhân dân Vay khác... Dịch vụ tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong cung cấp vốn hoạt động sản xuất của các làng nghề, nhất là đối với các hộ sản xuất. 5. Công nghệ kỹ thuật trong làng nghề. Đặc điểm của công nghệ cổ truyền là kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và khối óc thẩm mỹ của người thợ. Trước đây công cụ sản xuất tại các làng nghề chủ yếu là sử dụng công cụ thủ công lạc hậu, ngày nay dưới sức ép của cơ chế thị trường và sự tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, của chính sách kinh tế mới. Công nghệ kỹ thuật trong các làng nghề đã có những thay đổi đáng kể. Trước tiên đó là việc sử dụng điện vào sản xuất, gắn liền với nó là thực hiện nửa cơ khí và cơ khí hoá từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, làm cho công việc sản xuất kinh doanh của làng nghề trở nên dễ dàng hơn. Biểu 9: Tình hình sử dụng trang thiết bị của làng. Chỉ tiêu 1995 2000 2002 Số lượng (hộ, htx) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ, htx) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ, htx) Tỷ lệ (%) 1.Hộ sản xuất - Hộ có sử dụng máy móc - Hộ sử dụng công nghệ truyền thống - Hộ sử dụng công nghệ mới 749 126 664 0 16,8 88,6 0 857 192 709 1 22,4 82,7 0,1 960 513 598 43 53,4 62,2 4,5 2.HTX - HTX có sử dụng máy móc - HTX sử dụng công nghệ truyền thống - HTX sử dụng công nghệ mới 3 3 3 0 100 100 0 3 3 2 1 100 66,7 33.3 3 3 0 3 100 0 100 Nguồn UBND xã Đại Bái Nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước và sự đổi mới của cơ chế thị trường, mà các cơ sở sản xuất trong làng đã đầu tư máy móc vào sản xuất, làm cho các hộ sản xuất có sử dụng máy móc trong làng tăng lên rất nhiều, điều đó giúp cho các hộ nói chung và làng nghề nói riêng ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, do tính chất sản xuất của sản phẩm phải dựa vào máy móc thiết bị, cho nên nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề đã áp dụng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vào sản xuất bao gồm một số máy móc như máy tiện, máy khoan, máy dập...để sản xuất thêm một số loại sản phẩm mới như van xe đạp, van nước, các loại ốc vít, cầu dao điện...nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Do nguồn vốn hạn hẹp, nên số hộ sử dụng công nghệ mới rất ít. Năm 2002 số hộ sử dụng công nghệ mới chỉ đạt 4,5% còn lại là sử dụng công nghệ truyền thống và máy móc phục vụ sản xuất. Riêng HTX thì năm 2002 số HTX sử dụng công nghệ truyền thống đã không còn nữa mà 100% số HTX đã sử dụng công nghệ mới và máy móc vào sản xuất Theo số liệu điều tra năm 2002 của phòng kinh tế huyện Gia Bình thì giá trị của máy móc thiết bị được sử dụng trong làng như sau. Máy cán kim loại : 20 chiếc* 40 triệu / 1 chiếc = 800 triệu đồng Máy miết nhôm :12 chiếc * 3 triệu / 1 chiếc = 36 triệu đồng Máy ép mâm nhôm :10 chiếc * 15 triệu / 1 chiếc = 150 triệu đồng Máy ép thuỷ lực : 14 chiếc * 60 triệu / 1 chiếc = 840 triệu đồng. Tuy vậy công nghệ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề vẫn ở mức thấp, công nghệ thủ công cổ truyền vẫn chiếm đa số. Việc đổi mới công nghệ, thiết bị còn chậm và chưa có hệ thống căn bản. Vì vậy chất lượng sản phẩm vẫn kém, giá cả cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp...Những nhân tố đó đã cản trở rất lớn đối với việc phát triển làng nghề, làm cho quá trình sản xuất bị trì trệ, hàng hoá sản xuất ra bị ứ đọng, gây ra sự chán lản đối với người sản xuất 6. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. a. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của làng nghề đó chính là vấn đề cung cấp nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu được huy động vào sản xuất của làng nghề chủ yếu là các nguyên liệu như đồng, nhôm, sắt...được các nhà thu gom mua tại các vùng nông thôn và đem bán. Do vậy nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh của làng nghề thường là nguyên vật liệu tại chỗ (trong làng xã thậm chí chỉ ngay trong gia đình), do vậy việc sản xuất kinh doanh của làng nghề thường không được diễn ra liên tục mà hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên vật liệu. Ngày nay khi nguồn nguyên vật liệu tại chỗ (trong làng xã thậm chí trong gia đình) cạn kiệt, giao thông phát triển thì hầu hết các loại nguyên vật liệu đã vượt ra khỏi phạm vi của làng xã mà vươn tới các huyện, tỉnh khác thậm chí là cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do nhu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ cũng như áp dụng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào thay thế công nghệ thủ công nên nguồn cung cấp thiết bị công nghệ không chỉ có ở trong các làng xã mà còn rộng đến các tỉnh huyện khác và cả ở nước ngoài. Cho nên khả năng cung cấp nguyên vật liệu trở nên rễ dàng hơn, nguồn cung cấp phong phú hơn và chất lượng đảm bảo hơn, công tác vận chuyển cũng trở nên rễ dàng hơn. Cùng với đó, giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng từ 1000 đến 1500 đồng/ 1Kg, trong khi đó giá cả đầu ra lại không tăng làm cho lợi nhuận của người sản xuất giảm. Để cân bằng giữa giá cả đầu vào và lợi nhuận đầu ra nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất thì họ cần phải cải tiến quá trình sản xuất nhằm tránh lãng phí, tận dụng được nguồn nguyên vật liệu một cách hợp lý. b.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu là thị trường trong nước. Do sản xuất trong làng nghề chủ yếu do các hộ nắm giữ do vậy việc bán sản phẩm đầu ra vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm tiêu thụ mang tính chất thất thường, do vậy mà dẫn đến tình trạng dễ bị ép giá Biểu 10 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu 1995 2000 2002 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng giá trị sản xuất TTCN 26,38 100 35,99 100 63,2 100 Tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm 22,21 84,2 31,2 86,7 56,1 88,76 Tiêu thụ trong nước 22,21 84,2 31,2 86,7 52,9 83,7 Xuất khẩu 0 0 0 0 3,2 5,06 Nguồn UBND xã Đại Bái Qua bảng về tình hình tiêu thụ sản phẩm ta thấy. Tổng giá trị sản xuất TTCN của làng nghề tăng lên rất nhiều, cụ thể năm 1995 tổng giá trị sản xuất TTCN của làng nghề đạt 41.250 triệu đồng thì đến năm 2002 đạt là 88.700 triệu đồng. Cùng với việc tăng lên của giá trị sản xuất TTCN thì giá trị tiêu thụ sản phẩm cũng tăng lên, giá trị tiêu thụ sản phẩm của năm 1995 đạt 22,21 tỷ đồng (bằng 84,2% tổng giá trị sản xuất) thì đến năm 2002 đạt 56,1 tỷ đồng (bằng 88,76%). Năm 1995 giá trị xuất khẩu chưa có thì đến năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt 3,2 tỷ đồng chiếm trên 5% tổng giá trị sản xuất. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề đạt được khá cao, nguyên nhân là do sản phẩm của làng nghề đã đạt được cả uy tín và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, mặt khác đó là những sản phẩm thường xuyên phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng, giá cả phù hợp với sức mua của người nông dân vì vậy mà tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ đạt khá cao. Thị trường xuất khẩu sản phẩm của làng nghề hiện nay mới bắt đầu nhưng cũng đạt được tỷ lệ đáng kể, xu hướng trong những năm tới làng nghề phấn đấu đạt tỷ lệ xuất khẩu lên đến 15% tổng giá trị sản xuất. Đây là một thị trường tiềm năng rất lớn của làng nghề do vậy mà làng nghề cần phải mở rộng thị trường này hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. 7. Tình hình môi trường trong làng nghề Hiện nay ô nhiễm môi trường có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ dân cư trong làng nghề. Vì hiện nay ở Đại Bái, toàn bộ số cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, các xưởng sản xuất nằm tại các hộ gia đình. Các chất thải qua quá trình sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, tiếng ồn … Đó là chất thải sau; + Nghề nấu đúc: Nhiệt độ các lò đúc cao trên 1000 o C, khí CO2 từ than và các loại khí độc khác từ kim loại nóng chảy ra … Hiện nay nhiệt độ trung bình của Đại Bái cao hơn nhiệt độ của các vùng xung quanh gần 20C. Thực tế các xưởng đúc hiện nay chưa đủ quy cách để chống ô nhiễm nhiệt độ và không khí. + Nghề dập, rửa, đánh bóng kim loại thải ra nguồn nước và không khí những hoá chất độc hại như: NaOH, H2SO4, dầu mỡ, muối … làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh gây chết lúa, chết cây cối và nguồn nước sinh hoạt (kể cả nguồn nước ngầm). +Tiếng ồn của máy móc khi vận hành sản xuất làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh của con người đặc biệt là người già, trẻ em và phụ nữ có thai. + Sản xuất trong làng nghề có cường độ cao, làm việc trong môi trường độc hại của các khí thải và hoá chất độc haị nên dễ mắc các bệnh nghề nghiệp như: Bệnh lao lực, lao phổi, ù tai, giảm trí nhớ … + Đường giao thông nhanh chóng bị xuống cấp do lực lượng xe vận chuyển hàng hoá quá nhiều… Tất cả những nhân tố trên nhìn bề ngoài thì không thấy được hết tác hại của nó đối với phát triển sản xuất của làng nghề. Nhưng trên thực tế thì đó lại là những nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề. Cụ thể như tiếng ồn, bụi, quá trình cắt gọt, khoan, các tia laze...ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân cũng như thể lực của người lao động, đường giao thông nhanh chóng xuống cấp ảnh hưởng tới qúa trình vận chuyển nguyên vật liệu cũng như hàng hoá tiêu thụ của các cơ sở sản xuất, môi trường xung quanh bị ô nhiễm ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác...Vì vậy mà cần có sự điều chỉnh hợp lý để tránh những tác hại trên, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề. III. Đánh giá chung về làng nghề. 1. Một số thành quả chủ yếu. Từ phân tích thực trạng của làng nghề Đại Bái ta thấy, sự phục hồi và phát triển của làng nghề trong những năm qua có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Trước hết, làng nghề đã góp phần không nhỏ vào sự gia tăng giá trị sản lượng của địa phương. Theo số liệu thống kê năm 1995 tổng giá trị sản lượng TTCN của làng nghề đạt khoảng gần 30 tỷ đồng, năm 2000 đạt trên 35 tỷ đồng và năm 2002 đạt trên 63 tỷ đồng. Trong năm 2002 chỉ riêng 3 hợp tác xã của làng nghề Đại Bái đã nộp vào ngân sách nhà nước trên 350 triệu đồng chiếm trên 5% trong tổng nộp thuế của các làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh. Thứ hai là, sự phát triển của làng nghề đã và đang tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân ở nông thôn. Thực tế cho thấy không chỉ lực lượng lao động trong từng hộ gia đình của địa phương được toàn dụng, mà còn giải quyết thêm được nhiều lao động từ nơi khác đến. Đặc biệt, đã thu hút được một lực lượng đông đảo lao động tham gia sản xuất vào thời điểm nông nhàn. Cùng với việc thu hút một lực lượng lao động đáng kể vào sản xuất, làng nghề còn góp phần nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống của người dân nông thôn. Theo số liệu thống kê năm 2002 thu nhập của các hộ làm ngành nghề cao hơn rất nhiều so với các hộ thuần nông, cụ thể là: Thu nhập bình quân của hộ thuần nông là gần 6 triệu đồng/ 1 hộ/ 1 năm, của hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chuyên trên 25 triệu đồng / 1 hộ / 1 năm (gấp từ 4- 5 lần so với hộ thuần nông), hộ kiêm khoảng 9 triệu đồng/ 1 hộ / 1 năm. Ba là, sự phục hồi và phát triển làng nghề trong những năm qua đã thực sự nâng cao đời sống của người dân địa phương. Nhờ có thu nhập cao nên việc đầu tư xây dựng được nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Các công trình chung của xã như điện, đường, trường, trạm, nhà truyền thống, trụ sở kiên cố cao tầng… đã được hoàn thành từ nhiều năm nay. Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ hộ có nhà cao tầng, đồ dùng đắt tiền ngày càng tăng lên, số hộ nghèo đói trong làng hầu như không có, trong làng còn xuất hiện nhiều triệu phú trẻ.... Ngoài ra sự phát triển của làng nghề còn xoá bỏ dần các tập tục lạc hậu, lối làm ăn nhỏ còn tồn đọng ở nông thôn, tạo ra nếp nghĩ, cách làm ăn mới theo tác phong của nền sản xuất công nghiệp, mở rộng giao lưu hàng hoá, từng bước hình thành các trung tâm văn hoá- xã hội, nhằm góp phần vào xây dựng nông thôn trong làng theo hướng đô thị hoá văn minh hiện đại. Bốn là, sự phát triển làng nghề trong những năm qua đã thực sự góp phần vào quá trình thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông thôn theo xu hướng tăng cơ cấu của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm cơ cấu của ngành nông nghiệp. Biểu 11: Cơ cấu sản xuất của làng nghề trong những năm qua. Đơn vị:% Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 Tổng giá trị sản xuất 100 100 100 100 Nông nghiệp 27,53 22,12 15,5 11,3 Công nghiệp – xây dựng 63,97 65,38 70 73,7 Dịch vụ 8,5 12,5 14,5 15 Nguồn UBND xã Đại Bái Nhờ vào sự phát triển sản xuất của làng nghề mà cơ cấu sản xuất của làng nghề trong những năm qua đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể năm 1995 tỷ trọng nông nghiệp của làng đạt 27,53% thì đến năm 2002 tỷ trọng này chỉ còn 11,3%. Tương ứng với nó tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 63,97% lên 73,7% (tăng gần 10%) và ngành dịch vụ cũng tăng từ 8,5% lên 15%. Đây là một kết quả rất tốt cho xu hướng phát triển của làng nghề. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã góp phần vào bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng ‘ly nông bất ly hương’. Đặc biệt sự phát triển của làng nghề đã góp phần rất quan trọng trong việc đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Năm là, công cuộc đổi mới kinh tế đó đã tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Nhờ có sự đổi mới kinh tế của đất nước làm cho làng nghề ngày càng được mở rộng, giao lưu buôn bán với thị trường bên ngoài, mở rộng quan hệ làm ăn… tạo ra nhiều động lực để phát triển các làng nghề. 2. Những tồn tại và nguyên nhân yếu kém trong sự phát triển làng nghề. Mặc dù trong những năm qua làng nghề đã có sự phục hồi khá rõ, có những đóng góp nhất định cho sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37047.doc
Tài liệu liên quan