Đề tài Thực trạng và giải pháp cho hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Quốc

Mục lục

 

Chương I. Tổng quan về Bảo hiểm và Môi giới Bảo hiểm xe cơ giới. 1

I. Tổng quan về Bảo hiểm 1

1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm 1

2. Bản chất và tác dụng của bảo hiểm 3

2.1 Bản chất của bảo hiểm 3

2.2 Tác dụng của Bảo hiểm 5

II Môi giới bảo hiểm 7

1. Sự cần thiết và vai trò của MGBH 7

2.2 So sánh Đại lý bảo hiểm và Môi giới bảo hiểm 9

2.3 Phân loại Môi giới bảo hiểm 9

3. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền lợi của MGBH 12

3.1 Trách nhiệm của MGBH 12

3.2. Nhiệm vụ của MGBH 13

3.3 Quyền lợi của MGBH 14

4. Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động Môi giới bảo hiểm 15

III. Môi giới bảo hiểm xe cơ giới. 16

1. Vai trò của Môi giới Bảo hiểm xe cơ giới. 16

1.1. Vai trò của Môi giới bảo hiểm xe cơ giới 16

1.2. Sơ lược về bảo hiểm xe cơ giới: 17

1.2.1.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 17

1.2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe 20

1.2.3.Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 21

1.2.4.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá trên xe. 22

1.2.5.Bảo hiểm tai nạn lái, phụ và người ngồi trên xe 23

2. So sánh bán bảo hiểm xe cơ giới qua Đại lý và Môi giới 25

IV. Thực trạng hoạt động Môi giới bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua 25

1.Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua. 25

2.Hoạt động môi giới bảo hiểm trong thời gian qua. 31

2.1.Vai trò của hoạt động môi giới đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam 31

2.2 Kết quả hoạt động môi giới bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. 34

Chương II. Thực trạng hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Quốc 38

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt quốc. 38

1. Quá trình hình thành và phát triển. 38

2. Lĩnh vực, phạm vi và địa bàn hoạt động. 38

3. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ. 39

4. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc. 40

II. Thực trạng hoạt động của Công ty thời gian qua. 41

1. Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm cung cấp những dịch vụ sau: 43

2.Lợi ích khi sử dụng tư vấn - môi giới bảo hiểm. 45

3. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2003 đến nay. 47

II. Thực trạng hoạt động MGBH xe cơ giới tại Việt Quốc 49

1 Tình hình bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam 49

2.Hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Quốc 51

2.1. Tình hình thực hiện các lĩnh vực môi giới bảo hiểm 51

2.2. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong thời gian qua. 53

2.3. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực Bảo hiểm xe cơ giới từ năm 2003 đến nay. 54

2.4 Những mặt còn tồn tại: 56

Chương III : Một số giải pháp đối với hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Quốc 58

I Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 58

II. Mốt số kiến nghị 58

1.Đối với các Công ty bảo hiểm 58

2.Về phía Nhà nước. 59

3.Đối với các chủ xe. 62

III. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Quốc. 63

1.Công tác quảng cáo 63

2.Dịch vụ khách hàng 64

3.Con người 66

4.Các công tác khác 67

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam đã có tới 30 doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm 3 doanh nghiệp Nhà nước, 10 công ty cổ phần, 6 doanh nghiệp liên doanh và 11 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Như vậy, sau 5 năm ( 2000-2005) vừa qua số lượng các doanh nghiệp trên thịt trường đã tăng gần gấp đôi so với giai đoạn trước trong đó chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần ( 5 doanh nghiệp mới thành lập) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( thêm 8 doanh nghiệp mới). hai doanh nghiệp Nhà nước là Bảo Minh và VINARE đã hoàn tất quá trình cổ phần hoá trong năm 2004 và hiện đang chuyển hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần; do đó số lượng doanh nghiệp Nhà nước hiện chỉ còn 3 doanh nghiệp. b.Số lượng doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã tăng nhanh trong giai đoạn này, nếu như năm 2000 chỉ có một doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì đến năm 2006 đã có tới 7 doanh nghiệp môi giới, trong đó có 4 doanh nghiệp cổ phần, 2 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép mới là Savoye va Marsh, riêng Aon chuyển từ giấy phép liên doanh sang 100% vốn nước ngoài. Năm 2005 tổng phí môi giới bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm đạt 908 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2004, chiếm 16,41% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường của năm. Đây là con số đáng khích lệ bởi môi giới bảo hiểm Việt Nam mới được hình thành và chủ yếu là môi giới bảo hiểm nước ngoài ( tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 83,77% tổng số phí bảo hiểm thu xếp), trong khi tổng phí bảo hiểm thu xếp được qua các công ty môi giới trong nước chiếm 16,23% tổng phí bảo hiểm thu xếp được qua môi giới ( tỷ trọng của năm 2004 chỉ đạt 12,2%) Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng gần gấp đôi trong năm 2005 đã có tới 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bảo hiểm nhân thọ với tiềm năng được đánh giá cao và chưa được khai thác hết tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2005 đã có 3 giấy phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được cấp cho Prevori Vie, ACE INA và New York life. Xu hướng phát triển của thị trường đã phản ánh những định hướng lớn của Chính phủ đề ra trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 là sắp xếp lại và nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước (cổ phần hoá Bảo Minh và VINARE); phát triển hoạt động môi giới bảo hiểm ( cho phép thành lập thêm các doanh nghiệp môi giới trong nước dưới hình thức công ty cổ phần và cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có đủ điều kiện; tiếp tục mở rộng thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập. c.Quy mô thị trường Tổng phí bảo hiểm của toàn thị trường đã tăng hơn 4 lần trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, từ 3.075 tỷ đồng năm 2000 lên 13.547 tỷ đồng năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này la 42%, tuy nhiên đà tăng trưởng có xu hướng giảm dần trong 2 năm gần đây. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh từ 0,57% năm 1999 lên 2,03% năm 2005. Bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 28%, cao hơn nhiều so với giai đoạn 1993-1994 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10%. Sự tăng trưởng của bảo hiểm phi nhân thọ có một nguyên nhân khách quan là nhờ vào sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội liên tục tăng đều qua các năm, trung bình là 15%/năm. Song động lực chính của sự tăng trưởng là nhờ sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tiếp cận khách hàng, cải cách công nghệ quản lý. Nhờ vậy mà thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở mức cao trong 5 năm vừa qua. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh trên thị trường vẫn tiếp tục diễn ra khá gay gắt, biểu hiện ở tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho các rủi ro thân tàu, hàng hoá tiếp tục giảm. Chất lượng khai thác bảo hiểm cũng có xu hướng giảm sút. Nhiều công ty vì chạy theo doanh thu đã chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng rủi ro được bảo hiểm, trong khi đó điều kiện, điều khoản đưa ra lại rất cạnh tranh, tỷ lệ phí và mức khấu trừ thấp. Bảo hiểm nhân thọ có tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 60%. Do thị trường bảo hiểm nhân thọ mới bắt đầu hoạt động từ năm 1997 nên tốc độ tăng trưởng của những năm đầu (1997-1999) rất cao, tới trên 200%. Các công ty bảo hiểm nhân thọ đã tích cực mở rộng thị trường, tăng cường các kênh phân phối và đội ngũ đại lý. Từ năm 2000 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì ở mức cao, song chiều hướng giảm dần khi quy mô của thị trường đã đạt đến mức nhất định. d. Những đóng góp cho nền kinh tế Ngành bảo hiểm đã có những đóng góp thiết thực nhằm ổn định đời sống kinh tế xã hội. Với hơn 600 sản phẩm bảo hiểm hiện đang có mặt trên thị trường, các công ty bảo hiêm đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giải quyết bồi thường. Nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm cũng được cải thiện đáng kể. Ngành bảo hiểm đã thực hiện tốt vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Tính đến cuối năm 2004, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng vào các khu vực khác nhau của nền kinh tế. Công tác đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được cải thiện và đi vào chiều sâu nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần,c ho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng. Hiệu quả và an toàn trong công tác đầu tư ngày càng được chú trọng. Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm cũng góp phần tạo nên nhiều việc làm cho xã hội. Riêng đội ngũ đại lý bảo hiểm đã lên tới 125.000 người với thu nhập ổn định. e. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đã thực sự được tăng cường với sự ra đời của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ngày 24/12/1999. Đến nay, hiệp hội đã thực sự là ngôi nhà chung, mang tiếng nói chung, thể hiện sự hợp tác liên kết của các doanh nghiệp hội viên. Trong thời gian qua, hiệp hội đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng quy tắc biểu phí cho một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc và kiến nghị một số giải pháp về thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm để đảm bảo ổn định phát triển kinh doanh bảo hiểm.thông qua hoạt động của các ban không chuyên, hiệp hội đã đưa ra đề xuất để các doanh nghiệp có sự hợp tác song phương về một số nghiệp vụ bảo hiểm. Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển ngành bảo hiểm từ năm 1993-2005 Chỉ tiêu Năm 1993 Năm 1996 Năm 1999 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 1.Doanh thu phí bảo hiểm - Bảo hiểm phi nhân thọ - Bảo hiểm nhân thọ 700 700 1.264 1263 0,95 2.091 1.606 484 6.992 2.624 4.368 12.527 4.727 7.800 13.663 5.535 8.128 2. Tỷ trọng phí bảo hiểm/ GDP 0,37% 0,46% 0,52% 1,3% 2% 2,6% 3.Vốn kinh doanh 145 397 980 1.900 6.608 4. Bồi thường bảo hiểm 120 760 789 1.400 2.465 5. Dự phòng nghiệp vụ - 149 705 3.549 5.630 23.696 ( Nguồn: Chiến lược kinh doanh bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2001-2010) Về kết cấu thị trường Bảng 2: Kết cấu thị trường Năm 1993 Năm 1996 Năm 1999 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng số DNBH 2 8 15 20 24 26 30 2. Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ 1 6 10 13 14 14 16 3. Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 1 1 4. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 3 4 4 5 8 5. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1 1 1 2 .5 6 7 ( Nguồn: Tổng kết thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005) 2.Hoạt động môi giới bảo hiểm trong thời gian qua. 2.1.Vai trò của hoạt động môi giới đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam Sự phát triển sôi động của các doanh nghiệp bảo hiểm đã kéo theo các hoạt động môi giới, tư vấn bảo hiểm cũng phát triển không kém. Hoạt động môi giới, tư vấn bảo hiểm hiện nay đã diễn ra chủ yếu dưới hịnh thức các trung gian bảo hiểm, gồm các đại lý và môi giới, tư vấn, hỗ trợ, cung cấp thông tin hai chiều cho khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Những dịch vụ môi giới, tư vấn bảo hiểm chủ yếu đang được cung cấp hiện nay bao gồm: thông tin về loại hình bảo hiểm, phí bảo hiểm và các thông tin có liên quan đến hoạt động bảo hiểm cho khách hàng; đàm phán, thu xếp việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp bảo hiểm và đối tượng có nhu cầu bảo hiểm; cung cấp cho khách hàng dịch vụ giám sát và quản lý rủi ro, nhằm đề phòng và hạn chế rủi ro cho tài sản, tính mạng và trách nhiệm được bảo hiểm; ngoài ra, môi giới bảo hiểm còn thực hiện tư vấn cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hiểm về các vấn đề có liên quan đến dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ban đầu ghi nhận về tốc độ và quy mô thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, hiện vẫn còn những tồn tại gây cản trở sự phát triển của ngành bảo hiểm, cụ thể là: - Quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhằm đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung; các nghiệp vụ bảo hiểm phát triển mới tập trung vào những loại hình bảo hiểm dễ thực hiện và không đòi hỏi nhiều kiến thức nghiệp vụ như là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, tài sản và thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm con người,…còn các nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và nền kinh tế thị trường đang rất phát triển như là bảo hiểm hàng không, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm tín dụng thương mại… thì dường như các công ty bảo hiểm chưa khai thác hết tiềm năng thị trường, đó cũng là một trong những nguyên nhân cho thấy sự cần thiết của hoạt động môi giới bảo hiểm. - Môi trường thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn bị hạn chế trên một số mặt, môi giới bảo hiểm là lĩnh vực khá mới mẻ đối với thị trường, dẫn đến cơ chế pháp lý đối với hoạt động này là chưa chặt chẽ và chưa đầy đủ. Tập quán mua bảo hiểm đối với doanh nghiệp và người dân chưa trở thành thói quen, sự hiểu biết của người dân về loại hình bảo hiểm còn mơ hồ. Chính vì thế môi giới bảo hiểm ra đời là rất cần thiết, giúp cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn. - Mặc dù sự xuất hiện của môi giới trên thị trường vào thời gian này là muộn hơn so với các nước trên thế giới, nhưng là cần thiết và tất yếu, bởi nó cần thiết cho sự phát triển của một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiêp bảo hiểm thường hạ thấp phí bảo hiểm, tăng cường quảng cáo thu hút khách hàng…và nhiều khi mức phí hạ thấp hơn các công ty nhận tái, dẫn đến không ít các công ty bảo hiểm có tiềm năng nhỏ không thể có được các hợp đồng và đương nhiên với mức phí thấp như vậy các công ty nhận bảo hiểm sau khi nhận đựơc hợp đồng bảo hiểm sẽ thờ ơ và không thực sự quan tâm đến khách hàng. Để đảm bảo sự cân bằng cho vấn đề này, khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi và giúp cho cạnh tranh công bằng hơn. Với chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, nhà môi giới bảo hiểm sẽ đồng hành cùng khách hàng trong việc đánh giá và phân tích thị trường bảo hiểm một cách chính xác, tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các công ty. Tại chiến lược kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ từ năm 2001-2010 đã cho thấy sự cần thiết của hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Sản phẩm bảo hiểm được phân phối cho người tham gia bảo hiểm qua các kênh: doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp thực hiện, thông qua trung gian bảo hiểm là môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm. Trên thế giới, môi giới bảo hiểm thu xếp đến 90% tổng lường dịch vụ bảo hiểm, trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ xấp xỉ 100% dịch vụ bảo hiểm do đại lý phân phối. Thực tế cho thấy, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của thị trường. Một số giải pháp mà Bộ đưa ra nhằm phát triển thị trường môi giới bảo hiểm tại Việt Nam: Môi giới bảo hiểm tư vấn giúp khách hàng đánh giá rủi ro cần phải bảo hiểm, lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mức phí bảo hiểm hợp lý, hỗ trợ việc giải quyết và thương lượng bồi thường, không chỉ giúp cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tiếc kiệm đựơc thời gian và chi phí cho các giao dịch bảo hiểm, đồng thời tạo mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Với lợi ích to lớn mà môi giới bảo hiểm mang lại, căn cứ tình hình thực tế của thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, cần thiết cho phép thành lập thêm các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo nguyên tắc và điều kiện sau: Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ được thành lập và hoạt động theo hướng đa dạng hoá, bao gồm các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo cơ cấu hài hoà giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thành lập thêm các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong nước là các công ty cổ phần, Nhà nước không đầu tư vốn trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thành lập cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Bộ Tài chính, đặc biệt là các công ty môi giới của nước ngoài. (Trích từ trang 24 đến trang 26, chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003-2010 của Bộ Tài chính). Như vậy môi giới bảo hiểm rất cần thiết đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. 2.2 Kết quả hoạt động môi giới bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm 1993, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chính thức ghi nhận mô hình môi giới bảo hiểm bằng việc ra đời công ty môi giới bảo hiểm Aon Inchibrok, đây là công ty liên doanh giữa tập đoàn Aon toàn cầu và Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt), Aon là một tập đoàn lớn đã có kinh nghiệm về hoạt động môi giới bảo hiểm, đồng thời là công ty có tiềm năng tài chính vững mạnh, cho nên hoạt động môi giới tại Việt Nam Aon nhanh chóng thể hiện khả năng làm việc và được thị trường ghi nhận. Tới năm 2001, thị trường bảo hiểm Việt Nam có thêm một công ty môi giới bảo hiểm trong nước là Việt Quốc, đến năm 2003 có thêm 3 công ty môi giới: Đại Việt, Á Đông và Marsh. Năm 2004, Sarvoy cũng đã được cấp phép hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Năm 2005, công ty môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương chính thức đi vào hoạt động. Tháng 4/ 2006 công ty môi giới bảo hiểm Cimeco được cấp phép đi vào hoạt động. Tính đến năm 2006 thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 8 công ty môi giới bảo hiểm, trong đó có 3 công ty môi giới nước ngoài và 5 công ty môi giới trong nước. Thời gian đầu, khi môi giới bảo hiểm mới tham gia vào thị trường, doanh thu phí môi giới bảo hiểm thu được vẫn còn thấp, chỉ tập trung vào Aon. Tuy nhiên, theo luật pháp Việt Nam quy định thì công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài chỉ được thực hiện môi giới bảo hiểm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nước ngoài, dẫn đến một số hạn chế cho kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty. Tới thời điểm hiện tại, các công ty môi giới đang bắt đầu thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh thu phí môi giới bảo hiểm vẫn tập trung vào công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài. Các công ty môi giới bảo hiểm trong nước vẫn đang trong quá trình làm quen với thị trường và bắt đầu thể hiện vai trò của mình đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung. Bảng 3: Thị phần các công ty môi giới bảo hiểm tại Việt Nam năm 2005 Stt Công ty môi giới bảo hiểm Thị phần (%) 1 Công ty môi giới bảo hiểm Aon Inchi Brok 60,6% 2 Công ty môi giới bảo hiểm Marsh 17,6% 3 Công ty môi giới bảo hiểm Sarvoy 6,07% 4 Công ty môi giới bảo hiểm Đại Việt 6,7% 5 Công ty môi giới bảo hiểm Việt Quốc 5,7% 6 Công ty môi giới bảo hiểm Á Đông 4,01% ( Nguồn: Tổng kết kinh doanh thị trường bảo hiểm năm 2005- Bộ Tài chính) Dẫn đầu trong các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là công ty môi giới bảo hiểm Aon với thị phần chiếm 60,1%. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm năm 2005 đạt 908 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2004, chiếm 16,41% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường trong năm. Trong đó bảo hiểm trong nước chiếm 16,23% tổng phí bảo hiểm thu xếp được qua môi giới, các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài chiếm tới 83,77% tổng phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm. Bảng 4: Tình hình kinh doanh môi giới bảo hiểm năm 2005 Loại hình bảo hiểm % trong môi giới bảo hiểm 1. Bảo hiểm hàng không 27,34% 2. Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 24,63% 3. Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người 7,91% 4. Bảo hiểm xe cơ giới 4,48% 5. Bảo hiểm trách nhiệm chung 3,36% 6. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 3,08% 7. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 1,84% 8. Bảo hiểm cháy 1,25% 9. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh 1,54% 10. Nghiệp vụ khác 24,45% ( Nguồn: Tổng kết tình hình kinh doanh môi giới bảo hiểm Việt Nam năm 2005- Bộ Tài chính) Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2005, môi giới bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng tương đối thấp 4,48%, trong khi nghiệp vụ bảo hiểm hàng không 27,34%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại là 24,63%. Điều này cho thấy môi giới trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Số lượng xe trên thị trường ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhưng số lượng xe tham gia bảo hiểm thông qua các công ty môi giới chưa nhiều, phần lớn là ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty bảo hiểm. Một thực tế cho thấy mặc dù số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm ngày càng tăng, nhưng số tiền bảo hiểm cho mỗi hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới đặc biệt là xe máy là không lớn nên thường là người tham gia bảo hiểm không thông qua tư vấn của của các công ty môi giới. Các công ty môi giới thường tham gia tư vấn cho những đoàn xe ô tô tham gia bảo hiểm có số tiền bảo hiểm cao, chủ yếu là xe của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, hay những đoàn xe lớn của tổ chức thuộc Chính phủ… Hoa hồng môi giới trong năm 2005 đạt 68,9 tỷ đồng tăng 74% so với năm 2004. Trong đó hoa hồng môi giới trong nghiệp vụ xe cơ giới chiếm 8,7% so với tổng số hoa hồng môi giới thu được toàn thị trường, xếp thứ 3 sau hoa hồng môi giới của nghiệp vụ Bảo hiểm tài sản và thiệt hại (37,2%), Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người (17,1%). Như vậy so với tổng hoa hồng môi giới thu được của toàn thị trường thì hoa hồng môi giới trong nghiệp vụ xe cơ giới cũng khá hơn các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Ví dụ như Bảo hiểm hàng không, mặc dù tình hình khai thác môi giới đứng đầu các nghiệp khác chiếm 27,34% nhưng hoa hồng môi giới trong nghiệp vụ này chỉ đạt 1,88% so với tổng hoa hồng môi giới thu được của toàn thị trường trong năm. Chương II. Thực trạng hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Quốc I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt quốc. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty cổ phần môi giới Việt Quốc được thành lập theo quyết định số 19 GP/ KDBH ngày 06/12/ 2001. * Tên công ty: Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc. * Tên tiếng anh: Viet Quoc Insurance Broker Joint stock company * Địa chỉ trụ sở chính: 28 Trần Nhật Duật- Quận Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội. * Địa chỉ chi nhánh: 59/ 12A Bis Điện Biên Phủ- phường 15- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh. * Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm * Điện thoại: 049284828 * Fax: 04.9284822 * Email: vqicobr@.fptvn 2. Lĩnh vực, phạm vi và địa bàn hoạt động. - Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới Bảo hiểm. - Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh. + Hoạt động kinh doanh môi giới Bảo hiểm > Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm. > Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm. > Đàm phán, thu xếp, giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. > Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. + Hoạt động môi giới tái bảo hiểm. + Hoạt động khác theo quy định của pháp luật. - Địa bàn hoạt động: Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc được phép hoạt động trên phạm vi cả nước. - Đối tượng khách hàng: Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc được phép hoạt động môi giới bảo hiểm cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 3. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ. Vốn điều lệ của công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc là 6.000.000.000( sáu tỷ) đồng Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông như sau: Cổ đông Số vốn góp tính bằng tiền tỷ lệ sở hữu Chu Thị Phương Dung 4.800.000.000 80% Chu Quân 600.000.000 10% Trần Thị Hải Yến 600.000.000 10% 4. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc. Đại hội đồng cổ đông Ban giám đốc: Tổng giám đốc, giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị Phòng nghiệp vụ I Phòng nghiệp vụ II Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Phòng hành chính kế toán - Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty cổ phần môi giới Bảo Hiểm Việt Quốc, có toàn quyền nhân danh Việt Quốc để giải quyết mọi vấn đề liên quan. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị được quy định trong điều lệ công ty. - Ban giám đốc: Đứng đầu ban giám đốc là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc là giám đốc điều hành. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc được quy định trong điều lệ công ty. - Các bộ phận nghiệp vụ: + Phòng nghiệp vụ 1. + Phòng nghiệp vụ 2. + Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. II. Thực trạng hoạt động của Công ty thời gian qua. Kể từ khi có nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về nhiều mặt: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23% năm, riêng giai đoạn 2001-2005 đạt trên 32%, số lượng các công ty bảo hiểm gốc với nhiều hình thức sở hữu ( nhà nước, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài) được tăng dần hằng năm tạo nên một thị trường nhiều người bán cung cấp dịch vụ cho khách hàng, các sản phẩm bảo hiểm truyền thống được đẩy mạnh kết hợp với sự ra đời của một số sản phẩm bảo hiểm mới và chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, sự phát triển đó so với khách hàng và tiềm lực của nền kinh tế thì vẫn còn nhỏ bé. Có thể thấy được điều này qua thực tế doanh thu phí bảo hiểm mỗi năm còn đạt ở mức thấp 0.6% GDP, giai đoạn 2005 đã có nhiều chuyển biến nhưng chưa đáng kể đạt 2% GDP. Trong khi đó ở các nước phát triển tỷ lệ này là 14% và các nước trong khu vực là 5%. Ngoài ra ngành bảo hiểm cũng chưa đủ mạnh để đáp ứng được đòi hỏi của phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an toàn tài chính cho các tổ chức, doanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân cư trong giai đoạn hiện nay. Những hạn chế nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam chưa nhiều, trình độ chuyên môn của các nhân viên bảo hiểm còn hạn chế, nhận thức và thực tế về xây dựng hệ thống đại lý của các DNBH cũng như phát triển các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có tính chuyên nghiệp cao còn chưa đầy đủ. Lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng môi giới bảo hiểm ở Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và chưa thành tập quán như ở một số nước khác trong khu vực. Luật kinh doanh Bảo hiểm được Quốc Hội thông qua tháng 12/2000 ( có hiệu lực từ ngày 01/04/2001) các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành và gần đây nhất 2006 Luật kinh doanh bảo hiểm đã được sửa đổi bổ sung. Trong đó địa vị pháp lý của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được xác định rõ ràng và khuyến khích phát triển với 7 hình thức doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Đây là hành lang pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ra đời, tham gia đóng góp vào sự pháp triển tích cực của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cuối năm 2001, Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt Quốc ra đời là công ty môi giới bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam được phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn môi giới bảo hiểm. Với phương châm phấn đấu trở thành người môi giới chuyên nghiệp, Việt Quốc đã và đang tập hợp được nhiều chuyên viên giỏi trong các lĩnh vực nhằm hướng dẫn, tư vấn mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng trong việc thu xếp bảo hiểm cũng như trong quá trình giải quyết khiếu nại khi có rủi ro xảy ra. Đối với một tổ chức hay cá nhân tham gia bảo hiểm, việc đánh giá đầy đủ và đúng mức độ các rủi ro, chuyển giao rủi ro cho các công ty bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm là một việc cần thiết và hết sức quan trọng, cần được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13018.DOC
Tài liệu liên quan