Đề tài Thực trạng và giải pháp huy động, sử dụng vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu

Chương I : Lý luận chung 1

I. Cơ sở lý luận về CNH,HĐH 2

1. Quan niệm 2

2. Cơ sở lý luận và sự tất yếu phải tiến hành CNH,HĐH ở nước ta. 2

2.1. Cơ sở lý luận 2

2.2. Sự tất yếu phải tiến hành CNH,HĐH ở nước ta. 3

3. Đặc điểm của CNH-HĐH 5

II. Nội dung của vốn đầu tư 7

1. Khái niệm về vốn, nguồn vốn đầu tư 7

1.1. Khái niệm 7

1.2. Phân loại 7

2. Vai trò của vốn đầu tư đối với CNH,HĐH đất nước. 8

III. Kinh nghiệm của một số nước. 10

1. Kinh nghiệm huy động vốn. 10

2. Kinh nghiệm phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phục vụ CNH,HĐH 10

Chương II: Thực trạng và một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng vốn cho quá trình CNH,HĐH ở nước ta. 12

I. Thực trạng huy động vốn phục vụ CNH,HĐH 12

1. Huy động vốn trong nước. 12

1.1. Tiết kiệm của chính phủ 12

1.2. Tiết kiệm của các doanh nghiệp nhà nước. 13

1.3. Tiết kiệm của khu vực tư nhân. 13

2. Huy động vốn đầu tư từ bên ngoài. 15

Nhu cầu về vốn cho quá trình CNH,HĐH là rất lớn do đó chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì chưa đủ, nên ngoài huy động vốn trong nước cũng cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài để thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH ở Việt Nam. Huy động vốn từ bên ngoàigồm: vốn và vốn đầu tư gián tiếp thể hiện chủ yếu thông qua nguồn ODA. 15

2.1. Đối với nguồn ODA. 15

2.2. Đối với nguồn FDI. 16

2.3. Nguồn kiều hối 18

II. Tình hình sử dụng và phân bổ vốn đầu tư phục vụ quá trình CNH,HĐH đất nước. 19

1. Sử dụng và phân bổ vốn đầu tư trong nước cho quá trình CNH,HĐH. 19

1.1. Vốn đầu tư sử dụng và phân bổ theo ngành kinh tế. 19

1.2. Vốn đầu tư phân bổ và sử dụng theo vùng. 21

2. Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho CNH,HĐH đất nước. 24

2.1. Đối với nguồn ODA. 24

2.2. Đối với nguồn FDI. 26

Chương III: Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bổ vốn đầu tư phục vụ cho CNH,HĐH ở Việt Nam. 28

I. Một số giải pháp huy động vốn phục vụ CNH,HĐH. 28

1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách. 28

2. Nhóm giải pháp để khai thông các kênh đưa tích luỹ vào phục vụ CNH,HĐH. 30

3. Những kinh nghiệm ngoại thương để tăng qui mô tích luỹ vốn cho CNH,HĐH. 33

4. Nhóm giải pháp huy động vốn hỗn hợp cho CNH,HĐH nền kinh tế. 34

II. Một số giải pháp phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả phục vụ cho CNH,HĐH. 36

1. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 36

2. Đối với nguồn vốn trong nước 37

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp huy động, sử dụng vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp nhà nước biểu hiện ở phần lãi ròng để bổ sung vốn kinh doanh. Hiện nay, ở nước ta có khoảng hơn 35000 doanh nghiệp hoạt động, trong số đó có khoảng 5740 doanh nghiệp, xét về mặt số lượng chỉ chiếm khoảng 17% nhưng hàng năm đóng góp từ 40- 48% GDP. Các doanh nghiệp nắm giữ hầu hết các nguồn lực cơ bản trong xã hội: 86,6% tổng vốn, 85% tài sản cố định, 100% mỏ, 80% rừng, 90% lao động được đào tạo có hệ thống và được nhận hầu hết các ưu đãi của nhà nước so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Song hiệu quả kinh doanh đạt thấp, nên mức tiết kiệm của các doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Thể hiện: các chỉ số hiệu quả của khu vực doanh nghiệp có chiều hướng ngày càng suy giảm. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn giảm từ 14,5% năm 1996 xuống 11,8% năm 2000. Đặc biệt năm 1998, khu vực công nghiệp nhà nước chiếm 47,4% vốn, 28,5% lao động và sản xuất ra 48% tổng giá trị sản phẩm toàn ngành, nhưng chỉ đóng góp 40,7%, sang năm 2000 thì mức đóng góp này có khả quan hơn 52,6% thu ngân sách trong lĩnh vực công nghiệp. 1.3. Tiết kiệm của khu vực tư nhân. Đây là một bộ phân quan trọng góp phần vào tổng tiết kiệm trong nước. Bao gồm: tiết kiệm của dân cư và tiết kiệm của các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt là sự đóng góp của các hộ gia đình. a>Tiết kiệm của dân cư: nguồn tiết kiệm của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Vì vậy cần căn cứ vào cơ cấu lứa tuổi của dân cư và tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập để có chính sách ưu tiên thích hợp. Việc gia tăng tỷ lệ lực lượng lao động(có việc làm)/ tổng số dân cư có thể thúc đẩy gia tăng tiết kiệm. Theo điều tra và ước tính của bộ kế hoạch - đầu tư và tổng cục thông kê, nguồn vốn trong dân hiện có từ 7-9 tỷ $. Trong đó:44% để dành của dân là để mua vàng, ngoại tệ; 20% để dành của dân là mua nhà đất, cải thiện đời sống sinh hoạt; 17% để dành của dân là gửi tiết kiệm chủ yếu là loại ngắn hạn; 19% để dành của dân là dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư, chủ yếu là ngắn hạn. Như vậy chỉ khoảng 36% vốn hiện có trong dân được huy động cho đầu tư phát triển. Nếu tính theo hàng năm, mức huy động vốn trong dân, năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể như : Bảng 1 Năm Mức huy động (tỷ đồng) Mức tăng so với năm trước % 1991 6430 181,4 1992 10.864 170 1993 13.000 120 1994 17.000 130 1995 20.000 117,7 1996 24.000 120,6 1997 28.000 116,7 1998 32.000 114,3 1999 35.540 111.06 2000 40.000 112,5 Nguồn tạp chí Nghiên cứu kinh tế năm 2000 Thực tế trên cho chúng ta thấy rõ được sự đóng góp của dân cư trong thời gian qua. Nhưng để huy động được vốn của dân cư có kết quả tốt thì nhà nước cần có chủ trương, chính sách, cơ chế đúng đắn, tổ chức thực hiện nghiêm túc, củng cố lòng tin tưởng bỏ vốn đầu tư kinh doanh có hiệu quả. b>Tiết kiệm của các doanhnghiệp tư nhân, các hợp tác xã và các công ty. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần trong cả nước có bước phát triển khá. Nhờ có qui mô lớn, sản xuất ổn định nên vẫn đạt tốc đọ tăng trưởng từ 9- 10% năm. Do đó đã có đóng góp không nhỏ trong việc huy động các khoản tiết kiệm từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho phát triển kinh tế. Thực trạng trên cho chúng ta thấy được sự nỗ lực của các khu vực tư nhân. Nhưng để huy động được nguồn tiết kiệm của khu vực tư nhân có hiệu quả thì ngoài hệ thông ngân hàng chính qui, cần tổ chức huy động tiết kiệm phi chính thức: như hiệp hội tín dụng, tiết kiệm quay vòng,...ở các vùng, đặc biệt là ở nông thôn bằng hệ thống các quỹ. 2. Huy động vốn đầu tư từ bên ngoài. Nhu cầu về vốn cho quá trình CNH,HĐH là rất lớn do đó chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì chưa đủ, nên ngoài huy động vốn trong nước cũng cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài để thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH ở Việt Nam. Huy động vốn từ bên ngoàigồm: vốn và vốn đầu tư gián tiếp thể hiện chủ yếu thông qua nguồn ODA. 2.1. Đối với nguồn ODA. ODA là nguồn vốn có tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự nghiệp CNH,HĐH nói riêng. Tới nay, Việt Nam đã nhận được nguồn ODA từ 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi chính phủ. Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn ODA với giá trị là 20,006 tỷ$. Cũng từ năm 1993 đến tháng 10 năm 2001, chính phủ Việt Nam kí cam kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 14,3 tỷ$, đạt 81,5%tổng ODA đã cam kết. Trong đó: ODA vay là 12 tỷ$ (83,9%), ODA viện trợ không hoàn lại khoảng 2,3 tỷ$ (16,1%). ODA tập trung hỗ trợ các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội ưu tiên của chính phủ phục vụ CNH,HĐH ở các ngành như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng cơ bản… Nguồn ODA vào Việt Nam được cung cấp từ các ngân hàng WB (ngân hàng thế giới), ADB (ngân hàng phát triển châu á), IMF (quỹ tiền tệ quốc tế), và từ các chính phủ Nhật Bản, Thuỵ Điển,… 2.2. Đối với nguồn FDI. FDI có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tính chung trong 5 năm 1996 – 2000, FDI chiếm tới 28% tổng vốn đầu tư. Riêng năm 2000 có 461dự án đầu tư 3116 tỷ$ chỉ chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn FDI tuy có giảm bớt do tác động của thị trường quốc tế nhưng vẫn được coi là cao so với tình hình chung của tế giới. Các dự án đầu tư chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng có 211 dự án so với vốn đăng ký 398,1 triệu$, các dự án này tập trung ở các tỉnh phía Nam với 209 dự án chiếm 362,2 triệu$. Trong số vốn đầu tư của các dự án, hình thức 100% vốn nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng. Điều đáng ghi nhận là hiện nay tài sản cố định do kết quả đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài chiếm tới gần 50% tài sản cố định của nền kinh tế. Điều này không phản ánh sát thực quá trình đầu tư và do những sai sót có tính hệ thống của việc hạch toán vốn đầu tư và tài sản cố định trong nền kinh tế. Lý do chủ yếu là việc hoạch toán vốn FDI còn dựa vào sự khai báo của các doanh nghiệp này, mà trong quá trình kiểm tra có thể thấy có sai sót ít nhiều. Nếu tính thêm cả nguồn ODA thì đầu tư nước ngoài thì theo đánh giá trong 5 năm 1996 –2000, trong điều kiện kinh tế thế giới có khó khăn, vốn FDI bị suy giảm, chúng ta đã tăng cường nội lực và vốn bên ngoài đã huy động khoảng 40% tổng vốn đầu tư, trong đó năm 2000 khoảng 32%. Nhờ các công trình có vốn FDI đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nói chung, nhất là sản xuất công nghiệp, đóng góp trên 35% tổng sản lượng ngành này và tạo ra hơn 13% GDP của nền kinh tế. Tính đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nambình quân 1.111,75 triệu$/năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư nước ngoài bình quân thời kỳ 1991- 2000 là 16391 tỷ đồng/ năm. Đối với một nền kinh tế có qui mô như nước ta thì đây là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về qui mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác - điều kiện” để việc đầu tư phục vụ cho CNH,HĐH đạt hiệu quả nhất định. Nếu so với tổrng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thời kỳ 1991- 2000 thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 27,51% và lượng vốn này ngày một tăng lên được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam thời kỳ 1991- 2000 Năm Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Vốn trong nước (tỷ đồng) Vốn FDI Số lượng (tỷ đồng) So với tổng số (%) 1991 11.526,0 9.606,0 1.920 16.7 1992 19.755,0 15.255,0 4.500 22.8 1993 34.176,0 25.376,0 8.800 35.7 1994 43.100,0 29.900,0 13.200 30,6 1995 68.047,8 46.047,8 33.000 32,3 1996 79.367,4 56.667,4 22.700 28,6 1997 96.870,4 66.570,4 30.300 31,3 1998 96.400,0 72.100,0 24.300 25,2 1999 102.900,0 85.000,0 18.900 18,2 Tổng số 553.142,6 406.522,6 146.620 26,54 Nguồn: Niên gián thông kê năm 1999 và Bộ kế hoạch đầu tư Từ số liệu ở trên cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu cuả công cuộc CNH,HĐH. Hiện nay, bên cạnh việc huy động vốn đầu tư trực tiếp và huy động trong dân, chúng ta đã bắt đầu mở thị trường chứng khoán, thu hút vốn của các nhà đầu tư tư nhân, nhưng mới là cổ đông trong nước; mặt khác cũng cho phép đầu tư ra nước ngoài, nhưng chưa huy động vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài. Riêng về vốn vay bên ngoài để đầu tư, có thể phân ra vốn vay của nhà nước, hoặc do nhà nước bảo lãnh (khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì nhà nước sẽ phải trả) và vốn vay của các doanh nghiệp và tư nhân không có bảo lãnh thì chưa có hệ thống thống kê đầy đủ các khoản vay này, nhưng theo báo cáo gần đây trước quốc hội thì tổng nợ của các loại là hơn 10 tỷ$. Hằng năm Việt Nam phải trả gốc và lãi dưới 10% giá trị xuất khẩu. Đó được coi là an toàn. Vì thế vốn vay để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế trong thời kỳ tiến hành CNH,HĐH ngày càng được tăng cường và đảm bảo an toàn tin cậy đối với các chủ đầu tư trong nước cũng như chủ đầu tư nước ngoài. 2.3. Nguồn kiều hối Đây là nguồn lực lớn xét cả khả năng vốn đầu tư lẫn chất xám và chúng có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nước ngoài. Trong những năm ngần đây nguồn này đã đóng góp phần trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên lượng kiều hối và nguồn vốn và vốn của người Việt Nam ở nước ngoài dành cho đầu tư phát triển chưa nhiều, trong những năm qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào trong nước mới chiếm khoảng 200 triệu$. Tóm lại, trong thời gian qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ CNH,HĐH đất nước, những thành công mang lại mới chỉ là bước đầu. Tốc độ tăng vốn đầu tư còn thấp hơn so với dự kiến và giảm dần qua các năm. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 1996 tăng 27,1%, năm1997 tăng 12,2%, năm1998 không những tăng mà còn giảm 4,1% so với năm1997, cho tới năm 2000 lượng vốn này tăng hơn đạt 21,5%. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách ngày càng khó khăn hơn, có xu hướng giảm dần cả qui mô và tốc độ. Vì vậy để tăng hiệu quả huy động các nguồn vốn này cần chú trọng vào việc sử dụng, phân bổ vốn như thế nào cho hiệu quả. II. Tình hình sử dụng và phân bổ vốn đầu tư phục vụ quá trình CNH,HĐH đất nước. 1. Sử dụng và phân bổ vốn đầu tư trong nước cho quá trình CNH,HĐH. 1.1. Vốn đầu tư sử dụng và phân bổ theo ngành kinh tế. Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển theo cơ cấu ngành kinh tế là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong chính sách cơ cấu của đất nước. Bài học rút ra từ sự phân tích này có thể giúp cho chúng ta điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư trong tương lai phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp CNH,HĐH thực hiện quá trình phát triển rút ngắn. a> Ngành nông lâm ngư nghiệp. Đây là ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2000 có thu hút hơn 60% lực lượng lao động trong nền kinh tế và là hoạt động chủ yếu của 76% dân số sống ở vùng nông thôn. Đầu tư tư phát triển nông lâm ngư nghiệp cũng bao gồm cả vốn đầu tư vào ngành thuỷ lợi, mà trong thời bao cấp trước đây chiếm 40% lượng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Đến nay, cơ cấu đầu tư vào nông nghiệp đã thay đổi rất nhiều và qui mô đầu tư cũng tăng lên nhanh chóng, từ dưới 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên đến 14%, phản ánh những nỗ lực của Đảng và nhà nước ta tạo ra những biến chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Gần đây, các khoản đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tăng lên mạnh, nhưng giá trị gia tăng của ngành này vẫn chỉ bình quân khoảng 4- 5%/năm, làm cho chỉ tiêu hiệu quả bị giảm mạnh. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đòi hỏi các khoản đầu tư mới và đi đôi khi do yếu tố thị trường (như trường hợp giá cà phê, cao su…) bị rớt giá mạn, ảnh hưởng đến hiệu quả của các ngành trồng trọt, kể cả cây lúa. Ngành lâm nghiệp cũng có khó khăn vì khả năng khai thác gỗ bị thu hẹp, khi cần đầu tư mạnh vào chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng mới 5 triệu ha rừng. Đối với ngành thuỷ sản có bươc tiến mới, tuy nhiên nảy sinh vấn đề ở đây là đầu tư thiếu lựa chọn cho việc đẩy nhanh mạnh vào đánh bắt xa bờ, đầu tư lớn vào tầu thuyền nhưng không đồng bộ về ngư phủ, ngư trường, công tác tồn trữ và chế biến thuỷ hải sản. b> Ngành công nghiệp và xây dựng. Đây là ngành luôn luôn phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng thường xuyên cao trên 10- 15%, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế tăng cao. Vốn đầu tư vào công nghiệp và xây dựng thường chiếm khoảng 35- 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bao gồm cả ngành điện lực cũng như xây dựng. Hơn nữa, trong ngành có bao gồm cả vốn đầu tư không chỉ cuả khu vực nhà nước mà cả khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ) và vốn đầu tư của các dự án có vốn FDI. Do các khoản đầu tư này có hiệu quả khá cao: các dự án khu vực ngoài quốc doanh là doanh nghiệp nhỏ, tỷ suất trang bị vốn tương đối thấp, kỹ thuật không cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ và làm “ vệ tinh” cho các sản xuất lớn nên hiệu quả cao cả về kinh tế (thu lãi) cũng như xã hội(tạo việc làm). Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các khoản đầu tư này không cao lắm, khó đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thời kỳ hội nhập kinh tế. Đối với công nghiệp chế biến, khu vực kinh tế nhà nước đầu tư 7920 tỷ đồng(31%), khu vực ngoài quốc doanh đầu tư 3403 tỷ đồng(13%), trong đó doanh nghiệp 2280 tỷ đồng và hộ cá thể là 1123 tỷ đồng(56%). Sang năm 2000 tỷ lệ đầu tư cho ngành này cũng như vậy giữa các thành phần kinh tế. Trong khi đó hiệu quả lại khác nhau: ngành công nghiệp quốc doanh có tỷ suất vốn là 1,8; công nghiệp ngoài quốc doanh là 2,3. Kết quả là các thành phần kinh tế có sự đóng góp khác nhau vào kết quả phát triển công nghiệp thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Đóng góp của các thành phần kinh tế trong công nghiệp 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Toàn nghành CN Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh 103374 51991 25451 118097 58166 28369 1344120 64474 31068 151223 69463 33402 166965 72604 36342 1725021 76153 37892 Nguồn : Niên gián thống kê năm 2000 Vốn đầu tư đã dành phần quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần quan trọng vào việc phát triển công nghiệp, thúc đẩy tiến trình thực hiện CNH,HĐH ở Việt Nam. c> Ngành dịch vụ. Ngành này mang tính rộng khắp, bao quát tất cả các lĩnh vực ngoài nông nghiệp công nghiệp như thương mại, vận tải, viễn thông, tài chính, ngân hành, quản lý nhà nước, y tế, giáo dục,…Tổng vốn vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ chiếm tới 51% tổng vốn toàn xã hội, chưa kể điện lực và thuỷ lợi. Trong cách tính toán hiện nay, vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ bao gồm cả kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện … Do đó, tỷ lệ vốn tính cho khu vực này khá cao, nên hiệu quả tương đối thấp. Kết quả là các khoản đầu tư đã có tác dụng tích cực (cả trực tiếp như: trong khách sạn nhà hàng, thương mại, vận tải, thông tin,… và gián tiếp như: đầu tư vào kết cấu hạ tầng) đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển trong thời kỳ CNH,HĐH. 1.2. Vốn đầu tư phân bổ và sử dụng theo vùng. Theo sự phân loại vùng kinh tế đang được sử dụng căn cứ vào qui hoạch phát triển đã được chính phủ phê duyệt, nền kinh tế với 61 tỉnh thành phố trực thuộc được chia thành 8 vùng kinh tế. Mỗi vùng có những đặc điểm riêng về địa hình, địa hình điều kiện tự nhiên, mật độ dân số khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản đầu tư phát triển đã không được huy động và sử dụng tương xứng với các tiềm năng và điều kiện ban đầu về tự nhiên cư dân – xã hội. Theo tổng kết gần đây của tổng cục thống kê thì sự khác biệt về đầu tư phát triển như sau: Bảng 4: Vốn đầu tư cho các vùng phục vụ phát triển CNH,HĐH. Các vùng Dân số vùng (1000 người) Đầu tư (tỷ đồng) Đầu tư đầu người (triệu đồng) Đầu tư ngân sách (tỷ đồng) ĐTNS đầu người (triệu đồng) Đầu tư dân (tỷ đồng) ĐT dân đầu người (triệu đồng) Tây bắc 2288 2078 0,908 1507 0,659 547 0,239 Đông bắc 8952 11795 1,318 8687 0,970 2578 0,288 ĐBSH 17018 38232 2,247 25144 1,477 7566 0,445 Bắc trung bộ 10120 13418 1,326 8277 0,818 3763 0,372 Duyên hải miền trung 6623 10539 1,591 7142 1,078 2408 0,364 Tây nguyên 4248 5996 1,411 3696 0,870 2239 0,527 Đông nam bộ 12071 45020 3,730 18169 1,505 9042 0,749 ĐBSCL 16366 20556 1,256 11945 0,370 7752 0,474 Toàn quốc 77686 147634 1,900 84567 1,089 35895 0,462 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế 3/2002 Qua bảng trên có thể thấy sự chênh lệch trong đầu tư vùng. Các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng đang được nhà nước đâu tư từ ngân sách cao gấp 1,5 mức bình quân của cả nước có thể là cấn thiết trong giai đoạn khởi động nền kinh tế, nhưng vùng Tây Bắc hay đồng bằng sông Cửu Long chỉ được dành 60-65% lượng vốn so với mức bình quân đầu người cả nước thì có lẽ chưa được hợp lý. Về lâu dài, vốn nhà nước cần được điều chỉnh về qui mô. ở vùng Tây Bắc cũng như vùng Đông Bắc có khoảng 74- 75% vốn đầu tư toàn xã hội là thuộc vốn khu vực nhà nước cũng là một cố gắng lớn, trong khi khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang được đẩy mạnh. Đối với vùng núi Tây Bắc, các khoản mục đầu tư lớn nhất lần lượt là: đầu tư hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng là 519 tỷ (25% so với cả nước là 14%). Giao thông vận tải, thông ti liên lạc là 382 tỷ (18% so với cả nước là 14%)và nông lâm ngư nghiệp đầu tư hơn 360 tỷ đồng (17% so với cả nước là 14%), trong khi công nghiệp và xây dựng:400 tỷ (19% so với cả nước là hơn 35%)là những hướng đầu tư đúng đắn trực tiếp cải thiện đời sống của nhân dân và từng bước phát triển vùng núi khó khăn. Vùng núi ở Đông Bắc các khoản đầu tư lớn nhất lần lượt là công nghiệp và xây dựng (30%), nông lâm ngư nghiệp (18%), giao thông vân tải và thông tin liên lạc (17%) phản ánh đúng để phát huuy lợi thế của vùng. Vùng này, đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (đến 74%) như vùng Tây Bắc phản ánh những nỗ lực rất cao của Đảng và nhà nứơc ta phát triển những vùng còn nhiều khó khăn. Vùng Tây Nguyên, các ngành có đầu tư lớn nhất là nông lâm ngư nghiệp (33%tỷ lệ cao nhất cả nước), công nghiệp và xây dựng (24%) trong khi giao thông vận tải (11% thấp hơn nhiều so với các vùng khác) là những đặc điểm đặc thù cảu đầu tư vùng cao nguyên. Vùng Đồng Bằng sông Hồng thời gian qua đã có sự đẩy mạnh đầu tư với tốc độ cao hơn cả nước, với sự chuyển biến mạnh mẽ của Hà Nội (đầu tư tăng 22,5%). Tại đây các ngành công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh đầu tư (34% tương đương cả nước), tiếp đến là ngành giao thông vận tải (16% cao hơn cả nước) trong khi đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 9% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung cả nước (14%), và đồng bằng sông Cửu Long (27%), cho thấy vùng này đang tiến mạnh trên đường CNH, trong khi tỷ lệ đô thị hoá chỉ có 20% thấp hơn bình quân cả nước là 24%. Với cơ cấu ngành của đầu tư như vậy thì có nhiều điểm tương đồng với vùng Đông Nam Bộ, vì trong vùng có địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng này có cơ cấu ngành của đầu tư khác biệt: với các cơ cấu ngành được đầu tư lớn là nông nghiệp (27% gấp 2 lần tỷ trọng so với cả nước) công nghiệp và xây dựng(20% thấp hơn nhiều so với cả nước). Tới đây việc phát triển công nghiệp khí đốt ở Tây Nam, chắc chắn sẽ thúc đẩy mạng hơn đầu tư vào công nghiệp của vùng. Như vậy, để đánh giá hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phát triển phục vụ đất nước được chỉ ra trong bảng sau: Bảng 5: Vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 GDP hiện hành (tỷ đồng) 228892 272036 313623 361016 399942 444139 Tốc độ tăng trưỏng GDP(%) 9,54 9,34 8,15 5,76 4,77 6,75 Đầu tư XDCB (Tỷ đồng) 68048 79367 96870 97336 103900 120600 I(XDCB)/GDP (%) 29,73 29,18 30,89 26,96 25,98 27,15 Đầu tư phát triển (kỳ đầu) 72477 87394 108370 117134 131170 147633 I(PT)/GDP (%) 31,66 32,12 34,55 32,44 32,80 33,24 ICOR(XDCB) 3,12 3,12 3,79 4,68 5,45 4,02 ICOR(PT) 3,32 3,44 4,24 5,63 6,88 4,92 Khác biệt %:ICOR(PT)cao hơn ICOR(XDCB) 6,41 10,26 11,807 20,30 26,24 22,39 Nguồn: Niên gián thống kê năm 2000 Từ những đánh giá hiệu quả như trên thì việc bỏ vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế để đạt mục tiêu tới năm 2020 biến nước ta thành một nước công nghiệp là điều hoàn toàn có thể làm được. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nhìn lại chính mình xem xét một cách khách quan cái gì đã làm được và cái gì chưa làm được trong việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn trong nước, từ đó đưa ra biện pháp hữu hiệu. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài chúng ta đã phân bổ và sử dụng như thế nào? 2. Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho CNH,HĐH đất nước. 2.1. Đối với nguồn ODA. Đánh giá việc thực hiện phân bổ và sử dụng ODA thông qua việc so sánh giữa vốn đầu tư cam kết và vốn đầu tư đã thực hiện được ở bảng dưới đây. Từ đó mới xem xét khả năng giải ngân nguồn vốn này theo từng ngành kinh tế đóng góp như thế nào cho quá trình xây dựng CNH,HĐH ở nước ta. Bảng 6: Nguồn vốn ODA giai đoạn Đơn vị: tỷ $ Năm Vốn cam kết Vốn thực hiện 1993 1,819 0,413 1994 1,914 0,725 1995 2,261 0,737 1996 2,430 0,9 1997 2,420 1,00 1998 2,186 1,2 1999 2,1 1,12 2000 2,1 1,68 Nguồn: Bộ tài chính năm 2000 Qua 7 năm tiếp nhận ODA chúng ta đã thực hiện giải ngân là 7,775 tỷ$ (năm 2000 giải ngân được 1,68 tỷ$). Mức giải ngân bình năm 1996- 2000 đạt 1,1 tỷ$(hơn 70% mức kế hoạch). Trong đó giải ngân cho giao thông vận tải tăng từ 110 triệu$ vào năm 1996 lên 212 triệu vào năm 1998 chủ yếu cấp vốn cho các công trình cấp thoát nước và phát triển đô thị, đến nay thì ngành này giải ngân được 27,3% vốn cam kết. Ngành công nghiệp giải ngân đạt 29,5%. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giải ngân được 9,2%; ngành cấp thoát nước giải ngân được 13,2%; các ngành khác 20,8%. Từ tình hình giải ngân trên xét thấy còn rất chậm chễ. Mặc dù chính phủ đã ban hành những nghị định để thực hiện phân bổ và sử dụng nguồn vốn ODA như: NĐ 58/CP ra ngày 30/8/1993, sau đó là NĐ 20/CP ra ngày 20/4/1994 về quản lý nguồn vốn ODA và NĐ 87/CP thay bổ sung cho nghị định 58, vậy tại sao khi có cơ sở pháp lý mà nguồn vốn ODA vẫn giải ngân chậm. Trước hết, sẽ phải tìm ra nguyên nhân của việc chậm giải ngân: Lý do việc chậm giải ngân có nhiều chủ yếu là: do thời gian chuẩn bị dự án thường kéo dài, thủ tục xem xét phức tạp, chưa có khung cơ chế tài chính trong nước, chậm giải phóng mặt bằng…Những lý do nêu trên làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng xấu đến thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội; giảm lòng tin của các nhà tài trợ vốn từ đó ODA đi vay sẽ giảm tính ưu đãi (thời gian ân hạn bị rút ngắn). Vậy phân bổ và sử dụng nguồn ODA như thế nào cho hiệu quả thì chúng ta phải có các biện pháp cụ thể. 2.2. Đối với nguồn FDI. Nguồn FDI hiện nay có xu hướng giảm, việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn này ở nước trong thời gian qua như thế nào đã thực sự phù hợp với phát triển kinh tế của đất nước theo hướng CNH,HĐH hay chưa? Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này góp phần gia tăng máy móc, thiết bị mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất tập trung nhiều vào ngành công nghiệp. Tổng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp là 40% (nếu tính cả lĩnh vực dầu khí là trên 60%). Tuy vậy, nguồn FDI cũng được phân bổ theo chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phản ánh mức độ phù hợp giữa đầu tư và yêu cầu cân đối các ngành trong nền kinh tế. FDI phân bổ vào sử dụng vào hầu hết các ngành nhưng ở mức đọ khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu nguồn FDI tập trung vào lĩnh vực khai thác dịch vụ du lịch, kinh doanh đĩa ốc và khách sạn. Đến năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực ngành này giảm dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Phải thấy rằng ở giai đoạn này chúng ta chỉ chú trọng vào việc thu hút mà ít quan tâm tới việc phân bổ sử dụng nguồn này vào các ngành, các lĩnh vực một cách có lựa chọn. Những năm đầu nguồn vốn FDI đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực sau: dầu khí 32,2%, khách sạn 20,6%; đến năm 1995 đầu tư cho công nghiệp là 43%, nông lâm nghiệp là 6%, ngư nghiệp là 1,7%. Cho tới năm 1996 nguồn vốn FDI đầu tư thuộc ngành sản xuất vật chất chiếm 64,6% về vốn trong đó có hơn 60% đầu tư theo chiều sâu nhằm cải tạo nâng cấp những nâng lực sản xuất hiện có. Những năm gần đây nguồn FDI phân bổ có sự chuyển biến tích cực hơn: năm 2000 FDI sử dụng tập trung trong ngành công nghiệp trong đó công nghiệp nặng chiếm khoảng 65% với 115 dự án số vốn là 1092,35 triệu$. Xu hướng gia tăng đầu tư cho công nghiệp thúc đẩy bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, chất lượng các ngành kinh tế khác được nâng cao phù hợp với mục tiêu phát triển đến năm 2020 của nước ta. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vẫn chưa phân bổ hợp lý cho các ngành như: ngành chế biến nông sản và thực phẩm vốn đầu tư ít qui mô nhỏ hẹp, các ngành y tế, giáo dục thì hầu như là không có. Việc thực hiện phân bổ nguồn FDI tập trung chủ yếu ở miềm Bắc tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35360.doc
Tài liệu liên quan