Đề tài Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường công ty cổ phần công nghệ thương doanh

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ 8

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 8

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG DOANH 3

1.1. Khát quát chung về công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh 3

1.1.1. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh 3

1.1.2. Mục tiêu và phương châm hoạt động của Công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh 3

1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 5

1.2. Tổng quan về tình hình kinh doanh cuả công ty 7

1.2.1. Lĩnh vực hoạt động 7

1.2.2. Khách hàng chính 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG DOANH 9

2.1. Đặc điểm sản phẩm trang thiết bị y tế và thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam. 9

2.1.1. Đặc điểm sản phẩm trang thiết bị y tế. 9

2.1.2. Đặc điểm về thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam. 10

2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua. 12

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua 12

2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua 13

2.3. Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 14

2.3.1. Đối với mở rộng theo chiều rộng. 14

2.3.2. Đối với mở rộng theo chiều sâu 17

2.4. Các hình thức và chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 18

2.4.1. Đối với mở rộng theo chiều rộng 18

2.4.2. Đối với mở rộng theo chiều sâu. 19

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 23

2.5.1. Nhân tố khách quan. 24

2.5.2. Nhân tố chủ quan. 26

CHƯƠNG 3: MỘT SÔ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỚI NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRANG TBYT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI. 28

3.1. Những mặt đạt được. 28

3.2. Những mặt tồn tại 29

3.3. Mục tiêu, phương hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm TBYT của công ty trong thời gian tới 30

3.3.1. Mục tiêu của mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trang TBYT của Công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh trong thời gian tới. 30

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRANG TBYT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI. 32

3.4.1. Giải pháp về sản phẩm. 32

3.4.2. Giải pháp về giá. 32

3.4.3. Giải pháp marketing sản phẩm 33

3.4.4. Một số giải pháp khác 34

3.4.5. CÁC KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

 

docx47 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường công ty cổ phần công nghệ thương doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h với 4 cấp độ khác nhau. Tuyến cơ sở có trạm y tế xã phường, trạm y tế các công nông trường, nhà máy, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tuyến quận huyện có các phòng khám đa khoa khu vực liên xã và trung tâm y tế bệnh viện huyện, bệnh viện thuộc các bộ, ngành. Đây là tuyến tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản, tuyến tỉnh thành phố có các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân vượt khả năng của các bệnh viện tuyến huyện, có khả năng đáp ứng hầu hết các nhu cầu bệnh tật ở mức độ chuyên khoa. Tuyến cuối là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc bộ y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng là tuyến cuối cùng trong nấc thang điều trị với các can thiệp mang tính chuyên khoa sâu, với những kỹ thuật phức tạp hiện đại. Trong hệ thống y tế nói chung và hệ thống khám chữa bệnh nói riêng, các bệnh viện đóng vai trò quan trọng, cả về cung ứng các dịch vụ y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học về mặt tài chính. Chi tiêu cho các bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng lớn (lên đến 60-70%) trong tổng chi ngân sách y tế của nhiều nước. Việc tìm hiểu chính xác nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế của các bệnh viện là cơ sở để các công ty kinh doanh thiết bị y tế xây dựng cho mình được chiến lược phát triển thị trường hiệu phù hợp nhất. Cả nước tính đến năm 2019 hiện có hơn 10000 bệnh viện lớn nhỏ, phòng khám đa khoa chức năng, cơ sở trạm y tế xã phường. Nhu cầu trang thiết bị y tế là rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Các sản phẩm sản xuất trong nước được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt còn quá ít, phần lớn các sản phẩm chỉ dừng lại ở mức đơn giản như dụng cụ y tế cầm tay, thiết bị nội thất, các sản phẩm nhựa và cao su y tế, đây là ưu thế cuả công ty Thương Doanh. Chủ thể ở đây là các bác sỹ, cán bộ trong ngành y có tên tuổi trong đơn vị công tác ra mở phòng khám tư nhân, và sự ảnh hưởng của các đơn vị cung cấp trang thiết bị y tế trong bệnh viện nhà nước sẽ tác động rất lớn đến các trung tâm tư nhân đó. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua CHỈ TIÊU NĂM 2016 2017 2018 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 104.314.998.885 129.461.508.188 131.456.392.646 Lợi nhuận trước thuế 280.902.946 309.013.060 401.235.399 Nộp ngân sách Nhà nước 78.652.825 86.523.658 112.348.912 Lợi nhuận sau thuế 202.250.121 222.489.403 288.889.487 Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh. Đơn Vị: Tỷ đồng Qua bảng số liệu, ta thấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty dần được tăng lên qua các năm, từ 104.314.998.885 VNĐ năm 2016 tăng lên đến 131.456.392.646 VNĐ vào năm 2018. Chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên từ 202.250.121 VNĐ năm 2016 đã tăng lên 288.889.647VNĐ vào năm 2018. Điều đó cho thấy là công ty đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Số lượng sản phẩm bán được tăng lên đáng kể và đã dần dần tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường trong nước. Qua các năm từ 2016 đến năm 2018 công ty đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước tăng lên từ 78.652.825VNĐ lên 112.348.912 VNĐ. Có được những thành công như vậy là do công ty đã không ngừng nỗ lực, cố gắng áp dụng những biện pháp kinh doanh có hiệu quả thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá như chế độ khuyến mại, quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua Cơ chế thị trường đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội làm ăn hấp dẫn cũng như quyền tự chủ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh và điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải làm sao nhanh nhậy nắm bắt được các thay đổi cũng như yêu cầu của thị trường để phục vụ cho tốt. Nó cũng là điều kiện để cho các Công ty vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình ở mọi mặt, đặc biệt trong khâu dự báo và lập kế hoạch tiêu thụ mang tính chất khoa học và sát thực với thực tế hơn. Qua bảng 2, 3: Dưới đây ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm thiết bị y tế của công ty Cổ phần Công Nghệ Thương Doanh. Thị trường chính của công ty chủ yếu tại Hà Nội, Nghệ An và một số tỉnh vùng núi phía bắc. Công ty đã và đang chú trọng đến việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. TT Tên đơn vị Địa chỉ SL 1 Công ty cổ phần vật tư y tế Thanh Hóa (Themco) Hà Tĩnh 47 2 Công ty AIC (cấp cho Sở y tế Hà Tĩnh) Hà Tĩnh 42 3 Dự án GaVi Hà Nội 246 4 Dự án GaVi Hà Nội 26 5 Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật - Bộ Công an Hà Nội 59 6 Công ty CP TBYT Đông Á Hà Nội 19 7 Công ty TNHH Việt Quang Hà Nội 17 8 Đại lý Viettronics Hà Nội 95 9 Đại lý Viettronics Hà Nội 49 10 Đại lý Viettronics Hà Nội 22 11 Công ty Impac (Cấp cho Dự án HIV) Hà Nội 85 12 Trạm Y tế Xã thuộc huyện Tương Dương Nghệ An 16 13 Trạm Y tế Xã thuộc huyện Cẩm Xuyên Hà Tĩnh 15 Bảng 2.2: Danh sách khách hàng sử dụng sản phẩm nồi hấp. TT Tên đơn vị Tên hàng Địa chỉ SL 1 Cục Quân Y Tủ sấy Hà Nội 42 2 Trạm Y tế xã thuộc huyện Xín Mầm Tủ sấy Hà Giang 7 3 Trạm Y tế xã thuộc huyện Na Hang Tủ sấy Tuyên Quang 7 4 Trạm Y tế xã thuộc huyện Chiêm Hóa Tủ sấy Tuyên Quang 9 5 Trạm Y tế xã thuộc huyện Mường Khương Tủ sấy Lào Cai 7 6 Trạm Y tế xã thuộc huyện Văn Bàn Tủ sấy Lào Cai 7 7 Trạm Y tế xã thuộc huyện Lạc Sơn Tủ sấy Hòa Bình 7 8 Trạm Y tế xã thuộc huyện Kỳ Sơn Tủ sấy Nghệ An 12 9 Trạm Y tế xã thuộc huyện Quế Phong Tủ sấy Nghệ An 12 10 Trạm Y tế xã thuộc huyện Tương Dương Tủ sấy Nghệ An 17 11 Trạm Y tế xã thuộc huyện Con Cuông Tủ sấy Nghệ An 11 12 Trạm Y tế xã thuộc huyện Nghĩa Đàn Tủ sấy Nghệ An 9 13 Trạm Y tế xã thuộc huyện Quỳ Châu Tủ sấy Nghệ An 10 14 Trạm Y tế xã thuộc huyện Quỳ Hợp Tủ sấy Nghệ An 7 15 Trạm Y tế xã thuộc huyện Cẩm Xuyên Tủ sấy Hà Tĩnh 22 Bảng 2.3: Danh sách khách hàng sử dụng sản phẩm tủ sấy. Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đối với mở rộng theo chiều rộng. Chỉ tiêu đánh giá: Tăng thị phần. Cùng chung bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay go khốc liệt như mọi ngành sản xuất kinh doanh khác trên thị trường Việt Nam, ngành kinh doanh các sản phẩm trang TBYT cũng đang có nhiều bước đổi thay rõ nét Sau đây là những thống kê về thị phần của Công cổ phần Công Nghệ Thương Doanh trên thị trường nội địa và thị trường miền Bắc trong 3 năm 2016- đến năm 2018 Bảng 2.4: Thị phần tiêu thụ sản phẩm trang TBYT Công ty Thương Doanh trên thị trường nội địa. TÊN ĐƠN VỊ THỊ PHẦN (%) 2016 2017 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG DOANH 0,98 1.1 1,35 (Nguồn: Thống kê hội trang thiết bị y tế Việt Nam năm 2018) Bảng 2.5: Thị phần tiêu thụ sản phẩm trang TBYT Công ty Thương Doanh trên thị trường miền Bắc. CÔNG TY THỊ PHẦN (%) 2016 2017 2018 SO SÁNH 2018/2017 KH TH +/- TL (%) CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG DOANH 4.01 5,2 5,85 6,02 0,82 15,77% (Nguồn: Thống kê hội trang thiết bị y tế Việt Nam năm 2018) Trên thị trường trang TBYT miền Bắc hiện nay ta có đều biết đến các tên tuổi như: Khối doanh nghiệp nhà nước: công ty TBYT TW, công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội (HAPHACO), công ty xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, công ty thiết bị và dược phẩm y tế quân đội Khối các doanh nghiệp tư nhân: Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông, công ty thiết bị y tế Vịêt Mỹ.Nhìn chung thị phần tiêu thụ sản phẩm trang TBYT của khối doanh nghiệp nhà nước đang chiếm thị phần khá lớn, tiêu biểu ở đây ví dụ như: Công ty TBYT Trung ương (15,1% thị phần miền Bắc), công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội (9,3%).. Còn tất cả các công ty còn lại bao gồm trên dưới 30 công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực chiếm thị phần thiêu thụ 39,83 %. Theo đánh giá của Hội thiết bị y tế Việt Nam, thị phần trong nước của Thương Doanh chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (Năm 2018: 1,35 %) nhưng trong thị trường miền Bắc Thương Doanh lại chiếm tỷ trọng 6,02 % trong tất cả thị phần cung cấp sản phẩm trang TBYT. Điều đó cũng dễ hiểu khi thị trường của công ty cổ phần Công Nghệ Thương Doanh trong những năm qua chỉ tập trung ở thị trường miền Bắc và chỉ một số tỉnh miền Trung, miền Nam. Với sự xuất hiện ngày càng đông của các bệnh viện, trung tâm y tế đặc biệt là các cơ sở y tế tư nhân, liên doanh do nhu cầu được phục vụ nhanh nhất, tiện lợi nhất, mà không phải mất công chờ đợi lâu như tình trạng đang sảy ra ở các bệnh viện lớn như hiện nay. Nắm bắt được nhu cầu này, mà khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung chính là thị trường chính trong kế hoạch kinh doanh của công ty .Với ưu thế là một công ty có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trên thương trường trong nước, ngoài nước, trong những năm qua Thương Doanh đã tiêu thụ được một lượng hàng hoá rất lớn trên thị trường máy móc thiết bị y tế . Mặc dù thị phần trang thiết bị y tế của Thương Doanh chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng hàng hoá đang được tiêu thụ, nhưng thị trường mục tiêu của Thương Doanh năm 2016-2018 là thị trường miền Bắc thì thị phần của công ty đang có bước chuyển biến vô cùng tích cực: Năm 2017: Trên thị trường miền Bắc, công ty Thương Doanh chiếm thị phần 5,20% trong tổng giá trị trang TBYT tiêu thụ. Năm 2018: Công ty Thương Doanh chiếm thị phần 6,02 % trong tổng giá trị trang TBYT tiêu thụ. Tăng 0,82 %, tường ứng tăng với tỷ lệ 15,22 %. Đó là một điều đáng mừng khi công ty đã đạt vượt mức chỉ tiêu so với kế hoạch (5,85%). Đối với mở rộng theo chiều sâu Dựa trên bảng số liệu nhận thấy quy mô thị trường theo phạm vi đại lý có sự thay đổi. Tổng lượng tiêu thụ trên tất cả các thị trường của Công ty qua 3 năm gần đây nhìn chung đều tăng, ngoài các khách hàng truyền thống mà chủ yếu ở Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y, Bệnh viện Việt Đức, Cục Quân ythì công ty đã mở rộng phạm vi khách hàng của mình ra các tính phía Bắc và miền Trung Cơ cấu thị trường có sự thay đổi theo chiều hướng: mở rộng quy mô thị trường ,nhưng vẫn tập trung vào thị trường trọng điểm là Miền Bắc mà Hà Nội vẫn được xem là thị trường chủ yếu ,đồng thời công ty cũng đã chuyển hướng phát triển ra thị trường phía Bắc và Miền Trung. Nhưng trong năm 2018 cũng chỉ có một vài khách hàng nhỏ lẻ doanh thu không đáng kể. Điều đó thể hiện ở bảng danh mục khách hàng mà công ty thực hiện như sau: Bảng 2.6: Danh sách khách hàng tại các tỉnh miền trung và miền nam. Tên đơn vị Địa chỉ Dung tích ( Lít) Ký hiệu SL Bệnh viện ĐK Thống nhất Đồng Nai Đồng Nai 600 HA-600DR 1 Bệnh viện Gia An 115 Hồ Chí Minh 600 HA-600DR 1 Bệnh viện 115 Hồ Chí Minh 820 HA-820DR 1 Bệnh viện đa khoa huyện Krông Nô Đắc Nông 180 HA-180DR 1 Bệnh viện Đa khoa huyện Duyên Hải Trà Vinh 200 HA-200DR 1 Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh Trà Vinh 350 HA-350DR 1 Bệnh viện quận Hải Châu Đà Nẵng 300 HA-300DR 1 Bệnh viện quận Liên Chiểu Đà Nẵng 350 HA-350DR 1 Bệnh viện ĐK huyện Buôn Đôn Đắc Lak 100 HA-100DR 1 Trạm Y tế Xã thuộc huyện Cư Jút Đắc Nông 20 HA-20DR 1 Trung tâm Y tế huyện Hòa Thành Tây Ninh 50 HA-50DR 1 Trung tâm Y tế huyện Tam Nông Đồng Tháp 50 HA-50DR 1 Trung tâm Y tế huyện Long Phú Sóc Trăng 50 HA-50DR 1 Các hình thức và chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng trong luận văn này giới hạn ở hai chỉ tiêu định lượng là mở rộng thị trường theo chiều rộng và chiều sâu. Đối với mở rộng theo chiều rộng Số lượng thị trường tăng lên so với số thị trường hiện có: Mỗi một doanh nghiệp luôn luôn mong muốn tìm được những thị trường mới để cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng cao, để doanh số bán hàng ngày càng cao. Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những thị trường mới mà nhu cầu của những thị trường đó có thể đáp ứng được bằng những sản phẩm hiện có của mình. Công thức: Số lượng thị trường tăng lên = Số lượng thị trường mới - số lượng thị trường cũ. Đối với mở rộng theo chiều sâu. Tăng thị phần của doanh nghiệp: Thị phần của doanh nghiệp là tỷ phần tham gia thị trường ngành hàng của tổng sản lượng hay doanh số bán mà doanh nghiệp xâm nhập được trong kỳ. Số liệu thị phần được dùng để đo lường mức độ về sự tập trung của người bán trong một thị trường. Mở rộng thị trường trên góc độ tăng thị phần nghĩa là dùng nhiều biện pháp để lôi kéo thêm khách hàng (có thể là khách hàng tiềm ẩn hay khách hàng của đối thủ cạnh tranh). Mỗi một doanh nghiệp cũng có thể đặt câu hỏi liệu với nhãn hiệu hiện tại và uy tín sẵn có hàng hóa của mình thì có thể tăng khối lượng hàng hóa bán cho nhóm hàng hiện có mà không thay đổi gì cho hàng hóa. Hay nói cách khác doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh những sản phẩm quen thuộc trên thị trường hiện tại nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ lên. Các công thức: Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp so với toàn bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường (F1, F2). F1=Doanh số bán ra của doanh nghiệpTổng doanh số bán ra của toàn ngành*100% F2=Doanh số bán ra của sản phẩmDoanh số của sản phẩm trên cùng 1 thị trường*100% Thị phần tương đối được xác định trên cơ sở thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp so với thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh (F3) F3=Thị phần của doanh nghiệpThị phần của các đối thủ cạnh tranh*100% Công thức tính thị phần tăng: Số thị phần tăng lên = Tổng thị phần mới - tổng thị phần cũ Các công cụ và chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chính sách sản phẩm. Chính sách sản phẩm được coi là một trong bốn sản phẩm cơ bản của Marketing – Mix. Theo cách hiểu chung nhất, đây là phương thức kinh doanh có hiệu quả đảm bảo nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó là nền tảng của chiến lược nghiên cứu thị trường chiến sản phẩm, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường. Nếu chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp yếu kém doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì những hoạt động nói trên rất mạo hiểm, có thể dẫn doanh nghiệp đến những thất bại. Nếu chiến lược sản phẩm thực hiện tốt, các chiến lược phân phối và cổ động mới có điều kiện phát triển một cách có hiệu quả. Mục tiêu mở rộng tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có tăng được doanh số, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hay không tuỳ thuộc vào khả năng thâm nhập thị trường mở rộng chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách giá cả. Giá cả được sử dụng như một công cụ sắc bén để củng cố chế độ tài chính, kinh tế nhằm thu được lợi nhuận cao. Do vậy khi sản xuất bất kỳ loại sản phẩm nào yêu cầu đầu tiên đối với nhà sản xuất là xây dựng cho được chính sách giá cả sao cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mục tiêu của chính sách giá cả gồm: Tăng khối lượng bán sản phẩm. Bảo đảm sự ổn định cho doanh nghiệp, tránh được những phản ứng bất lợi từ phía đối thủ cạnh tranh. Chính sách giá này dựa vào quan hệ cung cầu, tiềm năng của thị trường để quyết định một mức giá thích hợp trong khoảng thời gian nào đó. Đồng thời nó dựa vào sự cạnh tranh trên thị trường để tìm hiểu các phản ứng của đối thủ cạnh tranh qua đó định giá bán sản phẩm theo từng thời kỳ thích hợp nhằm bảo đảm sự tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Chính sách phân phối. Là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu. Chính sách phân phối có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một chính sách phân phối hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá được nhanh chóng. Chiến lược phân phối góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong chính sách phân phối để mở rộng và phát triển thị trường có thể sử dụng các kênh phân phôí trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh phân phối trực tiếp. Theo hình thức này, doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với khách hàng không thông qua khâu tiêu thụ trung gian. Thông qua hình thức này doanh nghiệp có điều kiện để thu nhập, nắm bắt thông tin từ khách hàng về giá cả, chủng loại, quy cách, mẫu mã bao bì. Phân phối trực tiếp cho phép các doanh nghiệp khai thác các hợp đồng và các đơn hàng cá biệt. Tuy nhiên, sử dụng kênh phân phối trực tiếp công ty phải quan hệ với nhiều ban hàng nên tốc độ tiêu thụ chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.: Doanh nghiệp Khách hàng Môi giới Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp. Kênh tiêu thụ gián tiếp. Là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm tới khách hàng, thông qua các kênh trung gian. Khâu trung gian có thể là người bán buôn, bán lẻ, các đại lý. Để phát triển thị trường theo hình thức này doanh nghiệp có thể liên kết với các đối tượng sau để làm người tiêu thụ trung gian. + Liên kết với nhà sản xuất sản phẩm phụ. + Liên kết hợp đồng với các nhà phân phối độc lập. + Mở đại lý ở một số địa phương. Sử dụng hình thức này sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhanh trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm được chi phí bảo quản và hao hụt, thu hồi vốn nhanh nhưng thời gian lưu thông dài, chi phí tiêu thụ tăng, công ty khó kiểm soát được các khâu trung gian. Doanh nghiệp sản xuất Khách hàng Đại lý Bán buôn Bán lẻ Môi giới Sơ đồ 1. 2: Kênh tiêu thụ gián tiếp Chính sách xúc tiến bán hàng. Xúc tiến thương mại là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hoạt động của doanh nghiệp ít hay nhiều đều có ảnh hưởng đế hoạt động của nền kinh tế và ngược lại đối với doanh nghiệp sự thay đổi hay biến động của nền kinh tế trực tiếp hay gián tiếp đều tác động tới hoạt động của doanh nghiệp vì doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng quy về hai nhóm nhân tố chính là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Nhân tố Khách quan - Môi trường kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá - Môi trường cạnh tranh giữa các ngành Mở rộng thị trường tiêu thụ Nhân tố Chủ quan: - Bộ máy quản lý - Các nguồn lực của doanh nghiệp Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Cổ phần Công nghệ Thương Doanh. Nhân tố khách quan. Nhân tố khách quan là bao gồm các điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động nhưng đó là những yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được mà chỉ thích ứng nó theo để phát triển. Môi trường khách quan có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thu của doanh nghiệp nói riêng, nó có thể tạo ra cơ hội kinh doanh thuận lợi cũng như thách thức trở ngại đối với doanh nghiệp. Một số nhân tố khách quan chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế: Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định hàng đầu. Bao gồm các yếu tố: Lãi suất: Lãi suất cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và nhu cầu thị trường, lãi suất cao thì người tiêu dùng sẽ bỏ tiền vào tiết kiệm và khi đó đầu tư cho sản xuất sẽ giảm đi và nhu cầu về thị trường về tư liệu sản xuất sẽ giảm đi và ngược lại. Bên cạnh đó lãi suất tăng cao, làm cho lãi suất vay vốn của công ty cao khiến khả năng sinh lời của công ty suy giảm rất lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng phản ánh tốc độ phát triển của thị trường TBYT. Tỷ lệ lạm phát: Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh tính chất ổn định hay bất ổn của nền kinh tế. Lạm phát cao giúp cho công ty phát triển nóng, nhưng không bền vững. Môi trường chính trị – pháp luật: Các yếu tố chính trị và luật pháp là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Có thể nói: quan điểm, đường lối chính trị nào, hệ thống luật pháp và chính sách nào sẽ có môi trường kinh doanh đó, không có môi trường kinh doanh nào thoát ly quan điểm chính trị và nền tảng luật pháp. Sự ổn định của chính trị: giúp cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cũng được vững chắc. Ví dụ: Pháp luật quy định về Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, pháp luật quy định danh mục trang thiết bị y tế (Mới 100%) được nhập khẩu theo giấy phép của bộ y tế. Hay một số trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế được pháp luật quy định việc nhập khẩu bị hạn chế bởi các công cụ thuế, hạn ngạch để giảm kim ngạch nhập khẩu xuống, các bệnh viện,các trung tâm y tế ưu tiên sử dụng hàng nội địa. Môi trường khoa học, kỹ thuật công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường hoạt động: do trang thiết bị y tế là sản phẩm của các ngành khoa học, lại chụi ảnh hưởng bởi mức độ hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ. Khoa học càng phát trỉên thì trang thiết bị càng hiện, nhiều tính năng hơn, chính xác hiệu quả hơn, hàng loạt các yếu tố liên quan đến sản phẩm cũng tăng lên. Công nghệ hiện đại giúp các nhà sản xuất có thể khai thác tối đa tính năng của sản phẩm. Sự phát triển không ngừng của thế hệ máy siêu âm: 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều , và nay là 4 chiều, hoặc dao mổ điện cao tần, thiết bị mổ tán sỏi ngoài cơ thể. Văn hóa, xã hội: Khi kinh tế càng phát triển thì xã hội càng có nhu cầu nâng cao điều kiện sống, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không ngừng được gia tăng không chỉ ở những thành phố lớn mà nhu cầu đó, đòi hỏi đó càng một gia tăng cả ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Mặc dù những nhu cầu đó không giống nhau nhưng đều phản ánh sự thay đổi trong mức sống của dân cư một nước. Cùng với bước phát triển chung của đất nước, lĩnh vực văn hoá xã hội ( trong đó có y tế ) đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn những vấn đề bức súc cần phải tiếp tục giải quyết. Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân hơn. Hệ thống trung tâm y tế, cơ sở y tế đang được đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng, từ các nguôn khác nhau: nguồn của chính phủ, nguồn nhận viện trợ , liên doanh với các nhà tư bản, các nhà đầu tư trong nước. Các vùng các miền được mở rộng. Chính sách đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần đưa hệ thống bệnh viện trung tâm y tế, cơ sở y tế về đến vùng sâu vùng xa rút ngắn khoảng cách các dân tộc Các bệnh viện quốc gia đang mở rộng nâng cấp để trở thành các trung tâm y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế, đưa Vịêt Nam trở thành một nước có chỉ số chăm sóc sức khoẻ cao trong khu vực và trên thế giới. Kích thích các nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế hiện đại hơn cho người tiêu dùng. Nhân tố chủ quan. Bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng bởi vì tổ chức bộ máy định hướng cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Các nguồn lực của doanh nghiệp. Các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố chủ yếu là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình Nguồn lực vô hình: Đó là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp đó là các nguồn lực như: thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, các mối quan hệ của doanh nghiệp,... Đây là những nguồn lực không dễ có mà phải gây dựng tích luỹ trong thời gian dài với sự nỗ lực của mọi thành viên bên trong doanh nghiệp từ sản xuất đến khi đem sản phẩm ra bán ngoài thị trường.. Nguồn lực hữu hình: Nó bao gồm: Vốn (tài chính), Máy móc thiết bị (cơ sở vật chất), nguồn nhân lực.. Yếu tố tài chính, yếu tố này là yếu tố sống còn, yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Trong đó là quy mô vốn, cơ cấu vốn (cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định), tốc độ thu hồn vốn, khả năng thanh toán (thanh toán nhanh, khả năng chi trả dài hạn....), nguồn huy động vốn, chất lượng sử dụng vốn... Nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật: Đó là toàn bộ cơ sở hạ tầng, nhà kho, máy móc trang thiết bị, phương tiện giao thông vận tải ...Đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất phân phối sản phẩm đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Yếu tố lao động (nguồn nhân lực). Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, vì con người vận hành máy móc tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, điều đó có nghĩa là không gì có thể thay được con người. Đội ngũ càn bộ công nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ kiến thức trình độ kiến thức nghiệp vụ giao thương, được tiếp xúc nhiều với thị trường hàng hoá cũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_thuc_trang_va_giai_phap_mo_rong_thi_truong_cong_ty_co.docx
Tài liệu liên quan