Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 3

VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý chi tiêu công 3

1.1.1. Chi tiêu công 3

1.1.2. Quản lý chi tiêu công 3

1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả quản lý chi tiêu công 4

1.2.1. Hiệu quả quản lý chi tiêu công 4

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi tiêu công 4

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu công 4

1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của các nước trên thế giới 5

PHẦN 2: 6

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG 6

CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6

2.1. Một số nét khái quát về quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 6

2.1.1. Giới thiệu về Thành phố Hà Nội 6

2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công tại các cơ quan của Thành phố Hà Nội 6

2.1.3. Vai trò của các cấp các ngành đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 6

2.1.4. Đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 6

2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 7

2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 7

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội 8

2.2.3. Thực trạng định mức, chế độ chi tiêu của Thành phố Hà Nội 9

2.2.4. Thực trạng công tác đầu tư và mua sắm công Thành phố Hà Nội 9

2.2.5. Thực trạng công tác kiểm toán đối với chi tiêu công của các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội 10

2.2.6. Thực trạng tính công khai minh bạch về quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 11

2.2.7. Thực trạng năng lực cán bộ quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 11

2.2.8. Thực trạng hiệu quả quản lý chi tiêu công một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, giao thông công chính của Thành phố Hà Nội 12

2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 13

2.3.1. Kết quả 13

2.3.2. Hạn chế 14

PHẦN 3: 15

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 15

QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 15

3.1.1. Xu thế, dự báo về quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 15

3.1.2. Phương hướng công tác quản lý nhà nước đối với quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 15

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 15

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý chi tiêu công 15

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về quản lý chi tiêu công đối với cán bộ, công chức và nhân dân Thành phố Hà Nội 16

3.2.3. Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát định kỳ về quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 18

3.2.4. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị của Thành phố Hà Nội trong quản lý chi tiêu công 19

3.2.5. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 20

3.2.6. Tăng cường tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 22

3.2.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của Thành phố Hà Nội 22

3.2.8. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và sử dụng chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 23

3.3. Một số kiến nghị 24

3.3.1. Kiến nghị với trung ương 24

3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan của Thành phố Hà Nội 24

KẾT LUẬN 25

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5186 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đúng, tránh tình trạng gây lãng phí nguồn lực chung. 2.2.3. Thực trạng định mức, chế độ chi tiêu của Thành phố Hà Nội Định mức phân bổ chi tiêu công của thành phố Hà Nội được xác định theo tổng nguồn lực nhà nước dành cho ngân sách thành phố. Định mức phân bổ chi tiêu công của Thành phố Hà Nội được thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố. Định mức khoán kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính, Đảng và đoàn thể của Thành phố và của quận, huyện là đơn vị dự toán cấp I là 38 triệu đồng/biên chế/năm; đối với đơn vị dự toán cấp II của Thành phố và các đơn vị sự nghiệp của quận, huyện là 33 triệu đồng/biên chế/năm. Đối với chi của ngành giáo dục và đào tạo: Mức chi cho khối mầm non là 2 triệu đồng/học sinh/năm; tiểu học là 1,27 triệu đồng/học sinh/năm; trung học cơ sở là 1,73 triệu đồng/học sinh/năm; trung học phổ thông 1,88 triệu đồng/học sinh/năm; trung học phổ thông chuyên là 4,08 triệu đồng/học sinh/năm. Đối với các bệnh viện định mức chi từ 30-41 triệu đồng/giường bệnh/năm. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện nay còn nhiều bất cập, phạm vi hệ thống định mức chưa bao quát được hết các lĩnh vực chi của ngân sách. Mặt khác định mức chi tiêu công còn thiếu sự linh hoạt và chưa thích ứng với sự biến động của giá cả thị trường, do đó nguồn lực chi tiêu công chưa được phân bổ phù hợp với thực tế. 2.2.4. Thực trạng công tác đầu tư và mua sắm công Thành phố Hà Nội Đề tài phân tích thực trạng công tác đầu tư và mua sắm công của Thành phố Hà Nội trong thời gian qua và cho thấy việc thất thoát trong lĩnh vực đầu tư và mua sắm công xảy ra tương đối nhiều và hàng năm ngân sách đã mất đi một khoản tiền vô cùng lớn. Trong giai đoạn 2002-2007 thanh tra về đầu tư xây dựng và quản lý đất đai của thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 215 dự án, công trình với tổng giá trị đầu tư 1.080 tỷ 360 triệu đồng (62 dự án trường học, 18 đường giao thông, 15 dự án thuỷ lợi, 41 trụ sở nhà văn hoá, 9 trung tâm thể dục thể thao, v.vv.. ). Trong quá trình thanh tra các chương trình chi tiêu công này cũng đã phát hiện ra nhiều sai phạm, thất thoát về tài chính, trị giá 20 tỷ 533 triệu đồng, chiếm 3% tổng giá trị thanh tra. Những sai phạm làm thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán đưa công trình vào sử dụng. Từ đó, thanh tra thành phố và các sở, ngành, quận, huyện kiến nghị thu hồi về cho nhà nước 15.882 triệu đồng, giảm trừ quyết toán công trình và kiến nghị xử lý khác tổng số 4.651 triệu đồng. Phần lớn những thất thoát này là do quyết toán khống, không làm nhưng vẫn thanh quyết toán, quyết toán sai chủng loại vật tư, thiết bị so với thực tế thi công... Đề tài đưa ra các ví dụ minh hoạ về sự thất thoát lãng phí trong các chương trình đầu tư và mua sắm công của Thành phố Hà Nội như dự án xây dựng trung tâm đào tạo công nghệ thông tin Hà Nội, dự án đường Láng Trung-Đê La Thành - Đội Cấn đoạn Km 0+561, dự án cống hoá và làm đường trên mương đoạn đường La Thành-Thái Hà- Láng, dự án nâng cấp hệ thống tiêu Cầu Ngà, dự án xây dựng trụ sở làm việc quận uỷ và các cơ quan hành chính quận Tây Hồ, dự án Trường mẫu giáo số 7 Ba Đình, dự án công viên Tuổi trẻ, v.vv.. 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm toán đối với chi tiêu công của các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội Trong thời gian qua, các đơn vị sử dụng ngân sách của Thành phố Hà Nội đã được cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán. Hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm cung cấp các thông tin cho các cơ quan, đơn vị của Thành phố Hà Nội, các nhà quản lý, cán bộ công chức và nhân dân phục vụ công tác quản lý sử dụng chi tiêu công hợp lý, hiệu quả. Đồng thời việc kiểm toán nhà nước cũng cung cấp cho Hội đồng nhân dân thẩm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách của Thành phố. Hàng năm, kiểm toán nhà nước mới chỉ kiểm toán được khối lượng hạn chế báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán của Hà Nội trong khi nhu cầu đòi hỏi phải được kiểm toán rất lớn. Thực tế hoạt động kiểm toán nhà nước hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định bởi quy mô hoạt động của kiểm toán nhà nước còn hạn chế so với yêu cầu phải được kiểm toán hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản của nhà nước, nhất là lĩnh vực kiểm toán ngân sách. Theo kết quả kiểm toán nhà nước đưa ra đối với thành phố Hà Nội niên độ 2005 cho thấy: Kiểm toán nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách chi sai chế độ của thành phố Hà Nội về chi thường xuyên là 4,2 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là 5 tỷ đồng. Trong báo cáo kiểm toán cho thấy con số thất thoát trong chi thường xuyên và chi đầu tư là rất lớn. Điều này cho thấy việc kiểm soát chi của Hà Nội còn nhiều hạn chế. Chi tiêu công là phần có nhiều sai phạm trầm trọng, kéo dài và phổ biến nhất. Qua kiểm toán phát hiện ra nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản, từ quy hoạch, lập và thẩm định dự toán, quyết định đầu tư, khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, v.vv.. cho đến điều hành dự án và quyết toán. Trong đó sai phạm nhiều nhất là trong các quyết định đầu tư. Đề tài đưa ra các ví dụ minh hoạ về việc kiểm toán nhà nước phát hiện ra những sai phạm trong những chương trình chi tiêu công của Thành phố Hà Nội như dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I, dự án hầm bộ hành nút giao thông ngã tư Vọng, dự án cầu Vĩnh Tuy. Con số thất thoát và phải cắt giảm ở lĩnh vực chi tiêu hành chính còn rất lớn, lớn hơn cả số ngân sách bị vi phạm trong chi đầu tư phát triển. Rất nhiều các đơn vị khi được kiểm toán đều chi vượt mức cho phép như chi vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm, khánh tiết, hỗ trợ, v.v.. Kiểm toán nhà nước đã phát hiện 10 hình thức làm thất thoát, gây sai phạm trong chi ngân sách thường xuyên của Hà Nội, đó là lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; mua sắm tài sản công; tự chi các khoản vượt thu, tăng thu; sử dụng ngân sách dự phòng sai quy định; hỗ trợ không đúng chế độ, v.v.. 2.2.6. Thực trạng tính công khai minh bạch về quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội Công khai, minh bạch là đòi hỏi, yêu cầu, điều kiện thiết yếu đối với hoạt động của bộ máy hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay việc công khai hoá, minh bạch hoá hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng là đòi hỏi quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Hàng năm Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đều có các chương trình chất vấn lãnh đạo Thành phố Hà Nội về các chương trình quản lý và sử dụng chi tiêu công của Thành phố Hà Nội, các chương trình, kế hoạch chi tiêu công của Thành phố và tính hiệu quả của các chương trình đó ra sao. Thông qua các kỳ chất vấn này đã tăng thêm tính công khai trong quản lý chi tiêu công của Thành phố. Tuy nhiên hiện nay ở một số cơ quan, đơn vị của Hà Nội vẫn chưa thực hiện tốt công khai minh bạch trong quản lý chi tiêu công, vẫn còn hiện tượng bao che, xử lý nội bộ dẫn đến tình trạng quản lý chi tiêu công không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước. Việc thiếu công khai minh bạch trong quản lý chi tiêu công đã gây ra hậu quả lớn, nó sẽ làm mất lòng tin của nhân dân vào bộ máy quản lý của nhà nước, làm trì trệ hệ thống quản lý, làm tê liệt sự phát triển của nền kinh tế. Từ việc thiếu công khai, minh bạch trong quản lý chi tiêu công đã dẫn đến những hiện tượng tham nhũng và lãng phí. 2.2.7. Thực trạng năng lực cán bộ quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội Thực tiễn trong những năm đổi mới cho thấy những thành tựu mà chúng ta đã đạt được là đáng ghi nhận, trong đó có sự đóng góp công sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội. Sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội phải am hiểu, phải có năng lực để tham mưu, tổ chức triển khai, thực hiện những nội dung mới. Khi nói đến năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố Hà Nội là nói đến chất lượng nguồn nhân lực, là nói tới khả năng thực thi công vụ một cách có hiệu quả. Tổng biên chế hành chính sự nghiệp của Thành phố Hà Nội trước khi mở rộng là 58.608 người. Trong đó: Biên chế quản lý hành chính: 5.764 người (cấp Thành phố: 3.356 người, cấp huyện: 2.408 người); Biên chế cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở: 4.026 người; Biên chế sự nghiệp: 48.818 người. Trong đó: Biên chế sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề: 34.343 người; Biên chế sự nghiệp y tế: 7.755 người; Biên chế sự nghiệp văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền hình: 1.362 người; Biên chế sự nghiệp thể dục thể thao: 341 người; Biên chế sự nghiệp khác: 4.775 người; Biên chế sự nghiệp nghiên cứu khoa học: 242 người. Qua đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, đề tài đã rút ra những điểm còn hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố Hà Nội trong quản lý và sử dụng chi tiêu công như sau: Năng lực của cán bộ, công chức Hà Nội chưa ngang tầm; Những khiếm khuyết về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức Hà Nội trong quản lý chi tiêu công có nguyên nhân sâu xa từ sự hạn chế, lạc hậu của công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách quy hoạch và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về quản lý chi tiêu công mới chỉ tập trung vào đánh giá kết quả đầu ra về số lượng người đi học chưa quan tâm đến chất lượng; Nhiều cán bộ, công chức chưa quan tâm đến cập nhật thông tin, kiến thức mới để nâng cao nhận thức và năng lực công tác của bản thân; Trình độ tin học, ngoại ngữ, trình độ am hiểu luật pháp quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu; Nhận thức về quản lý và sử dụng chi tiêu công chưa tốt; v.vv.. 2.2.8. Thực trạng hiệu quả quản lý chi tiêu công một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, giao thông công chính của Thành phố Hà Nội - Đề tài đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu công trong lĩnh vực giáo dục cho thấy công tác quản lý chi tiêu công trong ngành giáo dục đào tạo Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho ngành chủ động nhiều hơn trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành. Hiện Thành phố có gần 670.000 học sinh theo học tại hơn 1.000 cơ sở giáo dục, trong đó có 123 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh trong một năm học là 1,5 triệu đồng, gấp 4 lần năm 2003. Cơ cấu chi cho các cấp, bậc học đã có sự thay đổi theo hướng tăng chi ở giáo dục và giảm chi ở đào tạo. Điều này phản ánh quan điểm ưu tiên đầu tư cho giáo dục cơ bản và giáo dục ở những nơi còn khó khăn của Hà Nội như tại các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm. Trong các khoản chi tiêu công ngành giáo dục đào tạo, đề tài tập trung phân tích những thất thoát, lãng phí trong khoản chi đầu tư thiết bị dạy học. - Đề tài đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu công ngành y tế của Thành phố Hà Nội. Nguồn tài chính dành cho chi tiêu công ngành y tế Hà Nội bao gồm từ ngân sách nhà nước và từ xã hội hoá. Đối với các nguồn vốn ngoài công lập thì công tác lập dự toán thu, chi và vốn đầu tư đối với nguồn vốn này chủ yếu mới chỉ ước lượng, thiếu hướng dẫn của cấp trên, thiếu quy trình dự toán thống nhất, chưa có khả năng tổng hợp đầy đủ nên chưa thể theo dõi, phản ánh đúng nguồn lực ngoài công lập dành cho y tế. Đề tài đã chỉ ra hiện nay định mức chi tiêu công cho Hà Nội chưa tính hết được những đặc thù của Hà Nội bởi vì Hà Nội là trung tâm y tế lớn, do vậy số người bị bệnh của các tỉnh thành thường về Hà Nội chữa trị đã tạo nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Mặt khác các bệnh viện của Hà Nội thường được trang bị với quy mô lớn, hiện đại do vật chi phí và vật tư tiêu hao lớn, v.v.. Định mức chi y tế tính theo giường bệnh nội trú được sử dụng làm căn cứ cấp phát kinh phí và điều hành dự toán chi ngân sách y tế, áp dụng cho cho các cấp địa phương. Trên thực tế nhiều định mức trong ngành y tế đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế và tính đặc thù của thành phố Hà Nội. Định mức tính theo giường bệnh nội trú không khuyến khích mở rộng các loại hình ngoại trú, không khuyến khích hình thức dịch vụ bác sĩ tại gia đình, không cải thiện điều kiện khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các cơ sở tuyến dưới là nơi có ít quá tải về điều trị và vẫn còn là vấn đề nan giải đối với ngành y tế thành phố Hà Nội. - Đề tài đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý chi tiêu công ngành giao thông công chính của Thành phố Hà Nội. Diện mạo của Thành phố Hà Nội trong những năm qua không ngừng được đổi mới, ngày càng khang trang, hiện đại và quy mô. Tuy nhiên, trong công tác quản lý giao thông công chính của Hà Nội chưa được tương xứng với tiềm năng của một trung tâm văn hoá, chính trị đất nước. Công tác quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch còn nhiều bất cập. Hạ tầng đô thị của Thành phố tuy đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước chưa đồng bộ, những công trình phục vụ cho dịch vụ công cộng còn thiếu, v.vv.. Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã dành những khoản kinh phí lớn để đầu tư vào các công trình, nâng cao chất lượng giao thông của Thành phố, góp phần đưa Thành phố phát triển văn minh, hiện đại. Đề tài nêu lên một số điển hình về hạn chế trong công tác quản lý chi tiêu công của ngành giao thông công chính Hà Nội như dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Thành phố Hà Nội, dự án đầu tư hệ thống tín hiệu đèn giao thông, dự án trang bị bổ sung hệ thống camera giao thông cố định và di động cho Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông của Công an Thành phố Hà Nội 2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 2.3.1. Kết quả - Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quan tâm sát sao đối với chương trình cải cách tài chính công, đặc biệt là quản lý chi tiêu công - Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ về triển khai quản lý tài chính công nói chung, chi tiêu công nói riêng - Có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước về quản lý chi tiêu công - Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố Hà Nội đã bước đầu thực hiện chế độ tự chủ tài chính - Phân cấp quản lý chi tiêu công đã được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Công tác quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội đã hướng tới đáp ứng yêu cầu về giới và xoá đói giảm nghèo - Quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội đã được công khai hoá các thông tin trên một số lĩnh vực 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những điểm thuận lợi đối với quản lý chi tiêu công của thành phố Hà Nội thì vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của thành phố Hà Nội như: - Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân Hà Nội về quản lý tài chính công nói chung và quản lý chi tiêu công nói riêng còn hạn chế - Định mức, chế độ chi tiêu công còn chưa hợp lý - Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện tốt, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu công - Bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố còn cồng kềnh, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế - Phương thức quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội vẫn chưa áp dụng quản lý theo kết quả đầu ra - Công tác quản lý chi tiêu công của Hà Nội kém hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực - Hệ thống thông tin quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế. PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 3.1.1. Xu thế, dự báo về quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội Quan điểm về xu thế dự báo quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới gồm những vấn đề: - Quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội cần đặt trong bối cảnh cải cách hành chính cả nước và Thủ đô Hà Nội - Quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội cần dựa trên hệ thống các nguyên tắc lập ngân sách và quản lý tài chính tốt như tính tổng thể và tính kỷ luật, tính linh hoạt, tính tiên liệu, tính trung thực, thông tin minh bạch và trách nhiệm giải trình. - Quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội cần đặt trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn 3.1.2. Phương hướng công tác quản lý nhà nước đối với quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội - Phương hướng quản lý nhà nước về cơ chế quản lý chi tiêu công - Phương hướng quản lý nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách - Phương hướng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chế độ, định mức đối với chi tiêu công - Phương hướng quản lý nhà nước về cơ chế tài chính áp dụng đối với các đơn vị sử dụng ngân sách của Thành phố Hà Nội - Phương hướng quản lý nhà nước về yêu cầu tính công khai minh bạch chi tiêu công - Phương hướng quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý chi tiêu công Để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công cần tiếp tục hoàn thiện các thể chế quản lý chi tiêu công để đảm bảo các chương trình chi tiêu công đạt hiệu quả nhất. Mặt khác cần phải xác định và sử dụng các chỉ tiêu đầu ra và kết quả cuối cùng để đánh giá các chính sách mới và hiện hành. Cần thúc đẩy việc trao đổi thông tin về tác động qua lại giữa chính sách và ngân sách và về tác động tổng thể liên quan đến tổng mức chi tiêu. Cần cung cấp cho những người hoạch định chính sách các thông tin thích hợp về khía cạnh chi phí của các chính sách chi tiêu. Các thủ tục chấp hành ngân sách và các cơ chế giám sát cần phải được nhìn nhận theo hướng có thể tiến hành điều chỉnh các chính sách theo tiến độ đạt được, các thông tin mới thu thập và trong bối cảnh mới. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cần tăng cường thể chế quản lý ngân sách chi tiêu công và kế hoạch đầu tư, nhằm thúc đẩy quá trình ưu tiên hoá để đạt được các mục tiêu tăng trưởng bền vững. Thành phố cần phối hợp công tác lập kế hoạch chi thường xuyên và chi đầu tư, xác định các chương trình đầu tư công là cơ chế chính để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân Thủ đô, nhưng bên cạnh đó cần nâng cao quản lý chi thường xuyên của ngân sách do tính chất quan trọng của loại hình này đối với phát triển. Thành phố Hà Nội cần phối hợp tốt hơn nữa công tác lập kế hoạch chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Sở Tài chính và Sở Kế hoạch đầu tư để thực hiện các chương trình này. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội tích cực triển khai thể chế quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ trung hạn như là một phần của chương trình cải cách tài chính công của Thành phố. Khuôn khổ chi tiêu công trung hạn sẽ góp phần bảo đảm tính thực tiễn tài chính trong công tác lập kế hoạch chi tiêu công, tạo điều kiện đưa việc phân tích chính sách và trọng tâm phát triển vào công tác lập kế hoạch chi tiêu mà hiện nay chúng ta vẫn phụ thuộc nhiều vào các định mức mang tính cứng nhắc. Bên cạnh đó Thành phố Hà Nội cần tăng cường các thể chế đảm bảo tính công khai và phân cấp quản lý chi tiêu công của Thành phố. 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về quản lý chi tiêu công đối với cán bộ, công chức và nhân dân Thành phố Hà Nội - Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về cải cách tài chính công trong bối cảnh cải cách hành chính của Thành phố Hà Nội. Các cán bộ, công chức và nhân dân Thành phố Hà Nội cần quán triệt mối quan hệ giữa cải cách tài chính công và cải cách hành chính và cải cách tài chính công là một trong những nội dung quan trọng của tiến trình cải cách nền hành chính của Việt Nam. Trong chủ trương đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh thì vấn đề cải cách tài chính công chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua đó làm chuyển biến ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong việc tiếp xúc, giải quyết công vụ, cung cấp các dịch vụ công, làm giảm tới mức thấp nhất những bức xúc trong dư luận xã hội, những phản ánh của nhân dân về hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức. Củng cố lòng tin của nhân dân đối với cán bộ, công chức trong quản lý và sử dụng chi tiêu công. - Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức Thành phố Hà Nội trong quản lý chi tiêu công. Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang hàng ngày, hàng giờ tác động lên các mặt của đời sống xã hội, dẫn đến tình trạng một số cán bộ, công chức và đảng viên suy thoái, vi phạm về đạo đức, lối sống, bị những cám dỗ về vật chất làm thay đổi tư duy, hành động, v.vv.. Đứng trước thực trạng đó, Đảng bộ Thành phố Hà Nội, các cấp các ngành cần quán triệt giáo dục, tuyên truyền nhận thức về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức Thủ đô. - Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công khai minh bạch trong quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội. Các cán bộ, công chức của các cơ quan Hà Nội cũng như các thành viên trong xã hội thực hiện việc kiểm tra việc công khai quản lý chi tiêu công của Thành phố trước hết cần nhận thức đầy đủ, quán triệt biện pháp công khai chi tiêu công nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách nhà nước, tài sản của nhà nước. Ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực, vi phạm chế độ tài chính của nhà nước. Để công tác công khai trong quản lý và sử dụng chi tiêu công của Thành phố đạt hiệu quả cao, các đơn vị, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân cần phải nắm vững nguyên tắc, đối tượng, phạm vi, các hình thức và thời gian công khai tài chính, hiểu biết nội dung về hoạt động ngân sách, tài chính của các đơn vị dự toán, các đơn vị được ngân sách hỗ trợ, hoạt động tài chính của các quỹ có sử dụng nguồn đóng góp của nhân dân để có thể kiểm tra, giám sát, chất vấn và nghe trả lời chất vấn về tình hình quản lý và sử dụng chi tiêu công của Thành phố Hà Nội. - Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng chi tiêu công. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công của Thành phố Hà Nội, một trong những giải pháp quan trọng đó là nâng cao ý thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham nhũng trong quản lý chi tiêu công đối với cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Tại các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng chi tiêu công, cần có những chương trình tuyên truyền, giáo dục nhận thức cán bộ, công chức về công tác thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng. Quán triệt nhận thức về trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong thực thi công tác quản lý và sử dụng chi tiêu công của mình. Đối với các tầng lớp nhân dân của Thủ đô, Thành phố cần tăng cường tuyên truyền về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng để nhân dân hiểu và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước. - Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về chương trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với cán bộ, công chức Thành phố Hà Nội. Đây là một chủ trương lớn, vưà mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội chính trị hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tu dưỡng đạo đức, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt là trong cán bộ, công chức, đảng viên nâng cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Thành phố Hà Nội là địa phương tiên phong trong việc thực hiện cuộc vận động này của Bộ Chính trị. Thông qua đó làm cho mỗi cán bộ, công chức của Hà Nội có ý thức tự vươn lên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, không vi phạm các quy định về phẩm chất đạo đức, lối sống và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. - Cần tăng cường các biện pháp để tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân Thủ đô trong công tác quản lý chi tiêu công. Chương trình tập trung vào tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân Thủ đô về quản lý chi tiêu công, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, v.vv.. Để công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả cao, cần củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, bảo đảm đội ngũ này có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức để cán bộ và nhân dân Thủ đô tin tưởng, học tập nâng cao nhận thức. Các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cần được đổi mới và đa dạng hoá. Cần triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6096.doc
Tài liệu liên quan