Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010

 

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I.Một số cơ sở lý luận .1

I.Khái niệm về BHXH, BHXH bắt buộc . .1

II.Đối tượng tham gia và trách nhiệm đóng góp BHXH bắt buộc . .1

1.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc . .1

2.Trách nhiệm đóng góp BHXH bắt buộc .1

III.Các chế độ của BHXH bắt buộc .2

1.Chế độ ốm đau .2

2.Chế độ thai sản . 3

3.Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 4

4.Chế độ hưu trí .5

5.Chế độ tử tuất . 6

IV.Quỹ BHXH bắt buộc .8

1.Nguồn hình thành quỹ . 8

2.Các quỹ thành phần . .8

3.Sử dụng quỹ .8

V.Hội đồng quản lý quỹ BHXH . .8

VI.Nợ đọng BHXH và thực trạng nợ đọng BHXH ở Việt Nam .8

1.Quan điểm về nợ đọng BHXH .8

2.Thực trạng nợ đọng BHXH ở Việt Nam 9

Chương II.Thực trạng về nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp tại

Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 .9

I.Giới thiệu tổng quan về BHXH thành phố Hải Phòng . .9

II.Thực trạng về tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp

tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 . 10

1.Tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp ngày càng tăng .10

2.Tình trạng nợ đọng BHXH phổ biến ở các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh .11

3.Doanh nghiệp trả nợ BHXH theo kiểu trả dần, theo từng đợt;

thậm chí chấp nhận nộp phạt .11

4.Người sử dụng lao động thương lượng với người lao động

trong việc đóng BHXH .12

III.Hậu quả của tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp tại

Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 . .12

1.Gây khó khăn cho cơ quan chứ năng đặc biệt là BHXH thành phố .12

2.Quyền lợi người lao động bị xâm phạm . .13

IV.Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp

tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 13

1.Nguyên nhân từ phía người lao động và người sử dụng lao động . .13

2.Chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ 14

3.Cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt mà phải nhờ

thanh tra Sở LĐ-TB&XH mà đội ngũ thanh tra lại quá mỏng . 15

Chương III.Giải pháp đưa ra nhằm giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH

của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 . .15

1.Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chính sách bảo hiểm

xã hội của thành phố . 16

2.BHXH Thành phố cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở. .17

3.Cải cách Hành chính-Pháp luật; bổ sung thẩm quyền cho cơ quan

BHXH trong việc thanh tra, xử lý vi phạm . .18

4.Khởi kiện doanh nghiệp ra tòa khi cố tình “chây ỳ” nợ đọng BHXH .18

5.Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc

thực hiện Pháp luật về BHXH . .18

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp. - Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; 3.5.Thời điểm hưởng trợ cấp - Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa. 3.6.Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung. 3.7.Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật - Người lao động sau khi điều trị mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày. - Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 4.Chế độ hưu trí. 4.1.Điều kiện hưởng lương hưu. - Người lao động có đủ 25 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. - Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi nếu người lao động là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân. 4.2.Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 4.3.Mức lương hưu hằng tháng. - Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. - Mức lương hưu hằng tháng của người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 4.4.Điều chỉnh lương hưu - Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định. 4.5.Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu - Người lao động đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. - Kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. 4.6. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu 4.6.1.Điều kiện hưởng. - Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH; b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; d) Ra nước ngoài để định cư. - Người lao động là quân nhân, sỹ quan… được hưởng BHXH một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. 4.6.2.Mức hưởng BHXH một lần - Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. 5.Chế độ tử tuất. 5.1.Trợ cấp mai táng - Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: a) Người lao động đang đóng BHXH; b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. 5.2.Trợ cấp tuất hằng tháng 5.2.1.Các trường hợp trợ cấp tuất hàng tháng. - Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; b) Đang hưởng lương hưu; c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. - Thân nhân của các đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng gồm: a) Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. 5.2.2.Mức trợ cấp tuất hằng tháng - Bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ bằng 70% mức lương tối thiểu chung. - Trường hợp có một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp. 5.3.Trợ cấp tuất một lần - Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. - Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng. 5.4.Tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng BHXH tự nguyện sau đó đóng BHXH bắt buộc - Người lao động đóng BHXH tự nguyện sau đó đóng bảo hiểm BHXH buộc thì thời gian đóng BHXH tự nguyện được cộng với thời gian đóng BHXH bắt buộc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. IV.QUỸ BHXH BẮT BUỘC. 1.Nguồn hình thành quỹ - Người sử dụng lao động đóng theo quy định. - Người lao động đóng theo quy định. - Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. - Hỗ trợ của Nhà nước. - Các nguồn thu hợp pháp khác. 2.Các quỹ thành phần - Quỹ ốm đau và thai sản. - Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Quỹ hưu trí và tử tuất. 3.Sử dụng quỹ - Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. - Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. - Chi phí quản lý. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. - Chi khen thưởng theo quy định. - Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. V.Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội - Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Chính phủ thành lập, có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội. - Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổ chức bảo hiểm xã hội và một số thành viên khác do Chính phủ quy định. VI.Nợ đọng BHXH và thực trạng nợ đọng BHXH ở Việt Nam. 1.Quan điểm về nợ đọng BHXH. - Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “nếu doanh nghiệp không đóng đúng phần BHXH mà còn chiếm dụng một phần lương của công nhân thì xem như tội lừa đảo chiếm dụng tiền công.”   - Giám đốc BHXH Hải Phòng: “Nợ BHXH đang là vấn đề nhức nhối, cần sớm được giải quyết. Các doanh nghiệp nợ số tiền quá lớn, thời gian quá dài khiến cơ quan BHXH thất thu, quyền lợi người lao động bị xem nhẹ. Nếu doanh nghiệp không chịu đóng BHXH, người lao động về hưu sẽ sống bằng gì?.” 2.Thực trạng nợ đọng BHXH ở Việt Nam - Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến cuối năm 2010, số nợ BHXH trong cả nước lên đến 4.365 tỷ đồng. Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện chỉ có 33.000/137.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có đóng BHXH cho người lao động. Gần 20 doanh nghiệp đang nợ BHXH thành phố trên 1 tỷ đồng, trong đó có doanh nghiệp nợ tới 7 tỷ đồng. Tổng số nợ BHXH tại đây là trên 50 tỷ đồng. Tại Đồng Nai, trên 500 doanh nghiệp nợ BHXH trên 1 tháng với tổng số tiền trên 130 tỷ đồng, trong đó có 22 doanh nghiệp nợ dây dưa kéo dài từ năm 2008 đến nay với tổng số tiền hơn 26 tỷ đồng. Còn tại Hà Giang, qua thanh tra công tác đóng BHXH cho người lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Thanh tra Nhà nước cho kết quả chỉ có 217/906 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh tham gia đóng BHXH cho 5.929 lao động, chiếm 24%. Trong số 217 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHXH, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện việc nộp BHXH hàng tháng kịp thời; có doanh nghhiệp còn chậm đóng, nợ đọng... - Hiện nay, nợ đọng BHXH là 2.093 tỷ đồng, trong đó nợ đọng khó đòi là 966 tỷ đồng. Chỉ riêng tại Hà Nội, tính đến tháng 8 vừa qua, đã có 106 doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH trên 12 tháng với tổng số tiền là 84 tỷ đồng. BHXH TP.HCM là đơn vị thực hiện quyết liệt nhất cả nước, với việc tiến hành khởi kiện doanh nghiệp ra tòa, nên đã thu hồi về Quỹ BHXH hơn 40 tỷ đồng từ 107 doanh nghiệp. ( Lê Bạch Hồng - GĐ BHXH Việt Nam). CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG VỀ TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG BHXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010. I.Giới thiệu tổng quan về BHXH thành phố Hải Phòng. - Tên đơn vị Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng. Địa chỉ Số 02 phố Thất Khê, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng là cơ quan trực thuộc Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 84/QĐ-TCCB ngày 01/08/1995, trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội hiện nay thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động của thành phố Hải Phòng để giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định. - Cơ cấu hệ thống tổ chức Bảo hiểm Xã hội thành phố Hải Phòng bao gồm 09 phòng nghiệp vụ thuộc Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng BHXH thành phố, 01 phòng khám BHYT và 14 BHXH các quận huyện thị: Phòng Chế độ - Chính sách; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Thu; Phòng Giám định chi; Phòng Bảo hiểm tự nguyện; Phòng Công nghệ thông tin; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kiểm tra; Phòng Quản lý hồ sơ; Phòng Khám bảo hiểm Y tế. II.Thực trạng về tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2010. 1.Tình trạng nợ đọng BHXH của các Doanh nghiệp ngày càng tăng. Với gần 20.000 đơn vị, doanh nghiệp, Hải Phòng là một trong những tỉnh, thành có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh. Tuy nhiên, thành phố cũng đang phải đối mặt với tình trạng nợ đọng, không đóng bảo hiểm xã hội của các đơn vị, doanh nghiệp. - Tại thời điểm năm 2008, trên địa bàn Hải Phòng có gần 4.000 doanh nghiệp (DN), đơn vị tham gia BHXH, với khoảng 300.000 người đóng vào quỹ bảo hiểm này. Theo thống kê, tính đến hết năm 2008 còn ít nhất 12 doanh nghiệp nợ tiền BHXH với số tiền hơn 17 tỷ đồng, trong đó có 7 doanh ngiệp nợ từ 1,4 tỷ đến 2,9 tỷ đồng; 5 doanh nghiệp nợ từ 400 triệu đến 720 triệu đồng. - Báo cáo tổng kết năm 2009 của BHXH thành phố đưa ra danh sách 67 đơn vị, phần lớn là doanh nghiệp nợ đọng BHXH. Nhiều doanh nghiệp nợ đọng BHXH 6 tháng, dưới 12 tháng, hơn 12 tháng và điển hình là Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hạ Long nợ BHXH đến… 36 tháng! - Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội TP. Hải Phòng, tính đến ngày 31/10/2010, trên toàn Thành phố có 652 doanh nghiệp nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền 150,244 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến, xây dựng, sản xuất thép, đóng tàu, vận tải… được xếp vào nhóm “chây lỳ”, với số tiền nợ BHXH lớn, thời gian kéo dài. Không chỉ những doanh nghiệp nợ BHXH, số doanh nghiệp trốn BHXH được lãnh đạo BHXH Hải Phòng cho là... không đếm xuể. Theo thống kê sơ bộ, Hải Phòng có khoảng 17 nghìn đơn vị, doanh nghiệp, nhưng hiện tại, số doanh nghiệp đóng BHXH (kể cả những doanh nghiệp thường xuyên nợ BHXH) chỉ khoảng 5700 đơn vị. 2.Tình trạng nợ đọng BHXH phổ biến ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thanh tra Nhà nước TP Hải Phòng vừa thanh tra việc thu, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội 5 quận Ngô Quyền, Dương Kinh, Hồng Bàng, Kiến An và Hải An, qua đó đã phát hiện nhiều vi phạm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cũng như quyền lợi người lao động không bảo đảm. Qua kiểm tra cho thấy, hiện TP Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp, chủ yếu là ngoài quốc doanh không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. - Điển hình ở quận Hải An, tính đến thời điểm thanh tra đầu năm 2010, mới chỉ có 266/619 doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký kinh doanh, đóng bảo hiểm cho người lao động, đạt 43%. Công ty TNHH Đỉnh Vàng có 7.708 lao động, nhưng chỉ đóng bảo hiểm cho 3.228 người, trốn đóng bảo hiểm cho 1.399 người. Ước tính, chỉ trong 6 tháng trốn BHXH, công ty này có thể “tiết kiệm” được 5,86 tỷ đồng. - Còn tại quận Hồng Bàng, hiện có 398 doanh nghiệp không đóng BHXH, BHYT cho hơn 2.000 lao động. Một số doanh nghiệp khác có đóng BHXH, BHYT cho người lao động, nhưng đóng không đầy đủ, mang tính chất đối phó như Công ty cổ phần Trung Kiên đóng BHXH cho 52/306 lao động, Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại đầu tư Thái Anh có 199/526 lao động tham gia đóng BHXH. - Bảo hiểm xã hội quận Ngô Quyền là đơn vị được đánh giá có số nợ đọng tiền bảo hiểm thấp nhất, nhưng trong 2 năm 2009-2010, vẫn có 77 đơn vị nợ đọng lên tới gần 2 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có số nợ đọng các khoản bảo hiểm cao, như Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền nợ gần 800 triệu đồng, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng phà Rừng nợ hơn 661 triệu đồng, Công ty cổ phần INLACO nợ hơn 431 triệu đồng …   3.Doanh nghiệp trả nợ BHXH theo kiểu trả dần, theo từng đợt; thậm chí chấp nhận nộp phạt. - Giám đốc BHXH TP. Hải Phòng cho biết, hiện “DN nào khi được mời lên cũng hứa sẽ trả nợ ngay, nhưng rồi lại trả dần, theo từng đợt. BHXH Thành phố thường xuyên phối hợp với Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & XH) Thành phố đi kiểm tra, đôn đốc việc trả nợ của các DN, nhưng số DN trả ngay cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ”. - Khi được hỏi tới thì Doanh nghiệp lại nói là “quên” hay tình hình tài chính không ổn định, sản phẩm không tiêu thụ được hay không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác…nên chỉ có thể trả nợ BHXH dần dần, trả theo từng đợt. - Cũng đã có trường hợp cơ quan BHXH phải phối hợp với đơn vị Công an sở tại cùng vận động tuyên truyền và đôn đốc thu nợ. Thế nhưng đến nay cũng chỉ thu được 42/135 tỷ đồng nợ BHXH. Cũng bằng cách ấy, đến tháng 11/2010, BHXH thành phố lại tiếp tục gửi công văn lần 2 tới 49 doanh nghiệp thuộc diện chây ỳ nhất nhưng kết quả thu về là đơn xin... khất nợ của một nửa trong số đó. - Theo ông Đặng Văn Tâng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Hải Phòng cho biết: “Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để chậm nộp bảo hiểm xã hội, hoặc người ta dùng số tiền đó để lo những việc khác. Tình trạng này phổ biến ở doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà cũng rất khó đòi do họ tự làm tự lo …” 4.Người sử dụng lao động thương lượng với người lao động trong việc đóng BHXH. - Khi người lao động làm công việc có thu nhập cao thì tiền lương để đóng BHXH sẽ cao hơn so với người lao động có thu nhập thấp. Vì vậy để cả 2 bên cùng có lợi, người lao động chấp nhận kê khai tiền lương hàng tháng thấp hơn tiền lương thực tế mà họ nhận được. - Người lao động chưa tham gia BHXH một phần cũng do ý thức bàng quan, không có kiến thức; một phần do công việc có thu nhập thấp cho nên họ đồng ý với thương lượng vủa người sử dụng lao động để nhận thêm phần thu nhập ít ỏi. Chính vì hai nguyên nhân trên nên người lao động đã vô hình chung giúp các Donh nghiệp trong việc trốn đóng BHXH, dẫn đến tỉ lệ nợ đọng BHXH ngày càng tăng. III.Hậu quả của tình trạng nợ đọng BHXH của các doah nghiệp tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2010. 1.Gây khó khăn cho cơ quan chức năng đặc biệt là BHXH Thành phố. - Theo ông Phạm Công Hiến, Giám đốc BHXH Hải Phòng, việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc không chỉ gây khó khăn, mất cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước. - Để thanh tra tình hình sử dụng thu, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH thì BHXH thành phố phải kết hợp với Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, chính quyền sở tại lập đoàn công tác kiểm tra ngay tại trụ sở doanh nghiệp. Mỗi lần thanh tra, kiểm tra như vậy tốn kém rất nhiều chi phí về sức người và tiền của. Vậy tại sao các doanh nghiệp không nghiêm túc chấp hành đóng BHXH theo đúng quy định để tránh tình trạng phải thanh tra, kiểm tra rồi nộp phạt? - Không những thế các cán bộ thu nợ BHXH lại phải đến từng doanh nghiệp để đôn đốc việc đóng BHXH của các Doanh nghiệp; không những mất thời gian mà còn không thu được nợ ngay do họ khất hẹn lần khác. 2. Quyền lợi người lao động bị xâm phạm. - Theo ông Phạm Công Hiến, Giám đốc BHXH Hải Phòng, việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc trực tiếp xâm phạm quyền lợi của người lao động. Theo nguyên tắc, các đối tượng dù được cấp sổ BHXH nhưng do cơ quan, đơn vị chủ quản không thực hiện đóng phí BHXH đúng theo định kỳ thì ý nghĩa của việc bảo hiểm cho người lao động kể như không có giá trị. Nhất là khi xảy ra trường hợp bị ốm đau, thai sản, chửa đẻ, tai nạn lao động... người lao động không được nhà nước hỗ trợ các khoản chi phí. Mặt khác, số tiền tích luỹ hưởng hưu trí cũng sẽ bị ảnh hưởng, cho dù lỗi gây ra là do cơ quan sử dụng lao động. - Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp người lao động tranh chấp, khiếu kiện với cơ quan chức năng khi yêu cầu thanh toán chi phí thương tật, khám chữa bệnh, hưu trí đã bị từ chối. Đến lúc đó mới biết rằng chủ sử dụng lao động đã tước đoạt quyền lợi của họ. Nhưng một khi tranh chấp được chuyển thành cuộc đối đầu giữa người lao động và chủ sử dụng lao động thì mọi cách giải quyết đều không có ý nghĩa. Thiệt thòi luôn rơi về phía người lao động. - Chị Nguyễn Thị Minh, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng), công nhân ở Công ty TNHH Châu Giang buồn bã: “Chủ sử dụng  lao động không đóng BHXH, BHYT, BHTN đã khiến không ít người lao động khi ốm đau, tai nạn, nghỉ thai sản không được hưởng quyền lợi. Nhiều người lao động nghỉ việc không được chốt sổ, không được hưởng BHTN. Có người nghỉ hưu, thậm chí đã chết cũng chưa được giải quyết các chế độ trên”. Trước sự vi phạm trắng trợn từ phía chủ sử dụng lao động, người lao động ở một số doanh nghiệp ngừng việc tập thể đòi quyền lợi. Thống kê của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cho thấy 2 phần 3 số vụ ngừng việc tập thể bắt nguồn từ các tranh chấp về quyền và lợi ích trong đó phần lớn là do doanh nghiệp không đóng BHXH. IV.NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG BHXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008-2010. 1.Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động và người lao động. - Theo bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ BHXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, nguyên nhân trực tiếp nhất đó là người sử dụng lao động tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động. Có rất nhiều lý do được các doanh nghiệp nại ra để khất nợ với cơ quan thu BHXH. Nào là do khó khăn về nguồn vốn, do thu hẹp sản xuất kinh doanh, do thua lỗ, do khách hàng chậm thanh toán, do chuẩn bị sắp xếp lại lực lượng lao động. Nhưng cách phổ biến nhất là lần khất, hứa hẹn thật nhiệt tình mỗi khi cán bộ bảo hiểm đôn đốc thu nợ. Một vài trường hợp nợ BHXH dây dưa, kéo dài, buộc phải gửi giấy mời đại diện lãnh đạo doanh nghiệp đến cơ quan BHXH để làm việc. Nhưng kết quả vẫn chỉ là những lời hứa nay, hẹn mai, rồi lờ tịt. - Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không đủ khả năng nộp BHXH đã đành, không ít doanh nghiệp “ăn nên làm ra” vẫn chây ỳ BHXH, chấp nhận chịu xử phạt vài triệu đồng hơn là phải nộp BHXH gấp hàng trăm lần số tiền bị xử phạt. Sự cố tình vi phạm pháp luật của chủ sử dụng lao động, có nguyên nhân từ tình trạng doanh nghiệp “nhờn thuốc”. - Về phía người lao động thì thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc chưa quan tâm đến bảo hiểm xã hội. Các chế tài mới đề cập đến chậm nộp và không đóng; còn việc doanh nghiệp cố tình chiếm dụng số tiền đã thu của người lao động để sử dụng vào mục đích khác thì lại chưa có chế tài xử phạt, nên nhiều DN vẫn cố tình “chây ỳ”. Khi doanh nghiệp không nộp bảo hiểm xã hội, người lao động cũng sẽ không được hưởng bất kỳ chính sách bảo hiểm nào như bảo hiểm y tế, ốm đau, hưu trí, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, lương hưu... như luật quy định. 2.Chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ. - Bên cạnh đó, chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ nên chưa đủ sức răn đe. Theo Nghị định 135 năm 2007 của Chính phủ, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về BHXH là 20 triệu đồng. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 22.4.2008, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm pháp luật về BHXH đã tăng lên là 30 triệu đồng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để chiếm dụng, trốn đóng hàng tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội. - Luật BHXH chưa quy định chế tài đối với hành vi kê khai lao động không đúng với thực tế sử dụng nên nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách kê giảm số lao động thực, giảm tiền lương thực trả cho người lao động. - Có thể nhận thấy, cách xử lý như trên còn quá nhẹ để buộc các doanh nghiệp nợ đọng BHXH phải trả nợ. Theo Nghị định 86/2010/NĐ-CP, mức xử phạt tối đa đối với vi phạm không đóng BHXH bắt buộc cho từ 501 người trở lên chỉ là 30 triệu đồng. Ngoài ra, nếu chậm đóng BHXH bắt buộc, doanh nghiệp phải nộp khoản lãi suất chậm trả là 8,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay phổ biến hiện là 17-19%/năm. Như vậy, chưa tính đến lợi nhuận thu được từ khoản tiền BHXH chậm đóng để quay vòng sản xuất, thì doanh nghiệp đã hưởng lợi khoản chênh lệch lãi suất lên tới 10%. 3.Cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt mà phải nhờ thanh tra Sở LĐ-TB&XH mà đội ngũ thanh tra lại quá mỏng. - Giám đốc BHXH Hải Phòng cho biết, theo Nghị định 135/CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với những doanh nghiệp nợ BHXH quá hạn, trốn BHXH với mức phạt tối đa 20 triệu đồng. Nhưng xem ra, quy định này khó thực hiện, bởi cơ quan thu BHXH không có thẩm quyền xử phạt đối với doanh nghiệp mà phải nhờ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Cái khó của cơ quan BHXH là chỉ có chức năng thực hiện, còn việc kiểm tra xem doanh nghiệp đã thực hiện hết cho người lao động chưa, tiền lương đúng chưa, tham gia kịp thời không thì lại không có chức năng.Thế nhưng, nhiều năm nay, mặc dù BHXH đã lập danh sách báo cáo về những doanh nghiệp chây ỳ nộp BHXH hoặc trốn nộp BHXH, nhưng những doanh nghiệp này cũng chỉ bị nhắc nhở. Chế tài có, nhưng không có cơ quan chức năng thực hiện, dẫn đến doanh nghiệp vẫn xem việc nộp BHXH là việc tự nguyện hay không tự nguyện, chứ không phải trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nghị định 02 của Chính phủ đã ban hành thêm một chế tài, nhằm răn đe những doanh nghiệp để quá hạn BHXH là tính lãi suất theo ngân hàng số tiền nợ của doanh nghiệp, nhưng Nghị định này cũng khó thực hiện bởi tiền gốc đòi còn khó, huống chi tiền lãi...! - Cũng đôi lần BHXH thành phố kết hợp với Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, chính quyền sở tại lập đoàn công tác kiểm tra ngay tại trụ sở doanh nghiệp nhưng kết quả vẫn không khả quan, vẫn là biên bản, cam kết sẽ thanh toán ngay. Nhưng khi đoàn kiểm tra rút đi, mọi việc vẫn đâu đóng đấy. Số nợ BHXH theo sự lần khất đó mà tăng dần, tháng sau cao hơn tháng trước, chỉ 10 tháng đã có 17 tỷ đồng thành nợ treo. - Về phía Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cũng gặp khó khăn không kém bởi với số cán bộ thanh tra quá mỏng, mỗi năm chỉ có khoảng 400/17.000 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra do đó khó phát hiện kịp thời vi phạm của doanh nghiệp. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐƯA RA NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG BHXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008-2010. Tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH đã trở thành “bệnh” khó chữa không chỉ gây khó khăn cho cơ quan BHXH mà còn ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Do vậy, cần có những giải pháp quyết liệt, khả thi hơn. 1.Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của thành phố. - Nhận thức rõ bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách trụ cột trong việc thực hiện an sinh xã hội, Bảo hiểm xã hội Hải Phòng cần phối hợp triển khai sâu, rộng công tác tuyên truyền nhằm tổ chức, thực hiện chính sách BHXH trên đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBHXH ASXH.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docM7909c l7909c.doc
Tài liệu liên quan