Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I : Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản 4

I – Khái niệm, đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản. 4

2. Đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản. 5

2.1. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp so với các ngành sản xuất vật chất khác. 5

2.2. Số lượng, chất lượng nguồn nước và nguồn lợi thủy sản rất khác nhau. 5

2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có tính mùa vụ rõ nét. 5

2.4. Nuôi trồng thuỷ sản có từ rất lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát rất thấp: nhỏ bé, manh mún và phân tán. 6

3. Các hình thức nuôi trồng thủy sản. 7

3.1. Các phương thức nuôi lấy thịt điển hình. 7

3.2. Các hình thức nuôi năng suất cao ở Việt Nam. 8

3.2.1. Nuôi cá nước ngọt ở các loại hình mặt nước. 8

3.2.2. Nuôi cá nước lợ và cá biển. 10

3.2.3. Nuôi tôm và các thủy sản khác. 10

4. Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản. 10

4.1. Ngành nuôi trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì, tái tạo các nguồn lợi thuỷ sản. 10

4.2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản và thương mại quốc tế thuỷ sản. 11

4.3. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. 12

4.4. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa. 13

4.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. 13

III. Các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. 14

1. Đối tượng nuôi trồng thủy sản. 14

2. Điều kiện tự nhiên về mặt nước. 15

3. Những thuận lợi về khí hậu, thủy văn và lao động. 16

4. Nhân tố tiến bộ khoa học – công nghệ kỹ thuật 18

5. Vốn đầu tư đối với phát triển bền vững NTTS 18

6. Công tác quản lý và chỉ đạo của Nhà nước. 19

II – Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 19

1. Khái niệm về phát triển bền vững: 19

2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. 20

2.1. Về mặt kinh tế: 20

2.1.1. Về mặt lượng: 20

2.1.2. Về mặt chất: 21

2.2. Về mặt xã hội: 21

2.3. Về mặt môi trường – sinh thái: 21

 3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 22

3.1. Về mặt kinh tế: 22

3.2. Về mặt xã hội 23

3.3. Về mặt môi trường: 24

III – Kinh nghiệm một số nước về phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. 25

1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 25

2. Kinh nghiệm NTTS của Thái Lan. 27

3. Bài học kinh nghiệm cho VN. 30

Phần II - Thực trạng phát triển bền vững trồng thủy sản ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008. 31

I - Lịch sử phát triển ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng. 31

1. Ngành thuỷ sản được ra đơi từ rất sớm, trải qua các giai đoạn sau: 31

1.1. Từ sau những năm 1950: 31

1.2. Giai đoạn 1954 – 1960: 31

 1.3. Trong những năm 1960 – 1980: 31

1.4.Giai đoạn từ 1981 đến nay: 32

2.Quá trình phát triển của ngành NTTS nói riêng: 33

II – Thực trạng phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản từ năm 2000 đến nay. 34

1. Về quy mô, sản lượng và diện tích ngành NTTS : 34

2. Hoạt động ngoại thương của ngành TS cũng như ngành NTTS .44

3.Tác động của ngành nuôi trồng thủy sản: 47

3.1. Về mặt xã hội: 47

3.2. Về mặt môi trường: 49

III - Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian vừa qua 52

1. Khí hậu thuỷ văn, nguồn lực lao động : 52

2. Về giống loài thuỷ sản của ngành NTTS Việt nam. 53

4. Khoa học công nghệ, khuyến ngư phục vụ NTTS. 55

4.1. Hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản 55

4.2. Công tác khuyến ngư về nuôi trồng thuỷ sản: 56

5. Đầu tư phục vụ NTTS. 56

6. Công tác quản lý nhà nước. 58

IV – Hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nguyên nhân. 59

1. Hạn chế 59

1.1. Về mặt kinh tế: 59

1.1.1. Cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là hạ tầng thuỷ lợi. 59

1.1.2. Hàm lượng khoa học – công nghệ trong các sản phẩm còn thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa thủy sản chưa mạnh. 60

1.2. Về mặt xã hội 61

1.2.1. Việc làm của ngành thuỷ sản mang tính thời vụ, giá cả thuỷ sản thường xuyên biến động. 61

1.2.2. Thu nhập của người lao động thấp 62

1.3. Về mặt môi trường: 64

2. Nguyên nhân 64

2.1. Nguyên nhân khách quan: 64

2.1.1. Ngành nuôi trồng thuỷ sản chịu nhiều tác động của tự nhiên: 64

2.1.2. Xuất phát điểm thấp 65

2.2. Nguyên nhân chủ quan: 65

2.2.1. Quy hoạch của ngành không theo kịp tốc độ phát triển: 65

2.2.2. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ làm công tác quản lý thuỷ sản còn yếu kém. 67

2.2.3. Sản xuất giống còn nhiều bất cập, nhất là các giống an toàn và sạch bệnh: 69

2.2.4. Công tác khuyến ngư và thú y chưa đủ mạnh: 71

2.2.5. Chưa đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao: 72

Phần III – Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. 73

I – Định hướng và mục tiêu phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam từ nay đến năm 2020. 73

1. Định hướng phát triển NTTS thời kỳ 2010-2020 73

1.1. Định hướng phát triển: 73

1.2 Định hướng cho các giai đoạn phát triển. 75

1.2.1 Giai đoạn 2011-2015. 75

1.2.2. Giai đoạn 2016-2020. 76

2. Mục tiêu: 76

2.1. Mục tiêu chung: 76

2.2.Mục tiêu cụ thể: 77

II - Cơ sở của các giải pháp phát triển bền vững NTTS . 80

1. Dự báo các xu thế phát triển NTTS nội địa và trên thế giới đến năm 2020. 80

1.1. Dự báo các biến động giá sản phẩm thuỷ sản trên thế giới đến năm 2020. 80

1.2. Xu hướng và dự báo tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản trên thị trường thế giới và Việt Nam. 82

1.2.1. Dự báo tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản trong nước. 82

1.2.2 Dự báo về sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2020. 83

2. Quan điểm của Nhà nước đối với sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. 84

III – Nhóm các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản 85

1. Nhóm giải pháp về kinh tế: 85

1.1. Giải pháp về quy hoạch. 85

1.2. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản. 86

1.3. Giải pháp về giống nuôi trồng thủy sản. 88

1.4 .Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư. 89

1.5 Giải pháp về sản xuất thức ăn, công nghiệp chế biến 92

1.6. Giải pháp về vốn đầu tư. 93

1.6.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. 93

1.6.2. Đầu tư từ vốn ngân sách các địa phương. 94

1.6.3. Các nguồn vốn khác. 94

2.Nhóm giải pháp về xã hội: 95

2.1.Giải pháp về tăng cường thể chế quản lý, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức và tổ chức sản xuất NTTS. 95

2.2. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. 97

2.3. Mở rộng quan hợp tác quốc tế. 98

3.Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường: 98

3.1. Công tác quy hoạch: 99

3.2. Công tác quản lý : 99

3.3. Bảo vệ môi trường nước: 100

IV – Một số kiến nghị đề xuất Chính phủ. 101

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo kịp trình độ của các nước có ưu thế về nuôi thủy sản ở khu vực và thế giới, đầu tư còn dàn trải chưa đồng bộ, công tác quản lý còn nhiều bất cập - Cơ cấu sản xuất: chuyển mạnh từ nuôi cá sang nuôi tôm. Kỹ thuật và công nghệ nuôi tôm nước lợ chuyển dần theo hướng ứng dụng công nghệ mới, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp quy mô lớn. Ðáng chú ý là những năm gần đây, hình thức nuôi tôm sú công nghiệp theo chu trình khép kín, ít thay nước đã được áp dụng ở nhiều tỉnh ven biển miền trung, cho hiệu quả kinh tế cao. - Giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất nuôi, trồng thủy sản tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm: năm 2000 tỷ trọng là 44.4%, đến năm 2001 tăng thêm 41,9% (tương đương 52.3%), năm 2002 tăng 17,2% (tương đương 57.3%), năm 2003 tăng 20,9% (tương đương 60.2%), năm 2004 tăng 20% (tương đương 63.5%) và năm 2005 tăng 16,18% (tương đương 64.2%). Đặc biệt có sự tăng trưởng nhanh chóng nhất vào những năm 2006 và năm 2007, tỷ trọng thủy sản nuôi trồng trong giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 44% năm 2000 lên 63,4% năm 2004 và 64% năm 2005, năm 2008 (theo giá cố định năm 1994) tăng 6,69% so với năm 2007. Biểu đồ 4: Giá trị sản xuất của ngành NTTS theo giá thực tế Nguồn: Niên giám thống kê 2008 Từ biểu đồ trên ta thấy giá trị sản xuất ngành NTTS ngày càng tăng theo thời gian, nhất là những năm gần đây tỷ trọng thuỷ sản nuôi trồng trong giá trị sản xuất thuỷ sản có sự gia tăng đáng ghi nhận. 2. Hoạt động ngoại thương của ngành TS cũng như ngành NTTS : Thị trường xuất khẩu của thuỷ sản trong đó có các sản phẩm của nuôi trồng đã có những chuyển biến tích cực đã bước đầu hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào khác. Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Có thể nói, trong những năm qua, toàn ngành thuỷ sản nói chung, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói riêng luôn đạt được bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Giai đoạn 2001-2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 46%, bình quân mỗi năm tăng xấp xỉ 10%. Cụ thể: Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,470 tỷ USD; năm 2002 vượt mức 2 tỷ USD; năm 2003 đạt 2,3 tỷ USD; năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD và năm 2005 đạt khoảng 2,65 tỷ USD. Riêng năm 2007, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã đạt tới 3.762 triệu USD, đứng thứ tư trong những ngành hàng có xuất khẩu thuỷ sản cao. Trong đó, giá trị xuất khẩu NTTS đứng thứ 10 trong số những nước có giá trị xuất khẩu NTTS hàng đầu thế giới vào thời điểm năm 2000. Bảng 4 : Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 Nước Sản lượng (tấn) Tỷ lệ % Giá trị (ngàn USD) Giá đơn vị (USD/kg. khối lượng sống) Trung Quốc 32.444.211 71,0 28.117.045 0,87 Ấn Ðộ 2.095.072 5,0 2.165.767 1,03 Nhật Bản 1.291.705 3,1 4.449.752 3,44 Philippin 1.044.311 2,5 729.789 0,70 Inđônêxia 993.737 2,4 2.268.270 2,28 Thái Lan 706.999 1,7 2.431.020 3,44 Hàn Quốc 697.866 1,7 697.669 1,00 Bănglađet 657.121 1,6 1.159.239 1,76 Việt Nam 525.555 1,3 1.096.003 2,08 Nauy 487.920 1,1 1.356.999 2,78 Tuy đi lên từ một ngành có điểm xuất phát thấp, nhỏ bé, manh mún, trình độ sản xuất còn yếu kém nhưng đến năm 2000 ngành NTTS đã có sự tiến bộ vượt bậc, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng : là một trong 10 nước hàng đầu về giá trị xuất khẩu NTTS. Để đạt được những kết quả đáng khích lệ đó, trong thời gian qua ngành NTTS đã có những chính sách và biện pháp phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà để dần khắc phục những yếu kém đưa ngành NTTS đến những vị thế cao hơn trên thị trường quốc tế. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thì giá trị xuất khẩu thuỷ sản nuôi trồng luôn có xu hướng tăng lên. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của NTTS chỉ chiếm 41.51% , đến năm 2006-2007 đã tăng lên trên 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành NTTS đã đạt mức tăng trưởng cao, vượt qua mốc 4 tỷ USD, đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD (19,6 %) so với năm trước. Biểu đồ 5: Kim ngạch XK ngành TS 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Triệu USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm KNXKTS Từ biểu đồ trên ta thấy được KNXK của ngành NTTS liên tục tăng qua các năm. Điều đó không chỉ chứng tỏ ngành đã có sự phát triển vượt bậc về mặt lượng mà còn chú trọng đến chất lượng bằng cách đa dạng các đối tượng nuôi. Hiện nay, NTTS đã tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao, XK sang nhiều thị trường khu vực và thế giới, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn. Tác động của ngành nuôi trồng thủy sản: 3.1. Về mặt xã hội: - Ngoài những thành tựu mà ngành đạt được về mặt kinh tế thì hoạt động NTTS còn có đóng góp to lớn và ý nghĩa trong việc tạo ra công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho hàng triệu người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội nhất là đối với các địa phương ven biển, hải đảo. - Từ năm 2001 đến năm 2006 số hộ thuỷ sản rong cả nước tăng từ 512.342 lên 692.197 hộ, số lao động thuỷ sản năm 2006 là gần 1.4 triệu người, chiếm gần 4.56 % tổng số lao động nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1.11% so với năm 2001, trong khi lao động nông nghiệp giảm 10.39%. - Tác động của NTTS đến đói nghèo được thể hiện trước hết qua việc đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng. tạo nhiều điều kiện phát triển mang lại nhiều cơ hội cho người dân. Từ năm 2000-2005, ngân sách trung ương đã đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản là: 1.382.200 triệu đồng, cụ thể từng năm như sau: Chương trình Phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng từ năm 2000 đến năm 2007 là: 2.220,2 tỷ đồng. - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tới xoá đói giảm nghèo: nhiều hộ gia đình đã thực hiện chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả như trồng lúa sang phát triển NTTS. Ngành NTTS đã mang lại nhiều lợi ích xã hội là một trong những ngành có tiềm năng trong xoá đói giảm nghèo. Ngành NTTS đã đem lại công việc làm cho biết bao hộ dân nghèo trong cả nước đã cải thiện được đời sống, tăng thu nhập, đặc biệt với các mô hình phục vụ xuất khẩu, đồng thời cũng tăng nguồn cung cấp chất đạm cho người tiêu dùng trong cả nước nhất là những nơi vùng sâu vùng xa. Để có thể xoá đói giảm nghèo và tối ưu hoá lợi ích xã hội từ NTTS cần rút kinh nghiệm từ những vùng nuôi có nhiều ao bỏ hoang do chọn sai địa điểm và quản lý kém nên để lại những hậu quả về ô nhiễm môi trường. Cần có chính sách hỗ trợ thích đáng để đảm bảo phát triển NTTS hợp lý về đầu tư đối với mỗi địa phương nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất, an toàn vật nuôi và môi trường. Mặc dù khả năng về thu ngoại tệ của nghề nuôi tôm và cá Tra, Ba sa đã được khai thác ở mức độ khá cao, xuất khẩu nhuyễn thể và rong biển có một tiềm năng rất lớn để phát triền hơn nữa trong thời gian tới nếu như có nguồn cung cấp giống bền vững, những vấn đề về an toàn thực phẩm và thị trường được quan tâm đầy đủ để tránh hiện tượng thực tế giá bán thấp tại trại  như trường hợp người trồng rong câu tại Hải Phòng hay những người nuôi cá Tra, Ba sa ở Đồng Băng sông Cửu Long đã gặp phải. Nuôi cá nước ngọt cho tiêu dùng trong nước có đóng góp rất lớn vào cung cấp đạm cho các cộng đồng ở nông thôn. Cho đến nay, an toàn thực phẩm dường như chỉ quan tâm nhiều đến các sản phẩm xuất khẩu mà ít chú trọng đến các sản phẩm tiêu dùng trong nước. Do tiêu dùng các sản phẩm  NTTS trong nước đang tăng lên rất cao, cần phải quan tâm hơn đến an toàn thực phẩm cho các sản phẩm trong nước. Mặc dù NTTS đã chứng minh được khả năng mang lại lợi ích về mặt xã hội và xoá đói giảm nghèo, nghề này vẫn gây nên những mâu thuẫn xã hội với những người sử dụng chung tài nguyên khác và giữa những người tham gia vào các loại hình NTTS khác nhau. Mặn hoá nước ngầm và các nguồn nước ngọt đã mang lại nhiều tác động tiêu cực cho người canh tác nông nghiệp và các cộng đồng ở nông thôn nói chung. Vị trí đặt lồng nuôi không phù hợp tạo nên mâu thuẫn giữa nuôi lồng biển với du lịch, vận tải thuỷ và đánh bắt thuỷ sản. 3.2. Về mặt môi trường: Sự phát triển nhanh chóng của ngành Thuỷ sản ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự phát triển không bền vững về mặt môi trường của ngành NTTS. - Nước là vấn đề quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản. Tất cả các mô hình nuôi trồng thủy sản đều phải sử dụng nước với một lượng lớn. Nuôi tôm công nghiệp lại càng cần khối lượng lớn nước để thay đổi thường xuyên. Bởi vậy lượng nước thải ra đối với các mô hình nuôi này là rất lớn. Cùng với việc cho ăn trong quá trình nuôi diễn ra lượng thức ăn dư thừa trong nước dễ gây ra sự ô nhiễm nước, nếu không xử lý nước tốt dẫn tới sự phát sinh bệnh từ nguồn nước và cuối cùng thiệt hại cho chính người nuôi. Ô nhiễm nguồn nước cũng làm tăng mâu thuẫn giữa các ngành sản xuất khác nhau, thậm chí ngay trong chính nghề nuôi trồng thủy sản. Trên thực tế, người nuôi tôm Hùm ở Khánh Hoà cho rằng chất thải từ các ao nuôi tôm Sú đã gây ra suy thoái môi trường và gây chết cho tôm Hùm. Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước, sử dụng bất hợp lý nguồn nước cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác. Khai thác nước ngầm ở các tỉnh miền Trung để khống chế độ mặn trong các ao nuôi tôm trên cát có ảnh hưởng cực kỳ bất lợi đến các ngành khác (như du lịch) và đe doạ đến sinh kế của các cộng đồng cư dân dọc ven biển do làm giảm nguồn nước ngọt sử dụng cho con người và sản xuất nông nghiệp. Thực sự nguồn nước ngầm rất dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm bẩn. Sự xâm thực của nước mặn là một hậu quả không thể tránh khỏi của việc quản lý nước ngầm kém và chắc chắn tác động nghiêm trọng đến đời sống xã hội. - Sự phì nhưỡng của hệ sinh thái xung quanh vì sự cho ăn quá mức ở hầu hết các trại nuôi, có thể dẫn đến sự nở hoa của tảo do hàm lượng ni-tơ và phốt phát quá cao, gây lắng đọng trầm tích và thiếu ô xy ở bên dưới và khu vực xung quanh các lồng nuôi và chất lượng nước xấu do tích tụ các chất thải. Sự nở hoa của thực vật phù du có thể dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của các tảo độc (như trường hợp nuôi cá biển ở Vũng Ngoạn) có thể phát triển thành thủy triều đỏ và như trong trường hợp ở đảo Cát Bà có tác động tiêu cực ngược trở lại nghề nuôi cá lồng. Người ta đã thấy có mùn bã hữu cơ và chất dinh dưỡng N, P tích tụ thành trầm tích ở xung quanh khu vực lồng nuôi. Sau nhiều năm hoạt động nghề nuôi lồng trên biển đã làm tăng thêm lớp trầm tích chất thải khoảng 3-5cm, làm xấu đi môi trường biển tại những khu vực này. Chất lượng nước bị suy giảm do nuôi tôm Hùm đã dẫn đến hàm lượng NH3 và H2S cao hơn trong tầng nước sát đáy và tầng đáy, được coi là nguyên nhân chính của các đợt tôm Hùm chết trong các năm gần đây. - Nhiều diện tích rừng ngập mặn bị phá. Môi trường nuôi thủy sản nước lợ trong rừng ngậm mặn đang bị thoái hoá do các phế thải bị ứ đọng từ các mô hình nuôi tôm tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại phát triển mạnh làm chết tôm. Nhiều mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp lâm ngư ở Cà Mau, khi cây đước được 6-7 tuổi, tán cây phát triển mạnh, nên các sinh vật trong mương thiếu ánh sáng, kèm theo đó là việc thay đổi nước triều không đảm bảo, khiến cho môi trường bị ô nhiễm, lượng tảo phù du suy giảm đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn tươi và lượng ôxy cần thiết cho tôm nên thu hoạch giảm mạnh. Vì thế nhiều hộ nuôi tôm muốn chặt bỏ cây rừng để cải tạo đầm. Đây là mối đe doạ trực tiếp đến diện tích rừng ngập mặn nếu các địa phương không có biện pháp cải tiến điều kiện nuôi và bảo vệ cây rừng. Ở phần lớn các đầm nuôi, sau nhiều năm sử dụng do tác động của ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao khi không còn rừng nên đất, nước bị sulphát axit làm cho tôm cá chết dần và chậm lớn. - Mặt rừng của san hô, cỏ biển cũng bị thu hẹp, đe doạ mất diện tích. Việc hệ sinh thái ven bờ bị tàn phá đồng nghĩa với việc các loài thuỷ sản không có nơi cư trú và sinh sản, đe doạ đến sự đa dạng sinh học của các loài thuỷ sản, ảnh hưởng đến an ninh lương thực. - Ô nhiễm môi trường nước dẫn đến dịch bệnh không chỉ cho người dân mà cho cả các loài thuỷ sản quý hiếm cần được bảo tồn. Ô nhiễm và chất lượng nước bị xuống cấp. Kinh nghiệm từ quá trình nuôi các loài (tôm, cá Ba sa, cá biển, tôm Hùm...) đã cho thấy hàm lượng NH3 và vật chất hữu cơ trong nguồn nước quá cao đã khiến bệnh tật phát sinh. Ngoài ra chất lượng nước xấu đôi khi cũng khiến bùng phát các bệnh vi rút như bệnh đốm trắng ở tôm Sú. - Bên cạnh đó, việc NTTS ven biển không theo quy hoạch khiến cho dịch bệnh bùng phát và tác động ngược trở lại môi trường, như làm thay đổi các bãi triều, đầm phá hoang hoá hay bãi cát ven biển. Gần đây, thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cả diện tích trồng lúa, làm muối hoặc trồng cói năng suất thấp ven biển cũng được đưa vào NTTS. Phát triển NTTS dẫn đến mất rừng ngập mặn, mất bãi đẻ tự nhiên của các loài thuỷ sinh vật và phá vỡ cảnh quan vùng ven biển. III - Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian vừa qua 1. Khí hậu thuỷ văn, nguồn lực lao động : - Khí hậu : Khí hậu, thời tiết Việt nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song ở mỗi miền có đặc trưng khác nhau. Miền Bắc: Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 6 - tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và bão xuất hiện sớm trong cả nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 - 3,6 m. Miền Trung: Nhiệt độ trung bình 25,5 - 27,50C, mưa tập trung vào cuối tháng 9 - tháng 11, nắng nhiều từ 2.300 - 3.000 giờ/năm. Chế độ thủy triều gồm nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi thủy sản. Miền Nam: Khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 - 27,60C, mưa tập trung từ tháng 5 - tháng 10. Lượng mưa trung bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm. Vùng này chủ yếu chế độ bán nhật triều biên độ 2,5 - 3 m. Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình. - Lao động : Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều năm qua nông, ngư dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản và là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. 2. Về giống loài thuỷ sản của ngành NTTS Việt nam. - Về công tác sản xuất giống:: Phát triển  nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào giống nuôi . Giống nuôi của ngành ngày càng đa dạng và cơ cấu loài nuôi có sự thay đổi do được bổ sung liên tục qua các năm. Mặc dù vậy, đối tượng nuôi chủ lực trong giai đoạn vừa qua là tôm sú, tôm he, chân trắng, cá tra, tôm hùm, tôm càng xanh, nghêu, sò huyết, ốc nương, cua biển, rong biển và nhóm cá nước ngọt truyền thống. Trong đó, cá tra và tôm sú hàng năm có sản lượng chiếm 60% - 65% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của cả nước. Với nuôi trồng thủy sản nước ngọt, ta đã sản xuất được giống cá nhân tạo, làm phong phú thêm giống loài nuôi. Năm 2002, toàn quốc có 400 trại cá giống nước ngọt, sản xuất được 8 tỉ cá giống các loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu giống nuôi kể cả các tỉnh miền núi. Với giống thủy sản nước lợ, năm 2002, cả nước có 4.760 trại sản xuất tôm giống ( nhiều hơn năm 2001 là 983 trại). Sản lượng tôm giống P15 năm 2002, là 19,3 tỉ con, nhiều hơn năm 2001 là 3,1 tỉ con. Cua, ốc hương và cá biển các loại cũng được nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công, hàng năm cung cấp hàng triệu con giống ra thị trường. Hiện nay, VN có trên 1.100 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, hàng năm sản xuất hơn 10 tỷ cá bột, cá hương, cá chép, cá trắm Hiện nay, hệ thống giống quốc gia đã được quy hoạch lại và được đầu tư xây dựng để tăng cường năng lực nghiên cứu, tạo giống mới và sản xuất, bao gồm: 6 trung tâm giống quốc gia, 16 trung tâm giống cấp 1, các trung tâm giống TS của các khu sản xuất giống thủy sản tập trung. Năm 1996 cả nước mới có 600 trại giống tôm đến năm 2004 đã có trên 5.000 cơ sở sản xuất giống tôm, chủ yếu là giống tôm sú. Sản xuất ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yêu cầu chất lượng giống ngày càng cao nên nhiều trại sản xuất giống tôm sú nhỏ, lẻ đã bị phá sản. Vậy mà đến nay đã có khoảng 3.870 trại sản xuất tôm giống, trong đó có 172 trại sản xuất giống tôm he chân trắng – đây là một loại tôm hiện đang được ưu chuộng trên thị trường. Những tiến bộ về KH –CN trong sản xuất giống nhân tạo các loài TS là động lực thúc đẩy sản xuất giống phát triển nhờ đó đã cung cấp sản lượng giống lớn các đối tượng nuôi chủ lực cho nuôi trồng. Đến nay, phần lớn các đối tượng nuôi chủ lực của nước ta là: tôm sú, tôm rảo, tôm he chân trắng, tôm càng xanh, cua biển, cá chép lai, cá rô phi, cá trôi Ấn Độ, cá trắm cỏ, cá mè, cá tra, cá basa..và một số loài cá biển như: cá song chấm nâu, cá chẽm, vẹm xanh, ngao, hầu, rong câuCác loài này đã chủ động sản xuất được con giống. Đó là những thành tựu đáng nghi nhận và khích lệ về việc sản xuất và bảo tồn con giống. 4. Khoa học công nghệ, khuyến ngư phục vụ NTTS. 4.1. Hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản Từ năm 2000 đến năm 2005, ngành thuỷ sản đã thực hiện 30 nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen thuỷ sản với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng, 27 nhiệm vụ khoa học công nghệ về NTTS, dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn thuỷ sản với với tổng đầu tư trên 23 tỷ đồng, các đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phát triển nuôi trồng có 5 đề tài với linh phí gần 4 tỷ đồng, khoảng 30 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về môi trường và bệnh thuỷ sản với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng, triển khai hàng chục dự án sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ liên quan đến NTTS, bao quát hàng chục loài nuôi và mô hình nuôi với tổng số vốn gần 30 tỷ đồng, xây dựng 37 tiêu chuẩn ngành với tổng đầu tư khoảng 3 tỷ đồng. Xây dựng tiêu chuẩn cá bố mẹ, cá bột, cá hương, cá giống cho các loài mè, bống tượng, trê lai, cá tra, basa...Xây dựng các quy trình công nghệ trồng rong câu chỉ vàng, nuôi thâm canh tôm sú. Tiêu chuẩn về thức ăn hỗn hợp dạng viên, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho vùng nuôi, thiết lập các quy trình chuẩn đoán bênh virus... 4.2. Công tác khuyến ngư về nuôi trồng thuỷ sản: Công tác khuyến ngư đã được các tổ chức khuyến ngư nhà nước từ Trung ương đến các địa phương, các tổ chức khuyến ngư tự nguyện, các viện nghiên cứu trường đại học, các trung học, các Hội, Hiệp Hội nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng, các dự án tài trợ quốc tế, các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các hộ nông ngư dân... tích cực tham gia và đóng góp phần rất quan trọng vào việc cung cấp kiến thức nuôi trồng thuỷ sản cho nông ngư dân. 5. Đầu tư phục vụ NTTS. - Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành : Trong lĩnh vực nuôi trồng, với tổng số vốn đầu tư là 41.265 tỷ đồng, sẽ tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên ngang bằng và vượt qua sản lượng khai thác, đạt 1,15 triệu tấn vào năm 2005 và 2 triệu tấn vào năm 2010, trước hết tập trung vào quy hoạch thiết kế và xây dựng các khu nuôi tập trung đối tượng có giá trị cao như tôm, nhuyễn thể, cá biển v.v... để tạo lượng hàng hoá lớn, thuận tiện cho chế biến, tiêu thụ; nghiên cứu phát triển kết hợp với nhập khẩu công nghệ sản xuất giống, thức ăn và công nghệ nuôi biển (đảm bảo đáp ứng 80% nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản, trên 60% nhu cầu giống)... Bảng 5: Kết quả thực hiện vốn đầu tư NTTS thời kỳ 2001 - 2005 Đơn vị: Triệu đồng TT Vốn đầu tư Được duyệt 2001 -2005 Tỷ lệ(%) Thực hiện 2001 -2005 Tỷ lệ Tỷ lệ % thực hiện 1 2 3 4 5=3/1 Tổng mức 16.188.000 100 9.670.100 100 59,74 1. Ngân sách trung ương 2.914.000 18,00 1.382.200 14,30 47,43 2. Tín dụng 6.475.000 40,00 3868.040 40,00 59,73 3. Tự huy động DN và dân 5.666.000 35,00 3.534.860 36,55 62,38 4. Đầu tư nước ngoài 1.133.000 7,00 885.000 9,15 78,11 Nguồn: Số liệu Chương trình phát triển NTTS, kế hoạch ngành TS 2006-2010 Từ bảng số liệu trên ta thấy được kết quả thực hiện nguồn vốn tín dụng có tỷ lệ thực hiện bằng 100% so với các dự án được duyệt và thực hiện nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư tự huy động của DN, của dân trong các thành phần kinh tế tốt hơn và hiệu quả hơn so với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Tinh riêng giai đoạn 2001 -2005 mức vốn đầu tư của toàn xã hội cho NTTS đạt 59.54% tổng mức vốn yêu cầu. Trong đó nguồn vốn từ NSNN mới đạt 47.43%. Riêng thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm cả ODA và FDI đạt kết quả khá cao để đầu tư vào các dự án nuôi tôm trên cát, nuôi hải sản trên biển. 6. Công tác quản lý nhà nước. Nhà nước đã ban hanh nhiều nghị quyết về một số chính sách khuyến kh Nuôi trồng thuỷ sản đạt được kết quả trên trước hết phải kể đến những chủ trương chính sách phù hợp, kịp thời của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý từ trung ương tới địa phương. Khi mới triển khai Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, do chưa có quy hoạch nên ở nhiều nơi nhân dân tự đào ruộng thành ao đầm nuôi tôm, cá, làm cho công tác quản lý bị động, lúng túng. Vào thời điểm đó, việc tự chuyển đổi đất lúa sang nuôi thuỷ sản được coi là vi phạm chính sách sử dụng đất đai. Mặt khác, do diện tích nuôi trồng tăng quá nhanh đã nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập như quy hoạch, cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giải quyết đủ con giống có chất lượng cho nhu cầu, khoa học công nghệ ứng dụng, quản lý môi trường, chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm v.v và đã trở thành vấn đề lớn của xã hội. Chính từ thực tiễn của việc triển khai Chương trình nuôi trồng thuỷ sản đã có tác động rất lớn tới việc hình thành những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với việc định hướng và khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá. Một trong những chính sách quan trọng được ra đời đó là Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã cho phép chuyển đổi những vùng đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả và khuyến khích khai thác những vùng đất hoang hoá vào nuôi trồng thuỷ sản. Đây là căn cứ để các địa phương điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng quy hoạch thuỷ sản, các dự án nuôi trồng quy mô lớn, nhờ vậy đã giải quyết được vấn đề chuyển đổi tự phát. Trong những năm qua, Chính phủ đã cụ thể hoá chủ trương của Đảng thành một số chính sách phát triển kinh tế như: - Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại. - Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản, - Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010, - Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo. Để giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn, sản phẩm cần được sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu ổn định và có gắn trách nhiệm của người sản xuất với cơ sở chế biến tiêu thụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng. IV – Hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nguyên nhân. 1. Hạn chế 1.1. Về mặt kinh tế: 1.1.1. Cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là hạ tầng thuỷ lợi. - Thuỷ lợi cho nuôi trồng thủy sản là vấn đề bức xúc đặt ra song đầu tư cho lĩnh vực này còn rất ít. Một số tỉnh có lập các dự án đầu tư thuỷ lợi song chủ yếu mới là khơi dòng chảy, đắp đê... Việc lập dự án thuỷ lợi qui mô vùng hoặc liên vùng chưa được quan tâm đúng mức và kịp thời. Việc bố trí hệ thống thuỷ lợi thường không thích hợp, các công trình không đầy đủ. Đặc biệt, hệ thống cấp thoát nước thường kết hợp với trồng lúa. Vấn đề quy hoạch cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, vùng NTTS tập trung chưa đồng bộ, chậm và lúng túng. Công tác quy hoạch thuỷ lợi cho NTTS, đặc biệt là cho các vùng mới chuyển đổi, vùng nuôi tập trung, nuôi thuỷ sản trên đất cát, chưa đáp ứng nhu cầu. Sự phối hợp giữa hai ngành: thuỷ sản - nông nghiệp chưa nhiều. - Việc lựa chọn cơ quan tư vấn, chủ đầu tư các dự án thuộc Chương trình phát triển NTTS chưa thống nhất. Trong đầu tư chưa chú ý đến tính khoa học, yếu tố công nghệ, tính liên tục của dự án đầu tư từ mục đích đầu tư, thiết kế công nghệ, đến khâu xây dựng và quản lý vận hành sau đầu tư. Do đó, khi kết thúc đầu tư, việc đưa các dự án vào sử dụng thường khó khăn trong việc vận hành, hiệu quả thấp. - Bên cạnh đó, đầu tư ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2034.doc
Tài liệu liên quan