Đề tài Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu.

Về cơ bản swap tiền tệ tương tự như swap lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là swap tiền tệ được thực hiện giữa hai đồng tiền khác nhau còn swap lãi suất thực hiện trên cùng một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, nếu như trong swap lãi suất, khoản tiền gốc không thực sự được chuyển giao, hai bên chỉ hoán đổi lãi suất cho nhau trên một số tiền danh nghĩa của hợp đồng, thì trong swap tiền tệ có sự chuyển giao của số tiền thực tế của hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu swap và lúc kết thúc swap.

Swap tiền tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến 10 năm hoặc hơn. Không giống như vay giáp lưng, theo luật kế toán của một số nước, hợp đồng hoán đổi tiền tệ không được coi là một khoản vay, do đó nó không phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi tiền tệ (nhánh ngắn), và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì hạn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 cổ phiếu của AB trên với mức giá thị trường hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng về giá cổ phiếu có thể giảm xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ bị mất 30.000.000 đồng. Nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn bán với mức phí 20.000 đồng/cổ phiếu = 20.000.000 đồng để đảm bảo rằng cổ phiếu của mình lúc nào cũng có thể bán được 100.000 đồng/cổ phiếu. Tức là nếu như giá cổ phiếu giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể sẽ có lợi vì được bán cổ phiếu ở mức cao hơn mức giá của cổ phiếu đó trên thị trường vào thời điểm đó. Ví dụ khác: Nhà đầu tư muốn bán 1000 cổ phiếu công ty AB nhưng không nắm toàn bộ số cổ phiếu trên. Nhà đầu tư sẽ đặt quyền chọn bán 1000 cổ phiếu công ty AB với mức giá 100.000/1 cổ phiếu, nếu như giá cổ phiếu công ty giảm xuống còn 60.000/1 cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mua lại 1000 cổ phiếu của công ty AB với giá 60.000/1 cổ phiếu và bán lại với mức giá 100.000/1 cổ phiếu theo quyền bán mà ông đã mua. Nếu giá cổ phiếu công ty AB tăng lên, nhà đầu tư có thể hủy quyền bán cổ phiếu và chịu thiệt hại ít hơn (số tiền đặt mua quyền bán cổ phiếu AB với mức giá 100.000/1 cổ phiếu). Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định. Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ. Ví dụ: A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí một hợp đồng SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000 usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình, trong khi có thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực sự sở hữu nó. Các hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng Swap không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác. Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất, SWAP chứng khoán... mỗi loại SWAP có một đặc điểm riêng. Swap tiền tệ (Currency swap) Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu. Về cơ bản swap tiền tệ tương tự như swap lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là swap tiền tệ được thực hiện giữa hai đồng tiền khác nhau còn swap lãi suất thực hiện trên cùng một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, nếu như trong swap lãi suất, khoản tiền gốc không thực sự được chuyển giao, hai bên chỉ hoán đổi lãi suất cho nhau trên một số tiền danh nghĩa của hợp đồng, thì trong swap tiền tệ có sự chuyển giao của số tiền thực tế của hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu swap và lúc kết thúc swap. Swap tiền tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến 10 năm hoặc hơn. Không giống như vay giáp lưng, theo luật kế toán của một số nước, hợp đồng hoán đổi tiền tệ không được coi là một khoản vay, do đó nó không phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi tiền tệ (nhánh ngắn), và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì hạn. Hợp đồng swap tiền tệ giúp một công ty có thể huy động được vốn với lãi suất thấp hơn. Ví dụ: công ty X của Mỹ phát hành một lượng trái phiếu trị giá 100 triệu CHF ( viết tắt đồng Franc Thuỵ Sĩ) sang Thuỵ Sĩ, với lãi suất cố định là 6%/6 tháng. Lý do là một số nhà đầu Thuỵ Sĩ đang có một lượng vốn bằng CHF, muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ và cần tìm những công ty như X, vì vậy họ sẵn sàng mua trái phiếu của X với mức lợi suất thấp hơn các nhà đầu tư Mỹ(8%). Công ty X đã huy động được số vốn 100 triệu CHF, tuy nhiên hoạt động chủ yếu của nó là tại Mỹ và thực hiện bằng USD, cho nên X lại tiếp tục tham gia vào một hợp đồng SWAP tiền tệ với ngân hàng First Bank London(FBL).  Hợp đồng này gần giống như X cho FBL vay 100tr CHF còn FBL cho X vay số tiền tương đương bằng USD. X đổi ngay 100tr CHF ra USD theo tỉ giá thị trường, nhận tiền lãi như tiền lãi của một khoản tiền gửi bằng CHF vào cùng ngày mà họ phải thanh toán cho các nhà đầu tư Thuỵ Sĩ, đồng thời phải trả lãi cho khoản tiền chuyển đổi tương đương bằng USD. Đến ngày đáo hạn hai bên sẽ hoán đổi ngược lại, X nhận lại 100tr CHF, FBL nhận lại USD. Nhờ sự kết hợp 2 hoạt động này mà trong khoảng thời gian 6 tháng, công ty X đã huy động được một lượng vốn lớn với lãi suất thấp hơn huy động từ các nhà đầu tư Mỹ. Để tính toán giá trị của hợp đồng SWAP người ta cũng sử dụng kĩ thuật chiết khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại như các hợp đồng SWAP khác. Nhìn chung khi bắt đầu tiến hành nghiệp vụ SWAP, giá trị hiện tại thuần (Net present value = PVA - PVB) của hợp đồng SWAP bằng 0, tức là không bên nào có lợi hơn bên nào. Tuy nhiên do sự biến động của một số nhân tố như lãi suất, tỉ giá mà khi kết thúc hợp đồng có thể sẽ có bên lãi và bên lỗ. Swap lãi suất (Interest rate swap) Hợp đồng swap lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương. Dòng lãi suất là gì? Đó là tập hợp các khoản lãi suất trong tương lai của một khoản đầu tư. Đối với dòng lãi suất cố định thì thu nhập từ khoản đầu tư là đều nhau trong những khoảng thời gian tương đương, còn dòng lãi suất biến đổi thì không. Swap lãi suất thường là kiểu hoán đổi giữa (lãi suất) "cố định - biến đổi", nhưng cũng có khi là "biến động - biến động". Về mặt lý thuyết thì loại thứ ba "cố định - cố định" cũng có thể thực hiện được, nhưng do toàn bộ dòng lãi suất có thể xác định được ngay thời điểm kí hợp đồng swap nên chẳng có lý do gì mà hai bên lại tiến hành hoán đổi cho nhau nếu các khoản đầu tư có chung đơn vị tiền tệ. Ví dụ: A có một khoản gửi ngân hàng bằng USD, lãi suất 5%/năm, B sở hữu một số trái phiếu có giá trị tương đương, trái tức 7%. Vậy nếu tiến hành swap thì đơn giản là A sẽ phải bù cho B 2%, và chẳng bên nào được lợi lộc gì. Swap lãi suất "cố định - biến động" thường được sử dụng khi các công ty muốn thay thế rủi ro trước biến động lãi suất của mình bằng một lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị chiến lược, vì khi đó công ty sẽ dễ dàng xác định các nhân tố ảnh hưởng hơn. Ở chiều swap ngược lại, bên tham gia muốn đổi lãi suất ổn định của mình lấy lãi suất biến động, mà theo kì vọng của anh ta là có lợi hơn. Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn: Một hợp đồng SWAP kiểu "cố định - biến động" theo đó, bên A trả cho bên B một tỉ lệ lãi suất bằng với lãi suất LIBOR + 50 điểm(0.5%), để đổi lại bên B cho bên A hưởng một tỉ lệ lãi suất cố định là 3%/năm. Lưu ý rằng, trên thực tế không diễn ra việc chuyển giao số tiền gốc, và tiền lãi được tính toán trên một số tiền qui ước (tưởng tượng). Đến kì thanh toán, giả sử 1 năm sau, lãi suất LIBOR lúc đó là 0.7%, vậy lãi suất A thanh toán cho B là 1.2%, do đó, sau khi bù trừ A sẽ được nhận số tiền lãi với lãi suất là 3 - 1.2 = 1.8%. Lãi suất cố định (ở ví dụ này là 3%) được gọi là lãi suất swap. Như vậy trong trường hợp này, hợp đồng SWAP tương tự như một vụ cá cược về lãi suất LIBOR, nếu lãi suất LIBOR mà lớn hơn 2.5% thì B có lợi, còn thấp hơn 2.5% thì A có lợi. Ngoài ra swap lãi suất còn giúp các bên giảm chi phí sử dụng vốn. Nếu A và B hoạt động trong điều kiện giống nhau thì có vẻ như SWAP chỉ là một trò chơi có tổng bằng 0 (zero sum game) khi mà lợi ích bên này lại là thiệt hại của bên kia. Tuy nhiên, khi A và B hoạt động trong những môi trường khác nhau, tiếp cận với những nguồn lực khác nhau, thì vẫn có một khoảng nào đó khiến cả hai cùng có lợi. Ví dụ: A có khả năng vay tiền với lãi suất 12% hoặc LIBOR+2%, trong khi B có khả năng vay với lãi suất 10% hoặc LIBOR+1%. Coi như đây là chi phí sử dụng vốn của 2 công ty, thì bằng lý thuyết lợi thế so sánh có thể thấy A có lợi thế so sánh về lãi suất động còn B có lợi thế so sánh về lãi suất cố định. Vậy A nên vay vốn theo lãi suất biến động LIBOR+2% còn B nên vay vốn theo lãi suất cố định 10%, sau đó A và B có thể sử dụng hợp đồng SWAP để hoán đổi lãi suất theo một tỉ lệ nhất định để cả hai cùng có lợi. III. Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam: Thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê), chưa xuất hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện.  Đối với thị trường ngoại hối, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/ QĐ-NHNN7 ngày 10.1.1998. Với quyết định này, cho phép các ngân hàng thương mại triển khai các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và mua bán ngoại hối kỳ hạn với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhờ vậy, đã giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á. Đến năm 2002, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước VN, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank đã tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa chọn (options). Mặc dù mới đưa vào giao dịch trên thị trường, cơ chế còn khá mới mẽ nhưng bước đầu đã được nhiều khách hàng tham gia. Sang năm 2004, trước tình hình biến động giá cà phê trên thị trường gây rủi ro cho nông dân và các công ty xuất khẩu cà phê, Ngân hàng kỹ thương đã đứng ra làm đầu mối tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch phái sinh trên thị trường London, bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể. 1.Mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào khác ngoài việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ 1 phần rủi ro cho thị trường bằng các Công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND. Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các NH trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN), tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để ký kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hoán đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của NH do đó hướng dẫn hạch toán từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang được xem là điều kiện đủ để các NHTM đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ 1/2003), đã có một só ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND. Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sử khi khách hàng vay ngoại tệ. Và trong tương lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh nữa trên thị trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị trường. Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từ hoán đổi như hoán đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai …cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây. Điều đặc biệt là các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp dụng tại Việt Nam theo công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 4/2006 cho phép HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi rủi ro tín dụng thực sự lại giống một chính sách bảo hiểm hơn. Tức một bên nắm giữ trái phiếu hoặc các khoản vay, định kỳ sẽ thanh toán cho bên kia. Trường hợp trái phiếu bị đánh giá thấp hay các khoản vay trên bị vỡ nợ, bên bảo hiểm ở đây là HSBC sẽ trả cho bên đối tác, khách hàng các khoản bù trừ lỗ. Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nứơc ngoài. Thời hạn của giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ mới này còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các NH ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các DN và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ. Tới nay, đã có rất nhiều ngân hàng được phép của Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ Option. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Nhìn chung, hoạt động này đang đem lại một cơ cấu sản phẩm hiện đại cho các ngân hàng trong điều kiện hội nhập. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các giao dịch Options đang có xu hướng tăng, do vậy ngân hàng nhà nước đã tiến hành gia hạn thí điểm hợp đồng các nghiệp vụ này. Quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ này. Điểm lại nhưng mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh ở VN, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro. Thực trạng đó đặt ra nhiều câu hỏi. Phải chăng các DN chưa thực sự có nhu cầu phòng chống rủi ro? Phải chăng khoảng cách giữa mong muốn phòng ngừa rủi ro của các DN và các công cụ phái sinh còn quá lớn? Phải chăng sự hiểu biết của các DN đối với các Công cụ phái sinh, từ đó là những chính sách sử dụng nó còn yếu kém? Phải chăng điều kiện kinh tế, đặc biệt là sự phát triển ở VN còn hạn chế? Phải chăng là việc hạch toán những nghiệp vụ ngoại bảng này còn nhiều bất cập khiến các ngân hàng còn nhiều lúng túng trong việc triển khai các dịch vụ phái sinh ? Phải chăng những quy định pháp lý hiện nay còn hạn chế sự hoạt động của các công cụ phái sinh?..... Nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ, các công cụ phái sinh, từ chỗ là công cụ phòng chống rủi ro sẽ mang đến những mầm hoạ khôn lường cho nền kinh tế. Do vậy, để tránh điều đó, chúng ta cần xây dựng những trụ cột cơ bản đảm bảo việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh được bền vững. Với tình hình hoạt động của thị trường các chứng khoán phái sinh ở VN thời gian qua có thể tổng kết được những thành tựu và hạn chế sau:  Những thành quả bước đầu:  + Nhận thức về các công cụ phái sinh và sự vận dụng chúng vào trong hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến và hiệu quả. Bằng việc đưa các công cụ phái sinh hoán đổi (swap), kỳ hạn (forward) và quyền lựa chọn (options) vào giao dịch trên thị trường, bước đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong việc vận dụng chúng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá. Trên cơ sở những thành quả đạt được trên thị trường ngoại hối hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm cá phê trên thị trường London được ngân hàng kỹ thương áp dụng, Ngân hàng Á châu thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán vàng.  + Cung ứng thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Một số ngân hàng năng động, giờ đây không chỉ tập trung vào những sản phẩm kinh doanh ngân hàng truyền thống mà còn hướng tới nghiên cứu triển khai các phái sinh hiện đại.  Những hạn chế:   + Khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với như cầu thực tế: Các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối lượng các giao dịch này ở các ngân hàng thương mại vẫn còn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp vẫn đối với khách hàng. Điều này, xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tỷ giá giữa USD/VND được Ngân hàng Nhà nước can thiệp khá ổn định với mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu; nhận thức về các công cụ phái sinh nhưng chưa phổ biến và chưa am hiểu sâu sắc về các công cụ từ khách hàng; tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trò là công cụ dự trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận; hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ…  + Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa hình thành hoặc trong giai đoạn phôi thai. Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao địch chứng khoán phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu khi tham gia trên thị trường chứng khoán, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi.  + Khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh trên thị trường chưa được hoàn thiện. Các giao dịch phái sinh mà các ngân hàng thương mại kinh doanh trên thị trường ngoại hối, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước, còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động của các giao dịch này.   2.Một số giải pháp vĩ mô Thứ nhất : Quy định về giới hạn và giá mua Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát (không ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ là rất phong phú, nó cho phép các DN Việt Nam kết hợp vừa phòng ngừa (tỷ giá) vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt đối với các định chế muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiện là mặt trái của quyền chọn là đầu cơ rất cao. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và bán. Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể làm cho tỷ giá biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các DN và các nhà đầu tư vào hệ thống tỷ giá mà chúng ta đã hoạch định. Mặc dù vậy, vẫn chưa có những chứng cứ nào cho thấy việc đầu cơ vào các hợp đồng quyền chọn tiền tệ dẫn tới sự sụp đổ hoặc khủng hoảng tỷ giá ở các nước trên thế giới. Chế độ tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vàọ sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế quốc gia. Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá rất cao về chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, chúng ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan