Đề tài Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3

1.Khái niệm và phân loại đầu tư 3

2.Đầu tư phát triển và đặc điểm của đầu tư phát triển 4

3. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế quốc dân 5

3.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung tổng cầu. 5

3.2. Đầu tư tác động đến sự ổn định của nền kinh tế: 5

3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. 6

3.4.Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu. 6

3.5. Đầu tư với tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất nước 7

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 7

1.Khái niệm về lâm nghiệp 7

2. Lý luận về đầu tư phát triển lâm nghiệp 8

2.1.Định nghĩa và nội dung của đầu tư phát triển lâm nghiệp 8

2.2. Đặc điểm đầu tư trong lâm nghiệp. 9

2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp. 11

2.4. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu của đầu tư phát triển lâm nghiệp. 13

III. VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀO LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ 15

1.Vai trò của lâm nghiệp và lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. 15

2. Khái quát chung về Bắc Trung Bộ. 16

3. Sự cần thiết phải đầu tư vào lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ 18

I . KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI TRONG MỐI LIÊN HỆ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. 18

1.Điều kiện tự nhiên. 18

2.Điều kiện kinh tế xã hội 18

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. 19

1.Tình hình đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ những năm gần đây 19

1.1.Tổng vốn đầu tư. 19

1.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn: 20

1.3 Cơ cấu vốn đầu tư theo tỉnh 22

1.4. Tình hình đầu tư 23

2.Những kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư. 34

2.1. Kết quả của công cuộc đầu tư phát triến lâm nghiệp Bắc Trung Bộ 34

2.2. Hiệu quả đầu tư 40

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ 44

I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN 44

1. Ưu điểm: 44

2. Nhược điểm : 47

3. Nguyên nhân suy thoái rừng. 49

VÙNG ĐỊA LÝ 50

II. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC. 50

1.Mục tiêu: 50

2. Định hướng 51

3. Những thách thức 52

III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ 54

1. Các giải pháp tổ chức thực hiện 54

1.1. Mối quan hệ và quản lý nhà nước: 54

1.2.Hoàn thành việc tổng kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp: 54

1.3. Xây dựng bộ bản đồ địa hình rừng và đất lâm nghiệp 1: 10000. 54

1.4. Đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng: 55

1.5. Giải pháp tổ chức sản xuất. 55

2.Giải pháp về vốn 55

3. Các chính sách. 58

3.1 Chính sách đất đai: 58

3.2. Chính sách Đầu tư và Tín dụng. 58

3.3.chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và kinh doanh rừng. 59

3.4. Hưởng lợi. 59

3.5.Chính sách thuế: 60

3.6. Ổn định thu nhập 60

4. Giải pháp về thị trường, khai thác và chế biến: 61

5. Giải pháp về khoa học công nghệ và mô hình lâm nghiệp 62

6. Đào tạo nguồn nhân lực. 63

VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ. 64

1.Các dự án ưu tiên. 64

1.1. Dự án xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã 64

1.2. Dự án trồng rừng thâm canh phục vụ nguyên liệu công nghiệp và trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả theo phường thức nông lâm kết hợp. 65

1.3.Chương trình điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng Bắc Trung Bộ. 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao của xã hội, thì sản lượng gỗ sau khi khai thác lại không được chế biến và sản xuất kịp thời và đáp ứng tiêu chuẩn. Đó là do các cơ sở chế biến, và các lâm trường hiện nay không theo kịp những tiến bộ khoa học công nghệ, không phát huy vai trò góp phần tăng giá trị gỗ, thúc đẩy nhanh tốc độ hoàn vốn của việc trồng rừng. Cũng chính từ đó giúp các thành phần kinh tế thấy được lợi nhuận từ việc trồng rừng và có những chiến lược thu hút đầu tư trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất. b.Rừng phòng hộ Bắc Trung Bộ không chỉ có tầm quan trọng về mặt chính trị mà còn là nơi có vai trò quan trọng đối với kinh tế cũng như đời sống tinh thần của cả vùng, cả nước. Nói đến Bắc Trung Bộ là không thể không nhắc tới các bãi biển du lịch như Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa lò(nghệ An)… Các khu du lịch nổi tiếng của cả nước như Kinh đô Huế, Phố cổ Hội an…. để khẳng định thêm vị trí chiến lược của Bắc Trung Bộ trong xu thế phát triển chung. Giáp với Hoà Bình, tỉnh mà tại đó có nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước Để giữ cho các công trình thuỷ điện hoàn thành nhiệm vụ của mình phải kể đến vai trò của các khu rừng phòng hộ, như rừng phòng hộ phòng hộ ven sông Mã, sông Chu. Trong những năm qua việc đầu tư phát triển, bảo vệ và tái sinh rừng phòng hộ đã được nhà nước chú trọng nhiều, nhiều khu rừng phòng hộ đã phục hồi và phát sinh tác dụng, bảo vệ các công trình thuỷ điện, giữ mực nước ổn định. Nhưng cũng có những khu rừng đã bị chặt phá nhiều để làm lương rãy canh tác, việc ý thức bảo vệ rừng phòng hộ còn rất kém, việc đầu tư và rừng phòng hộ của nhà nước vẫn ở mức thấp, cụ thể là suất đầu tư thấp 50.000 đồng/ha/năm đối với việc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trong thời hạn không quá 5 năm, 2.5 triệu/ha đối với trồng mới rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Nhưng trong thực tế thì việc trồng rừng 1 ha rừng phải tốn hơn rất nhiều, thường 3,5 – 4 triệu đồng/ha. Đầu tư phát triển rừng phòng hộ chủ yếu là nhà nước cung cấp vốn đầu tư thông qua các lâm trường quốc doanh, còn tư nhân tham gia đầu tư chủ yếu là ngày công lao động thông qua hình thức giao khoán bảo vệ rừng. Tuy vậy trong quá trình đầu tư những năm qua chủ yếu là tập trung vào khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ là chính, còn diện tích trồng mới tăng rất ít. Một phần là do nhà nước chưa có chính sách khuyến khích tư nhân hay các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng mới rừng phòng hộ. c.Rừng đặc dụng Bắc Trung Bộ là một vị trí quan trọng của nước ta, nơi đây có thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều loài cây đặc sản như Cánh kiến đỏ, Quế, Hồi, Thảo quả, Lát, Tếch, Lim… đã mang lại cho Bắc Trung Bộ những nét rất đặc trưng. Nhưng đó cũng là miếng mồi thơm ngon cho bọn lâm tặc hoành hành. Với vai trò quan trọng đó nhưng vốn đầu tư vào phát triển rừng đặc dụng còn thấp, suất đầu tư ngân sách của Trung ương cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng thấp 2,5 triệu đồng/ ha / trong 4 năm, năm đầu 1,7 triệu đồng/ha còn lại cho chăm sóc 3 năm tiếp theo. Đầu tư vào rừng đặc dụng những năm qua là không đáng kể chỉ có 360 ha rừng trồng mới, còn lại chủ yếu là rừng tự nhiên. Nhưng công tác bảo vệ những năm qua là thấp, chỉ có 50.000đ/ha, ngoài ra chưa kể một số điạ phương đã tự ý giảm suất đầu tư cho bảo vệ xuống để tăng diện tích bảo vệ nên chất lượng công tác bảo vệ chưa cao. 1.4.2. Đầu tư theo các khâu của quá trình đầu tư trồng rừng. Bảng 4 : Số liệu đầu tư theo các khâu vào phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn Năm Bảo vệ rừng Khoanh nuôi Trồng rừng Chăm sóc Tổng vốn Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) 1998 3148.4 11.07 672.0 2.36 246.32 86.57 28452.4 1999 5351.5 13.99 1835.0 4.80 30600 79.99 466.5 1.22 38253.0 2000 5906.3 12.64 3865.9 8.28 36164 77.41 779.0 1.67 46715.2 2001 14842.3 19.47 4648.2 6.10 55456 72.75 1285.8 1.69 76232.3 2002 10865.6 14.39 3764.0 4.99 59296 78.55 1564.2 2.07 75489.8 2003 8276.5 11.74 8367.9 11.87 52136 73.95 1720.3 2.44 70500.7 Bình quân 8065.1 13.88 3858.8 6.40 43047 78.20 1163.2 1.82 55940.6 Nguồn: Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam + Đầu tư trồng rừng mới: Nhiều năm qua, trồng rừng và nông lâm kết hợp của Bắc Trung Bộ đã được nhà nước quan tâm đầu tư, vốn đầu tư cho trồng mới ngày càng tăng từ 24362 triệu đồng (năm 1996) đến 52136 triệu đồng (năm 2001), chiếm tỷ trọng cao nhất bình quân 78,2% trong tổng số vốn đầu tư theo các khâu trồng rừng. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư và nguồn vốn tự có của doanh nghiệp trồng rừng, và trồng rừng chủ yếu là rừng phòng hộ còn rừng sản xuất vẫn còn diện tích thấp. Mặt khác, để trồng một ha rừng trồng thường tốn từ 3-4 triệu đồng/ha gấp 80 lần vốn diện tích cho khoanh nuôi, bảo vệ chăm sóc. Do vậy nên diện tích trồng rừng chỉ mới chiếm 2,6% tổng diện tích đất. Mặc dù Bắc Trung Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển các loài cây đặc sản như: Lim, Lát… những loài cây này có giá trị kinh tế cao, trong khi nhu cầu thị trường ngày càng cao, đó chính là lợi thế cho việc trồng rừng sản xuất cây đặc sản. Nhưng thực tế trồng rừng ở Bắc Trung Bộ gồm các loài cây nguyên liệu như : Keo, Bạch đàn, Thông, Luồng và một số loài cây bản địa khác. Tỷ lệ cây sống sau 1 năm đạt trên 80%, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu của Thanh Hoá có tỷ lệ sống cao 90% Đầu tư khoanh nuôi và tái sinh rừng. Từ năm 1990 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ triển khai mạnh công tác khoanh nuôi và tái sinh rừng và đã thu được những kết quả nhất định. Hàng năm từ 1996 đến 2001 đầu tư bình quân vào khoanh nuôi tái sinh rừng là 3858,8 triệu đồng, rừng được đầu tư khoanh nuôi tái sinh đã có hiệu quả: sau 4-6 năm có độ che phủ tăng từ 0,3-0,5 trữ lượng 30 – 40 m3/ha. Những địa phương khoanh nuôi tái sinh rừng tốt như : Phong Thổ… song xét về toàn vùng thì vẫn còn những tồn tại. Tuy vốn khoanh nuôi tái sinh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng thứ ba sau đầu tư trồng mới, nhưng vốn để khoanh nuôi tái sinh một ha rừng thấp hơn trồng mới rất nhiều, chính vì thế mà diện tích rừng được khoanh nuôi đã được tăng lên. Nhưng trong thực tế các giải pháp kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh rừng chưa được thực hiện tốt. Ngoài ra phải kể đến cơ chế chính sách chưa rõ ràng, nhất là những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ rừng, do đó chưa hấp dẫn được đồng bào tham gia. Đầu tư bảo vệ rừng Trong những năm qua tình hình đầu tư bảo vệ ngày càng tăng và có tỷ trọng tương đối cao 13,88%, đứng thứ hai so với các khâu khác, nhưng nó thực sự chưa mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra nó còn bộc lộ những thiếu sót nhất là sự phối hợp để quản lý và bảo vệ rừng giữa bản, xã và Hạt kiểm lâm của địa phương chưa chặt chẽ. Hạt kiểm lâm có trách nhiệm bảo vệ rừng toàn vùng nhưng do ít lực lượng nên việc bảo vệ kết quả chưa cao. Các chi phí cho công tác bảo vệ chưa được thực hiện đầy đủ với nông dân nên khi chưa có cháy rừng xảy ra khó huy động nông dân tham gia. Theo quy định của trưởng bản là người chịu trách nhiệm để huy động các thành viên tham gia để chữa cháy rừng, nhưng trong quá trình thực hiện nếu xảy ra tai nạn họ phải được đền bù và trả công phù hợp. Vai trò và mối quan hệ giữa Hạt kiểm lâm và cộng đồng phải được xác định rõ và có sự cải tiến thích đáng để họ tham gia nhiều nữa và các hoạt động quản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. Với cơ cấu tổ chức làng bản hiện nay cần phải có sự thay đổi về hệ thống tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng thích hợp Bên cạnh đó việc các hạt kiểm lâm tự ý giảm suất đầu tư bảo vệ rừng từ 50.000 đồng / ha xuống dưới mức quy định để tăng diện tích bảo vệ rừng đồng thời làm chất lượng bảo vệ rừng kém đi, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng. Trước thực trạng đó, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách phù hợp cụ thể, trước tiên phải nâng cao suất đầu tư để khuyến khích đầu tư cũng như sự tham gia bảo vệ tích cực, đồng thời luôn luôn phát động phong trào tuyên truyền ý thức bảo vệ của người dân coi “Rừng là nhà “ Đầu tư chăm sóc rừng. Việc trồng rừng mà không chăm sóc thì được ví như sự “vứt đi” của đầu tư. Việc đầu tư trồng rừng phải kết hợp với chăm sóc và bảo vệ rừng. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “trồng rừng chỗ này phá rừng chỗ kia” như vậy không những lãng phí tiền của nhà nước mà còn không bảo vệ được vốn rừng hiện có, như vậy công cuộc đầu tư là kém hiệu quả Chính vì thế, những năm qua khi vốn đầu tư trồng rừng tăng thì vốn đầu tư cho chăm sóc rừng ngày càng tăng từ 466,5 triệu đồng năm 1997 đến1720,3 triệu đồng năm 2001, kết quả là diện tích chăm sóc rừng tăng từ 9930 ha năm 1996 và tăng đến 34405,8 ha năm 2001. Nhưng công tác chăm sóc rừng vẫn còn những hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc. Tóm lại, để đầu tư phát triển rừng nói chung và rừng Bắc Trung Bộ nói riêng có hiệu quả hay không, trước hết cần phải có cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho các khâu của quá trình trồng và phát triển rừng, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất vẫn là lượng vốn đầu tư phát triển rừng. Bên cạnh đó phải biết kết hợp một cách hợp lý giữa các mục tiêu trong từng giai đoạn đầu là giống cây là rất quan trọng, tiếp đó là chăm sóc. Còn đối với rừng phòng hộ và đặc dụng thì cần phải đầu tư nhiều vào khoanh nuôi tái sinh và chăm sóc rừng ngay ban đầu. Từ bảng số liệu 7 cho thấy nhà nước đã có sự ưu tiên đầu tư phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng qua các khâu tái sinh, chăm sóc và bảo vệ còn đối với rừng sản xuất thì ít quan tâm hơn nhưng vị thế của rừng sản xuất ngày càng được nâng cao, do vậy mà khối lượng vốn đầu tư ngày càng tăng. Có nhiều người nghĩ rằng: Trồng rừng không khó, lại rẻ tiền, chỉ cần một vài triệu đồng hỗ trợ là có thể trồng thành công một ha rừng. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Muốn trồng và xây dựng một khu rừng trồng năng suất và chất lượng và quản lý lâu dài bền vững thì cũng phải tốn kém không ít tiền và công sức. Theo kinh nghiệm của công ty nguyên liệu giấy Bãi Bằng thì trồng một ha rừng nguyên liệu giấy (Bạch Đàn,Keo) cũng phải tốn 6-8 triệu đồng (chu kỳ 8 năm). Còn trồng rừng phủ xanh đồi trọc trên đất xấu thì cũng phải tốn trên 4-5 triệu đồng trồng và chăm sóc 3 năm đầu Đó là chưa kể đến tiền bảo vệ rừng sau khi trồng, không phải là ít. Theo tài liệu thế giới thì chi phí trồng rừng các nước thường 1500 USD đến 2500 USD đối với rừng cây lá kim gỗ mềm và 1800 – 4200 USD đối với rừng cây lá rộng gỗ cứng. Nhưng nhà lập kế hoạch trồng rừng nước ta trên trung ương thường nghĩ là mọi năm chi ra 300 tỷ, 400 tỷ cho trồng rừng cả nước, đã bị coi là “nằm mơ”, “hy vọng quá nhiều” trong lúc đó một công trình như đường dây tải điện Bắc Nam đầu tư trên nghìn tỷ đồng (1500 triệu đô) vẫn còn thấy ít. Đó là định kiến cố hữu của nhà lập kế hoạch mà không dễ thay đổi. Đó chính là bức thông điệp tới những nhà lập kế hoạch để nhìn nhận và có những chiến lược đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp sao cho xứng đáng với vai trò của nó , trong khi môi trường thế giới ngày càng suy thoái. 1.4.3. Đầu tư qua các dự án. Trong những năm qua trên điạ bàn Bắc Trung Bộ đã có một số dự án sau: - Dự án xây dựng rừng phòng hộ và xung yếu Đây là dự án có quy mô lớn gồm 42 xã . Tổng diện tích là 79740 ha đã trồng được hơn 8000 ha rừng và vườn rừng, khoanh nuôi bảo vệ gần 40 nghìn ha . Đây là dự án quan trọng góp phần vào việc ổn định khu vực, ổn định cuộc sống của đồng bào định cư ven hồ. - Dự án phát triển kinh tế –xã hội vùng rừng nguyên liệu Lang chánh, Bá thước (Thanh hoá). Đầu tư vào rừng nguyên liệu được coi là vấn đề tập trung của công cuộc đầu tư phát triển lâm nghiệp cả nước. Giáp biên giới với nước bạn Lào, vùng đồi núi Năm Mèo, Quan Sơn… là những khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng sản xuất cũng như rừng nguyên liệu cho các nhà máy giấy Mộc sơn... 1.4.4.Đầu tư qua các dự án quốc tế Trong khi thế giới đang kêu gọi hãy vì mầu xanh hoà bình, môi trường sinh thái thì vai trò của rừng ngày càng được nâng cao tầm nhận thức. Chính vì thế mà các tổ chức quốc tế ngày càng có nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp vào Việt Nam. Vùng Bắc Trung Bộ hiện nay còn có nhiều dự án đầu tư của nước ngoài của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ (NGOS) trong đó có 3 dự án lớn của Đức và EEC. Đây là các dự án đầu tư cho công tác bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, các kỹ thuật, còn dự án trồng rừng sản xuất trồng rừng nguyên liệu với mục đích kinh tế thì không có. Việc đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ mang lại cho nước ngoài những nghĩa vụ bảo vệ môi trường và mang lại cho phía Việt Nam sự phục hồi rừng sau giai đoạn tàn phá và suy thoái. Tuy nhiên, hỗ trợ nước ngoài qua các dự án quốc tế cho vùng Bắc Trung Bộ cũng rất hạn chế vì vùng này quá xa xôi, đi lại khó khăn. Hiện nay, có dự án điển hình phát triển lâm nghiệp xã hội đầu nguồn Năm Mèo, Đô Lương do GTZ tài trợ đang thực thi tại hai huyện Quan Sơn (Thanh Hoá) và Đô lương (Nghệ an). Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật, nên các hoạt động cũng chỉ tập trung vào việc phát triển phương pháp, giúp đỡ kỹ thuật cho người dân, thử nghiệm và ứng dụng những kết quả nghiên cứu với quy mô nhỏ Theo thoả thuận của Hiệp định xử lý nợ giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức, phía Đức cam kết đưa 40 triệu DM vào chương trình chuyển đổi nợ nếu như chính phủ Việt Nam chi một khoản tương đương 30% của khoản tiền nói trên (khoảng 90 tỷ đồng Việt Nam) cho các dự án phát triển của Việt Nam mà được chính phủ Việt Nam phê duyệt và có sự đồng ý của phía Đức. Vấn đề rừng ở Bắc Trung Bộ đã được không chỉ nhà nước mà cả các tổ chức quốc tế cũng quan tâm đầu tư phát triển. Bởi lợi ích từ việc trồng rừng không chỉ có người dân hay xã hội nơi gần rừng được hưởng mà nó còn có tác dụng bao trùm lan toả tới tất cả sinh vật sống nhờ ôxi. Đó là lý do tại sao các nước phát triển như Đức, Thuỵ Điển... lại quan tâm đầu tư phát triển rừng ở Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Trung Bộ. Trong thời gian này trên địa bàn lâm nghiệp Bắc Trung Bộ đã có một số dự án quốc tế đã và đang đem lại sự phát triển cho sự nghiệp trồng và phát triển lâm nghiệp của vùng cũng như góp phần cải thiện đời sống của dân cư trực tiếp trồng rừng và dân cư phục vụ gián tiếp Tóm lại, Việc đầu tư qua các dự án quốc tế hay dự án trong nước đều nhằm mục tiêu thúc đẩy và phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ với những mục tiêu cụ thể, vùng lãnh thổ cụ thể từ đó có những chiến lược phát triển riêng cùng với chiến lược phát triển chung của các ngành có liên quan và của chung nền kinh tế .Thực tế cho thấy việc đầu tư qua các dự án trong thời gian qua, giữa dự án trong nước và dự án ngoài nước không thể nói là dự án nào hiệu quả hơn dự án nào, bởi ngoài nhiệm vụ phát triển rừng các dự án còn gắn với những nhiệm vụ riêng về kinh tế và an ninh quốc phòng. Nhưng nhìn chung tất cả các dự án đã phần nào phát huy vai trò trong việc phát triển lâm nghiệp. 2.Những kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư. Hầu hết công cuộc đầu tư phát triển rừng đều nhằm khai thác tiềm năng to lớn về đất đai để phục hồi và phát triển tài nguyên rừng, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nền kinh tế, xoá đói, giảm nghèo ở những vùng có rừng, nhất là vùng sâu vùng xa, nơi đồng bào dân tộc sinh sống, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước. Hiệu quả của công cuộc đầu tư đã thể hiện rõ đối với hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội như: Bảo vệ môi trường tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo với chính trị, an ninh, quốc phòng. 2.1. Kết quả của công cuộc đầu tư phát triến lâm nghiệp Bắc Trung Bộ 2.1.1. Diện tích rừng: Bảng 5: Diện tích rừng vùng Bắc trung bộ Đơn vị: ha Stt Loại rừng Tổng số Diện tích (ha) chia theo ba loại rừng Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Tổng cộng 963.441 713.563 171.829 78.049 A Rừng tự nhiên 884.409 666.313 171.469 46.627 1 Rừng gỗ 717.954 547.717 136.284 33.953 2 Rừng tre nứa 57.218 47.827 1.906 7.485 3 Rừng hỗn giao 49.989 21.582 23.218 5.189 4 Rừng núi đá 59.248 49.187 10.061 B Rừng trồng 79.032 47.25 360 31.422 1 Rừng gỗ có trữ lượng 36.891 14.989 26 21.876 2 Rừng gỗ chưa có trữ lượng 33.473 25.913 285 7.275 3 Rừng tre nứa 8.665 6.348 49 2.268 4 Rừng đặc sản 3 3 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua bảng số liệu diện tích rừng Bắc Trung Bộ chủ yếu là rừng tự nhiên, chiếm 91,8% tổng diện tích đất có rừng, còn lại là rừng trồng. Trong đó rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 75% tổng diện tích rừng tự nhiên, rừng sản xuất chiếm tỷ trọng thấp nhất 5,72% tổng diện tích rừng tự nhiên. Qua đó thấy được đầu tư trồng rừng sản xuất trong những chu kỳ trước cũng chưa thực sự được sự quan tâm. Còn đối với rừng trồng thì rừng sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất với diện tích 31,432 ha. Nhưng rừng trồng chủ yếu là gỗ chưa có trữ lượng, có nghĩa là công cuộc đầu tư trồng rừng mới chỉ là ở giai đoạn đầu. Tình hình đầu tư phát triển rừng còn thể hiện qua các diện tích của rừng được đầu tư qua các khâu, bảo vệ rừng, khoanh nuôi, trồng rừng, chăm sóc rừng. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 6: Diện tích của rừng được đầu tư theo các khâu Đơn vị: ha Năm Bảo vệ rừng Khoanh nuôi Trồng rừng Chăm sóc 1998 62967 13436 6158 1999 107030 36700 7650 9330 2000 118126 77318 9041 15580 2001 296864 92963 13864 25715 2002 217311 75279 18424 31283.7 2003 165530 167358 13034.4 34405.8 Bình quân 161302 77176 8590 10125 Nguồn: Số liệu kiểm kê rừng Việt Nam Qua bảng số liệu cho thấy, mặc dù vốn đầu tư cho khâu trồng rừng là nhiều nhất nhưng diện tích rừng trồng được lại là ít nhất, bởi chi phí cho đầu tư trồng một ha rừng lớn hơn khoanh nuôi bay bảo vệ rất nhiều. Chính vì thế mà diện tích rừng được bảo vệ rừng là lớn nhất 161302 ha, tiếp đó là khoanh nuôi, chăm sóc và cuối cùng là trồng rừng. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm đầu tư từ các nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngân sách TW đã mang lại cho Bắc Trung Bộ những bước khởi sắc đầu tiên, điều đó thể hiện qua bảng số liệu diện tích rừng bình quân hàng năm theo các tỉnh đã được khoanh nuôi tái sinh và trồng mới sau: Bảng 7: Kết quả đầu tư trồng rừng theo các khâu của từng tỉnh bình quân hàng năm Đơn vị: ha Stt Hạng mục Thanh hoá Nghệ an Hà tĩnh Quảng bình Quảng trị Thừa thiên Huế 1 Trồng rừng 11.043 2.228 3.015 5.800 4.231 3.564 2 Chăm sóc rừng 23.263 5.816 7.351 10.096 6.235 4.251 3 Bảo vệ rừng 161.302 24.195 54.197 82.910 15.362 11.245 4 Khoanh nuôi 77.176 12.348 36.273 28.555 21.425 9.321 5 Diện tích đất giao khoán 1.056.501 424.717 384.324 247.460 213.452 234.251 6 Số hộ nhận giao khoán 117.415 26.413 27.451 63.551 564.231 421.356 Nguồn: Cục phát triển lâm nghiệp Qua bảng số liệu trên cho thấy quá trình đầu tư phát triển rừng chủ yếu tập trung vào khâu khoanh nuôi và bảo vệ nên diện tích rừng được là cao nhất, trong đó cao nhất là Quảng bình, có thể nói Quảng bình luôn dẫn đầu trong các kết quả về đầu tư phát triển lâm nghiệp. Những kết quả của cuộc đầu tư những năm qua chủ yếu tập trung cho khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng và phòng hộ, đó thể hiện là một chính sách đúng, bởi rừng Bắc Trung Bộ hiện nay chủ yếu là rừng tự nhiên. Cũng chính vì thế mà diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đã được khôi phục và phát triển trong những năm qua. Diện tích rừng Bắc Trung Bộ ngày càng tăng chiếm tỷ trọng 6.4% tổng diện tích rừng của toàn quốc. Trong đó diện tích rừng tự nhiên luôn chiếm tỷ trọng cao từ 79- 90% tổng diện tích rừng, còn lại là diện tích rừng trồng. Trong đó diện tích rừng trồng của Quảng Bình là cao nhất chiếm 26.2% tổng diện tích rừng của khu vực Diện tích rừng ngày càng tăng dẫn đến môi trường ngày càng được cải thiện, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ven sông, hồ, đập. Đã phần nào giúp cho các công trình thuỷ lợi chống trọi với những cơn lũ lụt, hạn hán của thiên nhiên. Cải thiện chất lượng đất, nâng cao độ phì nhiêu, cải tạo đất và đồng thời giúp cho sự ổn định của địa chất, góp phần phát triển nông nghiệp. 2.1.2 Sản lượng gỗ khai thác. Chủ trương chính sách của nhà nước là tăng nhanh tốc độ che phủ của rừng, đồng thời phủ xanh đất trống đồi núi trọc để rừng phát huy tác dụng một cách nhanh chóng nhất, do vậy những năm qua tốc độ che phủ ngày càng tăng nhưng sản lượng khai thác ngày càng giảm, một vài năm gần đây nhà nước đã có chỉ thị cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên, để bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng. Bảng 8: Sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên vùng Bắc trung bộ qua các năm (Đơn vị tính: 3) TT Tên đơn vị 2000 2001 2002 2003 KH2004 1 Thanh Hoá 800 921 932 Đóng cửa rừng tự nhiên 2 Nghệ an 893 1.201 1.236 986 998 3 Hà tĩnh 652 653 687 852 897 4 Quảng bình 786 789 897 Đóng cửa rừng tự nhiên 5 Quảng trị 654 689 721 723 745 6 Thừa Thiên Huế 898 875 981 983 989 Tỷ trọng của Bắc Trung Bộ (%) 1.32 1.12 1.23 1.01 0.89 Nguồn: Cục phát triển lâm nghiệp Trong những năm qua, mặc dù có chủ trường đóng cửa rừng tự nhiên của cả nước nhưng sản lượng gỗ khai thác vẫn tăng, là do chính phủ bổ sung sản lượng gỗ khai thác cho các tỉnh Gia lai, Đắc lắc, Lâm đồng năm 2002 tăng lên là 73.325 m3 sản lượng năm 2003 tăng lên 35.623 m3 do chính phủ bổ sung sản lượng cho các tỉnh Gia lai, Kon tum, Đắc lắc, Lâm Đồng. Gỗ được khai thác đúng theo quy định là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tình trạng gỗ khai thác bị thương nhân ép giá, hay do thị trường đầu ra không cởi mở, thông thoáng đã làm chậm vấn đề lưu thông, và một vấn đề bức xúc. Không thể không kể đến là tình hình chế biến và sản xuất lâm sản chưa thực sự được quan tâm, chưa sử dụng hữu ích nhất sản lượng gỗ đầu ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc trồng rừng. 2.1.3. Chất lượng gỗ của rừng Bắc Trung Bộ Sản lượng gỗ tăng không đồng nghĩa với chất lượng rừng tăng, có thể nói rằng những năm qua Bắc Trung Bộ đã có những chính sách và hành động đầu tư đúng nhưng chất lượng rừng Bắc Trung Bộ vẫn còn ở mức thấp. Chất lượng gỗ rừng Bắc Trung Bộ còn ở mức thấp chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, còn diện tích rừng giàu rất thấp chưa đến 2% diện tích rừng tự nhiên. Mặc dù vậy nhưng diện tích rừng non phục hồi lại rất cao321.235 ha, chiếm 47% diện tích rừng tự nhiên, đó là dấu hiệu tốt báo hiệu cho mầu xanh của rừng trong những năm tới. Tuy diện tích rừng trồng tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao. Chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi, diện tích rừng trồng nhỏ bé, phân tán, đất trống đồi núi trọc quá lớn, thảm thực vật rừng không phát huy được chức năng lưu giữ nguồn nước lâu bền cho các công trình thuỷ điện và cải thiện môi trường sinh thái ở khu vực. 2.1.4. Chế biến, sản xuất lâm sản và thị trường đầu ra. Thời gian qua Đảng và nhà nước Việt nam đã rất quan tâm, và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia trồng, bảo vệ rừng, chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản đồng thời đề ra nhiều biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế điều hành, cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thực hiện việc thông thoáng trong sản xuất, lưu thông, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu nghiên cứu môi trường đầu tư để có thể đầu tư không hạn chế trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến xuất khẩu gỗ lâm sản. Bằng nhiều chính sách ưu đãi, cơ chế thông thoáng của nhà nước, các doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo phát huy nội lực làm cho ngành cống nghiệp chế biến gỗ, lâm sản có bước chuyển biến đáng kể về qui mô sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú có chất lượng cao, từng bước thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo được niềm tin đối với khách hàng nước ngoài. Một số mặt hàng gỗ, lâm sản của ta đã có chỗ đứng ở thị trường trong nước, đủ sức cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài bởi chất lượng, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của Việt Nam lại có giá thành hợp lý. Đối với thị trường nước ngoài cũng có bước tăng trưởng về cả số lượng và chủng loại mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 240 triệu USD năm 2000 lên 392 triệu USD năm 2003. Mặc dù có hàng trăm cơ sở chế biến, hơn 20 lâm trường nhưng chế biến gỗ ở Bắc Trung Bộ vẫn chưa thực sự phát triển. Điều đó hạn chế thị trường gỗ Bắc Trung Bộ phát triển, kim ngạch xuất khẩu của Bắc Trung Bộ còn thấp, số lượng thống kê chưa cao. Về cơ bản tiêu thụ gỗ rừng tự nhiên được duy trì ổn định, đối với gỗ rừng trồng việc tiêu thụ phù thuộc nhiều bởi thị trường (khu vực có gỗ gắn nhà máy, gần bến cảng thuận tiện giao thông tiêu thụ dễ dàng hơn khu vực ở sâu, xa). Đó chính là lý do giải thích cho sự không hấp dẫn các nhà đầu tư vào trồng rừng sản xuất ở Bắc Trung Bộ, về tiêu thụ gỗ từ vườn rừng của dân, có những thời điểm trở nên căng thẳng, bức xúc, chính phủ, văn phòng quốc hội đã phải trực tiếp giải quyết. 2.1.5. Tổng giá trị lâm nghiệp. Sau những chính sách đổi mới trong công cuộc đầu tư, ngành lâm nghiệp đã có những bước khởi sắc, thể hiện ở giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng tăng góp phần làm tăng giá trị sản xuất chung của các ngành trong cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0047.doc