Đề tài Thực trạng và những bài học kinh nghiệm cổ phần hoá tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng

Lời mở đầu 1

PhầnI: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng 3

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3

1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 3

2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4

3. Tình hình máy móc thiết bị của Công ty 4

4. Tình hình các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp 5

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước cổ phần hoá 6

 * Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển 9

Phần II: Thực trạng cổ phần hoá tại Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng 10

I. Phương án cổ phần hoá 10

1. Hình thức cổ phần hoá 10

2. Xác định giá trị trước khi cổ phần của Công ty 10

II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 14

1. Cơ cấu tổ chức của Công ty 14

2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 14

3. Các nguồn lực trong Công ty 16

3.1. Nhân lực 16

3.2. Vốn 18

III. Kết quả của Công ty sau cổ phần hoá 20

1. Doanh thu 22

2. Lợi nhuận 22

3. Lao động 23

4. Thu nhập 23

5. Nộp ngân sách 23

IV.Đánh giá kết quả cổ phần hoá tại Công ty 24

1. Đối với Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng 24

2. Đối với việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước 25

Phần III: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc cổ phần hoá tại Công ty 26

I. Định hướng phát triển của Công ty 26

1. Về sản xuất vận tải 26

2. Về sửa chữa bảo dưỡng 26

3. Kinh doanh thương mại và các dịch vụ 27

II. Một số bài học kinh nghiệm 28

1. Về phía Công ty 28

2. Về phía Bộ, Cục đường bộ Việt Nam 29

2.1. Đổi mới quy trình cổ phần hoá 29

2.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp cổ phần 29

2.3. Quản lý, giám sát việc bán cổ phần và xác định giá trị cổ phần hoá 30

3. Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa về Công ty cổ phần 30

4. Giải pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển cổ phần hoá ở Việt Nam 31

5. Hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi hoàn thiện công tác cổ phần 33

Kết luận 34

Tài liệu tham khảo

 

doc36 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những bài học kinh nghiệm cổ phần hoá tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoàn, ban giám đốc, kế toán trưởng, thanh tra công nhân). - Tiến hành tổng kiểm kê tài sản Công ty. - Báo cáo quyết toán 3 năm hoạt động gần nhất. - Tiến hành báo cáo nhân sự Công ty. - Thành lập hội đồng định giá, đánh giá giá trị tài sản doanh nghiệp. - Giải quyết các công nợ, nhất là công nợ khó đòi. - Phê duyệt giá trị tài sản doanh nghiệp. - Đánh giá giá trị cổ phiếu. - Đại hội cổ đông toàn thể lần thứ nhất (thông qua điều lệ hoạt động). - Bàn giao tài chính giữa công ty cũ sang công ty mới. Với những quy định rõ ràng, từng phần, từng việc, từng khâu, căn cứ vào những văn bản quy định của pháp luật, Công ty ôtô vận tải hành khách Hải Hưng được UBND tỉnh Hải Hưng quyết định chuyển sang "Công ty cổ phần ôtô vận tải hành khách Hải Hưng" từ ngày 16/7/2003 theo quyết định phê duyệt số 2013QĐ-UB. - Tên Công ty: Công ty cổ phần ôtô vận tải hành khách Hải Hưng - Tên giao dịch: Hai Hung Bus Joint Stock. Company. - Tên viết tắt: Habusco - Số đăng ký kinh doanh: 0403000009 - Trụ sở chính: Đường Chi Lăng - Phường Nguyễn Trãi - Thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Hưng - Điện thoại: 0320. 85 22 15 - Vốn điều lệ: 6.115.700.000đ - Vốn kinh doanh: 10.000.000.000đ - Số lượng cổ phần phát hành: 61.157 cổ phần. - Mệnh giá cổ phiếu: 100.000đ - Tỷ lệ cổ phần các cổ đông: + Nhà nước: 0% vốn điều lệ. + Người lao động trong doanh nghiệp: 100% vốn điều lệ. - Sản phẩm kinh doanh: Người/km - Chi nhánh Hưng Yên: Đường Nguyễn Văn Linh - phường Hiếu Nam - Thị xã Hưng Yên. - Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá là: 484.151.274đ. - Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 3.615.690.867đ "Giá trị thực tế tại doanh nghiệp là giá trị toàn bộtài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được giá trị thực tế. Phần vốn góp Nhà nước tại doanh nghiệp, đây cũng là giá trị thực tế phần vốn góp Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ". Phương án cổ phần hoá Công ty ôtô vận tải hành khách Hải Hưng Phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Công ty vận tải hành khách Hải Hưng với nội dung sau: a) Phương án bán cổ phiếu Công ty cổ phần ôtô vận tải hành khách Hải Hưng được phép phát hành hai loại cổ phiếu, cổ phiếu ghi danh (là cổ phiếu thuộc các chủ sở hữu của Công ty cổ phần ôtô vận tải hành khách Hải Hưng, thành viên hội đồng quản trị, người lao động nghèo trong Công ty được mua với giá ưu đãi trả dần trong 10 năm, không chịu lãi suất) và cổ phiếu không ghi danh là cổ phiếu phát hành cho đối tượng không phải là những người được mua cổ phiếu ghi danh). Công ty sẽ được phép phát hành cổ phiếu khi được đại hội cổ đông quyết định và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Sau khi được phép phát hành cổ phần Công ty sẽ tiến hành bán trực tiếp công khai. b) Kết quả bán cổ phiếu Công ty cổ phần vận tải hành khách Hải Hưng Bảng 3: Kết quả bán cổ phiếu của Công ty Đơn vị tính: VN Đ Khu vực bán cổ phiếu Số CP ưu đãi được giảm giá (cổ phiếu) Số tiền được giảm giá (30.000đ/CP) Số tiền phải nộp (70.000đ/CP) Số CP được trả dần (cổ phiếu) Số tiền được trả dần (70.000đ/CP) Số tiền còn phải nộp (đ) Toàn Công ty 36.156 1.084.680.000 2.530.920.000 7.231 506.170.000 2.024.750.000 Khu vực văn phòng 10.045 301.350.000 703.150.000 2.003 140.210.000 562.940.000 Khu vực xưởng 2.198 65.940.000 153.860.000 439 30.660.000 123.200.000 Khu vực lái phụ xe 23.913 717.390.000 1.673.910.000 4.789 335.300.000 1.338.610.000 Nguồn: Báo cáo kết quả cổ phần của Công ty Cổ phiếu ưu đãi: Cứ mỗi năm làm việc cho Nhà nước người lao động trong doanh nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá 1 cổ phần là 100.000đ) theo giá bán ưu đãi với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Cổ phần được trả dần: Riêng với người lao động nghèo trong doanh nghiệp được trả dần tiền mua cổ phần ưu đãi, thời gian trả dần là 10 năm kể cả 3 năm hoàn trả. Số tiền trả dần của người lao động nghèo không phải trả lãi suất. * Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho người khác khi họ không muốn giữ cổ phần nữa. Ngày 16 tháng 7 năm 2003 công ty đã đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp (cổ phần). Sau khi có số liệu, số tài sản tương đương với số cổ phiếu của từng khu vực trong Công ty, Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nộp đủ số tiền, tài sản mua cổ phần trước ngày 30/7/2003. Đây là cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên trong Công ty. d) Phương hướng xử lý các quỹ không chia, công trình phúc lợi Trước khi phân chia cổ tức cho các cổ đông, Công ty phải trích lập các quỹ hàng năm: quỹ dự trữ bắt buộc ít nhất bằng 55% lợi nhuận ròng để bổ sung vốn điều lệ và để dự trữ tài chính cho năm sau, sao cho bằng mức 10% vốn điều lệ; quỹ đầu tư phát triển 10%, quỹ khen thưởng 10%, quỹ phúc lợi 10%. Ngoài ra Công ty còn có các quỹ không hình thành từ lợi nhuận là quỹ bảo hành sản phẩm; quỹ khấu hao tài sản cố định; quý khấu hao sửa chữa tài sản. II. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty cổ phần ôtô vận tải hành khách Hải Hưng 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Ban kiểm soát Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc I Phó giám đốc I Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế thống kê Phòng Kế hoạch Các bến xe Xưởng sửa chữa Chi nhánh Hưng Yên Phòng Kỹ thuật vật tư 2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Công ty ôtô vận tải là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, góp vốn sinh lời, thành lập theo luật công ty, có bộ máy lãnh đạo, chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan sáng lập, hội đồng quản trị. - Đại hội cổ đông: là cơ quan có quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. - Chủ tịch thành viên Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị bầu 1 người trong số thành viên Hội đồng quản trị làm chủ tịch Hội đồng quản trị, là người phải đại diện theo pháp luật của Công ty và có thể kiêm giám đốc Công ty. - Giám đốc Công ty: Hội đồng quản trị bổ nhiệm làm giám đốc. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật vật tư, quản lý điều hành, sắp xếp công việc của 2 Phó giám đốc, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. - Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, 01 thành viên có chuyên môn về kế toán, 01 thành viên là cổ đông hàng ngày kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính trước các cổ đông. - Phó Giám đốc 1: Giúp việc cho Giám đốc, thực hiện các công việc về cơ cấu tổ chức được giao, trực tiếp quản lý, thực hiện các công việc như: sửa chữa, điều chỉnh, báo cáo lên Giám đốc các công việc của Phòng kế hoạch, phòng kế toán thống kê, phòng tổ chức hành chính. - Phó Giám đốc 2: là người giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp quản lý sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh, và điều hành Chi nhánh Hưng Yên, xưởng sửa chữa, các bến xe Hải Dương, Hưng Yên. Phải báo cáo, thực hiện, điều chỉnh các công việc được giao lên Giám đốc. - Phòng Tổ chức hành chính: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công việc quản lý tổ chức lao động, hành chính trong Công ty. - Phòng Kế toán thống kê: là một bộ phận có nghiệp vụ về kế toán thống kê, giúp Giám đốc tính toán toàn bộ hoạt động kinh doanh lỗ, lãi của Công ty. - Phòng Kế hoạch: giúp Phó Giám đốc về việc tổ chức xây dựng hướng tuyến xe chạy của Công ty. Phòng kế hoạch trực tiếp quản lý các đại lý và bến xe theo ngày, tháng, năm, quỹ, kế hoạch 5 năm, 10 năm, kế hoạch tổng thể, riêng lẻ cho từng bộ phận (các tổ, các đội). - Phòng Kỹ thuật vật tư: là bộ phận có cán bộ chuyên môn về kỹ thuật trực tiếp quản lý và sửa chữa, bảo dưỡng xe quản lý sử dụng phương tiện, công cụ sản xuất theo đúng quy định kỹ thuật, vận hành đúng chức năng. - Xưởng sửa chữa ôtô: thực hiện theo sự hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật của Phòng Kỹ thuật vật tư, hạch toán lấy thu bù chi. - Chi nhánh Hưng Yên: là đơn vị hạch toán trực thuộc được Công ty hỗ trợ các thủ tục pháp lý, giao mặt bằng để kinh doanh, hàng tháng chi nhánh có trách nhiệm trả tiền khấu hao đất, thuế đất, tiền sinh lời và chịu sự quản lý về hành chính của Công ty. - Bến xe Hưng Yên, Hải Dương: Chịu trách nhiệm với sự điều động giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh, Phòng kế hoạch về công tác thường vụ, khai thác, vận chuyển, an ninh trật tự với khách hàng. Sắp xếp giờ xuất bến, xe nhập bến. Sắp xếp lịch trình của các xe liên doanh và xe thuê bến. - Đội xe: Đội xe được phân theo từng khu vực hoạt động, như đội xe phía Bắc, đội xe phía Nam, đội xe Miền Trung. Chịu sự điều hành phân luồng, giờ đi, giờ đến của phòng kế hoạch. Với mô hình quản lý trực tuyến chức năng, mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong cơ cấu chịu sự lãnh đạo cao nhất của Giám đốc, chịu trách nhiệm từng công việc nhỏ nhất để báo cáo Phó Giám đốc. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cố vấn lãnh đạo cho Công ty đảm bảo được chế độ trách nhiệm về tập trung thống nhất quản lý. 3. Các nguồn lực của Công ty 3.1. Nhân lực Bảng 4. Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2003 - 2005 sau khi cổ phần Đơn vị tính: Người Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2004/2003 So sánh tăng giảm 2005/2004 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng số lao động 232 100 130 100 130 100 - 102 -43,9 0 0 Phân theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 202 87,1 115 88,5 115 88,5 - 87 -43 0 0 Lao động gián tiếp 30 12,9 15 11,5 15 11,5 - 15 -50 0 0 Phân theo trình độ Đại học và trên đại học 12 5,1 5 3,8 9 6,9 - 7 -58 4 33 Cao đẳng và trung cấp 18 7,8 10 7,7 6 4,6 - 8 -44,6 4 40 Trình độ khác 202 87,1 115 88,5 115 88,5 - 87 -43,6 0 0 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Căn cứ vào bảng cơ cấu nhân lực của Công ty cho thấy, cơ cấu bộ máy, và số lượng lao động trực tiếp của Công ty đã giảm biên chế đến 50%. Tổng số lao động năm 2003 là 232 người, đến năm 2004 chỉ còn 130 người, giảm 102 người chiếm 43,9%. Trong đó cán bộ của bộ máy quản lý năm 2003 là 30 người thì năm 2004 chỉ còn 15 cán bộ, giảm 50% so với năm 2003. Số lao động trực tiếp từ 202 người năm 2003 xuống còn 115 người, giảm 87 công nhân, giảm 43% so với năm 2004. Năm 2005 so với năm 2004 số lượng lao động tương đối ổn định đi vào sản xuất kinh doanh. Với giao động từ 232 người năm 2003 đến 130 người năm 2005 công nhân kỹ thuật lành nghề như lái xe, thợ sửa xe có độ tuổi từ 25 đến 45. Bước vào hoạt động theo cơ chế cổ phần hoá Công ty đã làm một cuộc cách mạng về tổ chức nhân lực, nhất là về nhân sự, sắp xếp lại các phòng ban, phân công, phân nhiệm cho từng bộ phận, tập thể, cá nhân. Cái mới của Công ty cổ phần là tăng một tổ chức đó là Hội đồng quản trị để định hướng sự phát triển doanh nghiệp, song tổ chức này được hoạt động không tăng thêm biên chế nhưng sự chỉ đạo được xuyên suốt không chồng chéo, làm cho năng suất lao động ngày một tăng lên, giảm chi phí tiền lương, đặc biệt không làm thất thoát, lãng phí, hao hụt vật tư nguyên liệu. 3.2. Vốn Tổng vốn giao thông vận tải vận chuyển hành khách thì phương tiện vận chuyển là vô cùng quan trọng. Số lượng phương tiện của Công ty hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mặt khác nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, vận tải thì việc đầu tư là mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chiếm vị trí quan trọng để nâng cao hiệu quả, và để an toàn cho con người, hàng hoá, góp phần làm giảm thời gian vận tải từ đó làm giảm chi phí. Bảng 5. Cơ cấu vốn của Công ty Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2004/2003 So sánh tăng giảm 2005/2004 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng vốn 13.793.919 100% 14.703.486 21.352.485 100% 909.567.031 6,59% 6.648.988 45,2% Chia theo tính chất Vốn cố định 6.865.071 49,8% 7.588.367 51,6% 15.154.919 71,1% 723.296.269 10,5% 7.586.551 99,9% Vốn lưu động 6.928.848 50,2% 7.115.119 48,4% 6.177.566 28,9% 186.270.762 2,68% - 977.552.845 13,7% Nguồn: Phòng tài chính kế toán Đến cuối năm 2004, Công ty bắt đầu triển khai đầu tư mua sắm các phương tiện mới. Qua bảng số liệu 3 năm ta thấy tổng vốn đầu tư mua sắm thiết bị mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 tổng số vốn là 13.793.919 nghìn đồng năm 2004 là 14.703.846 nghìn đồng tăng 909.567.031 nghìn đồng chiếm 6,59%. Do cầu đi lại của nhân dân ngày càng cao. Tổng vốn của năm 2005 tăng đột biến (21.358.485 nghìn đồng), so với năm 2004. (14.703.486 nghìn đồng) tăng 6.648.998 nghìn đồng chiếm 45,2%. III. Kết quả của Công ty sau khi cổ phần hoá Trong quá trình tiến hành cổ phần hoá Công ty ôtô vận tải hành khách Hải Hưng lại là dịp triển khai thực hiện Quyết định 890/1999 của Bộ giao thông vận tải: với 60% số phương tiện vận tải của Công ty từ 01/01/2001 không được phép lưu hành trên các tuyến liên tỉnh nên Công ty cổ phần phải tập trung vốn đầu tư xe mới để hoạt động. Sớm nắm bắt được tình hình chung, công ty tiến hành cổ phần hoá và từng bước tháo gỡ khó khăn đưa sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định, chất lượng phương tiện được nâng cao, tạo uy tín chất lượng của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy sau vài năm đi vào hoạt động Công ty cổ phần ôtô vận tải hành khách Hải Hưng đã đạt những thành quả đáng kể trong sản xuất cũng như trong kinh doanh khác hẳn so với thời gian trước. Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm 2002 - 2004 TT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2004/2003 So sánh tăng giảm 2005/2004 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành Nghìn.đ 3.854.664 4.768.680 6.932.531 914.015 23,7% 2.163.851 45,3% 2 Tổng số lao động Người 232 130 130 - 102 43,9% Tăng, giảm 0 3 Lợi nhuận sau thuế Nghìn.đ 15.210 364.885 247.217 349.675 232% - 117.668 - 32% 4 Nộp ngân sách Nghìn.đ 131.562 378.151 455.504 246.589 187% 77.352 2,4% 5 Thu nhập BQ 1 lao động (V) Nghìn đồng 479 685 700 206 43% 15 2,2% Nguồn: Phòng kế toán tài chính Trong những năm gần đây nhu cầu đi lại của nhân dân có nhiều biến động cùng với nó là sự cạnh tranh quyết liệt của lực lượng vận tải tư nhân và các loại hình vận tải khác cho nên việc khai thác vận chuyển vận tải là rất khó khăn, khi nhận biết được rằng sản lượng vận tải là một yếu tố có ý nghĩa sống còn đến nhiệm vụ kinh doanh vận tải nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty nói chung. Do vậy Công ty đã và đang đầu tư trang thiết bị vận tải để khai thác tối đa nhu cầu của hành khách. 1. Doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi cổ phần hoá. - Qua bảng biểu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy: doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2003 là 3.854.164 nghìn đồng đến năm 2004 là 4.768.680 nghìn đồng tăng so với năm 2003 là 23,7%. Cho đến năm 2005 với chủ trương chính sách đúng đắn của lãnh đạo cùng với tập thể công nhân viên trong toàn Công ty đi vào hoạt động vượt kế hoạch (từ 4.768.680 nghìn đồng năm 2004 lên 6.932.531 nghìn đồng năm 2005, tăng 45,3%). 2. Lợi nhuận So với các chỉ tiêu doanh thu năm sau cao hơn năm trước thì lợi nhuận lại có sự chênh lệch nhau. Năm 2003 lợi nhuận là 15.210 nghìn đồng thì đến năm 2004 tăng vọt lên đến 364.885 nghìn đồng tăng hơn năm 2003 là 349.675, nghìn đồng tăng đến 232%. Sự tăng vọt này là do cuối năm 2004 Công ty đầu tư trang thiết bị mới, phục vụ đi lại cuối năm của nhân dân hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên và số lượng phương tiện hoạt động của Công ty đến đầu năm 2004 một số đã hết khấu hao nên Công ty bắt đầu mua sắm phương tiện kinh doanh mới vào cuối năm 2004 đến 2005 thì đến năm 2005 lợi nhuận chỉ còn là 247.217 nghìn đồng. Giảm so với năm 2004 là 117.688 nghìn đồng. giảm xuống 32%. Sự giảm sút về lợi nhuận này là do khấu hao về phương tiện vận tải mới đầu tư, trả nợ vay vốn ngân hàng, mở rộng đầu tư, chi phí về các dịch vụ mới. Điều này cho thấy khi gặp phải điều kiện khách quan mang lại, Công ty đã tiến hành điều chỉnh quy mô tổ chức sản xuất để phù hợp với thực tế- cho thấy Công ty từ khi cổ phần hoá Công ty năng động hơn tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong nền kinh tế thị trường. 3. Lao động Sau khi gặp phải những thay đổi về quy định cổ phần hoá của Chính phủ và Nhà nước, một sự tác động không nhỏ của thị trường Tổng số lao động của Công ty năm 2003 là 232 thì đến đầu năm 2004 chỉ còn 130 người, giảm 102 người, giảm đến 43,9%. Năm 2005 số lao động vẫn ổn định ở 130 người. Sự điều chỉnh nhân sự của Công ty "đúng người, đúng việc" là một giải pháp để giảm bớt và không còn lao động dư thừa và thay vào đó làm tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất nên đời sống được nâng cao, nhờ mức thu nhập ngày càng tăng. 4. Thu nhập Cổ phần hoá là lúc người lao động làm chủ Công ty và làm việc cho mình đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Năm 2003 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trung bình là 479.000đ/người, nhưng sau cuộc cách mạng về nhân sự thì thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng đến 685.000đ/người năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 206.000đ tăng 43%. Năm 2005 thu nhập bình quân là 700.000đ/người tăng so với năm trước là 15.000đ/người, tăng 2,2%. Qua bảng số liệu cho thấy Công ty sau khi điều chỉnh quy mô, tổ chức sản xuất thì tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đời sống lao động được nâng cao rõ rệt, ngày càng cải thiện, ổn định đi vào sản xuất. 5. Nộp ngân sách Kể từ khi cổ phần hoá, Công ty luôn chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và vượt mức kế hoạch được giao. Số liệu trên cho thấy năm 2004 là 378.151nghìn đồng, năm 2003 là 131.562 nghìn đồng. Năm 2004 tăng so với năm 2002 là 246.589 nghìn đồng chiếm 187%. Đến năm 2005 chỉ tiêu nộp ngân sách càng tăng hơn so với năm 2004, tăng từ 378.151 nghìn đồng lên 455.504 nghìn đồng tăng 77,352% chiếm 20,4% cho thấy hoạt động sản xuất của Công ty ngày một phát triển. Do vậy Công ty thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần iii bài học kinh nghiệm rút ra từ việc cổ phần hoá tại Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng i. định hướng phát triển của công ty Từ khi Công ty cổ phần đi vào hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một nâng cao. Nhằm mục tiêu đổi mới cơ cấu quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, Ban lãnh đạo Công ty đã bổ sung thêm một số chính sách cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị kinh doanh. 1. Về vận tải Củng cố chất lượng vận tải hiện có, giữ vững các hoạt động vận tải nhằm ổn định mặt bằng chung của Công ty. Việc đầu tư thêm phương tiện mới để nâng cao năng lực vận tải phải được cân nhắc, lựa chọn chi tiết, xét đến năng lực cung và cầu, mức thấp nhất và tổn thất khi xảy ra mất an toàn kỹ thuật, mất an toàn giao thông. Phải mở rộng, tăng cường công tác phục vụ khác hàng, khai thác vận chuyển hàng hoá, gây dựng thương hiệu bằng phương tiện vận tải và chất lượng phục vụ, makerting trực tiếp với khách hàng tạo lợi thế cạnh tranh, làm tăng thêm thị phần. 2. Về sửa chữa và bảo dưỡng Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh phải tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị sản xuất: Sắp xếp, tổ chức kiện toàn bộ máy quản lý từ xí nghiệp đến tổ thợ, nâng cao trình độ nhân thức của từng thành viên về chuyên môn kỹ thuật và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thêm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, xe gia đình, xe chuyên dùng cho tập thể và cá nhân, mở các đại lý phụ tùng của ngành vận tải phục vụ tại khu vực. - Nghiên cứu quy hoạch lại mặt bằng xưởng sửa chữa, huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên lái xe và ngoài doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề các lớp thợ lâu năm, về đạo tạo lớp thợ chưa có kinh nghiệm, đảm bảo có một lực lượng thợ tay nghề cao phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng, đóng mới, đại tu xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ ngồi; tổ chức điều hành tập trung thống nhất, từng bước đưa cán bộ công nhân viên đi vào nề nếp. 3. Kinh doanh thương mại và các dịch vụ Trong điều kiện sản xuất vận tải, hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng có nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng cao. Ban lãnh đạo Công ty đã xác định được: kinh doanh thương mại và dịch vụ là ngành mũi nhọn có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển Công ty. Mà trọng tâm là các dịch vụ: - Cho thuê nhà - Nhà kho, bến bãi (do Công ty chưa tận dụng hết) - Mở rộng liên doanh liên kết, mở tuyến cho các xe tư nhân. - Dịch vụ thuê mua tài chính, mua bán xe cho người tiêu dùng. - Đào tạo các thấy giáo dạy lái xe cho Sở Giao thông vận tải. II. Một số bài học kinh nghiệm 1. Về phía Công ty Sau khi cổ phần hoá, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng có hiệu quả rõ rệt hơn, Công ty đã chủ động hơn trong các chính sách về kinh doanh, thu nhập cả cán bộ công nhân viên tăng cao, doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Qua đó cho thấy một số bài học: Cần nắm bắt kịp thời gian quán triệt nghiêm túc và đầy đủ các nghị quyết nghị định của Đảng và Nhà nước. - Thời gian vừa qua một cán bộ trong công ty chưa thực sự quyết tâm trong thực hiện cổ phần hoá vẫ còn ý kiến cho rằng: Cổ phần hoá là can thiệp vào công việc sản xuất kinh doanh chứ không phải là giúp đỡ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt hơn, nhiều lao động không có năng lực thực sự, dựa vào nhà nước, "làm giả ăn thật". Khi cổ phần hoá thì không còn nạn "quan niêu bao cấp nữa" nên không hăng hái trong việc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần. Một thực tế gặp phải ở nhiều Công ty khi cổ phần thì người lao động chưa thực sự hiểu biết được về cổ phần hoá nên vẫn còn do dự trong việc mua cổ phần. Vì vậy muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần, cán bộ quản lý phải là người tiếp thu và hướng dẫn tổ chức các buổi nói chuyện về cổ phần hoá nhằm tuyên truyền sâu rộng mục tiêu cũng như vai trò của cổ phần hoá cho toàn bộ đội ngũ lao động trong Công ty để họ hăng hái thực hiện. - Công ty cũng nên chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Bộ GTVT và Cục đường bộ Việt Nam, nhanh chóng chuẩn bị thực hiện theo đúng công văn quyết định; xây dựng hoàn chỉnh phương án, điều lệ, kiểm kê tài sản, lập danh sách công nhân viên trong đơn vị cổ phần. - Tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công ty trong lúc khó khăn, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty hay chính là cơ sở văn hoá trong kinh doanh. - Phương châm cổ phần hoá khẩn trương nhưng thận trọng vừa làm vừa rút kinh nghiệm. 2. Về phía Bộ, Cục đường bộ Việt Nam Trong năm 2002, Ban đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), Cục đường bộ Việt Nam đã có tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá quá trình triển khai thực hiện cổ phần hoá, đề ra các giải pháp cho các Công ty còn khó khăn vướng mắc và những kiến nghị về chủ trương chính sách để tiếp tục thực hiện tiến trình cổ phần hoá đạt kết quả cao. Tuy nhiên để khắc phục những tâm lý gây cản trở tiến trình cơ hoá, Bộ và Cục cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra Bộ GTVT cũng như Cục đường bộ Việt Nam cần xây dựng kế hoạch triển khai quá trình cổ phần hoá, trong đó xác định các bước chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, các công việc cụ thể trong từng bước, tiến độ thời gian và lực lượng thực hiện, xác định những việc cần quán xuyến trong toàn bộ quá trình cổ phần hoá, những công việc trọng tâm trong từng giai đoạn. Từ đó có kế hoạch bố trí lực lượng hợp lý đề cao trách nhiệm của Ban đổi mới doanh nghiệp, trong ngành ban này có chức năng đôn đốc và kiểm tra quá trình cổ phần hoá, giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài việc tuyên truyền phổ biến về cổ phần hoá tới tất cả người lao động trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần: 2.1. Đổi mới quy trình cổ phần hoá Theo sự hướng dẫn cấp trên, các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo 4 bước cơ bản sau: Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần Bước 3: Phê chuẩn và triển khai thực hiện phương án cổ phần Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký hoạt động kinh doanh Tuy nhiên trong việc thực hiện từng công đoạn về tổ chức, các doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế, không nhất thiết phải trải qua các công đoạn nhưng phải chặt chẽ tích cực và khẩn trương. 2.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp cổ phần Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, nghị định 64/2002 cổ phần hoá đã bổ xung và xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp đưa giá trị quyề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0567.doc
Tài liệu liên quan