Đề tài Thực trạng vai trò của FDI với Việt Nam

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC Trang

A-Đặt vấn đề. 1

B-Nội dung 2

 I.Cơ sở lý luận và thực tiễn. 2

 1.Khái quát FDI 2

 2.Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. 5

 3.Đánh giá chung. 13

 II.Thực trạng vai trò của FDI với Việt Nam 14

 1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 1988 đến nay. 14

 2.Đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua. 21

 III.Một số giải pháp nhằm thú hút và sử dụng có hiệu quả FDI. 30

C-Kết luận. 34

-Tài liệu tham khảo. 35

-Mục lục 36

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vai trò của FDI với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển lại ít có khả năng tự tích lũy vì năng xuất lao động thấp, sản xuất hầu như không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong hoàn cảnh như vậy, nguồn vốn từ bên ngoài sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với bước phát triển ban đầu của các nước này. Đặc biệt là trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới hiện nay, các nước đang phát bị đặt trong tình huống phải tạo được tốc độ phát triển nhanh để đuổi kịp và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nguy cơ tụt hậu không cho phép các nước đang phát triển được chậm chễ hay có cách lựa chọn nào khác. Trong điều kiện trên thế giới có nhiều quốc gia có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì các nước đang phát triển có cơ hội tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật của nước ngoài để phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy quốc gia nào biết thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo ra bộ mặt phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Ngoài những đặc điểm chung của một quốc gia đang phát triển Việt Nam còn có những nét đặc thù riêng của một đất nước đã phải trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt. Nền kinh tế sau chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề lại vấp phải những sai lầm nghiệm trọng trong quản lý và điều hành cả trên tầm vĩ mô và vi mô, nên đã rơi vào khủng hoảng nghiệm trọng. Một nền kinh tế què quặt, nghèo nàn, lạc hậu: Đời sống của đại đa số nhân dân khó khăn thiếu thốn là gánh nặng không thể vượt qua được. Sau khi vượt qua được khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn ổn định và phát triển (từ năm 1991-2000).Cũng lại nhờ vào nguồn lực bên ngoài, thông qua vay nợ, viện trợ và hợp tác đầu tư ( trong thời kỳ 1991-1995-vốn FDI là 4,205 tỷ USD, so với 15,695 tỷ USD tổng vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế, vốn FDI chiếm 26,8%), cùng với khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực trong nước chúng ta đã tạo ra được một bước phát triển đầu tiên khá vững chắc.Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 8,2% và nhờ có sự tăng trưởng kinh tế mà đã tăng được tỷ lệ tích lũy lên gần 20% GDP vào năm 1995. Thực tiễn trên đây là kết quả của những thay đổi trong nhận thức và quan điểm của chúng ta về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại, vì vậy nó bị chi phối trước hết bởi đường lối phát triển kinh tế nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Sự thay đổi tư duy kinh tế đối ngoại ở Việt Nam chủ yếu nảy sinh từ tình hình thực tiễn mới diễn ra từ những năm 80 gắn liền với quá trình đổi mới tư duy kinh tế nói chung. Điểm mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi này là năm 1986, năm diễn ra Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6, Đại hội của đường lối đổi mới toàn diện đời sống kinh tế xã hội. Sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV, với chính sách đổi mới toàn diện đất nước chúng ta đã đánh giá cao vai trò rất to lớn của các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ cũng hiểu rằng, trong điều kiện nền kinh tế còn ở tình trạng lạc hậu, nếu muốn phát triển nhanh thì phải biết lợi dụng vốn và kỹ thuật của các cường quốc công nghiệp và nếu có phải trả (học phí) để có được trình độ kỹ thuật công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến thì cũng phải và nên làm. Trên cơ sở những quan điểm đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đựơc soạn thảo và ban hành vào tháng 12/1987. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt ra đời phù hợp với xu hướng của sự hợp tác nhiều mặt, nhiều chiều, tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Việt nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác đang rất cần thu hút vốn và kỹ thuật –công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới.Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng hoạt động này còn đang diễn ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước và các khu vực trên thế giới, hơn nữa chúng ta lại là nước nhập cuộc sau và môi trường đầu tư trong nước chưa được thuận lợi. Vì vậy Luật đầu tư nước ngòai của chúng ta đã thể hiện tính cởi mở cao, hấp dẫn, tạo ra những lợi thế so sánh trong cuộc cạnh tranh quyêt liệt này. Lần thứ hai sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 23/12/1992. Rõ ràng là qua quá trình thực hiện, chúng ta mới hiểu biết nhiều hơn về đầu tư nước ngoài và cũng khẳng định được nhận thức trước đây của chúng ta về vấn đề này. Vì vậy lần sửa đổi bổ sung này chúng ta hoàn chỉnh thêm một bước bộ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng về hoạt động ĐTNN, chúng ta đã có quan điểm rõ ràng về thu hút và sử dụng nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH nền kinh tế. Chúng ta coi nguồn lực trong nước là quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nên kinh tế. Chúng ta chủ trương, đồng thời với việc tận dụng triệt để mọi thế mạnh và nguồn lực trong nước, cũng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để khai có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. 3.Đánh giá chung: Từ sự phân tích trên, có thể kết luận rằng việc tiếp nhận vốn phát triển từ nước ngoài là lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đi sau. Dù những gì có khả năng gây ra bất lợi (xét thuần túy liên quan đến kinh tế) thì đây vẫn là một xu hướng khách quan, một sự lựa chọn cho phép các nước nghèo thoát khỏi tình trạng lạc hậu, để gia nhập nhanh hơn vào quỹ đạo phát triển hiện đại (Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam- Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Lê Văn Châu). II.THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 1988 đến nay: a)Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là một nguyên nhân quan trọng trong gia tăng và phân hóa thu nhập của các nhóm dân cư ở các vùng. Khi phân tích khả năng đầu tư của từng vùng đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, các nhà kinh tế đều thừa nhận những vùng kinh tế phát triển mạnh là vùng thu hút đầu tư cao nhất. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một minh chứng cho nhận định trên. Không ai có thể phủ nhận vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là những nước tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn vốn như nước ta. Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 FDI/GDP 14% 15% 17.7% 24.3% 24.3% 27.1% 28.1% 28.3% Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 FDI/GDP 29% 27.6% 29.6% 31.1% 32.1% 33.7% 35.3% 35.5% Bảng1:Tỉ lệ vốn FDI/GDP đơn vị phần trăm (nguồn tổng cục thống kê) Theo cục đầu tư nước ngoài, dự kiến vốn FDI đăng kí ở Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2010 khoảng 25 tỷ USD. Đây là một con số dự đoán theo hướng thận trọng. Một số nhà nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam và thế giới còn cho rằng con số này khả năng sẽ tăng lên 46 tỷ USD đăng ký và 29 tỷ thực hiện. Việc gia tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ hứa hẹn tạo ra nhiều chỗ việc làm mới nhưng đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn kinh tế. Như chúng ta đã biết, giai doạn 2000-2004 FDI vào Việt Nam liên tục tăng kéo theo chỗ việc làm được tạo ra ngày càng nhiều. Nếu như năm 2000 mới chỉ là 407565 việc làm thì đến năm 2004 dã là 1044851 việc làm và do vậy suất đầu tư cho một chỗ cũng giảm mạnh do phần lớn các doanh nghiệp FDI đã đi vào giai đoạn sản xuất. Trên cơ sở tính toán suất đầu tư cho một chỗ việc làm của khu vục kinh tế này và dự báo nguồn vốn FDI thực hiện ta có thể dự báo chỗ việc làm cho khu vực kinh tế này tạo ra từ nay đến năm 2010 như sau. FDI thực hiện (triệu đồng) 61.104.000 73.536.000 89.888.000 110.640.000 136.336.000 Số lao động (người) 1.163.186 1.00.685 1.712.152 2.107.428 2.596.876 Năm 2006 2007 2007 2009 2010 Bảng 2:Dự đoán tỷ lệ vốn trên tỷ lệ lao động,vốn FDI tính theo triệu đồng (nguồn tạp chí kinh tế) Theo tạp chí nghiên cứu kinh tế số 347 T4/2007: Tính từ đầu năm dến 18/12/2006 cả nước có 797dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng kí 7,57 tỷ USD bình quân một dự án đạt 9,5 triệu USD lớn gấp đôi quy mô của năm 2005, còn phần tăng vốn đạt 2,36 tỷ USD, với quy mô tăng vốn bình quân 4,9 triệu USD/dự án so với 3,6 triệu USD/dự án trong năm 2005 kết quả này đã vượt xa dự kiến ban đầu của kế hoach năm 2006 và vượt xa kỷ lục đã lập năm 1996 là 8,6 tỷ USD là kỷ lục trong gần 20 năm nay kể từ khi hình thành khu vực FDI tại việt nam. Đây là hiệu ứng của việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO bởi nếu không có sự kiện này thì chưa chắc có đã có kết quả như vậy cho dù các nghành các địa phương các địa bàn trọng điểm có “trải thảm đỏ”mời gọi các nhà đầu tư như đã làm mấy năm trước. Và chính nhờ kết quả hiệu ứng này mà bộ kế hoạch đầu tư mới đây đã đưa ra dự báo khả năng 2007 có thể thu hút được trên 11 tỷ USD vốn FDI đăng kí mới và kết quả thu hut cả thời kì 2006-2010 có thể đạt lớn hơn 55 tỷ USD. Trong quan hệ hợp tác đầu tư, tính đến nay đã có trên 70 quốc gia và vung lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Vam . Việt Nam dã kí kết 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hầu hết các nhà đầu tư lớn , đã có trên 100 tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia có mặt ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đang kí ở Việt Nam cho đến nay đã đạt 60 tỷ USD trong đó vốn thực hiện trên 30 tỷ USD . Đầu tư của các nước công nghiệp như Mỹ, EU, ÚC và các công ty đa quốc gia-những đối tác có quy mô vốn lớn ,công nghệ nguồn và hịên đại lại chiếm một tỷ trọng khiêm tốn. Tuy nhiên đã và đang có những thay đổi đáng chú ý ở thời kì 2001-2005, đặc biệt là 2006 quy mô vốn FDI của Nhật, Mỹ, Trung Quốc tăng lên nhanh chóng và có nhiều dự án to lớn do những tập đoàn đa quốc gia thực hiện.năm 2006 có 10 dự án FDI được xem là nổi bật: 1.Dự án nhà máy thép tài khu công nghiệp phú mỹ 2 Bà Rịa Vũng Tàu 1,126 tỷ USD . Dự án do Công ty Poscotaapj đoàn thép hàng đầu của Hàn Quốc đầu tư 100% vốn, thời gian hoạt động là 48 năm được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư 340 triệu USD hoàn thành năm 2009 có công suất 700.000 tấn/năm ; giai đoạn hai dự kiến công suất sẽ đạt 3 triệu tấn /năm sau khi hoàn thành nhà máy sẽ tạo ra khoảng 10.000 việc làm mới. 2.Dự án sản xuất linh kiện máy tính của công ty TNHH Intel Products Việt Nam 1 tỷ USD. Tháng 11 Intel nâng tổng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD trở thành dự án lớn nhất từ trước tới nay của Mỹ vào Việt Nam. Dự kiến khoảng 4000 lao động Việt Nam sẽ làm việc cho nhà máy này. Đồng thời với việc tăng vốn đầu tư Intel cũng quyết định mở rộng diện tích nhà máy lên 150.000m. Đây là nhà máy lớn nhất trong hệ thống 7 cơ sở lắp ráp và kiểm tra chíp bán dẫn của Intel trên thế giới và dự kiến đi vào hoạt động năm 2009. 3.Dự án luyện cán thép tại khu công nghiệp Dung Quất – Quảng Ngãi 556 triệu USD của công ty TNHH Tycoons-World Wile Steel VietNam (TWS) do công ty TNHH Tycoons Steel International có trụ sở tại Thái Lan làm chủ đầu tư. 4.Dự án khu đô thị Tây Hồ Tây 314 triệu USD 5.Dự án xây dựng khách sạn 5 sao ở Bà Rịa Vũng Tàu 300 triệu USD là dự án 100% vốn của tập đoàn Winwost Investmet của Mỹ, dự án thời hạn 50 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và giảm 50% múc thuế trong 3 năm tiếp theo. 6.Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của tập đoàn Meiko 300 triệu USD do tập đoàn Meiko của Nhật Bản đầu tư 100% vốn tại khu công nghiệp Phùng Xà – Hà Tây. Dự kiến thu hút trên 7000 lao động và đạt doanh thu 1,7 tỷ USD /năm. 7.Dự án xây dựng cảng container 249 triệu USD 8.Dự án xây dựng khu đô thị An Khánh 211,9 triệu USD 9.Dự án chung cư quốc tế Booyu 171 triệu USD 10.Dự án cụm công nghiệp dệt may ITG Phong Phú 65,6 triệu USD Theo tạp chí kinh tế qúy 1/2007 ước đạt 19,5% kế hoạch năm, bằng 41,1%GDP trong đó : -Nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt 20,6% kế hoạch -Vốn đầu tư tín dụng theo kế hoạch đạt 18% kế hoạch năm -Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt 19,4% kế hoạch -Vốn đầu tư nước ngoài đạt 23% kế hoạch Thu hút đầu tư nhà nước tiếp tục xu hướng phát triển, đạt 2,503 tỷ USD tăng 22% so với quý 1/2006. trong đó vốn đầu tư đang kí mới là 2,071 tỷ USD với 196 dự án được cấp phép, vốn tăng thêm 432 triệu USD với 109 lượt dự án. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 1,055 tỷ USD tăng 27% so với cùng kì năm trước. Trong tháng 4/2007 đã có 102 dự án được cấp phép với tổng số vốn đầu tư khoảng 894 triệu USD cũng có thêm 25 lượt dự án tăng vốn với số vốn đầu tư tăng thêm 117 triệu USD. Như vậy tính trong 4 tháng đầu năm 2007 đã có 3,515 tỷ USD vốn đầu tư tăng 54,7% so với cung kì năm ngoái trong đó có 298 dự án mới với tổng vốn là 2,964 tỷ USD tăng 55% về lượng vốn và 134 lượt dự án tăng vốn với tổng đầu tư 548,4 triệu USD tăng 52,9% so với cùng kì năm ngoái. Dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trong 4 tháng đầu năm là các địa phương Bà Rịa Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Bình Dương ,Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó xét về nhà đầu tư thì Hàn Quốc dẫn đầu tiếp đó là Ấn Độ ,Singapo. Thái Lan và Mỹ. Với kết quả đạt được của 4 tháng đầu năm có thể kì vọng năm 2007 việt nam sẽ đón nhận dòng vốn FDI vượt mức 12 tỷ USD và hướng tới con số 17 tỷ USD. b)Đầu tư FDI theo cơ cấu ngành: Hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam đều có dự án đầu tư của các nước thuộc khối APEC, trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng , dịch vụ và nông lâm nghiệp. trong tổng số vốn đăng ký thuộc loại các dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép năm 2006 thì công nghiệp và xây dựng chiếm tới 68,4%, dịch vụ 30%. Số dự án được cấp phép Số vốn đăng ký (nghìn USD) Tổng số Vốn pháp định Tổng số 797 7.565.675 3.184.224 Công nghiệp nặng 235 4.104.448 1.637.940 Công nghiệp nhẹ 237 762.782 351.819 Dầu khí 4 106.600 106.600 Công ngiệp thực phẩm 14 77.360 24.999 Xây dựng 40 120.185 44.880 Xây dựng khu CN 1 51.000 15.000 Xây dựng khu đô thị 2 526.091 154.238 Xây dựng văn phòng 11 478.520 157.660 Khách sạn du lịch 12 482.687 358.390 Dịch vụ 141 211.741 97.429 Giao thông, bưu điện 20 448.475 116.705 Tài chính ngân hàng 2 17.000 16.000 Văn hóa y tế giáo dục 23 55.748 33.985 Nông lâm nghiệp 53 119.910 67.250 Thủy sản 2 3.130 1.330 Bảng 3:Thống kê đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1/1 đến 18/12/2006 (nguồn tổng cục thống kê) Nhận thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài không đồng đều giữa các ngành ,lĩnh vực. ngoài ra một số dự án về dầu khí , công nghệ thông tin ,điên tử, FDI thời gian qua tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp nhẹ, lĩnh vực dịch vụ, khách sạn nhà hàng… không đòi hỏi vốn lớn , thu hồi vốn nhanh , tận dụng lợi thế về lực lượng công nhân giá rẻ ở nước ta, trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thu hút được lượng FDI rất ít khong tương xứng tiềm năng nhu cầu của nghành. Theo UNCTAD hiện các nước phát triển tiếp nhận 72% vốn FDI của thế giới trong ngành dịch vụ, các nước đang phát triển chiếm khoảng 25%. Tuy nhiên xu hướng FDI tập trung cho khu vực dịch vụ hiện nay đã có nhũng thay đổi đáng kể so với những năm 90 của thế kỉ trước. ví như trong lĩnh vực dịch vụ thương mại và tài chính , năm 2002 lượng FDI thế giới vào 2 lĩnh vực này giảm từ 65% tong năm 1990 xuống 47% trong năm 2002. các ngành dịch vụ điền nước , viễn thông và kinh doanh đang có xu thế nổi bật trong việc tiếp nhận FDI trong thời gian tư 1990 đến 2002 lượng FDI vào nghành năng lượng điện nói chung tăng 14 lần vào viễn thông kho chứa và vận tải tăng 16 lần vào dịch vụ kinh doanh tăng 9 lần FDI vào các lĩnh vực dịch vụ khác như y tế, giáo dục cũng tăng từ 5 đến 12 lần mặc dù giá trị tuyệt đối còn rất nhỏ. Diều này cho thấy xu hướng lưu chuyển dong vốn FDI đang được hướng vào các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công cộng trên phạm vi toàn cầu. trong xu thế nêu trên, hoạt động FDI của TNCS vào các nước đang phát triển sẽ là các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch , xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong đó đáng chú ý là các ngành như giao thông vận tải , ngân hàng ,bảo hiểm văn phòng địa ốc … đây là lĩnh vực mà ở hầu hết các nước đang phát triển bỏ ngỏ hoặc hoạt động cầm chừng kém hiệu quả do có những yêu cầu cao về kỹ năng nghiệp vụ công nghệ và là những lĩnh vực kinh té phức tạp có sự nhạy cảm cao nên với các nước đang phát triển hoặc các nền kinh tế mới nổi đây là sân chơi hấp dẫn với TNCS. Ở Việt Nam hiện tại vốn FDI của TNCS sẽ vẫn tiếp tục hướng vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ( các dự án cấp mới thì công nghiệp xây dựng có tới 66% về số dự án và 68,3% tổng số vốn đang kí)ngành dịch vụ chiếm 26,6% về số dự án và 30.01% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Nhưng trong giai đoạn từ nay đến 2010, khả năng lĩnh vực dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ phát huy được lợi thế cạnh tranh về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hoặc đòi hỏi công nghệ cao mà Việt Nam chưa có thế mạnh như giao thông vận tải viễn thông, tài chính ngân hàng,… sẽ là hướng cuốn hút FDI của TNCS. c) Cơ cấu theo vùng : Mặc dù đến nay đã có 61 tỉnh thành phố có dự án FDI nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc. Phía Nam chiếm: 58% số vốn đăng ký 59% số vốn thực hiện Phía Bắc chiếm: 26% số vốn đăng ký 24% số vốn thực hiện So sánh thu hút đầu tư tại một số địa phương giữa 7 tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và 4 tỉnh phía Nam: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu: Chỉ tiêu 7 tỉnh phía Bắc 4 tỉnh phía Nam Dân số (triệu người) 10 5 FDI (thực hiện trên đầu người) 60 USD 570 USD Đầu tư tư nhân (tính trên đầu người) 84 USD 103 USD Xuất khẩu (tính trên đầu người) 50 USD 785 USD Bảng 4: So sánh thu hút đầu tư tại một số địa phương. (Theo tạp chí nghiên cứu kinh tế số 342 tháng 11/ 2006 ta có bảng số liệu về FDI được cấp phép theo vùng) Vùng kinh tế Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Tổng số Trong đó số vốn pháp định Tổng số Nước ngoài góp Việt Nam góp Tổng số 7279 66244,4 30.270,6 25.285,4 4985,2 Đồng bằng sông Hồng 1474 16.968,5 7.841,4 6.103,6 1.737,8 Đông Bắc 326 2.139,5 928,0 715,3 212,7 Tây Bắc 27 105,4 41,8 34,2 7,6 Bắc Trung bộ 112 1427,8 485,3 345,8 139,5 Duyên hải Nam Trung bộ 318 3762,2 1898,4 1273,5 624,9 Tây Nguyên 106 1024,5 212,2 159,3 52,9 Đông Nam bộ 4571 35.941 15655 13.744 1910,4 ĐB Sông Cửu Long 296 1977,5 853,2 699,1 154,1 Bảng5:đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép theo vùng 1988-2005 2.Đánh giá hoạt động đầu tư ở Việt Nam thời gian qua: a) Tác động của FDI Thứ nhất: Tác động của FDI đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước nhà. Với điều kiện thực tế của hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì FDI là giải pháp tốt nhất để thu hut công nghệ hiện đại. Thông qua nguồn vốn FDI chúng ta đã nhập được nhiều công nghệ hiện đại qua đó nâng cao năng lực công nghệ của nước nhà. Trước năm 1987 việc chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua viện trợ của nước ngoài và thông qua đầu tư mới của nhà nước nhưng vẫn bằng vốn viện trợ của nước ngoài. Chuyển giao công nghệ qua hình thức này hầu hết mang hình thái cung úng giao nhận nên chuyển giao công nghệ thường là không thích hợp, không đồng bộ, chắp vá, cũ nát và lạc hậu. Tuy nhiên sau khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (ngày 29/12/1987) việc chuyển giao công nghệ đã có sự chuyển biến tích cực. chuyển giao công nghệ lúc này đã gắn với phương hướng kinh doanh và theo định hướng thị trường. điều này được thể hiện rõ qua thực tế là hầu hết các chương trình chuyển giao công nghệ được thực hiện bởi sức ép cạnh tranhtreen thị trường chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động của chính bản thân các doanh nghiệp, thuộc quyền chủ động của doanh nghiệp, vì mục tiêu nâng cao sức mạnh canh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tối đa hoa lợi nhuận. Tính đến hết năm 2005 co khoảng trên 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ . chuyển giao công nghệ chủ yếu tập hợp vào lĩnh vực công nghiệp , chiếm 50,7% trong tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ; trong nông nghiệp chiếm 5,3%, dịch vụ chiếm 2,3% các lĩnh vực khác chiếm 41,75%. Cho đến 2005 90% số hợp đòng chuyển giao công nghệ tại việt nam là qua FDI. Hoạt động của khu vực FDI đã tạo ra nhiều ngành nghề mới , năng lực sản xuất mới và công nghệ mới trokng các ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế , tạo ra bước ngoặt trong nền kinh tế mũi nhọn như: thăm dò , khai thác đầu khí sản xuất thép xi măng lắp ráp sản xuất ôtô xe máy tàu thủy phát triển viễn thông quốc tế và nội hạt xây dựng hệ thôngs khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như thiết kế chế tạo máy và sản phẩm cơ khí điều khiển chương trình, sản xuất ống thép bằng phương pháp và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất ống gang chịu áp lực bằng grafit….nhiều dây chuyền sản xuất tự động được đưa vào như dây chuyền lắp ráp hàng điện tử, sách điện tử, lắp ráp tổng đài tự động kỹ thuật số, dây chuyền thêu tự động , nhiều đầu máy điều khiển tự động bằng vi tính. Hoạt động này đã tạo ra nhiều sản phẩm tốt hình thức đẹp đáp ứng nhu cầu thị trương và xuất khẩu . thêm vào đó sự cạnh tranh của của các khu vực kinh tế có vốn FDI của hàng hóa đã thúc ép các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. tất cả đầu đạt tiêu chuẩn việt nam một số đạt tiêu chuẩn iso. Các doanh nghiệp này cũng đi đầu trong việc quản lý công nghệ. Vai trò của FDI trong chuyển giao công nghệ trước hết thể hiện trong lĩnh vực đầu khí khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân và xếp hạng thứ 33 trong cộng đồng các nước sản xuất dầu khí trên thế giới; đứng thứ 4 Đông Nam Á. Đạt được kết quả cao như vậy nhờ vào Vietso Petro doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như BP (tập đoàn dầu khí vương quốc Anh) Shell… đã góp phần chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại nâng cao hiệu quả khai thác và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt với dự án khí liên hợp Nam Côn Sơn (với tổng trị giá 1,189 tỷ USD) hai tập đoàn BP và Shell đã đâù tư xây dựng vào hai đương ống chạy dưới đáy biển để vận chuyển khí và chất lỏng từ ngoài khơi vào đất liền. Ngành bưu chính viễn thông là nghành có thay đổi lớn nhất ở Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp phần quan trọng bởi đây là điểm mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam với các đại diện như France Telecom hay Siemen… các hợp đồng kinh tế hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và các đối tác EU đã đạt kết quả ca, đưa vào việt nam những công nghệ mới được xem là tiên tiến nhất, tạo bước nhảy vọt cho mạng lưới dịch vun viễn thông Việt Nam từ một nước lạc hậu nhất trở thành một nước có mạng lưới viễn thông tiên tiến trong khu vực chỉ trong 10 năm. Ngoài ra các ngành khác cũng thu hút được nhiều công nghệ hiện đại được chuyển giao từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tiếp thu nhiều kỹ thuật và phương pháp sản xuất chế biến như: đường trồng rau sản xuất thức thức ăn gia súc. Điển hình là nhà máy Bourbon Tây Ninh có công suất 8000 tấn mía/ngày đạt công suất cao nhất cao nhất trong các nhà máy đường Việt Nam có vốn FDI. Có thể thấy FDI vào Việt Nam đáp ứng dược cả hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất là vốn và công nghệ. Chính hai nhân tố này sẽ tạo đà và kích thích sự phát triển của những lĩnh vực khác trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bởi những tác động kinh tế không chỉ dừng lại ở vốn và công nghệ mà Việt Nam có điều kiện trong phát triển các lĩnh vực khác, nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn lực trong nước về vốn đất đai và tài nguyên con người. Thứ hai:Tác động của vốn FDI đối với xuất khẩu . Nhấn mạnh vai trò thương mại trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thế giới, trong một bài phát biểu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định” xuất khẩu có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế”. Trong 3 năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu đóng góp vào GDP luôn ở mức trên 60%. Theo tổng cục thống kê xuất khẩu cả năm 2006 đạt 39,6 tỷ USD tăng 22,1 % so với 2005, FDI chiếm 57,7 % cao hơn so với 42,3 %. So với các năm trước thì tỷ trọng có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy, vai trò ngày càng quan trọng của FDI trong xuất khẩu ở Việt Nam, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. nếu chỉ tính sản phẩm không phải dầu thô thì FDI chiếm tỷ lệ đáng kể là 37% với giá trị xuất khẩu là 14,5 tỷ USD tăng 30,1% so với 2005. Về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2006 có thêm cao su và café đạt kim nghạch xuất khẩu trên 1tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim nghạch trên 1 tỷ USD lên con số 9, bốn mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, dày dép, thủy sản. kim nghạch mỗi mặt hàng trên 3 tỷ USD và các trung tâm là Mỹ, EU và Nhật Bản, một số mặt hàng có kim nghạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD vẫn dữ mức tăng trưởng cao như điện tử và máy tính(chiếm 4,5 % và tăng 24% ); Thủy sản chiếm 8,5% và tăng 23,1 %. Sản phẩm gỗ chiếm 4,8% và tăng 21,9 % trong đó thủy sản có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Và đang tiếp tục khai thác để mỏ rộng thị trường sang Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc. Kim nghạch xuất khẩu cả quý I-2007 đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đạt gần 10,484 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ 2006 và bằng 22,4% kế hoạch năm trong đó xuất khẩu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 4,113 tỷ USD tăng 31,7%, đa số các mặt hàng xuất khẩu đều tăng so vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35825.doc
Tài liệu liên quan