Đề tài Thực trạng vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - Tiền thưởng ở nước ta hiện nay

Lời mở đầu 1

Nội dung 3

Phần I. Cơ sở lý luận của các hình thức tiền lương - tiền thưởng và vai trò của nó trong việc kích thích lao động 3

I. Quá trình hình thành và phát triển lý luận về tiền lương của các nhà kinh tế - Chính trị học từ W- Petty đến C.Mác. 3

1. Lý luận về tiền lương của W. Petty (1623 - 1687): 3

2. Lý luận về tiền lương của A. Smith (1723 - 1790): 3

3. Lý luận về tiền lương của D.Ricardo (1772 - 1823) 4

4. Lý luận về tiền lương của Sismondi (1773 - 1842): 4

5. Lý luận tiền lương của Các Mác (1818 - 1883). 4

II. Bản chất và vai trò kích thích lao động của tiền lương - tiền thưởng trong nền kinh tế 5

1. Khái niệm và bản chất của tiền lương 5

1.1. Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 5

1.2. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường 5

1.3. Vai trò chức năng của tiền lương 8

2. Khái niệm và bản chất của tiền thưởng 8

2.1. Khái niệm tiền thưởng 8

2.2. Nội dung cơ bản của tổ chức tiền thưởng 8

2.3. Ý nghĩa của tiền thưởng 9

3. Động cơ lao động và vai trò kích thích lao động của tiền lương - tiền thưởng. 9

3.1. Động cơ lao động 9

3.2. Vai trò kích thích lao động của tiền lương - tiền thưởng và các phương hướng kích thích lao động 12

III. Các hình thức tiền lương - tiền thưởng 15

1. Các hình thức tiền lương 15

1.1. Các hình thức tiền lương theo thời gian 15

1.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm 15

2. Các hình thức tiền thưởng 16

IV. Vai trò kích thích lao động của các hình thức TIềN LươNG tiền thưởng 16

1. Vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương 16

1.1. Vai trò kích thích lao động của hình thức tiền lương theo sản phẩm 17

1.2. Vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương theo thời gian. 28

1.3.Thời điểm trả lương của các hình thức tiền lương trên và vai trò kích thích lao động của nó 30

2. Vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền thưởng. 31

2.1. Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch. 31

2.2. Thưởng tiết kiệm vật tư: 32

2.3. Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm 33

2.4. Thưởng phát huy sáng kiến 33

Phần II: Thực trạng vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương, tiền thưởng ở nước ta hiện nay. 35

I. Thực trạng áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng: 35

1. Tình hình chung 35

2. Tình hình áp dụng các hình thức tiền lương 36

2.1. Tình hình áp dụng các hình thức tiền lương theo sản phẩm 36

2.2. Việc áp dụng các hình thức tiền lương theo thời gian 37

3. Tình hình áp dụng các hình thức tiền thưởng: 38

III. Nguyên nhân của thực trạng các hình thức tiền lương - tiền thưởng hiện nay chưa thực sự đóng vai trò kích thích người lao động 39

1. Nguyên nhân thuộc về cơ chế - chính sách tiền lương của Nhà nước 39

2. Nguyên nhân thuộc về cơ chế quản lý, thực hiện các chế độ, chính sách tiền lương - tiền thưởng trong các doanh nghiệp, tổ chức 39

Phần 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - tiền thưởng 40

I. Mục tiêu 40

II. Các giải pháp 40

1. Giải pháp tăng cường vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương 40

1.1 Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm 40

1.2. Cải tiến hình thức tiền lương theo thời gian 41

2. Giải pháp về tiền thưởng: 42

Kết luận 43

 

doc46 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - Tiền thưởng ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức tiền lương này là việc thực hiện trực tiếp vai trò kích thích lao động của tiền lương. Hiện nay có 2 hình thức tiền lương chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức là: Hình thức tiền lương theo sản phẩm và hình thức tiền lương theo thời gian. Sau đây ta sẽ nghiên cứu cụ thể vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương này: 1.1. Vai trò kích thích lao động của hình thức tiền lương theo sản phẩm * áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm là một hình thức kích thích vật chất có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay và có hiệu quả cao. Trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra của mỗi người và đơn giá sản phẩm để trả lương cho cán bộ công nhân viên làm và sản xuất ở đó. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm là hình thức căn bản để thực hiện quy luật phân phối theo lao động. Để quán triệt để được hơn nữa nguyên nhân, nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượnglao động, nghĩa là căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động của mỗi người sản xuất. Ai làm nhiều, chất lượng sản phẩm tốt, được hưởng nhiều lương, ai làm ít chất lượng sản phẩm xấu thì hưởng ít lương. Những người làm việc như nhau thì được hưởng lương như nhau. Mặt khác chế độ trả lương theo sản phẩm còn phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao độngkết tinh trong từng sản phẩm của mỗi công nhân làm ra để trả lương cho họ, làm cho quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động, giữa lao động và hưởng thụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện các hình thức tiền lương theo sản phẩm sẽ có tác dụng kích thích rất lớn với người lao động, cụ thể: Thứ nhất: Việc thực hiện các chính sách tiền lương theo sản phẩm sẽ làm cho người lao động vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá sản phẩm, phải đảm đương hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch cho doanh nghiệp hình thức đặt ra. Bởi vì hình thức tiền lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào sản lượng và chất lượng sản phẩm trong mỗi người sản xuất ra để tính lương nên phải có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc để tăng năng suất lao động. Hơn nữa chỉ có sản phẩm tốt mới được tính để trả lương cao nên người lao động cần phải cố gắng sản xuất bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt. Do vậy cùng với năng suất lao động tăng lên chất lượng sản phẩm bảo đảm thì giá thành sản phẩm sẽ hạ xuống tạo cho sản phẩm trong doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường, tạo điều kiện tăng doanh thu cho doanh nghiệp và đó là cơ sở để tăng lương cho người lao động. Thứ hai: Thực hiện hình thức tiền lương cho sản phẩm sẽ khuyến khích người lao động phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất và lao động tích cực, sáng tạo và luôn áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến. Bởi vì khi thực hiện trả lương theo sản phẩm, người lao động phải phấn đầu để thường xuyên đạt được và vượt mức các định mức lao động đề ra, do đó để thực hiện được, họ không thể đơn thuần dựa vào sự lao động hết sức mình, tận dụng thời gian làm việc mà phải luôn có gắng học tập để không ngừng nâng cao trình độ, văn hoá khoa học kỹ thuật thì mới có thể dễ dàng tiếp thu, nắm vứng và áp dụng được những phương pháp trên vào sản xuất. Hơn nữa họ còn phải liên kết luôn tìm tòi suy nghĩ để phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Chỉ có như thế thì sản phẩm của họ làm ra sẽ tăng lên và sức lao động sẽ giảm xuống mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thứ ba: Thực hiện hình thức tiền lương theo sản phẩm còn góp phần đẩy mạnh, hoàn thiện việc cải tiến, tổ chức , quá trình sản xuất, thúc đẩy việc thực hiện tốt chế độ hạch toán và quản lý kinh tế trong doanh nghiệp, tổ chức. Bởi vì, khi áp dụng các chế độ tiền lương theo sản phẩm đòi hỏi phải có sự tổ chức chuẩn bị sản xuất ở điều kiện nhất định; phải củng cố kiện toàn tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất; tài chính, lao động... để đảm bảo cho quá trình sản xuất được cân đối, hợp lý. Mặt khác trong quá trình thực hiện thì do năng xuất lao động trong người lao động tăng lên thì nhiều vấn đề mới đặt ra cần giải quyết như: Cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách chất lượng, sản lượng kịp thời gian; Công tác nghiệm thu sản phẩm phải chính xác theo sản lượng - chất lượng sản phẩm. Điều chỉnh lại lao động trong dây truyền sản xuất, thống kê thanh toán tiền lương nhanh chóng, chính xác, đúng kỳ hạn.... Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng đến trực tiếp đến mức tiền lương trong công nhân nên họ rất quan tâm phát hiện và yêu cầu giải quyết. Do đó bất cứ có một hiện tượng nào vi phạm đến yêu cầu kỹ thuật và chế độ phục vụ, công tác,... thì người lao động không những tự tìm cách khắc phục kịp thời mới cần có ý thức tích cực để đề phòng những khiếm khuyết có thể xẩy ra. Đồng thời nâng cao tinh thần đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực, làm việc thiếu trách nhiệm trong cán bộ quản lý và giám sát công nhân sản xuất. Thứ tư: Thực hiện hình thức tiền lương theo sản phẩm sẽ tạo điều kiện củng cố và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua sản xuất giữa những người lao động, xây dựng tác phong lao động tiên tiến, góp phần bồi dưỡng, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm tình thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa những người lao động, từ đó xây dựng được bầu không khí giúp đỡ, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trong tập thể vì lợi ích chung giữa doanh nghiệp, tổ chức và lợi ích riêng trong từng người lao động. Do đó việc áp dụng tiền lương theo sản phẩm là phương tiện tốt nhất để thực hiện yêu cầu đó, tuy nhiên bên cạnh việc áp dụng đúng đắn chế độ tiền lương tính theo sản phẩm, đồng thời phải kết hợp vấn đề động viên tinh thần thi đua liên tục và mạnh mẽ. Sẽ kết hợp được hai mặt khuyến khích bằng lợi ích vật chất và động viên về tinh thần để thúc đẩy và phát triển sản xuất. Điều kiện và các chế độ trả lương theo sản phẩm. + Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng, vai trò kích thích lao động của nó, khi áp dụng hình thức tiền lương này các doanh nghiệp tổ chức cần phải đảm bảo các điều kiện sau và việc thực hiện đầy đủ và làm tốt các điều kiện naỳ cũng chính là sự thể hiện vai trò khuyến khích lao động trong hình thức tiền lương này đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả áp dụng hình thức tiền lương này. - Công tác chuẩn bị sản xuất: bao gồm + Chuẩn bị về nhân lực: khi tổ chức trả lương theo sản phẩm, thì việc chuẩn bị về nhân lực là vấn đề cần thiết và quan trọng bởi vì trong quá trình sản xuất thì con người là yếu tố qua trọng nhất, con người có quán triệt được ý nghĩa, tác dụng trong chế độ trả lương theo sản phẩm thì họ mới đề cao tinh thần trách nhiệm, tích cực và quyết tâm lao động tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện chế độ lương sản phẩm. Do đó phải giải thích, giáo dục, thuyết phục cho người lao động hiểu rõ mục đích ý nghĩa trong chế độ tiền lương theo sản phẩm và chỉ rõ cho họ thấy được mục tiêu phấn đấu trong họ về sản lượng và năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất gắn với lợi ích trong doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó con người phải kết hợp với bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, lao động tiền lương, cán bộ kỹ thuật, kiểm tra, chất lượng sản xuất... nhằm thực thiện tốt công tác quản lý việc áp dụng hình thức tiền lương này có hiệu quả. + Chuẩn bị về kế hoạch sản xuất: Kế hoạch sản xuất cho những người lao động làm theo lương sản phẩm phải được xác định rõ ràng, cụ thể, phải dự báo, tổ chức cung cấp đầu đủ thường xuyên nguyên vật liệu, máy móc trang bị và phương tiện phòng hộ để người lao động có thể sản xuất được liên tục, giảm bớt những thời gian tổn thất do phòng vụ tổ chức và phòng kỹ thuật. + Xác định đơn giá lương sản phẩm: Là trong nhứng yếu tố quan trọng trong việc áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm. Đơn giá tiền lương là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc nào đó. Đơn giá tiền lương là khái niệm thường được sử dụng trong phương thức khoán sản phẩm, trả lương theo sản phẩm. Nó thường gắn với kết quả sản xuất - kinh doanh là đơn vị hiện vật, đo lường giá đơn vị lao động đã hao phí, để sản xuất một đơn vị sản phẩm đó. Đơn giá tiền lương do đó được hiểu là phản ánh lợi ích của người thực hiện công việc, vì trong chế độ tiền lương theo sản phẩm tiền lương trong người lao động phụ thuộc và đơn giá tiền lương và khối lượng công việc hoàn thành. Như vậy, điều kiện thứ hai để thực hiện tiền lương theo sản phẩm là cần xác định được đơn giá lương sản phẩm cho chính xác trên cơ sở xác định cấp bậc công việc và định mức lao động chính xác. Ta có công thức tính đơn giá lượng sảm phẩm: ĐGSP = hay ĐGSP = LCV x MTG Trong đó: LCV: là mức lương cấp bậc công việc. MSL: là mức sản lượng MTG: là mức thời gian + Xác định cấp bậc công việc: Như vậy từ công thức tính đơn giá trên cho thấy muốn có đơn giá hợp lý, chính xác phải xác định đúng đắn cấp bậc công việc. Nếu cấp bậc công việc được đánh giá cao hơn yêu cầu kỹ thuật thì đơn giá sẽ cao hơn và ngược lại, do đó nếu doanh nghiệp chưa có cấp bậc công việc thì phải xây dựng lại cấp bậc, công việc nếu đã có rồi thì phải rà soát lại để kịp thời sửa đổi những cấp bậc chức vụ đã lạc hậu. + Định mức lao động: Là một công tác, đó là quá trình dự tính và tổ chức thực hiện những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật để thực hiện các công việc có năng suất lao động cao, trên cơ sở đó và xác định các định mức tiêu hao để thực hiện công việc đó. Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hình thành một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc theo đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định và trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức lao động có bốn dạng chủ yếu sau: Mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức biên chế (mức định biên). + Mức thời gian: là đại lượng thời gian cần thiết được quy định để thực hành môt công việc cho một công nhân hay một nhóm công nhân trong một nghề nào đó có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp trong công việc, phải thực hiện trong những điều kiện thách thức kỹ thuật nhất định. + Mức sản lượng: là số lượng sản phẩm quy định mà một công nhân hay một nhóm công nhân phải hình thành trong một đơn vị thời gian nhất định phù hợp với trình độ thành thạo trong họ lương ứng với mức độ phức tạp trong công việc và trong những điều kiện thách thức, kỹ thuật nhất định. Mức lao động là yêu cầu bắt buộc đối với các hình thức trả lương theo sản phẩm, lương khoán trong các xí nghiệp, vì nó xác định số lượng và chất lượng của lao động đã hao phí, phân biệt được kết quả lao động của các thành viên trong doanh nghiệp. Do đó định mức lao động là thước đo tiêu chuẩn về tiêu hao lao động, đánh giá kết quả lao động và từ đó làm cơ sở tính đơn giá tiền lương cho người lao động cho nên nếu các cơ sở dó không chính xác sẽ tính đơn giá sai và tiền lương công nhân sẽ tăng hoặc giảm không hợp lý vì vậy sẽ không khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Định mức lao động để trả lương sản phẩm là mức lao động trung bình tiên tiến - do đó phải xây dựng định mức lao động từ tình hình kinh tế sản xuất trong doanh nghiệp đã được chấn chỉnh, đồng thời các mức lao động đang áp dụng cũng phải thường xuyên được kiểm tra lại để kịp thời sửa đổi những mức bất hợp lý không sát với kinh tế sản xuất. - Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm: Yêu cầu của hình thức tiền lương sản phẩm là đảm bảo thu nhập từ tiền lương theo đúng số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành của bộ phận kiểm tra chất lượng, do đó cần phải kiểm tra chất lượng theo số lượng sản phẩm để tăng thu nhập, làm ra những sản phẩm sai, hỏng không đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật đồng thời thực hiện tốt điều kiện này sẽ đảm bảo việc trả lương cho người lao động được chính xác, đúng đắn, kịp thời. - Công tác tổ chức đời sống: Cần phải tổ chức tốt công tác đời sống cho người lao động yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất và phục vụ sản xuất. Vấn đề liên quan đến đời sống trong người công nhân trước hết là vấn đề thu nhập từ tiền lương - tiền thưởng, kế đến là vấn đề an toàn lao động, các vấn đề sinh hoạt đời sống trong người công nhân như ăn, ở, đi lại... đều phải có kế hoạch để giải quyết tốt những vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất đạt năng suất cao nhất, chất lượng tốt. Đây chính là tính ưu việt trong hình thức tiền lương theo sản phẩm làm cho người lao động tin tưởng sâu sắc vào đời sống hạnh phúc họ có được quan tâm mật thiết với sự lao động trung thành trong họ với doanh nghiệp * Cắn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả lương, hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều chế độ trả lương khác nhau. Sau đây ta sẽ nghiên cứu cụ thể vai trò kích thích lao động của các chế độ tiền lương đó: -Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân: Chế độ tiền lương này được trả theo từng đơn vị sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm và tính theo đơn giá nhất định. Tiền lương trong người lao động căn cứ vào sản lượng sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm do họ trực tiếp sản xuất ra để trả lương. Bất kỳ trường hợp nào người lao động sản xuất hụt mức, đạt mức hay vượt mức bao nhiêu, cứ mỗi đơn vị sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng đều được trả lương nhất định gọi là đơn gián sản phẩm. Như vậy tiền lương trong người lao động sẽ tăng lên theo số lượng sản phẩm sản xuất ra nếu sản xuất được nhiều sản phẩm thì được trả nhiều lương và ngược lại sản xuất được ít sản phẩm thì được trả ít lương, do đó sẽ kích thích người lao động có ý thức tự giác, năng động, tích cực trong công việc để tăng năng xuất lao động. Đơn giá sản phẩm cá nhân là cơ sở của chế độ tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Khi xác định đơn giá sản phẩm người ta căn cứ vào những nhân tố: Định mức lao động và mức lương cấp bậc công việc. Do đó công thức tính đơn giá sản phẩm xác định như sau: + Nếu công việc có định mức sản lượng: ĐGSP = Trong đó : LCV: Lương cấp bậc công việc PC: Là các khoản phụ cấp lương MSL: Là mức sản lượng + Nếu công việc được định mức thời gian: ĐGSP = LCV x MTG Trong đó: LCV : Là mức lương cấp bậc công việc MTG: Là mức thời gian qui định hoàn thành một đơn vị sản phẩm Khi tính đơn giá sản phẩm thì ta phải lấy mức lương cấp bậc công việc để tính chứ không lấy mức lương cấp bậc công nhân được giao làm công việc đó, vì có những trường hợp lương cấp bậc công nhân cao hoặc thấp hơn cấp bậc công việc được giao làm cho đơn giá sản phẩm thay đổi, sẽ phá vỡ tính thống nhất của chế độ tiền lương theo sản phẩm và tính hợp lý của quy luật phân phối theo lao động, mặt khác cấp bậc công nhân chỉ là cơ sở đánh giá khả năng, năng lực trong người lao động, còn công việc trực tiếp người lao động làm mới quyết định kết quả kinh tế làm ra. Ngoài ra bên cạnh tiền lương cơ bản (L), trong đơn giá tiền lương cần được tính các khoản phụ cấp có tính chất thường xuyên theo chế độ. Khi đó mức tiền lương của công nhân làm việc theo chế độ lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được xác định trong kỳ là: LTT = ĐGSP x SLTT Trong đó: LTT: Là mức lương thực tế người lao động nhận được trong kỳ SLTT : Mức sản lượng thực tế sản xuất trong kỳ Như vậy mức lương thực tế của người công nhân làm việc theo chế độ tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm và mức sản lượng thực tế họ làm ra, sẽ kích thích người lao động rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, mặt khác đơn giá tiền lương lại tính theo lương cấp bậc công việc do đó đơn giá càng cao thì mức lương cấp bậc công việc càng cao do đó khuyến khích người lao động luôn có gắng học tập để không ngừng nâng cao trình độ lành nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật... để có đủ khả năng làm được những công việc cao hơn, khó khắn phức tạp hơn.. Tuy nhiên chế độ tiền lương này cũng có những nhược điểm như: Dễ làm cho người công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm và do đó nếu không có thái độ ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm đến việc tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu hay sử dụng máy móc thiết bị, mặt khác sự hợp tác và tính tập thể lao động kém, như hiện tượng dấu nghề, không chú ý, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mà chỉ chú ý đến cá nhân. - Chế độ trả lương sản phẩm tập thể: + Tính đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể được xác định: ĐGSPTT = hay ĐGSPTT = x MTG Trong đó: ĐGSPTT: Là đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể. S LCVI :Là tổng tiền lương tính theo cấp bậc công việc của cả tổ n: Là số người làm theo lương sản phẩm trong tổ. MSL: là mức sản lượng định mức của cả tổ trong kỳ. MTG: Là mức thời gian định mức của cả tổ trong kỳ. Như vậy: Mức tiền lương của tập thể nhận được là: Tiền lương sản phẩm tập thể = Đơn giá sản phẩm tập thể X Mức sản lượng thực tế Trong đó: Tiền lương sản phẩm tập thể : là mức tiền lương thực tế trong tập thể lao động nhận được trong kỳ. Mức sản lượng thực tế : là mức sản lượng của tập thể sản xuất được trong kỳ. Khi đó tiền lương của từng người công nhân trong tập thể nhận được phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm tập thể, số lượng sản phẩm tập thể chế tạo được và phụ thuộc vào cách phân phối tiền lương cho mỗi thành viên. Do đó việc chia lương cho từng cá nhân trong tổ rất quan trọng trong chế độ trả lương sản phẩm tập thể. Có hai phương pháp chia lương thường được áp dụng đó là: + Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh: Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Tính tổng số tiền lương đã chia lần đầu(lấy mức tiền lương một giờ của mỗi người nhân với số giờ làm việc của mỗi người, sau đó tổng hợp lại cho cả nhóm) Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh (bằng cách lấy số tiền lương cả tổ được lĩnh chia cho tổng số tiền đã chia lần đầu). Bước 3: Tính tiền công trong từng người trong tổ: Căn cứ vào hệ số điều chỉnh và tiền lương đã lĩnh lần đầu của mỗi người. + Phương pháp dùng giờ hệ số: Qúa trình tính toán như sau: Bước 1: Tính tổng số giờ hệ số của đơn vị (giờ hệ số là số giờ quy đổi của các công nhân ở các bậc khác nhau ra giờ của mức lương tối thiểu) bằng cách: Lấy giờ làm việc thực tế của từng người nhân với hệ số cấp bậc của người đó, sau đó tổng hợp lại cho cả tổ. Bước 2: Tính tiền lương của một giờ hệ số: Lấy tiền lương cả tổ được lĩnh chia cho tổng số giờ hệ số của cả tổ. Bước 3: Tính tiền lương của từng người lao động trong tập thể nhận được căn cứ vào hệ số và số giờ làm việc thực tế của mỗi người Cả hai phương pháp chia lương trên đều đem lại kết quả tương tự nhau, chúng đều bảo đảm tính chính xác trong việc trả lương cho người lao động. Như vậy chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ để cả tổ làm việc có hiệu qủ hơn do tiền lương của cả tổ nhận được phụ thuộc và kết quả chung trong tập thể làm ra và cũng khuyến khích các tổ lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động tự quản. Mặt khác, qua hai cách chia lương trên thì mức lương trong từng có nhân người lao động nhận được phụ thuộc vào mức lương của tập thể nhận được, đồng thời càn phụ thuộc vào mức lương cấp bậc công việc thực tế trong từng người lao động do đó khuyến khích mỗi người lao động luôn thi đu, phấn đấu để có trình độ lành nghề cao hơn để có thể đảm nhận những công việc cao hơn. Tuy nhiên chế độ tiền lương này cũng có nhược điểm là hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân, vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc của các tổ chức không trực tiếp phụ thuộc vào kết qủa làm việc của riêng bản thân họ v.v... - Chế độ lương sản phẩm gián tiếp. Chế độ lương này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt và vượt mức của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm. Nhiệm vụ và thành tích của họ gắn liền với nhiệm vụ và thành tích của công nhân đứng máy. Tiền lương của công nhân phục vụ được tính căn cứ vào số lượng sản phẩm của công nhân đứng máy sản xuất ra. Do đó đơn giá tiền lương của công nhân phụ được tính theo công thức: ĐGSP = Trong đó: Lp : là mức lương cấp bậc công việc của người công nhân phụ. M: là mức phục vụ hay số máy phục vụ trong người công nhân phụ Q: là mức sản lượng định mức của người công nhân chính. Khi đó: mức tiền lương thực tế mà người công nhân phụ nhận được là: LTTP = ĐGSP x QTT Trong đó: QTT là số sản phẩm thực tế mà người công nhân chính sản xuất ra. Như vậy: Nếu người công nhân chính sản xuất càng nhiều sản phẩm thì mức tiền lương trong người công nhân phụ nhận được càng nhiều và ngược lại, nếu những người công nhân đứng máy sản xuất được ít sản phẩm thì tiền lương trong công nhân phụ càng ít. Do đó áp dụng chế độ trả lương này sẽ khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho hoạt động trong công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Mặt khác khi áp dụng chế độ tiền lương này mà khi bản thân người công nhân phụ có sai lầm làm cho công nhân chính sản xuất sản phẩm hỏng, hàng xấu thì tiền lương của người công nhân phụ nhận được hưởng theo chế độ trả lương khi làm ra hàng hỏng, hàng xấu, xong vẫn đảm bảo ít nhất bằng mức lương cấp bậc công việc của họ và khi công nhân đứng máy họ hoàn thành định mức sản lượng thì tiền lương trong người công nhân phụ nhận được sẽ không tính theo đơn giá sản phẩm gián tiếp mà theo lương cấp bậc công việc của họ. Tuy nhiên chế độ tiền lương cũng có những nhược điểm như tiền lương trong công nhân phụ phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính nhưng kết quả này nhiều khi lại chịu tác động của các yếu tố khác. Do đó hạn chế sự cố gắng làm việc trong công nhân phụ. - Chế độ trả lương sản phẩm khoán: Là chế độ lương sản phẩm khi giao công việc đã quy định rõ ràng số tiền để hoàn thành một sản phẩm hay một khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian nhất định. Tiền lương khoán được tính: LI = ĐGk x QI Trong đó: LI: là tiền lương thực tế người công nhân i nhận được. ĐGk : là đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một khối lượng công việc. QI : là số sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành. Như vậy thực hiện chế độ tiền lương này thì ngay từ đầu người lao động khi nhận được công việc đã biết ngay được toàn bộ số tiền lương mà mình sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc giao khoán do đó, nếu đơn vị nhận khoán mà giảm bớt được người hoặc rút ngắn thời gian hoàn thành khối lượng giao khoán thì tiền lương tính theo ngày làm việc trong mỗi người trong đơn vị sẽ tăng lên và ngược lại dó đó chế độ tiền lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng xuất lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn hoặc giảm bớt số người không cần thiết. Tuy nhiên việc áp dụng chế độ tiền lương này lại gặp khó khăn trong việc xác định thời gian lao động , phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc giảm bớt thời gian lao động. Đơn giá giao khoán rất phức tạp và nhiều khi khó chính xác, do đó có thể làm cho người lao động bi quan hay không cú ý đầu tư đến một số công việc trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán. - Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng: Thực chất đó là sự kết hợp giữa các chế độ tiền lương sản phẩm tập thể ở trên với tiền thưởng khi mà người công nhân đạt được những chỉ tiêu tiền thưởng về số lượng và chất lượng hay thời gian đã quy định. Tiền lương sản phẩm có thưởng được xác định: Lth = Lcđ x Với: Lcđ = Ltt = ĐGsp x Msltt m: là tỷ lệ % tiền thưởng (tính theo tiền lương sản phẩm với đơn giá cố định) h: là tỷ lệ % hình thành vượt mức sản lượng được tính thưởng. Như vậy áp dụng chế độ tiền lương này sẽ quán triệt đầy đủ hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người lao động chú trọng hơn nữa tới việc cải tiến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, hoàn thành vượt mức nhiện vụ sản xuất được giao. Tuy nhiên việc tính toán xác định các chỉ tiêu tiền thưởng không chính xác có thể làm tăng giá tiền lương trong doanh nghiệp ... - Chế độ tiền lương sản phẩm luỹ tiến. Chế độ tiền lương này thường áp dụng cho những công nhân sản xuất ở những khâu quan trọng, tức sản xuất khẩn trương để đảm bảo tính đồng bộ, ở những khâu mà năng xuất tăng có tính chất quyết định đối với việc hoàn thành chung kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Trong chế độ trả lương này có hai loại đơn giá. + Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm sản xuất ra trong phạm vị định mức khơi điểm luỹ tiến. + Đơn giá luỹ tiến: dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ tiến, nghĩa là có nhiều đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khơi điểm luỹ tiến, nếu vượt mức với tỷ lệ cao thì được tính những sản phẩm vượt mức bằng đơn giá cao hơn. Đơn giá luỹ tiến = đơn giá cố định x tỷ lệ tăng đơn giá. Do đó tiền lương trong công nhân làm theo chế độ tiền lương sản phẩm luỹ tiến được xác định theo công thức: L lt = ĐGcđ x Q1 + (Q1 - Q0) ĐGcđ x K. Trong đó: Q1 : là số lượng sản phẩm sản xuất ra thực tế trong kỳ đó. Q0 : là số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch (định mức) đề ra trong kỳ đó. K là tỷ lệ tăng đơn giá được tính dựa vào khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định Như vậy việc áp dụng chế độ tiền lương này do việc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0080.doc
Tài liệu liên quan