Đề tài Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân nhựa Tân Liên Hưng

Doanh nghiệp tư nhân nhựa Tân Liên hưng là một đơn vị sản xuất với quy trình công nghệ giản đơn. Sản phẩm hoàn thành trải qua 2 công đoạn: xay keo để tạo hạt và từ tạo hạt máy sẽ định hình để cho ra thành phẩm ống hoàn thành. Đặc điểm của doanh nghiệp là sử dụng nhựa phế liệu từ các khu công nghiệp thải ra với công nghệ máy nấu trung tần công suất mỗi máy 2 ca ngày đêm bằng 12 tấn ống các loại dùng để phục vụ cho xây dựng và sinh hoạt.

Để sản xuất ra sản phẩm ngoài nguyên vật liệu chính doanh nghiệp còn sử dụng các loại vật liệu phụ, nhiên liệu, Dop , caco3, màu .

Bên cạnh những chi phí trên còn có những hao phí về lao động sống đó là những chi phí về con người như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra còn phải kể đến một số chi phí khác như: chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện, nước . ) những chi phí khác bằng tiền như: chi phí sửa chữa máy móc thiết bị. có liên quan đến trực tiếp quá trình sản xuất sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra phần lớn là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong cả nước nhất là các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn Huyện Đức Hoà. Định kỳ hàng tháng kế toán có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và lập báo cáo về các khoản thực hiện chi phí , xác định giá thành sản xuất , lập biểu tính giá thành.

Từ những đặc điểm trên doanh nghiệp vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn , kỳ tính giá thành là tháng. Do chi phí sản xuất ở cuối kỳ chiếm tỷ lệ rất ít nên doanh nghiệp hầu như không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.

 

doc50 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân nhựa Tân Liên Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mức độ hoàn thành hoàn thành tương đương 2.3.3.1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. - Điều kiện áp dụng: Chi phí chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí - Công thức tính như sau : Nếu số dư đầu kỳ có 3 khoản mục thì cuối kỳ tính 3 khoản mục. Chi phí NVL TT dd cuối kỳ = Chi phí NVLTT + Chi phí NVL . dd đầu kỳ TTPS trong kỳ Số lượng sản phẩm + Số lượng . hoàn thành sản phẩm dở dang ´ Số lượng Sp dở dang 1) Chi phí NC trực tiếp dd cuối kỳ = Chi phí NC trực tiếp dd đầu kỳ +Chi phí NC trực tiếp PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ´ Số lượng Sp HTTĐ dỡ dang 2) Chi phí SXC dd cuối kỳ = Chi phí SXC dd đầu kỳ +Chi phí SXC PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ´ Số lượng sản phẩm HTTĐ dang 3) Chi phí sản xuất DDCK = (1) + (2) +(3) - Nếu số dư đầu kỳ có 4 khoản mục thì cuối kỳ tính 4 khoản mục - Nếu chi phí VLC và VLP bỏ ra từ đầu của quy trình sản xuất Chi phí VLC dd cuối kỳ = Chi phí VLC dd đầu kỳ +Chi phí VLC thực tế PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang ´ Số lượng Spdd 1) Chi phí VLP dd cuối kỳ = Chi phí VLP dd đầu kỳ +Chi phí VLP thực tế PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang ´ Số lượng Sp dd 2) Chi phí NCTT dd cuối kỳ = Chi phí NCTT dd đầu kỳ +Chi phí NCTT thực tế PS trong kỳ Số lượng Sp hoàn thành + Số lượng Sp . . HTTĐ ´ Số lượng sản phẩm HTTĐ 3) Chi phí sản xuất chung dd cuối kỳ = Chi phí SXC dd đầu kỳ +Chi phí SXC thực tế PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ´ Số lượng sản phẩm HTTĐ 4) Chi phí sản xuất DDCK =( 1) +( 2) +( 3) +( 4) - Nếu chỉ có chi phí VLC bỏ ra từ đầu : Chi phí VLC dd cuối kỳ = Chi phí VLC dd đầu kỳ +Chi phí VLC thực tế PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang ´ Số lượng sản phẩm dở dang 1) Chi phí VLP dd cuối kỳ = Chi phí VLP dd đầu kỳ +Chi phí VLP thực tế PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ´ Số lượng sp HTTĐ 2) Chi phí NCTT dd cuối kỳ = Chi phí NCTT dd đầu kỳ +Chi phí NCTT thực tế PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ´ Số lượng Sp HTTĐ 3) Chi phí sản xuất chung dd cuối kỳ = Chi phí SXC dd đầu kỳ +Chi phí SXC thực tế PS trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ´ Số lượng sp HTTĐ 4) Chi phí sản xuất DDCK= (1) + (2) +(3) +(4) 2.3.3.2. Tính giá thành: 2.3.3.2.1. Kỳ tính giá thành: _ Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời điểm mà kế toán cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá thành có thể chọn là tháng, quý hay ở thời điểm mà sản phẩm hoàn thành ( đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài). 2.3.3.2.2. Phương pháp tính giá thành: _ Phương pháp trực tiếp (hay PP giản đơn): Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất công nghệ đơn giản, sản xuất ít mặt hàng, có khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ ngắn.Việc tính giá thành toàn bộ và đơn vị áp dụng những công thức sau: Và giá thành đơn vị được tính: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa = Chi phí sản xuất dd đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dd CK kỳ - Phế liệu thu hồi + Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ _ Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí của từngloại sản phẩm . Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các loại sản phẩm khác nhau đó về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm chuẩn . Khi quy đổi kế toán dựa vào hệ số quy đổi được xây dựng sẵn . Sản phẩm có hệ số bằng 1 gọi là sản phẩm chuẩn . _ Trình tự tính toán được tiến hành như sau: Bước1: Quy đổi tất cả các loại sản phẩm thành một loại sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số qui đổi cho sẵn: Toàn bộ sản phẩm qui đổi = Số lượng SPSX thực tế ´ hệ số qui đổi Bước 2: Xác định giá thành của 1 loại sản phẩm qui đổi Giá thành 1 sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm qui đổi Số lượng sản phẩm qui đổi Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm _ Phương pháp tỷ lệ: Có nhiều doanh nghiệp sản xuất do tính chất của sản xuất sản phẩm, khi tiến hành sản xuất có nhiều sản phẩm cùng sử dụng 1 NVL, nhưng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm co chủng loại qui cách khác nhau. Trong trường hợp này không thể tập hợp chi phí sản xuất đến từng loại sản phẩm, mà phải tập hợp chi phí sản xuất qua nhóm sản phẩm, sau đó dùng phương pháp tỷ lệ mới xác định được giá thành của từng loại sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Do đó khi chon phương pháp này cần phải chọn tỷ lệ cho thích hợp. Tỷ lệ đó có thể là: - Tỷ lệ với gía thành định mức, giá thành kế hoạch -Tỷ lệ hao phí NVL trực tiếp - Tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm Khi tiến hành phương pháp này thì trước hết phải dùng phương pháp trực tiếp để xác định giá thành nhóm sản phẩm, sau đó dùng phương pháp tỷ lệ xác định được giá thành sản phẩm trong nhóm đó. Phương pháp này thường được áp dụng ở doanh nghiệp quần áo may sẵn , doanh nghiệp đóng giày... _ Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đối với một số doanh nghiệp sản xuất , khi tiến hành sãn xuất vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ là sản phẩm tạo ra quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, thường chiếm tỷ lệ nhỏ và không phải là mục đích của quy trình công nghệ. Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm chính ta có công thức: Tổng Chi phí Chi phí Chi phí Giá trị các Giá trị ước giá thành sản xuất sản xuất sản xuất khoản điều tính sản thực tế = dở dang + phát sinh - dở dang - chỉnh giảm - phẩm phụ sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành Trong phương pháp này thì chi phí được tập hợp toàn bộ cho quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi xác định chính xác giá trị sản phẩm phụ và giá trị sản phẩm phụ không lớn. Trong trường hợp không xác định giá trị sản xuất sản phẩm phụ thì áp dụng phương pháp hệ số đẻ tính giá thành sản phẩm chính cũng như sản phẩm phụ. _ Phương pháp đơn đặt hàng: Đối với doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất ít mặt hàng, với khối lượng nhỏ, có thể tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng. Trình tự phương pháp này được tiến hành như sau: - Qui định mã số cho từng đơn đặt hàng - Chi phí phát sinh được căn cứ vào chứng từ kế toán để tập hợp - Cuối kỳ nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí được coi như chi phí sản xuất dở dang. Khi nào hoàn thành đơn đặt hàng thì mới tính giá thành sản phẩm hoặc lao vụ của đơn đặt hàng đo. _Phương pháp phân bước: Được áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất chia nhiều công đoạn, mỗi công đoạn hình thành một đối tượng tính giá thành. VD: Ngành dệt, hoá chất ... Phương pháp này được chia thành hai phường pháp nhỏ: _ Phương pháp kết chuyển song song: Thực chất của phương pháp này là vận dụng phương pháp giản đơn phù hợp với tính chất của công nghệ sản xuất. Các chi phí được tập hợp trực tiếp theo từng công đoạn, theo thứ tự lần lượt và kết chuyển tương ứng với mức luân chuyển sản phẩm từ công đoạn này theo công đoạn tiếp theo. Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp này là: Giá thành của thành phẩm Giá trị SPDD cuối kỳ Chi phí NVL chính Chi phí chế biến bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Chi phí chế biến bước n Sơ đồ 2.5 Phương pháp kết chuyển tuần tự : Còn được gọi là phương pháp có phương án bán thành phẩm. Áp dụng phương pháp này trước tiên phải tiến hành tính giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 1. Khi tính giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 2 thì lấy giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 1 cộng với chi phí phát sinh ở giai đoạn 2 và cứ thế sẽ tính được giá thành sản phẩm ở giai đoạn cuối. Sơ đồ theo phương pháp này như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá thành bán thành phẩm bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước n-1 + + + Chi phí chế biến bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Chi phí chế biến bước n Giá thành bán thành phẩm bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước 2 Giá thành thành phẩm Sơ đồ 2.6 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Loại SP: Số lượng: Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng Cộng DDĐK DDCK Phế liệu Tổng Z Z đơn vị CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHỰA TÂN LIÊN HƯNG Ï¯Ò 3.1.Thực Trạng Kế Toán Tại Doanh Nghiệp. 3.1.1. Đặc điểm chung: Doanh nghiệp tư nhân nhựa Tân Liên hưng là một đơn vị sản xuất với quy trình công nghệ giản đơn. Sản phẩm hoàn thành trải qua 2 công đoạn: xay keo để tạo hạt và từ tạo hạt máy sẽ định hình để cho ra thành phẩm ống hoàn thành. Đặc điểm của doanh nghiệp là sử dụng nhựa phế liệu từ các khu công nghiệp thải ra với công nghệ máy nấu trung tần công suất mỗi máy 2 ca ngày đêm bằng 12 tấn ống các loại dùng để phục vụ cho xây dựng và sinh hoạt. Để sản xuất ra sản phẩm ngoài nguyên vật liệu chính doanh nghiệp còn sử dụng các loại vật liệu phụ, nhiên liệu, Dop , caco3, màu… . Bên cạnh những chi phí trên còn có những hao phí về lao động sống đó là những chi phí về con người như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra còn phải kể đến một số chi phí khác như: chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện, nước ... ) những chi phí khác bằng tiền như: chi phí sửa chữa máy móc thiết bị... có liên quan đến trực tiếp quá trình sản xuất sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra phần lớn là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong cả nước nhất là các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn Huyện Đức Hoà. Định kỳ hàng tháng kế toán có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và lập báo cáo về các khoản thực hiện chi phí , xác định giá thành sản xuất , lập biểu tính giá thành. Từ những đặc điểm trên doanh nghiệp vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn , kỳ tính giá thành là tháng. Do chi phí sản xuất ở cuối kỳ chiếm tỷ lệ rất ít nên doanh nghiệp hầu như không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là loại sản phẩm (tạo hạt). 3.1.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng tạo hạt sản xuất hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính giá thành toàn bộ và giá thành đơn vị. - Phương pháp tính giá thành : như đã nói ở phần đặc điểm chung, doanh nghiệp vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn . - Kỳ tính giá thành :là tháng ( kỳ tính giá thành trong đề tài này phạm vi nghiên cứu là số liệu hạch toán của tháng 08/2009). - Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp được thể hiện qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo 3 khoản mục : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp vào tài khoản 621 Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp vào tài khoản 622 Chi phí sản xuất chung tập hợp vào tài khoản 627 Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh thực tế gồm : - Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực tế. - Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế vào từng đối tượng tập hợp chi phí . Bước 2 : Đánh giá và điều chỉnh các khoản làm giảm giá thành như: Phế liệu thu hồi từ vật tư, sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng không sữa chữa được Chi phí thiệt hại trong quá trình sản xuất Sản phẩm phụ từ qui trình. Bước 3 :Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Bước 4 :Tính giá thành Bước 5 :Lập báo cáo chi phí sản xuất và phiếu tính giá thành 3.2. Hình Thức Kế Toán Tại Doanh Nghiệp. 3.2.1.Kế toán chi phí Nguyên Vật Liệu trực tiếp. 3.2.1.1. Phương pháp tính giá Nguyên Vật Liệu . Trên thực tế nguyên vật liệu nhập kho theo giá mua trên hoá đơn cộng các chi phí thu mua như :chi phí vận chuyển, bốc xếp bảo quản. ..... Kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng (HĐGTGT) lập phiếu nhập kho theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Sau đó phản ánh vào thẻ kho và tài khoản liên quan. Khi xuắt nguyên vật liệu chính cho sản xuất , kế toán theo dõi tiêu hao cho toàn bộ qui trình công nghệ, thường các phiếu xuất kho được lập một lần trong mỗi tháng. Căn cứ vào số liệu thẻ kho, báo cáo tiêu hao, kế toán làm phiếu xuất kho phải ghi số lượng và giá trị. _ Phương pháp tính nhập xuất phụ liệu: Được theo dõi giống như nguyên vật liệu chính, khi nhập phụ liệu kế toán căn cứ vào mục đích sử dụng nguồn nhập để theo dõi hạch toán. Khi xuất kho nguyên phụ liệu cho sản xuất kế toán theo dõi tiêu hao nguyên phụ liệu cho toàn bộ qui trình công nghệ, thường các phiếu xuất kho được lập một lần trong mỗi tháng cùng với nguyên vật liệu chính. Tại doanh nghiệp nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng, công thức tính như sau : Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ Trị giá VL nhập kho trong kỳ Số lượng VL tồn kho đầu kỳ Số lượng VL nhập kho trong kỳ = + + Đơn giá bình quân xuất kho Giá vật liệu thực tế xuất kho bình quân = Số lượng vật liệu xuất trong kỳ X Đơn giá bìnhquân xuất kho Tính giá thực tế nguyên vật liệu chính là nhựa phế liệu xuất dùng trực tiếp sản xuất trong tháng 08/2009 tại doanh nghiệp được tính theo công thức trên như sau: Trị giá vật liệu: - Tồn đầu tháng 08/2009 : 652.440.947 đ (số liệu lấy từ dòng 5 cột Giá trị – Xem BC nhập, xuất tồn kho tháng 08/2009 ) - Nhập trong tháng 08/2009 : 18.000.000 đ (số liệu lấy từ dòng 5 cột Giá trị – Xem BC nhập, xuất tồn kho tháng 08/2009) Số lượng vật liệu: -Tồn đầu tháng 08/2009 : 159.216 Kg (số liệu lấy từ dòng 5 cột Số lượng – Xem BC nhập, xuất tồn kho tháng 08/2009) - Nhập trong tháng 08/2009: 10.000 Kg (số liệu lấy từ dòng 5 cột Số lượng – Xem BC nhập, xuất tồn kho tháng 08/2009 ) Đơn giá xuất kho bình quân GQ cuối tháng = 652.440.947 + 18.000.000 227.963 + 10.000 = 670.440.947 237.963 Trị giá nhựa phế liệu xuất kho trong tháng = 2.817,42 đ/kg = 159.216 kg x 2.817,42 = 448.578.343 đồng Tương tự tính cho các mặt hàng còn lại. - Bộ phận quản lý ở phân xưởng doanh nghiêp hàng ngày theo dõi tiêu hao nguyên liệu. Đến cuối tháng lập báo cáo chuyển cho kế toán vật liệu trên báo cáo chỉ ghi số lượng không ghi giá trị. Sau đó kế toán giá thành sẽ tính tiêu hao đưa vào trong tháng . Ngoài ra cuối tháng kế toán còn căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật lệu chính , phụ liệu sau khi đã đôí chiếu với thủ kho về mật số lượng để lập báo cáo nhập - xuất - tồn. - Kế toán nguyên liệu , phụ liệu sử dụng không hết : Nguyên phụ liệu sử dụng không hết được tổ chức hạch toán như sau : hàng tháng nguyên phụ liệu xuất kho bao nhiêu được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất của các đối tượng sử dụng. Cuối tháng kế toán xem bảng tiêu hao để xác định số lượng tiêu hao trong tháng và tồn cuối tháng. Số tồn này sẽ được để lại tháng sau sử dụng. Kế toán sẽ ghi bút toán đỏ vào sổ chi tiết tài khoản 152 nguyên vật liệu và tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3.2.1.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng: Chứng từ xuất nguyên vật liệu gồm : - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hoá đơn mua hàng - Báo cáo tiêu hao nguyên phụ liệu. - Chi tiết 621 - Sổ chi tiết TK 152 3.2.1.3. Một số phương pháp hạch toán. - Đối nguyên vật liệu: Nhà cung cấp sau khi giao hàng sẽ gửi hoá đơn bán hàng, căn cứ vào hoá đơn bán hàng ( HĐGTGT ) kế toán thanh toán lập phiếu chi thanh toán tiền mua nguyên vật liệu của công ty; dựa trên cơ sở số thực nhập của thủ kho kế toán vật liệu lập thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 3 liên. 1 liên lưu tại phòng kế toán 1 liên lưu tại kho 1 liên giao cho khách hàng Trình tự ghi sổ tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu “ như sau : Số dư đầu kỳ TK 152 : 1.191.844.832 Tình hình thực tế phát sinh trong tháng 08/ 2009 tại doanh nghiệp: a)Ngày 06/08/2009 căn cứ phiếu nhập kho số 0001 và phiếu chi mua nhựa phế liệu ( là nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp) kế toán vật liệu ghi: Nợ TK 152 18.000.000 Nợ TK 133 900.000 Có TK 111 18.900.000 b)Ngày 26/08/2009 căn cứ phiếu nhập kho số 0002 và phiếu chi mua các chất phụ gia như màu, Bột caco3, Dop: Nợ TK 152 40.050.000 Nợ TK 133 2.002.500 Có TK 111 42.052.500 Đồng thời kế toán căn cứ các chứng từ trên ghi vào sổ chi tiết vật tư theo đúng mã số đã đăng ký. Lệnh sản xuất do phòng kế hoạch sản xuất cung cấp, xuất trình ban chủ doanh nghiệp duyệt sau đó chuyển cho thủ kho để xuất vật tư theo đúng nhu cầu sản xuất hàng, định kỳ trong tháng kế toán tập hợp vật liệu xuất sử dụng để sản xuất lập phiếu xuất kho một lần. c)Ngày 10/08/2009 căn cứ phiếu xuất kho số 0001 kế toán vật liệu ghi: Nợ TK 621 459.576.826 Có TK 152 459.576.826 - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trình tự ghi sổ tài khoản 621“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” như sau : Tình hình thực tế phát sinh trong tháng 08/2009 tại doanh nghiệp: - Ngày 10/08/2009 : căn cứ phiếu xuất kho số 0001 kế toán chi phí và tính giá thành ghi: Nợ TK 621 459.576.826 Có TK 152 459.576.826 - Trong tháng số vật liệu xuất dùng sản xuất được sử dụng hết trong kỳ, không có nguyên vật liệu thừa để tại xưởng. Sơ đồ hạch toán như sau: TK 152 TK 621 1.191.350.167 (111)18.000.000 459.576.826 (111)40.050.000 Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng sản xuất sản phẩm 58.050.000 459.576.826 789.823.341 3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 3.2.2.1. Cách tính lương. - Việc tính lương cho người lao động tại doanh nghiệp được tiến hành trả dưới hình thức : lương theo sản phẩm . Hình thức này thể hiện thù lao lao động được chi trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã qui định sẵn. -Việc trả lương theo sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau: - Phải xác định và giao định mức một cách hợp lý cho người lao động, qua đó tùy theo thực tế mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng đơn giá sản phẩm khác nhau ( đơn giá sản phẩm trực tiếp, đơn giá sản phẩm lũy tiến ). - Tổ chức nghiệm thu và thống kê sản phẩm kịp thời, chính xác, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng trong khi tính lương. - Phải đảm bảo công bằng tức là những công việc giống nhau, yêu cầu chất lượng giống nhau thì đơn giá và định mức sản lượng phải thống nhất ở bất kỳ phân xưởng nào. - Các hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm : tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân, tiền lương theo sản phẩm gián tiếp, tiền lương theo sản phẩm lũy tiến. - Căn cứ vào các hình thức trả lương theo sản phẩm nói trên doanh nghiệp áp dụng hình thức. Hình thức này được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất, công việc của họ có tính chất tương đối độc lập, có định mức, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể. Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng qui cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm đã được qui định. Công thức tính như sau: Li = Qi x Đg Trong đó: Li : là tiền lương thực tế của công nhân i lãnh trong tháng Qi : là số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng của công nhân i Đg : là đơn giá tiền lương sản phẩm Đơn giá công việc được xác định theo bảng đăng ký định mức sản xuất cho 1 kg ống thành phẩm như sau : STT DIỄN GIẢI ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG GHI CHÚ 1 Phế liệu Kg 1,2 2 Điện sản xuất Kw 2,5 3 Chất phụ gia Đ 100 4 Khấu hao tài sản CĐ Đ 100 5 Nhân công Đ 500 Tiền lương phải trả cho một công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân dựa vào tình hình thực tế sản xuất của tháng 08/2009 tại doanh nghiệp được tính theo công thức trên như sau: Tiền lương thực tế của công nhân NG. VĂN HOÀ lãnh trong tháng = Sản lượng sản xuất của công nhân trong tháng 08/2009 x Đơn giá tiền lương cho 1SP Tiền lương thực tế của NGUYỄN VĂN HOÀ lãnh tháng 08/2009 = 6.634 SP x 500đ/sp = 3.317.000 đồng 3.2.2.2. Các khoản trích theo lương: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài tiền lương phải trả công nhân viên , chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương của người lao động. Gồm các khoản kinh phí công đoàn và các khoản trợ cấp của của xã hội là khoản thu nhập của người lao động ngoài tiền lương , tiền thưởng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đây là khoản trợ cấp thanh toán cho người lao động gặp khó khăn do mất sức lao động và người lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng một phần vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Theo qui định tỷ lệ trích như sau: - BHXH được trích : 20% trên lương cơ bản Trong đó: 15 % tính vào chi phí của doanh nghiệp. 5 % người lao động chịu. - BHYT được trích : 3% trên lương cơ bản Trong đó: 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp 1% người lao động chịu - KPCĐ được tính 2% trên mức lương khoán sản phẩm và được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Căn cứ vào tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất tháng 08/2009 của doanh nghiệp, các khoản trích theo lương gồm : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo qui định phải trích như sau: Các khoản phải trích theo lương của công nhân NGUYỄN VĂN HOÀ trong tháng 08/2009 : Phần tính vào chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm: - Bảo hiểm xã hội = Tiền lương cơ bản * 15 % = 3.317.000 *15 % = 497.550 đ - Bảo hiểm y tế = Tiền lương cơ bản * 2 % = 3.317.000 * 2 % = 66.340 đ - Kinh phí công đoàn = Tiền lương cơ bản * 2 % = 3.317.000 * 2 % = 66.340 đ Tổng cộng 19% 630.230 đ Tuy nhiên ở doanh nghiệp các khoản trích theo lương này doanh nghiệp chỉ áp dụng trích trên tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp chứ không áp dụng trích đối với khoản tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và điều này cũng thể hiện rõ trên hợp đồng lao động. 3.2.2.3 Chứng từ và sổ sách sử dụng: Chứng từ gốc: -Bảng chấm công -Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành của từng cá nhân -Bảng thanh toán lương - Sổ chi tiết - Chứng từ ghi sổ : Phiếu chi 3.2.2.4. Một số phương pháp hạch toán. Cuối mỗi tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành để tập hợp lập bảng thanh toán lương và tiến hành chi thanh toán tiền lương cho công nhân theo bảng thanh toán đã lập. Tình hình thực tế thanh toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm phát sinh trong tháng 08/2009 tại doanh nghiệp như sau: Ngày 30/08/2009 : căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 08/2009 của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán tiền lương xác định tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ghi: Nợ TK 622 66.340.000 Có TK 334 66.340.000 Sơ đồ hạch toán như sau: TK 334 TK 622 xxx 66.340.000 Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp như trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tại công ty kế toán không thực hiện trích đưa vào chi phí của doanh nghiệp theo qui định (chỉ thực hiện trích đối với tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp), do đó không có bút toán phản ảnh : Nợ TK 622 14.594.800 Có TK 338 14.594.800 3.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 3.2.3.1. Các khoản chi phí sản xuất chung : - Chi phí nhân viên phân xưởng : gồm các chi phí tiền lương , các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương,.... tất cả những khoản này doanh nghiệp hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí công cụ, dụng cụ : do đặc điểm mua sắm công cụ dụng cụ là không có hoá đơn chứng từ hợp lệ cho nên doanh nghiệp không tính việc sử dụng các công cụ dụng cụ này vào chi phí của doanh nghiệp. - Chi phí vật liệu, nhiên liệu, động lực: đối với doanh nghiệp khoản chi phí này chỉ phát sinh khoản tiền điện dùng cho sản xuất sản phẩm . - Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm các chi phí khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng. - Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình bị hao mòn dần đến một thời điểm nào đó thì tài sản cố định hữu hình không còn dùng được nữa nên doanh nghiệp phải trích khấu hao tài sản cố định. Trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí của doanh nghiệp để hình thành nên nguồn vốn khấu hao dùng để mua sắm lại tài sản cố định mới. - Chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp chính là các khoản chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng ...Vì thời gian sử dụng các loại tài sản cố định khác nhau nên mức khấu hao cơ bản đối với mỗi loại tài sản cũng khác nhau. Thời gian sử dụng của tài sản cố định được ban hành trong phụ lục kèm theo Quyết định 206/TC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài Chính - Đối với các loại máy móc như: máy biến thế , máy phát điện .... thì thời gian sử dụng là 10 năm. - Đối với nhà xưởng,.. thì thời gian sử dụng là 30 năm Với thời gian sử dụng như trên mức khấu hao cơ bản đối với mỗi loại tài s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân nhựa tân liên hưng.doc
Tài liệu liên quan