Đề tài Thực trạng xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam hiện nay và những đề xuất, kiến nghị

Trong hoạt động thi hành án dân sự việc xử lý vi phạm hành chính vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Cho đến nay, số lượng chấp hành viên, Trưởng thi hành án của các địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp chưa nhiều; cơ quan thanh tra chuyên ngành tư pháp còn rất ít khi thực hiện thẩm quyền đó. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn những người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động thi hành án dân sự còn chưa cao; tại nhiều địa phương, đã để xảy ra tình trạng chống đối cơ quan thi hành án bằng nhiều hình thức từ những việc như cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án . đến những hành vi nghiêm trọng hơn như phân tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thậm chí là phá huỷ niêm niêm phong, huỷ hoại tài sản đã kê biên. Thực tế đó đã chứng tỏ vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không những chưa giảm mà còn có xu hướng ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn.

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 29779 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam hiện nay và những đề xuất, kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm hành chính do Trung ương và các địa phương ban hành đã quy định rõ đối tượng áp dụng, nguyên tắc xử lý, các hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác, thẩm quyền áp dụng... Nhìn chung, các văn bản này đã bảo đảm tính khả thi và đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hành chính. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng luôn được các cấp, ngành, các địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Kết quả của nhiều cuộc khảo sát thực tế của Bộ Tư pháp tại một số địa phương trên cả nước cho thấy, công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính tại các địa phương về cơ bản đã đạt được những kết quả tích cực. Pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính đã từng bước được hoàn thiện, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính, tăng cường tính răn đe, giáo dục người vi phạm, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội. Tuy nhiên, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã bộc lộ một số điểm bất cập như: nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính chưa đầy đủ; các quy định về hình thức xử phạt hiện hành chưa phong phú, không đáp ứng được đòi hỏi của công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm hành chính trong tình hình mới; các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực chưa được bổ sung, thay thế kịp thời dẫn tới tình trạng không thể triển khai trong thi hành. Nhiều quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với tình hình xử lý vi phạm hành chính hiện nay; các quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm, hình thức xử phạt vi phạm hành chính mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lắp giữa các văn bản. Xuất phát từ vấn đề đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 cho phù hợp với các quy định mới đã được sửa đổi. Mặc dù mới ban hành nhưng Nghị định 128/2008/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 và thay thế Nghị định 134 đã thể hiện một số bất cập, vướng mắc khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng xử lý vi phạm hành chính. Nghị định 128 có những điểm mới cơ bản so với Nghị định 134 như Nghị định 128 hướng dẫn cụ thể hơn việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo Điều 16 của Pháp lệnh theo đó thời hạn áp dụng đối với hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn tối đa không quá 12 tháng; đối với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn thì thời hạn áp dụng từ 12 tháng trở lên. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi này bị tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn dài nhất quy định đối với các hành vi vi phạm; nếu không cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì áp dụng riêng đối với từng hành vi. Vấn đề ủy quyền xử lý vi phạm hành chính cũng được Nghị định 128 hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ hơn so với Nghị định 134 như trước đây việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt nhưng theo quy định của Nghị định 128 thì cấp trưởng có thể ủy quyền bất cứ thời gian nào mặc dù có vắng mặt hay không. Ngoài ra việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền và đối với trường hợp quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ủy quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt. Mức xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt đơn giản so với Nghị định 134 cũng được nâng lên theo những quy định mới của Pháp lệnh. Trước đây, mức phạt tối đa của Nghị định 134 theo thủ tục xử phạt đơn giản là 100.000 đồng thì nay Nghị định 128 mức phạt tối thiểu là 10.000 đồng đến mức tối đa là 200.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần cũng được Nghị định 128 hướng dẫn cụ thể theo đó trong trường hợp bị phạt tiền từ 10.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 100.000 đồng trở lên đối với tổ chức và đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế (hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước) thì sẽ được nộp tiền phạt nhiều lần. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực… Tuy mới được bàn hành nhưng các quy định mới của Nghị định 128 thể hiện một số bất cập, vướng mắc khi áp dụng cụ thể qua các biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính. Điều 38 Nghị định 128 quy định các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành kèm theo các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước căn cứ vào các Điều 46, 47, 48, 49, 54, 55, 55a, 56, 61, 71, 78, 87, 96 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trước đây, Nghị định 134 ban hành đầy đủ các biểu mẫu biên bản, quyết định xử lý vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính chỉ cần áp dụng các mẫu thống nhất này để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính. Nhưng khi Nghị định 128 thay thế Nghị định 134 hướng dẫn các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành kèm theo các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào các Điều 46, 47, 48, 49, 54, 55, 55a, 56, 61, 71, 78, 87, 96 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Thực tiễn áp dụng xử lý vi phạm hành chính sẽ gặp nhiều vướng mắc vì trên thực tế không phải tất cả các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính đều có kèm theo các biểu mẫu này. Ví dụ đối với Nghị định 74/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đều có ban hành các biểu mẫu biên bản, quyết định xử lý vi phạm hành chính để áp dụng… Hầu hết các Nghị định xử lý vi phạm hành chính sau này đều căn cứ vào các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 134. Như vậy, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2009 (ngày có hiệu lực của Nghị định 128) thì các biểu mẫu áp dụng cho việc xử lý vi phạm hành chính chưa được quy định cụ thể và nếu căn cứ vào các điều, khoản trong Pháp lệnh thì các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính sẽ không thống nhất về hình thức gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Do đó hiện nay hầu hết các cơ quan có thẩm quyền đều “chữa cháy” bằng cách sử dụng các biểu mẫu của Nghị định 134 mặc dù Nghị định này đã được thay thế và bãi bỏ.     Thiết nghĩ, công tác xử lý vi phạm hành chính là một trong những công việc quan trọng nhằm đảm bảo trật tự xã hội, giáo dục ý thức cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ pháp luật. Do đó việc ban hành các quy định cũng như các thủ tục áp dụng xử lý vi phạm hành chính cần rõ ràng, cụ thể hơn tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính áp dụng và thực hiện đúng luật. Tuy mức độ của các vụ vi phạm hành chính không mang tính nguy hiểm đối với xã hội như các vụ phạm tội hình sự, song trong thực tế, số lượng vi phạm hành chính diễn ra gấp nhiều lần so với phạm tội hình sự. Các vụ vi phạm hành chính diễn ra đa dạng, phong phú về hình thức, về biểu hiện, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản lý Nhà nước, tới an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường kinh doanh đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể: Trong hoạt động thi hành án dân sự việc xử lý vi phạm hành chính vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Cho đến nay, số lượng chấp hành viên, Trưởng thi hành án của các địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp chưa nhiều; cơ quan thanh tra chuyên ngành tư pháp còn rất ít khi thực hiện thẩm quyền đó. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn những người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động thi hành án dân sự còn chưa cao; tại nhiều địa  phương, đã để xảy ra tình trạng chống đối cơ quan thi hành án bằng nhiều hình thức từ những việc như cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án ... đến những hành vi nghiêm trọng hơn như phân tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thậm chí là phá huỷ niêm niêm phong, huỷ hoại tài sản đã kê biên... Thực tế đó đã chứng tỏ vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không những chưa giảm mà còn có xu hướng ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn. Trong lĩnh vực giao thông cũng còn nhiều bất cập trong các quy định mới của pháp luật về xử phạt giao thông. Ví dụ như: Nghị định số 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vừa mới ban hành đã bộc lộ bảy bất cập. Một là, Điều 15, Khoản 2 ( mục b) Khoản 3 ( mục a, Nghị định 46) quy định xử phạt việc xây dựng lều, quán,nhà ở, công trình kiên cố... vi phạm đất dành cho đường bộ không có trong Luật Giao thông. Như vậy, đất dành cho đường bộ - là thuật ngữ "ngoại đạo", không thể bao gồm cả đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ. Điều 15 quy định như thế sẽ không xử lý, dỡ bỏ được lều quán, nhà ở, công trình kiên cố... xây dựng vi phạm hành lang an toàn đường bộ (một trong những khâu đang yếu kém nhất về quản lý hạ tầng giao thông hiện nay). Hai là, điều 19, khoản 4 (mục d) chỉ quy định xử phạt người lái ôtô "không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường". Chứ không có quy định xử phạt người lái ôtô xả khí thải không đạt tiêu chuẩn cho phép. Dẫn đến thực tế, ôtô có xả khói đen ngòm như khói lò gạch di động, cảnh sát giao thông (CSGT) trông thấy cũng chỉ biết "chào thua" - khi lái xe xuất trình đầy đủ giấy hoặc tem kiểm định đang còn hạn sử dụng; mặc dù tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay đã chế tạo được loại máy xách tay kiểm tra khí thải ôtô để trang bị cho CSGT tuần tra kiểm soát cơ động trên đường. Về khí thải ôtô đã vậy, còn khí thải môtô, xe gắn máy thì Nghị định 146 thả nổi hoàn toàn. Trong khi Luật Giao thông đường bộ (Điều 48) quy định ôtô, môtô, xe gắn máy phải đảm bảo tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường (có đủ bộ phận giảm khói). Ba là, phanh (thắng), gương chiếu hậu... là những thiết bị an toàn hết sức cần thiết - bắt buộc đối với môtô, xe gắn máy, vì nó liên quan trực tiếp đến tai nạn giao thông (TNGT). Thế nhưng, điều 20 (NĐ 146) quy định chế tài phạt quá nhẹ (mức phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng). Trong khi đó, người đi môtô không đội mũ bảo hiểm thì điều 9 quy định phạt tiền tới 200.000 đồng. Bốn là, tình trạng môtô, xe gắn máy từ tỉnh nọ mua bán, chuyển vùng về tỉnh kia, từ người này bán cho người khác mà không làm thủ tục chuyển vùng, sang tên đổi chủ còn tương đối phổ biến, gây khó khăn cho công tác điều tra TNGT (khi lái xe gây tai nạn bỏ chạy). Song về tình trạng lỗi vi phạm này, điều 34 chỉ quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng là chưa thoả đáng. Năm là, người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển môtô - vi phạm Luật Giao thông đường bộ; theo điều 24 (Nghị định 146) chỉ bị phạt tiền từ 40.000 đến 60.000 đồng, không đủ sức răn đe đối với những học sinh THPT chưa đủ 18 tuổi. Sáu là, người đi môtô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm rởm cũng "vô tư" như người đội mũ bảo hiểm thật. Vì điều 9 chỉ quy định phạt tiền người đi môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chứ không quy định cấu tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn (TCVN) của mũ. Hậu quả, sẽ rất hạn chế tác dụng của việc bắt buộc người đi môtô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm. Bảy là, phương tiện ôtô sẽ rất phát triển ở nước ta trong tương lai gần. Đó là xu thế tất yếu và là tiến bộ xã hội. Vì vậy, Luật Giao thông đường bộ (Điều 9) đã quy định xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ôtô phải thắt dây an toàn. Nhưng điều 8 (NĐ 146) quy định phạt tiền người không thắt dây an toàn ôtô chỉ từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng, so với phạt tiền người đi môtô không đội mũ bảo hiểm (tới 200.000 đồng) là còn... "nhất bên trọng, nhất bên khinh". Ngày 2/4, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ-CP (NĐ 34) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên cũng bộc lộ bất cập: Thứ nhất, NĐ 34 mới ban hành vẫn còn một số điểm chưa hợp lý, tại Điều 15 quy định về việc “xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ”. Trong khi thuật ngữ “đất dành cho đường bộ” lại không có trong Luật Giao thông. Luật Giao thông chỉ quy định: Đất của đường bộ (là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng) lẫn hành lang an toàn đường bộ (là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông, vẫn có thể cấy lúa, trồng khoai). Như vậy, đất dành cho đường bộ là thuật ngữ “ngoại đạo”, không thể bao gồm cả đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ. Điều 15 quy định như thế sẽ không thể xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ, một trong những khâu đang yếu kém nhất về quản lý hạ tầng giao thông hiện nay. Thứ hai, Điều 19, khoản 4, phần c chỉ quy định xử phạt người lái ô-tô “không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” chứ không quy định xử phạt người lái ô-tô không có bộ phận giảm khói và xả khí thải không đạt tiêu chuẩn giới hạn. Như vậy, nếu thực tế ô-tô có xả khói đen ngòm, cảnh sát giao thông (CSGT) trông thấy nhưng cũng không thể làm gì khi lái xe xuất trình đầy đủ giấy hoặc tem kiểm định đang còn hạn sử dụng. Thứ ba, phanh (thắng), đèn chiếu gần (đèn cốt), gương chiếu hậu… là những thiết bị an toàn hết sức cần thiết - bắt buộc đối với xe mô-tô, gắn máy, vì nó liên quan trực tiếp đến tai nạn giao thông (TNGT). Thế nhưng Điều 20 quy định chế tài phạt quá nhẹ, chỉ từ 80.000 - 200.000 đồng, trong khi, quy định không đội mũ bảo hiểm (không liên quan trực tiếp đến TNGT mà chỉ có thể hạn chế chấn thương sọ não khi xảy ra TNGT) thì Điều 9 quy định phạt tiền tới 200.000 đồng! Và ở Điều 9 này, Nghị định cũng “bỏ qua” quy định về chất lượng của mũ bảo hiểm mà điều này đáng ra phải được đề cập để hạn chế tình trạng mũ rởm tràn lan hiện nay. Thứ tư, về lỗi vi phạm xe mô-tô, xe gắn máy từ tỉnh nọ mua bán, chuyển vùng về tỉnh kia; từ người này bán cho người kia mà không làm thủ tục chuyển vùng, sang tên đổi chủ ở Điều 33 chỉ quy định phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng là chưa thỏa đáng, làm khó cho CSGT khi xử lý TNGT; đồng thời dễ tiếp tay cho nạn trộm cắp xe diễn ra khá phổ biến hiện nay. Thứ năm, việc quy định khu vực nội thành đô thị để nhân dân chấp hành mức phạt sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như: địa giới hành chính, quy hoạch kiến trúc xây dựng, giá cả đền bù đất đai… Do đó, không nên chỉ giao UBND hai thành phố là Hà Nội và  TP HCM như tại Điều 57, khoản 6, mà nên giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp cùng UBND hai thành phố này với các bộ Xây dựng, Tư pháp… trình Thủ tướng ký - ban hành quy định (khu vực nội thành) Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhiều vụ vi phạm hành chính được phát hiện với mức độ nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả nước, thể hiện tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền đã thể hiện quyết tâm trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vướng mắc và bất cập của pháp luật trong việc xử lý đối với các vi phạm xảy ra. Điều này càng khẳng định thêm tính bức thiết của việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) hiện hành thể hiện chủ yếu bằng Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT do đó, ở đây chúng tôi giới hạn nhận xét về một số hạn chế của Nghị định này. Định nghĩa VPHC là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong các nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực cụ thể. Việc định nghĩa đúng thể hiện đầy đủ các yếu tố pháp lý của VPHC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc áp dụng pháp luật. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT (sau đây viết tắt là Nghị định 81/2006/NĐ-CP) định nghĩa: “VPHC trong lĩnh vực BVMT là những hành vi vi phạm các quy định QLNN trong lĩnh vực BVMT do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý VPHC và Nghị định này phải bị xử lý VPHC”. Định nghĩa về VPHC trong lĩnh vực BVMT nêu trên được cấu trúc theo công thức tương tự như định nghĩa về VPHC tại Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt VPHC do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/11/1989 và có hiệu lực ngày 01/01/1990 (viết tắt là Pháp lệnh 1989). Chỉ có sự thay đổi “xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước” thành “vi phạm các quy định quản lý nhà nước” đồng thời nêu cụ thể lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN) là lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến thì định nghĩa VPHC tại Pháp lệnh 1989 vẫn còn một số hạn chế nhất định như: vẫn còn thiếu dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hành chính của chủ thể và không chính xác khi cho rằng quy tắc QLNN là khách thể của vi phạm1; việc xác định khách thể của VPHC là các quy tắc QLNN dẫn tới chỗ có thể được hiểu đó là khách thể của cả vi phạm kỷ luật và không bao gồm được các quan hệ xã hội liên quan tới sở hữu nhà nước, các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội thì định nghĩa trên vẫn cần phải được chính xác hóa thêm ở một số khía cạnh: Một là, yếu tố khách thể của VPHC (những quan hệ xã hội bị VPHC xâm hại) không được thể hiện trong định nghĩa, tuy rằng điều này rất quan trọng. Công thức “xâm phạm quy tắc QLNN” không phải chỉ khách thể vi phạm, mà là chỉ tính trái pháp luật của hành vi, vì khách thể VPPL là quan hệ xã hội, chứ không phải là “quy tắc”, mà quy tắc chính là nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hai là, công thức “mà không phải là tội phạm hình sự” rất dễ làm cho chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC hiểu lầm, dẫn đến chỗ tự cho mình có quyền đánh giá hành vi nào là vi phạm hình sự, hành vi nào là VPHC, mà xem nhẹ việc dựa vào những quy định của Bộ luật Hình sự. Tôi hoàn toàn thống nhất với các quan điểm trên về định nghĩa VPHC. Vì khách thể VPHC (những quan hệ xã hội bị VPHC xâm hại) là một yếu tố rất quan trọng, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi VPHC, nên cần phải thể hiện trong định nghĩa về VPHC. Năng lực chịu trách nhiệm hành chính của chủ thể vi phạm là dấu hiệu bắt buộc của VPPL nói chung và VPHC nói riêng. Do đó, các dấu hiệu này cần phải được khẳng định ngay trong định nghĩa về VPHC. Ngoài ra, việc thay công thức “mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC” thành “mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”4 vừa ngắn gọn, vừa đầy đủ ý nghĩa hơn, thể hiện được sự phân biệt giữa VPHC với tội phạm vì chỉ có VPHC mới chịu trách nhiệm hành chính còn tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời cụm từ “chịu trách nhiệm hành chính” bao hàm được cả “phải bị xử phạt VPHC” và bị áp dụng các biện pháp khôi phục. Vì thế, định nghĩa về VPHC trong lĩnh vực BVMT nêu tại Nghị định 81/2006/N-CP cũng có những hạn chế như định nghĩa về VPHC trong Pháp lệnh 1989. Trên cơ sở nghiên cứu các dấu hiệu và yếu tố pháp lý của VPHC trong lĩnh vực BVMT (chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan) và những phân tích như trên, theo chúng tôi, VPHC trong lĩnh vực BVMT có thể được định nghĩa như sau: VPHC trong lĩnh vực BVMT là hành vi (hành động hoặc không hành động) vi phạm các quy định QLNN trong lĩnh vực BVMT, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm hại đến những quan hệ pháp luật BVMT phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính. Nghị định 81/2006/NĐ-CP quy định 25 hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT từ Điều 8 đến Điều 32 bao gồm các hành vi vi phạm (HVVP) các quy định về cam kết BVMT; đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; về BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ví dụ như: hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt tiêu chuẩn); về quản lý chất thải; về bảo tồn thiên nhiên; phòng, chống sự cố môi trường; hoạt động QLNN về BVMT... Mặc dù khách thể của VPHC là các quan hệ xã hội bị xâm hại nhưng HVVP trong các văn bản thường không nêu quan hệ xã hội bị xâm hại mà được mô tả thông qua các quy định của pháp luật mà hành vi đó xâm phạm (ví dụ: HVVP các quy định về cam kết BVMT). Đồng thời, thông thường các HVVP được xác định dựa theo hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đó (mặc dù, về nguyên tắc việc xác định này phải căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và thực tiễn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đó). Do đó, việc đánh giá mức độ đầy đủ của hành vi VPHC trong một lĩnh vực thường được đối chiếu giữa số HVVP đã được quy định với hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đó. So với hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vệ BVMT thì 25 hành vi được quy định nêu trên, theo chúng tôi, là chưa đầy đủ. Vì vậy, để bảo đảm cho các quy định của pháp luật được thực hiện và đáp ứng yêu cầu phòng chống VPHC trong lĩnh vực BVMT cần phải quy định bổ sung các hành vi VPHC vào Nghị định xử lý VPHC trong lĩnh vực này. Điều này cũng giống như hình sự hóa trong lĩnh vực hình sự, dĩ nhiên ở mức độ đơn giản hơn nhiều. Bên cạnh đó, việc quy định hành vi nào, hình thức xử phạt ra sao đối với hành vi đó cần phải có những đánh giá cụ thể mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi (ví dụ một số hành vi: vi phạm quy định về lập, thực hiện đề án BVMT; vi phạm các quy định về BVMT đối với cơ sở thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; vi phạm các quy định về BVMT đối với chất thải nguy hại như: các quy định đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại; vận chuyển; xử lý, tiêu hủy, chôn lấp; vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; vi phạm các quy định về BVMT biển; vi phạm các quy định về BVMT nơi công cộng; vi phạm về BVMT đối với khu đô thị, khu dân cư tập trung...). Hình thức “tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp BVMT cần thiết” và “cấm hoạt động, buộc di dời” không được Nghị định 81/2006/NĐ-CP quy định cụ thể là hình thức phạt bổ sung hay biện pháp khắc phục hậu quả. Nếu căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 và Điều 7 Nghị định 81/2006/NĐ-CP thì cả hai hình thức nêu trên đều không được xem là hình thức phạt bổ sung, vì các quy định này chỉ quy định hai hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Theo chúng tôi, hình thức “tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp BVMT cần thiết”, xét về nội dung thì phải được xem là biện pháp ngăn chặn. Bởi vì: thứ nhất, về thời gian, đây là biện pháp tạm thời thực hiện trong thời hạn nhất định phải có lúc kết thúc. Thứ hai, việc tạm thời đình chỉ hoạt động tức là tạm ngưng hoạt động của cơ sở sản xuất vi phạm, bản thân của việc tạm ngưng này hoàn toàn không phát sinh một sự phục hồi nào cho tình trạng hiện tại, mà chỉ là sự chấm dứt nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm và có ý nghĩa để đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục khác. Thực tế, việc xử lý VPHC Công ty Vedan (tại tỉnh Đồng Nai) vào tháng 10/2008 vừa qua của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho thấy những vướng mắc từ việc xác định không rõ ràng nêu trên. Khi ban hành quyết định xử lý đối với Công ty Vedan, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường không áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động Công ty Vedan mà có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động Công ty Vedan. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thì cho rằng, tạm đình chỉ là hình thức phạt bổ sung nên  không thể ban hành quyết định vì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt rồi mà nguyên tắc xử phạt VPHC thì chỉ xử phạt một lần đối với một HVVP. Vướng mắc này lẽ ra đã không xảy ra nếu như trong Nghị định 81/2006/NĐ-CP cụ thể hóa Điều 18 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002: “Khi phát hiện VPHC, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ ngay HVVP. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNiên luận Sông.doc
Tài liệu liên quan