Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở Công ty xuất nhập khẩu Intimex

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NÓI RIÊNG 7

I. Vai trò, nội dung của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 7

1. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế 7

2. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong hoạt động ngoại thương ở Việt Nam 9

2.1. Khái niệm, nội dung xuất khẩu 9

2.1.1. Khái niệm xuất khẩu 9

2.1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 10

2.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền Kinh tế quốc dân 14

2.3. Các hình thức xuất khẩu : 18

II. Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 20

1. Vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 20

2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 22

2.1. Đặc điểm về sản xuất và tính chất của hàng thủ công mỹ nghệ 22

2.2. Đặc điểm về tiêu thụ và xuất khẩu 23

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 25

3.1. Tình hình cung cầu trên thị trường thế giới 25

3.2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 27

3.3. Số lượng, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ 28

3.4. Cơ chế, chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 28

3.5. Doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÀY CỦA CÔNG TY INTIMEX 32

I. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua ở Việt Nam 32

1. Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu 32

1.1. Kim ngạch xuất khẩu 32

1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 36

2. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. 41

3. Đánh giá những kết quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua. 50

3.1. Những thành tựu cơ bản đã đạt được 50

3.2. Những mặt tồn tại 52

3.3. Nguyên nhân. 55

II. Thực trạng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tại Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. 56

1. Quá trình hình thành, tổ chức bộ máy của Công ty. 56

2. Kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK INTIMEX trong những năm qua. 60

2.1. Tình hình chung của Công ty INTIMEX và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 60

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty INTIMEX 61

3. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 63

3.1.Kim ngạch xuất khẩu. 63

3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 64

4. Thị trường xuất khẩu. 65

5. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty INTIMEX. 67

5.1. Thuận lợi. 68

5.2. Khó khăn. 68

 6. Mục tiêu và định hướng của Công ty trong những năm tới.58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ .72

I. Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước 72

1. Bối cảnh kinh tế quốc tế 72

2. Bối cảnh kinh tế trong nước 73

II. Dự báo xu thế phát triển của xuất khẩu nước ta và tác động của bối cảnh đó đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 74

III. Mục tiêu, phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 76

IV. Chính sách và biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 79

1. Một số chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 79

1.1. Chính sách đối với các làng nghề. 79

1.2. Chính sách đối với các nghệ nhân. 81

1.3. Chính sách đào tạo thợ thủ công truyền thống. 83

1.4. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu . 85

1.5. Chính sách đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại chỗ. 88

1.6. Chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao. 88

2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. 89

2.1. Nhóm biện pháp thuộc về phía các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có Công ty XNK Intimex 89

2.1.1.Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường. 89

2.1.2. Kết hợp sản xuất với xuất khẩu. 90

2.1.3. Các doanh nghiệp nên nghiên cứu việc thuê nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều thiết kế mẫu mã. 93

2.1.4. Giải quyết mọi vướng mắc do chế độ thuế gây ra cho hàng thủ công mỹ nghệ. 94

2.1.5. Công nghiệp hoá và cơ giới hoá một số khâu để hạ giá thành. 94

2.2. Về phía Nhà nước cần tổ chức thực hiện tốt các biện pháp sau: 95

2.2.1.Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. 96

2.2.2 Sửa đổi bổ sung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi. 96

2.2.3. Mở rộng phương thức bán hàng xuất khẩu . 98

2.2.4. Tạo nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 98

2.2.5.Giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại các cảng, khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 99

2.2.6. Đề nghị sửa đổi điểm d, khỏan 1, điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn, và bỏ thuế xuất khẩu đối với một số chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. 100

2.2.7. Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn thưởng xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ. 101

2.2.8. Xây dựng và hỗ trợ các Công ty xuất khẩu Mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Bộ Thương mại và một số tỉnh, thành phố lớn trở thành đơn vị chủ lực thực hiện chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 102

2.2.9. Một số vấn đề về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. 103

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

 

doc106 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở Công ty xuất nhập khẩu Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FN) trong quan hệ buôn bán với ta thì đây cũng là thị trường lớn đối với mặt hàng đồ gỗ và các hàng thủ công mỹ nghệ khác của Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trong điều kiện hiện nay, Hợp tác xã mây tre Hàng Kênh (Hải Phòng) đã xuất khẩu được các sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ và các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp như tranh ghép, tranh sơn mài,... sang thị trường Mỹ và Tây Âu với số lượng trên 100.000 sản phẩm. + Thị trường Canada cũng là một thị trường quan trọng ở khu vực này đối với hàng thủ công mỹ nghệ của ta. Đầu năm 2001, tại TPHCM đã có cuộc hội thảo “xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Canada”. Trong hội thảo đã thu thập được nhiều thông tin cơ bản về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, yêu cầu về quy cách chất lượng sản phẩm và các mức thuế nhập khẩu của Canada. Đây là cơ hội của các Doanh nghiệp cần tranh thủ để mở rộng tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này. - Thị trường Đài Loan, Hong Kong và Hàn Quốc. Đây là ba thị trường lớn trong xuất khẩu của Việt Nam nói chung, tương ứng với thứ tự nêu trên, các thị trường này chiếm vị trí thứ 3,5,7 trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1998. Và từ năm 1999 đến nay, những thị trường này cũng nhập khẩu rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. + Đài Loan là thị trường nhập khẩu nhiều sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong đó có đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ, kim ngạch hàng năm khoảng 50 đến 60 triệu USD, chiếm đến 20% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Đài Loan và đây là thị trường còn nhièu tiềm năng ta có thể khai thác để xuất khẩu , vì thuế nhập khẩu loại hàng này của Đài Loan thấp, chỉ từ 0% đến 25% có thể nói thị trường Nhật Bản, Đài Loan, EU và Mỹ sẽ là các thị trường trọng điểm cho đồ gỗ chế biến của Việt Nam. Ngoài ra, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác cũng được xuất sang thị trường này. Một mặt hàng lâu nay khó xuất với lô hàng tương đối lớn như đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) thì năm 1999 một công ty của Đà Nẵng đã hoàn thành hợp đồng xuất khẩu 2 Container sang Đài Loan. + Hồng Kông là thị trường lâu nay ta đã xuất khẩu được nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê nêu trên, trong năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta sang thị trường này đạt 12,1 triệu USD. + Hàn Quốc tuy chưa nhập nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nhưng một số chủng loại hàng đã có mặt trên thị trường này. Hàng thủ công mỹ nghệ của Haprosimex Hà Nội đã được xuất sang Hàn Quốc; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Vĩnh Long, hàng thêu của Thái Bình cũng đã xuất hiện ở đây. - Thị trường Trung Đông. Trung Đông là khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng ta chưa khai thác được để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây hàng xuất khẩu của ta cũng đã xuất được sang khu vực thị trường này, gần đây đã mở thêm được các thị trường mới, như các tiểu Vương quốc ảRập Thống nhất, Isarel, ..... Nhiều mặt hàng mây tre trúc cói buông của Công ty xuất khẩu mây tre (Barotex) đã được xuất khẩu sang các nước Iran, Irắc, và một số nước khác với kim ngạch tương đối khá (3,5 triệu trong năm 2000). Tóm lại, do tính chất là loại mặt hàng không thiết yếu, hàng thủ công mỹ nghệ chỉ được khách mua để thưởng thức nên việc tìm một thị trường ổn định rất khó, lợi nhuận lại thấp. Các Doanh nghiệp có tiềm lực mạnh cũng chỉ có thể đi một năm 2-3 hội chợ nước ngoài và mỗi lần tốn kém tới 5-7 ngàn USD/ người. Nói đến thị trường xuất khẩu, nhưng là xuất khẩu tại chỗ, có ý kiến cho rằng: Do thiếu thông tin, vốn mỏng nên hầu hết các lò gốm Bát Tràng đều bị khách nước ngoài ép giá, thậm chí có hành vi lừa đảo. Tuy nhiên, cũng có Doanh nghiệp đã chia sẻ những những kinh nghiệm tiếp cận thị trường quý báu của mình với các đồng nghiệp. Nghệ nhân Đào Xuân Hùng- Giám đốc Công ty mây tre đan Hàng Kênh (Hải Phòng) bộc bạch: Ông đã từng đưa hàng vào 4 thị trường lớn là Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và rút ra kinh nghiệm “ thị hiếu của khách nước ngoài với hàng thủ công mỹ nghệ dựa vào 3 điểm mấu chốt: mẫu mã, mới và lạ”. Riêng ở Nga, Công ty của ông đã liên doanh với một Doanh nghiệp nước sở tại do chính ông làm tổng Giám đốc, hàng hoá vì thế mà được tiêu thụ một cách ổn định, lâu dài. Còn tại Mỹ, sau khi tham gia hội chợ NewYork, ông Hùng đã lặn lội 5 tháng ở Mỹ và rút ra bài học: chỉ nên mang vào Mỹ hàng thủ công mỹ nghệ “phi tiêu chuẩn quốc tế”, rẻ tiền, trị giá dưới 10 USD/sản phẩm, thậm chí có loại chỉ 10 cent là dễ bán, không nên sản xuất loại trị giá trên 100 USD. Ông Hùng kết luận một cách bóng bẩy: thị trường Mỹ tiêu thụ “từ thượng vàng đến hạ cám” nhưng ông chỉ bán “cám” để thu “vàng” về. Hy vọng đây là một kinh nghiệm do một doanh nhân đưa ra nhưng được nhiều đồng nghiệp ủng hộ và thực hiện. 3. Đánh giá những kết quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua. 3.1. Những thành tựu cơ bản đã đạt được Những thuận lợi trong sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ thể hiện được những gì mà ngành hàng này làm được trong thời gian qua: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguyên vật liệu sẵn có ở trong nước. Cơ sở sản xuất thường được bố trí gần các nguồn nguyên liệu. Nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất rất nhỏ bé, không đáng kể. Trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong giá thành sản phẩm, nếu có tối đa cũng chỉ khoảng 3-5%. Đây là một đặc điểm quan trọng, một thuận lợi lớn trong việc phát triển sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu ở trong nước và đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn lao động dồi dào trong đó có đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi là một điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất phát triển ngành nghề đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt khác sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu hút được nhiều lao động, trong đó có số lượng lao động đáng kể là nông nhàn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo trong dân cư có ý nghĩa rất lớn về chính trị kinh tế xã hội; đặc biệt là duy trì và phát triển được các ngành nghề truyền thống với các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề tinh xảo, độc đáo được truyền từ đời này qua đời khác có từ hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm ở nước ta. Theo kinh nghiệm thực tế đã hình thành, nếu xuất khẩu được 1 triệu USD thì thu hút được khoảng 3.500-4.000 lao động chuyên nghiệp/ năm. Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 150 USD thì số lao động sản xuất trong ngành hàng này khoảng 500-600 ngàn người; và nếu tính một phần là nông nhàn thì tổng số lao động thu hút vào sản xuất là trên 1 triệu người, chưa kể số người sản xuất loại hàng này cho nhu cầu thị trường nội địa mà nhu cầu này cũng tăng lên khá trong những năm vừa qua. Ngoài ý nghĩa về kinh tế, đây là con số có ý nghĩa lớn về chính trị-xã hội, nhất là trong điều kiện của nước ta hiện nay. Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói chung không lớn. Mặt bằng cơ sở sản xuất một phần có thể phân tán trong các gia đình, hộ nông nhàn, không nhất thiết phải có cơ sở sản xuất tập trung toàn bộ. Một số khâu trong sản xuất có thể sử dụng thiết bị máy móc thay cho lao động thủ công để tăng năng suất hạ giá thành sản phẩm; nhưng có thể làm dần từng bước, không đòi hỏi cấp bách phải giải quyết ngay một lần nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị vốn đầu tư. Nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng lên là một bảo đảm và là một thuận lợi lớn cho việc đẩy mạnh và xuất khẩu các loại hàng thủ công mỹ nghệ. Thực tế đã chỉ rõ đời sống càng tăng lên nhu cầu về các loại hàng này cũng tăng theo đáp ứng ngày càng phong phú và đa dạng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Nghị định 51/1999/NĐ- CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi 5/1998) đã quy định các ngành nghề truyền thống trong danh mục A: “Ngành, nghề thuộc các lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư”. Đây là sự quan tâm lớn của Nhà nước, là một chính sách tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm sắp tới; mặc dù cần phải bổ sung thêm một số chính sách khác. 3.2. Những mặt tồn tại Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua và hiện nay còn gặp không ít khó khăn, chủ yếu là: Mặc dù sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi đầu tư vốn lớn như đã nêu ở trên, nhưng các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này phần lớn là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí chỉ là các hộ gia đình sản xuất theo đơn đặt hàng của các Doanh nghiệp, nên rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các Ngân hàng , nhất là vốn tín dụng theo chính sách ưu đãi của Nhà nước, kể cả vốn đầu tư cho sản xuất và vốn mua nguyên vật liệu, thu gom hàng hoá trong sản xuất, kinh doanh. Hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu về tài sản thế chấp của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, các đơn vị sản xuất kinh doanh loại hàng hoá không dễ gì có thể vượt qua. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn được tiến hành tại các làng nghề có từ lâu đời, nay những ngành nghề có nhu cầu mở rộng và phát triển thì gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém, môi trường bị ô nhiễm nặng nề do sử dụng chất đốt rắn, chất thải không được xử lý ...., đối với các đơn vị sản xuất nhỏ, ngay cả đối với các làng nghề thì đây là gánh nặng, họ không có khả năng xử lý nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước,của Trung Ương hay của các Tỉnh, Thành phố. Việc chưa tạo ra được chất lượng sản phẩm đồng đều, ổn định với mẫu mã đa dạng, phong phú là do các chủ thể sản xuất kinh doanh không nắm bắt hết dược yêu cầu của thị trường nước ngoài về mẫu mã. Ngoài ra các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ luôn phải cạnh tranh quyết liệt để chiếm được thị phần ở thị trường bên ngoài. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng của nước ngoài như Trung Quốc, Triều Tiên, .... Thị trường tiêu thụ vẫn là yếu tố có tính quyết định cho việc tổ chức và phát triển sản xuất. Mặc dù khẳng định nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và thị trường Thế giới vẫn còn và có khả năng tăng lên theo mức sống của dân cư, theo sự phát triển giao lưu thương mại-du lịch và trao đổi văn hoá giữa các nước; nhưng để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu cuả từng thị trường, tiếp cận được thị trường, tìm được đối tác kinh doanh, xây dựng được mối quan hệ bạn hàng lâu dài và ổn định lại những công việc có nhiều khó khăn phức tạp không phải ai cũng có thể vượt qua và là công việc cần có sự hỗ trợ của Nhà nước dưới nhiều hình thức. Trong những năm vừa qua, đơn vị sản xuất kinh doanh nào nắm được yếu tố này và xử lý tốt những việc liên quan thì đều có những bước phát triển khá tốt, tăng được kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên, những đơn vị làm được những việc này chưa nhiều. Ngay cả đối với các đơn vị này, nhiều khi những công việc nêu trên cũng là một gánh nặng không thể vượt qua, vì chi phí cho các khâu xúc tiến thương mại cũng khá tốn kém mà người sản xuất kinh doanh thường không thể làm nổi nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tuy có thuận lợi lớn là chủ yếu sử dụng nguồn nguyên vật liệu dồi dào trong nước, nhưng việc tổ chức khai thác, cung ứng một số nguyên liệu cho sản xuất thường phải mua lại từ nhiều nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí là nguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, và trong trường hợp này thường không có hoá đơn giá trị gia tăng để được hoàn thuế khi xuất khẩu. Thủ tục hành chính trong tất cả các khâu sản xuất, lưu thông, giao nhận vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá vẫn còn là vấn đề không ít khó khăn phiền hà cho người sản xuất kinh doanh; làm cho họ phải vất vả, tốn kém mới có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tiếp cận các nguồn nguyên liệu hoặc có thể giải phóng nhanh lô hàng đảm bảo thời hạn giao hàng theo hợp đồng xuất khẩu. 3.3. Nguyên nhân. Cùng với những kết quả đã đạt được, ngành hàng thủ công mỹ nghệ nước ta đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức như đã được đề cập ở trên. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó có thể kể đến như: Từ khi Nhà nước cho phép mở rộng sản xuất kinh doanh đối với tất cả các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế thì hầu như các Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá trong cả nước và các Doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vẫn phải tự bươn chải, xoay xở trước những khó khăn của thị trường. Do thiếu thông tin nên việc nắm bắt, xử lý thông tin trong các Doanh nghiệp bị hạn chế (thông tin về thị trường, về thị hiếu khách hàng). Cơ chế thị trường là một cơ chế rất tinh vi, các chủ thể sản xuất hay Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường như hiện nay tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không tránh được sự cạnh tranh khốc liệt lẫn nhau và Doanh nghiệp nào không đứng vững được thì sẽ bị cơ chế thị trường đào thải. Các vùng nguyên liệu tự nhiên mặc dù hiện còn dồi dào nhưng với tốc độ khai thác ngày càng nhiều thì đến lúc phải cạn kiệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tìm kiếm đầu vào để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hầu hết sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay là được làm theo các mẫu mã đã có từ trước nên khách hàng cảm thấy đơn điệu, ít hấp dẫn. Và để có được sản phẩm chiếm cảm tình của khách hàng thì phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Các nhà quản lý và kinh doanh chưa quan tâm nhiều đến công tác tiếp thị, chưa tham gia thường xuyên các cuộc triển lãm để trực tiếp giới thiệu sản phẩm với bạn hàng nước ngoài. Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngành còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng mới để ký kết hợp đồng. Các Doanh nghiệp không trực tiếp nghiên cứu thị trường nước ngoài mà chỉ tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại và nước ngoài. II. Thực trạng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tại Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. 1. Quá trình hình thành, tổ chức bộ máy của Công ty. Tiền thân của Công ty xuất nhập khẩu dịch vụ - Thương mại INTIMEX hiện nay là Công ty XNK nội thương và Hợp tác xã được thành lập theo QĐ 217 của Thủ tướng Chính phủ ngày 23 tháng 06 năm 1979. Ngày 22 tháng 10 năm 1985 do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ Nội thương thành Tổng công ty XNK Nội thương và HTX INTIMEX, trụ sở đặt tại 96 - Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Ngày 08/03/1993, căn cứ vào Nghị định 378/HĐBT và theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty XNK Nội thương và HTX, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tổ chức lại Tổng Công ty thành hai Công ty trực thuộc Bộ: Công ty XNK Nội thương và HTX Hà Nội. Công ty XNK Nội thương và HTX TPHCM. Ngày 20 /03/1995, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra QĐ số 496 T M / TCCB về việc đổi tên Công ty XNK Nội thương và HTX Hà Nội thành Công ty XNK- dịch vụ - Thương mại ( INTIMEX ). Tháng 8/ 2001, Công ty XNK- Dịch vụ- Thương mại INTIMEX được đổi tên thành Công ty XNK INTIMEX (theo quyết định số 1078/ 2001/ QĐ Bộ thương mại. Công ty là DNNN, trực thuộc Bộ Thương mại, có quy mô vừa, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định; kinh doanh XNK tổng hợp, kinh doanh Thương nghiệp dịch vụ và khách sạn. Trong cơ chế cũ, Công ty tuy là một đơn vị kinh doanh nhưng lại bị trói buộc bởi chính sách quản lý chung của Nhà nước về thị trường và mặt hàng đã làm cho Công ty không thể phát huy hết khả năng của mình. Hoạt động tạo nguồn hàng trong nước chỉ đơn thuần áp dụng phương pháp uỷ thác theo kế hoạch, nhất thiết thông qua các đơn vị sản xuất kinh doanh XNK địa phương. Mặt hàng XNK chủ yếu của Công ty trong giai đoạn này là hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng công nghệ phẩm được Bộ Nội thương cho phép trích trong quỹ hàng hoá tiêu dùng trong nước để đưa trao đổi với nước ngoài. Từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước đã tạo cho hoạt động kinh doanh của Công ty có thêm luồng sinh khí mới. Trong suốt quá trình hơn 20 năm hoạt động, Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn do tình hình cung cầu của các Doanh nghiệp trong thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế, nhưng Công ty vẫn đứng vững và phát triển, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng quan hệ bạn hàng với các nước và khu vực như: Hồng Kông, Nhật Bản, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Anh,...các nước Trung Đông như Isarel, ảRập, ... và các nước như ASEAN: Thái Lan, Singapo, Idonexia, Malaixia, Lào, Campuchia, ... ở trong nước Công ty liên doanh sản xuất hàng hoá tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, nâng cấp các mạng lưới cửa hàng bán lẻ, tiến hành xuất khẩu tại chỗ thu ngoại tệ, áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để tổ chức nguồn hàng xuất nhập khẩu, định giá mua và bán trên cơ sở căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, mở hội nghị khách hàng, thu thập thông tin và rút ra kinh nghiệm, thực hiện tốt chức năng nghiệp vụ kinh doanh, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, hướng nhập khẩu vào những mặt hàng vật tư, thiết bị, hoá chất, nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho sản xuất và xây dựng kinh tế góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội hiện nay. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. Công ty XNK INTIMEX chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về hoạt động và tài sản của mình. Công ty là DNNN hoạt động theo luật pháp nước CHXHCN Việt Nam, luật doanh nghiệp và các điều lệ quy định của Bộ Thương mại. - Chức năng chủ yếu của Công ty là: + Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng công cụ sản xuất, vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kể cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất. + Kinh doanh thương nghiệp theo phương thức bán buôn và được tổ chức một số điểm bán lẻ hàng hoá tự chọn trên địa bàn Hà Nội phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng toàn xã hội. + Liên doanh sản xuất hàng hoá tiêu dùng như bột giặt , kem giặt và các chất tẩy rửa. Tổ chức sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu sang thị trường EU và các nước Đông Âu. Lắp ráp xe máy dạng CKD, IKD. + Kinh doanh các loại hình dịch vụ như ăn uống, giải khát, nhận làm uỷ thác, nhận bán hàng đại lý ký gửi, đổi hàng chi trả kiều hối, dịch vụ về du lịch, giao nhận hàng bảo quản hàng hoá XNK. - Nhiệm vụ của Công ty: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh XNK, gia công lắp ráp, kinh doanh Thương mại dịch vụ, kinh doanh nhà hàng khách sạn du lịch, liên doanh đầu tư trong và ngoài nước, phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài,... theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương mại. Đồng thời xây dựng các phương án kinh doanh, sản xuất và dịch vụ phát triển theo kế hoạch và mục đích của Công ty. + Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tổ chức tiếp thị tốt để nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao. Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách và quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế. + Tổ chức tốt bộ máy doanh nghiệp, quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên chức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và theo sự phân cấp của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, chăm lo đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng. + Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật. + Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc quản lý điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước Bộ Thương mại và trước toàn thể các CBCNVC của Công ty. + Giúp việc cho Giám đốc Công ty là hai phó Giám đốc. Phó Giám đốc Công ty do Giám đốc lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. + Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty, phân tích hoạt động kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động của Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. + Giám đốc Công ty được tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của Công ty và quy định phân cấp quản lý tổ chức của Bộ Thương mại. - Khối văn phòng của Công ty bao gồm: + Phòng tổ chức cán bộ và lao động tiền lương + Phòng tài chính kế toán + Phòng kinh tế tổng hợp + Phòng quản trị + Phòng kiểm toán nội bộ + Văn phòng Công ty + Ban thu hồi công nợ + Các phòng nghiệp vụ kinh doanh XNK được biên chế tổ chức thành năm phòng (Phòng nghiệp vụ kinh doanh 1,2,4,6,8) 2. Kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK INTIMEX trong những năm qua. Công ty XNK INTIMEX là một Công ty kinh doanh XNK tổng hợp bao gồm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện các hoạt động dịch vụ như dịch vụ quá cảnh, gia công xuất khẩu, tái sản xuất hàng hoá, thu gom ngoại tệ cho người lao động nước ngoài để chuyển hoặc chuyển đổi thành hàng hoá cho thân nhân họ. Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng được kinh doanh xuất khẩu bằng hình thức trực tiếp và nhận uỷ thác xuất khẩu. Mặc dù đây không phải là mặt hàng Công ty chú trọng trong xuất khẩu như hàng nông sản và hàng may mặc nhưng vẫn thuộc những mặt hàng truyền thống của Công ty, phù hợp với điều kiện sản xuất có truyền thống lâu đời ở nước ta. 2.1. Tình hình chung của Công ty INTIMEX và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Thành lập năm 1979 dưới tên tổng Công ty XNK Nội thương và HTX với chức năng chính là kinh doanh thương nghiệp nội địa: trao đổi hàng hoá với các nước thuộc khối Đông Âu cũ, Công ty INTIMEX luôn coi hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu. - Từ năm 1979-1990: thông qua phương thức đổi hàng, INTIMEX đã xuất khẩu nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đi các nước Đông Âu. Các chủng loại chính bao gồm: gốm sứ, mây tre đan, hàng thêu ren đã được xuất khẩu qua Liên Xô, Brazil, Tiệp Khắc, Hungari, ..... Kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt gần 6 triệu tấn. - Từ năm 1990 đến nay: Ngoài việc khôi phục các thị trường Đông Âu và các thị trường cũ, INTIMEX còn mở rộng hợp tác xuất khẩu sang các nước EU: Đan Mạch, áo, Đức, ý và xâm nhập vào các thị trường: Angeria, Dubai .... 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty INTIMEX Thông qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh (Bảng 5) ta thấy ngay có sự chuyển dịch về cơ cấu XNK trực tiếp và uỷ thác. Hoạt động kinh doanh XNK trực tiếp ngày càng tăng trong khi XNK uỷ thác ngày càng giảm. Trong năm 1999, phần kim ngạch XNK uỷ thác chiếm khoảng 55% kim ngạch XNK, đến năm 2000 phần này chỉ chiếm 20%, năm 2001 chỉ còn 9,2%. Năm 1999 XKTT chỉ chiếm 43%, đến năm 2001: XKTT chiếm tỷ trọng 98% của kim ngạch xuất khẩu. Trong khi việc chuyển đổi từ nhập khẩu uỷ thác sang nhập khẩu trực tiếp được tiến hành chậm hơn: năm 1999 NKUT chiếm 55% kim ngạch nhập khẩu, năm 2001 còn lại 29%. Sự chuyển biến về cơ cấu trực tiếp và uỷ thác trước hết đòi hỏi vốn cho kinh doanh rất lớn. Nhu cầu vốn càng lớn hơn khi quy mô kinh doanh đang tăng lên nhanh chóng. Vì vậy điều này cũng có ảnh hưởng đến hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu do mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu bằng hình thức trực tiếp hoặc uỷ thác. Tuy vốn đầu tư cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không cao bằng các hàng hoá khác nhưng Công ty đã phải phối hợp với nhiều chuyên gia nghiên cứu nghệ thuật để giúp đỡ các cơ sở sản xuất, đây là hình thức đầu tư theo chiều sâu nhằm phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ theo chiều rộng. Bảng 5: Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh Tên chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Tổng KNXNK (Triệu USD) Trong đó XNKTT XNKUT 2. Kim ngạch XK Trong đó XKTT XKUT 3. Kim ngạch NK Trong đó NKTT NKUT 4. Tổng doanh thu (Tr đồng) Trong đó DTXK DTNK DTNĐ DTGC 5. Nộp ngân sách (Tr. đồng) 6. Lợi nhuận trước thuế (Tr. đ) 7. Lao động (người) 8. Thu nhập BQ đầu người (đ/ tháng) 32.289.255 14.360.909 17.928.346 10.255.144 4.480.789 5.774.355 22.034.111 9.880.120 12.153.91 308.387 59.200 867 502 807.000 45.216.875 36.176.760 9.040.115 31.145.541 28.956.762 2.188.779 14.066.430 7.219.998 6.846.432 598.242 76.926 1.801 507 970.000 80.344.089 72.914.402 7.429.687 58.345.841 57.316.303 1.029.538 21.998.248 15.598.099 6.400.149 1.212.320 792.935 261.841 156.52 963 131.14 2.339 1.218.000 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Intimex 3. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 3.1.Kim ngạch xuất khẩu. Hàng thủ công mỹ nghệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0460.doc
Tài liệu liên quan