Đề tài Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và bia rượu nhập khẩu

 

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THUỐC LÁ VÀ BIA RƯỢU NHẬP KHẨU 1

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT. 3

1.1) Giới thiệu tổng quan về thuế. 3

1.1.1 Khái niệm và các đặc điểm của thuế. 3

1.1.1.1 Khái niệm thuế. 3

1.1.1.2 Đặc điểm của thuế. 3

1.1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế. 4

1.1.3 Phân loại thuế 7

1.2) Khái quát về thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. 10

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng 10

1.2.1.1 Khái niệm 10

1.2.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng. 11

1.2.1.3 Nội dung của chính sách thuế giá trị gia tăng hiện hành. 11

1.2.1.4 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: 13

1.2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt. 14

1.2.2.1 Khái niệm: 14

1.2.2.2 Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt: 14

1.2.2.3 Nội dung của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành 15

1.2.2.4 Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt 16

1.2.2.5 Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu 18

1.3) Vai trò của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt 18

1.3.1 Vai trò của thuế giá trị gia tăng 18

1.3.2 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNGTHUỐC LÁ VÀ BIA, RƯỢU NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM. 20

2.1) Các hệ thống văn bản pháp lý quy định về thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. 20

2.1.2 Các văn bản quy định về thuế giá trị gia tăng 20

2.1.2 Các văn bản quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt 21

2.2 Chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và bia, rượu nhập khẩu vào Việt Nam. 22

2.2.1 Đối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu. 22

2.2.1 Đối với rượu bia nhập khẩu 26

2.3 Tác động của chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tình hình nhập khẩu thuốc lá và bia rượu ở nước ta. 27

2.4 Những vấn đề còn hạn chế trong việc áp thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và rượu bia nhập khẩu vào Việt Nam 33

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THUỐC LÁ VÀ BIA RƯỢU NHẬP KHẨU 41

3.1 Hoàn thiện các luật thuế 41

3.1.1 Đổi mới cơ chế chính sách thuế GTGT: 41

3.1.2 Đổi mới công tác quản lý thu thuế GTGT: 45

3.1.3 Cải cách đồng bộ hệ thống thể chế quản lý kinh tế xã hội: 45

3.2 Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai tính thuế 46

3.3 Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm 47

KẾT LUẬN 50

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và bia rượu nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị gia tăng số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định 8 loại hàng hóa và 5 loại dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể là: - 8 mặt hàng chịu thuế TTĐB gồm: + Thuốc lá điếu, xì gà + Rượu + Bia + Ô tô + Xăng các loại, nap-ta (naptha), con-đen-sát (condensate), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng để pha chế xăng + Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống + Bài lá + Vàng mã, hàng mã - 5 dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm: + Kinh doanh vũ trường, massage, karaoke + Kinh doanh sòng bạc casino + Kinh doanh xổ số + Kinh doanh sân golf + Các trò chơi có đặt cược 1.2.2.5 Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu Để xác định hàng hóa nhập khẩu có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không, nếu phải nộp thì số phải nộp là bao nhiêu, phải căn cứ vào: Hàng hóa đó có phải là một trong những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Số lượng hàng hóa nhập khẩu Giá tính thuế Thuế suất thuế tiêu thu đặc biệt đối với từng mặt hàng Cụ thể: Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa nhập khẩu x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB 1.3) Vai trò của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt 1.3.1 Vai trò của thuế giá trị gia tăng - Góp phần kích thích sản xuất, kinh doanh, tăng cừong đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, do thuế giá trị gia tăng thu không trùng lắp, cơ chế thu hiện đại. - Tạo nguồn thu ngày càng cao cho ngân sách do phạm vi rộng, thu vào mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. - Góp phần khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa do áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% và được hoàn lại toàn bộ giá trị gia tăng đó thu ở khâu trước, Đồng thời nó còn kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, từ đó bảo hộ sản xuất trong nước. - Góp phần thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, tạo điều kiện chống trốn lậu thuế. - Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nước ta phù hợp thông lệ quốc tế. 1.3.2 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt - Góp phần hạn chế sản xuất, tiêu dùng, tăng cường tích lũy vốn cho tái đầu tư, đổi mới công nghệ. - Tạo nguồn thu ngày càng tăng cho ngân sách do mức thuế suất cao, mặt hàng có giá trị lớn, cao cấp. - Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta phù hợp thông lệ quốc tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNGTHUỐC LÁ VÀ BIA, RƯỢU NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM. 2.1) Các hệ thống văn bản pháp lý quy định về thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. 2.1.2 Các văn bản quy định về thuế giá trị gia tăng 1. Luật Thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; 2. Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 ngày 17/06/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005; 4. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997 và Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngỳ 10/5/1997; 5. Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ suẳ đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng. 6. Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ; 7. Thông tư số 62/2004/TT-BTC ngày 24/6/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; 8. Thông tư số 115/TT-BTC ngày 16/12/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ sửa đổi bổ sung các Nghị định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng; 9. Thông tư số 84/2004/TT-BTC ngày 18/8/2004 sửa đổi, bổ sung thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. 10, Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-Cp ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổ, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. 2.1.2 Các văn bản quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt 1. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH 10 ban hành ngày 20/05/1998. 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thị đặc biệt số 08/2003/QH 11 ban hành ngày 17/6/2003. 3. Luật sửa đổi sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005. 4. Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11. 5. Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 6. Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi ahành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11. 7. Thông tư số 18/2005/TT-BTC ngày 8/3/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 14/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số o8/2003/QH11. 8. Thông tư số 115/TT-BTC ngày 16/12/2005/ của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bố sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng. 2.2 Chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và bia, rượu nhập khẩu vào Việt Nam. 2.2.1 Đối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu. Nhìn chung đây là mặt hàng không được nhà nước khuyến khích nên phải chịu điều tiết về thuế rất cao. Cụ thể như sau: - Thuế giá trị gia tăng đối vơí sản xuất và lưu thông thuốc lá là 10%. : Hút thuốc lá không những mang lại tác hại đối với sức khoẻ con người mà còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho gia đình và xã hội. Ngày 30 - 12, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công nghiệp tổ chức hội nghị đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh thuốc lá trên toàn quốc và đưa ra phương hướng nhằm giảm dần số lượng các đơn vị, cá nhân kinh doanh và tiêu thụ thuốc lá. Theo PGS. TS Bạch Thị Minh Huyền- Phó Vụ trưởng vụ Chính sách thuế, để hạn chế hút thuốc lá, Chính phủ ở nhiều nước đã phải sử dụng rất nhiều các giải pháp kinh tế và hành chính khác nhau. Trong đó, hình thức quản lý thông qua thuế có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm góp phần tăng giá cả, giảm nhu cầu dùng thuốc lá, tăng thu cho ngân sách nhà nước, để ra một khoản chi cho các dịch vụ y tế như phòng chống tác hại của thuốc lá và chữa các bệnh do khói thuốc gây ra. Tại Việt Nam, do sớm nhận được những tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người và nền kinh tế của từng gia đình và xã hội, ngay từ năm 2000 Chính phủ đã ban hành chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010 với mục tiêu chung: Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống còn 20%, nữ: 3,4% xuống dưới 2%, thanh thiếu niên (từ 15- 24 tuổi): 26% xuống 7%; bảo đảm quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc. Để đạt được kế hoạch đề ra, một loạt biện pháp đã và đang được Chính phủ thực hiện như: ban hành quy định về chấn chỉnh tổ chức, sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá, dán tem thuốc lá sản xuất trong nước, tăng cường hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành y tế và quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất và lưu thông thuốc lá. Nhà nước điều tiết giá cả thuốc lá, chống bán phá giá, cấm quảng cáo thuốc lá và khuyến mại, tài trợ thuốc lá dưới mọi hình thức. Gần đây nhất, ngày 8 - 8 - 2003, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số   166/2003/QĐ-TTg về việc ký công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về kiểm soát thuốc lá. Điều này thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng và chống tác hại thuốc lá. Mặc dù thuốc lá không phải là ngành công nghiệp cần khuyến khích nhưng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước của một bộ phận người tiêu dùng, các công cụ chính sách về đầu tư, tín dụng được áp dụng chủ yếu chỉ để góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân ở một số vùng trồng cây nguyên liệu thuốc lá. Hiện nay thuốc lá Việt Nam bị xếp vào một trong những hàng hoá đặc biệt, phải chịu điều tiết về thuế rất cao. Cụ thể, đối vơí nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc lá: Nhà nước thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với cơ sở, hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng thuốc lá nguyên liệu. Kinh doanh thuốc lá phải nộp thuế GTGT 10% trên giá bán, sản phẩm thuốc lá phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt từ 25- 65%. Cơ sở sản xuất thuốc lá phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 32% trên tổng thu nhập chịu thuế hàng năm. Đến thời điểm này, việc sản xuất thuốc lá không đầu lọc chịu thuế tiêu thụ đặc biệt   25% chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 4- 5% tổng sản lượng thuốc lá được sản xuất ra. Ngoài ra thuốc lá được sản xuất từ nguyên liệu nhập ngoại chiếm gần 50% trong tổng số sản lượng thuốc lá có đầu lọc chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 45- 65%. Vì vậy tính bình quân thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá Việt Nam chiếm khoảng 55% giá bán, nếu cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng của thuốc lá thì mức thuế hiện nay của Việt Nam cũng đã đạt tới 65% (thuế gián thu). So với mức thuế thuốc lá của các nước trong khu vực như Thái Lan 62%, Philipin 63%, Trung Quốc 57% thì mức thuế thuốc lá của Việt Nam cao hơn cả. Tuy nhiên, theo các đại biểu, để giảm tiêu thụ thuốc lá trong những năm tới đạt kế hoạch đề ra, biện pháp về thuế vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng đánh thuế cao vào sản phẩm thuốc lá có độ độc hại lớn. Cần thực hiện nguyên tắc đánh thuế vào thuốc lá không phân biệt thuốc lá được sản xuất từ nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài và đơn giản hoá mức thuế suất để dễ thực hiện. Lộ trình điều chỉnh chính sách thuế đối với thuốc lá   có thể được áp dụng như sau: từ ngày 1/1/2004-2006, sản phẩm thuốc lá vừa phải nộp thuế giá trị gia tăng vừa phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất (hiện nay mới chỉ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt). Thuế giá trị gia tăng đối vơí sản xuất và lưu thông thuốc lá là 10%. Thuế tiêu thụ đặc biệt giữ ở 3 mức thuế suất : thuốc lá không đầu lọc 25%, thuốc lá có đầu lọc sản xuất từ nguyên liệu trong nước 45%, nhập khẩu 65%. Áp dụng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu là 30%, đồng thời thực hiện hạn ngạch thuế quan đối với nguyên liệu này nhằm quản lý chặt chẽ việc sản xuất thuốc lá. Từ năm 2007- 2010 thuế thuốc lá sẽ điều chỉnh tăng dần, cụ thể vẫn giữ mức thuế GTGT đối với sản xuất và lưu thông thuốc lá là 10%. Nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ áp dụng một mức thuế thống nhất đến 2010 có thể đạt 60%, không phân biệt thuốc lá được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu, không phân biệt thuốc lá có đầu lọc hay không đầu lọc. Thuế nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá nâng dần từ 30% lên 40%. Tiếp tục thực hiện hạn ngạch thuế quan đối với nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu. Như vậy tỷ trọng của thuế   so với giá thuốc lá sẽ chiếm khoảng 2/3 như các nước trên thế giới. Do thuốc lá là mặt hàng gây nhiều độc hại cho sức khoẻ và môi trường, cho nên từ năm 2010 trở đi, đưa loại hàng này vào danh mục loại trừ hoàn toàn, không thực hiện ưu đãi giảm thuế quan khi thực hiện tự do hoá thương mại. Đối với thuốc lá nhập khẩu, có thể đánh thuế nhập khẩu với mức cao để hạn chế tiêu dùng thuốc lá trong nước. Bên cạnh các biện pháp trên, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục, tuyên truyền và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ mọi người và cộng đồng. Cấm hút thuốc lá nơi công cộng và có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quy định này. Đồng thời khuyến khích nghiên cứu công nghệ   sản xuất thuốc lá mới hạn chế đến mức thấp nhất gây độc hại cho người tiêu dùng để vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng   của xã hội và tăng thu ngân sách, vừa bảo vệ được sức khoẻ mọi người, giải quyết được vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động và phát triển sản xuất lâu dài. - Hiện tại, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá của Việt Nam ở mức 65% đối với loại thuốc lá điếu có đầu lọc, sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu và xì gà . Theo đề nghị của tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam cần nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hang thuốc lá lên mức 66% so với giá bán lẻ.Mục đích của việc tăng thuế theo kiến nghị này là nhằm góp phần hạn chế tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên ông Pháp cho biết Bộ Tài chính chưa nhận được kiến nghị chính thức của WHO. Nhưng trong trường hợp giải quyết kiến nghị này thì khả năng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là rất khó. Vấn đề không chỉ liên quan đến tác hại của thuốc lá mà là quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành này, là đời sống của khoảng 20 vạn nông dân đang có thu nhập chính từ trồng thuốc lá nguyên liệu; mặt khác cũng phải tính đến sự tác động đến nguồn thu của ngân sách nhà nước, ông Pháp nói. Hiện tại, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá của Việt Nam ở mức 65% đối với loại thuốc lá điếu có đầu lọc, sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu và xì gà; thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước có mức thuế 45% và loại thuốc lá điếu không đầu lọc là 25%. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá ở một số nước trong khu vực ở mức cao hơn: Thái Lan là 75%, Singapore là 66% Đối với rượu bia nhập khẩu - Bộ Tài chính dự kiến 2 phương án áp thuế suất chung với cả bia tươi và bia hơi. +Phương án 1: Năm 2006-2007 là 40%, từ năm 2008 thuế suất 50%. Trong 2 năm tới, khi áp dụng thuế suất 40%, số thu thuế từ bia tươi giảm khoảng 8 tỉ đồng/năm, nhưng số thu từ bia hơi tăng khoảng 75 tỉ đồng/năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng dự báo, 5% sản lượng bia chai, bia lon sẽ chuyển sang bia tươi, làm giảm thu khoảng 72,5 tỉ đồng nhưng nếu tính chung thì ngân sách vẫn không bị giảm. Từ năm 2008, áp dụng thuế suất 50%, tính chung ngân sách tăng thu khoảng 120 tỉ đồng. +Phương án 2: Trong hai năm 2006-2007, áp dụng thuế suất 30%, từ năm 2008 là 40%. Theo đó, 2 năm tới, số thu chung giảm 215 tỉ đồng; từ năm 2008, ngân sách không bị ảnh hưởng. - Theo Uỷ ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội, luật quy định thuế suất đối với rượu từ 20 độ trở lên là 50% là để phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết khi gia nhập WTO. Như vậy, việc tăng thuế suất đối với một số loại rượu cũng là cần thiết, góp phần điều tiết tiêu dùng hợp lý. Về thuế suất đối với bia, Luật hiện hành quy định thuế suất áp dụng đối với bia hơi, bia tươi từ năm 2006-2007 là 30%, từ năm 2008 là 40%. Uỷ ban Tài chính - Ngân sách tán thành với quy định của Dự thảo luật về việc không phân biệt bia hơi, bia tươi với bia lon, bia chai mà quy định mức thuế suất chung đối với bia là 45% từ 2010 đến 2012; từ 2013 trở đi là 50% nhằm thực hiện cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - Khi Hiệp định Tự do thương mại ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực, hoạt động thương mại giữa các quốc gia trong khối sẽ được mở rộng hơn hiện tại. Đến 2022, rượu vang và rượu mạnh của Australia nhập vào Việt Nam được cam kết sẽ giảm 1 lần 9 dòng thuế xuống còn 20% và 2 dòng thuế rượu mạnh là 40%, và rượu vodka sẽ cắt giảm còn 5% vào năm 2020 - Việt Nam đã trở thành thị trường mục tiêu của các nhà sản xuất rượu vang quốc tế, yếu tố này được gia tăng hơn qua việc chính phủ VN đã bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế cho mặt hàng rượu nhập khẩu. Lộ trình này gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 100% xuống 80% vào tháng 1/2004; giai đoan 2 từ 80% xuống 70% vào thời điểm từ tháng 1/2005. Tới thời điểm tháng 1/2005, chúng ta sẽ thấy một thị trường rượu nhập ngoại sôi động, phong phú. 2.3 Tác động của chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tình hình nhập khẩu thuốc lá và bia rượu ở nước ta. Nhìn chung đây là những mặt hàng mà nhà nước khá quan tâm nên chịu sự kiểm soát về thuế rất chặt chẽ từ phía Nhà nước. Do đó sự điều tiết chính sách thuế mà cụ thể ở đây là hai loại thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đến tình hình nhập khẩu thuốc lá và bia rượu nói riêng. * Đối với mặt hàng thuốc lá: - Nguyên tắc chung khi nhập khẩu thuốc lá : 1.Thuốc lá điếu, xì gà là các sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến để hút. 2. Ban hành danh mục thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu theo chế độ doanh nghiệp thương mại nhà nước nhập khẩu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 3. Sản phẩm thuốc lá, trong đó có thuốc lá điếu, xì gà là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế thế giới mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà; kiểm soát việc cung cấp, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường. Chỉ doanh nghiệp thương mại nhà nước được chỉ định mới được phép nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà để kinh doanh trong nước. 4. Việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà làm hàng mẫu phục vụ sản xuất không thuộc phạm vi điều chỉnh tại các Mục II, III của Thông tư này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Công nghiệp. 5. Việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà làm hàng mẫu tham dự hội chợ, triển lãm không thuộc phạm vi điều chỉnh tại các Mục II, III của Thông tư này, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thương mại. 6. Việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà để bán trong cửa hàng miễn thuế không thuộc phạm vi điều chỉnh tại các Mục II, III của Thông tư này và được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/1998/TT-BTM ngày 24 tháng 12 năm 1998 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Quy chế về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 205/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. 7. Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu thuốc lá điếu, xì gà thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Thủ tục tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu giải quyết trực tiếp tại Hải quan cửa khẩu. - Tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm: 1. Bộ trưởng Bộ Thương mại uỷ quyền cho Lãnh đạo Vụ Xuất Nhập khẩu xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu theo chế độ tự động. 2. Sau 03 năm, Liên Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan đánh giá việc thực hiện Thông tư này để xem xét việc gia hạn thời hạn nhập khẩu của Vinataba hoặc bổ sung doanh nghiệp thương mại nhà nước tham gia nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà. 3. Liên Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp sẽ đình chỉ hoặc không gia hạn việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà đối với những trường hợp vi phạm các quy định của Thông tư này hoặc các quy định pháp luật liên quan khác. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 4. Hàng quý, doanh nghiệp thương mại nhà nước báo cáo về Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp tình hình nhập khẩu và tiêu thụ thuốc lá điếu, xì gà, trong đó nêu rõ: chủng loại, số lượng, trị giá nhập khẩu, giá bán, mạng lưới bán buôn và bán lẻ thuốc lá nhập khẩu ở thị trường trong nước và dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong thời gian tới (theo Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này).Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, doanh nghiệp thương mại nhà nước có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi về Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp tình hình nhập khẩu và dự kiến nhập khẩu năm tiếp theo. - Tác dụng của việc tăng thuế rượu bia và thuốc lá 1. Tăng ngân sách khổng lồ cho nhà nước (thuốc là và bia rượu dẫn đầu trong nguồn thu thuế và bỏ xa các nguồn khác nhiều lần).  2. Không hút thuốc thì uống rượu bia cũng ít đi, vì thiếu cặp bài trùng. 3.Các tệ nạn xã hội giảm rõ rệt, ít tình trạng say xỉn đi, tăng thu nhập cho người dân. 4. Với nguồn thu này, ta có thể đầu tư các hạng mục liên quan như giao thông, bệnh viện, các công trình nhằm tăng sức khỏe con người như các hoạt động thể dục thể thao, công trình mà Việt Nam không có đủ ngân sách. 5. Tăng ý thức người dân coi việc hút thuốc và uống bia không còn là mốt để loè nữa, ví dụ thanh niên bắt đầu hút thuốc từ năm cấp 3 để "giằng, ra oai ta đây" với các bạn cùng lứa. Lúc trước, 1 cuộc nhậu chỉ khoảng 200-500.000 là bình thường, nay thuốc là và bia tăng thì 1 cuộc nhậu lên đến 500-1 triệu, gần bằng tháng lương, khi rủ đi nhậu ai cũng từ chối khéo, về nhà sớm hạnh phúc vợ con, và tần suất nhậu cũng giảm hẳn đi, và mỗi lần nhậu thì số bia cũng ít đi, nâng cao sức khoẻ, tham gia nhiều hoạt động thể thao hơn. 6. Môi trường cải thiện mạnh. 7. Việc lấn chiếm lòng lề đường của các quán bia, các hiệu thuốc lá không còn nhiều nữa, vì vốn cao, không lời nhiều, ít người mua như trước và chịu thuế bán cũng tăng, thuốc lậu kiểm tra gắt gao hơn. Còn rất nhiều, rất nhiều cái lợi khác… Nói tóm lại, áp dụng biện pháp này sẽ phát triển đất nước về nhiều mặt vô cùng to lớn. Nếu áp dụng trong vòng 1 năm sẽ thấy rất rõ. Quốc hội cứ mạnh dạn áp dụng. - Một số kết quả đạt được khi thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: 1. Thuế TTĐB đã góp phần hướng dẫn tiêu dùng xã hội: Kể từ khi áp dụng, thuế TTĐB đã phát huy vai trò góp phần hướng dẫn, tiêu dùng xã hội. Pháp luật về thuế TTĐB quy định đối tượng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế chủ yếu là những chủng loại mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng (thuốc lá, rượu bia) hoặc việc tiêu dùng được tập trung vào những bộ phận có thu nhập cao (như ô tô, chơi gôn) hay những dịch vụ mang tính nhạy cảm về mặt xã hội (kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, casino...). Quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực trong việc hình thành một xu thế tiêu dùng xã hội lành mạnh; Khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn. 2. Thuế TTĐB góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế: Để thực hiện các cam kết hội nhập, việc quy định lộ trình từng bước tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, bia hơi (2006-2007) có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một mặt, bảo đảm thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu theo đúng các nguyên tắc của WTO. Mặt khác, đã hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc lá, bia hơi khi phải thực hiện các cam kết hội nhập, giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi và ổn định sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, với việc quy định thống nhất áp dụng một mức thuế suất đối với các mặt hàng thuốc lá, bia hơi, bia tươi đã góp phần vào thành công của quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. 3. Thuế TTĐB góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ: Phải thực hiện các cam kết quốc tế, việc duy trì một số ưu đãi về thuế suất đối với một số mặt hàng như bia hơi, rượu có nồng độ dưới 40 độ cồn, thuốc lá sử dụng nguyên liệu trong nước là chủ yếu đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có thời gian đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, góp phần đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động, tạo cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện để tích luỹ, đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Thuế TTĐB góp phần ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Thuế TTĐB là nguồn thu ổn định của ngân sách sách nhà nước. Tỷ trọng thu ngân sách từ thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí đã không ngừng tăng trong những năm qua, từ mức 7,89% năm 2003 lên mức 9,49% năm 2007. Trong tổng thu từ thuế TTĐB thì thuế TTĐB thì số thu từ các mặt hàng ô tô, thuốc lá và rượu, bia chiếm tỷ trọng lớn nhất. Dự báo thuế TTĐB tiếp tục là nguồn thu ổn định trong những năm tới của ngân sách nhà nước. 2.4 Những vấn đề còn hạn chế trong việc áp thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25110.doc
Tài liệu liên quan