Đề tài Thương mại điện tử và sự phát triển của nó ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VẾ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2

1. INTERNET 2

1.1. Khái niệm internet 2

1.2. Lịch sử phát triễn internet 2

1.3. Sự ra đời chính thức của internet 4

2. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4

2.1. Khái niệm thương mại điện tử 4

2.2. Lợi ích của thương mại điện tử 6

2.2.1. Lợi ích đối với tổ chức 6

2.2.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng 8

2.2.3. Lợi ích đối với xã hội 8

2.3. Các đặc trưng của thương mại điện tử 9

2.4. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 10

2.4.1. Giao dịch thương mại điện tử, các bên tham gia giao dịch điện tử 10

2.4.2. Hình thức hoạt động của thương mại điện tử 11

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử 12

2.5.1. Yếu tố kinh tế 12

2.5.2. Yếu tố văn hoá –kinh tế xã hội 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỄN 15

1. Ảnh hưởng của thương mại điện tử tới sự phát triễn của nền kinh tế 15

1.1. Tác động đến hoạt đông marketting 15

1.2. Thay đổi mô hình kinh doanh 16

1.3. Tác động đến hoạt động sản xuất 16

1.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng 16

1.5. Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm 17

1.6.Tác động đến hoạt động ngoại thương 17

2. Hạn chế của thương mại điện tử 17

3. Thực trạng và giải pháp 19

3.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho thương mại điện tử 22

3.1.1. Công nghệ tính toán 22

3.1.2. Công nghệ truyền thông 23

3.1.3. Ngành điện lực 24

3.2. Hạ tầng cơ sở nhân lực cho thương mại điện tử 24

3.2.1. Chuyên gia Công nghệ thông tin 24

3.2.2 .Dân chúng đông đảo 26

3.3. Hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp lý cho thương mại điện tử 27

3.3.1. Năng lực kinh tế 27

3.3.2. Năng suất lao động thấp, tổ chức lao động 28

3.3.3. Mức sống liên quan đến sử dụng thương mại điện tử 28

3.3.4. Chưa hình thành và thực thi đựơc việc tiêu chuẩn hóa toàn bộ nền kinh tế 28

3.4. Hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội cho thương mại điện tử 29

KẾT LUẬN 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại điện tử và sự phát triển của nó ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g : Nhiều hàng hoá, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. Lợi ích cho các nước nghèo : Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua internet và thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng…được đào tạo qua mạng. Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn : Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ…được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cung cấp loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…là các ví dụ thành công điển hình. 2.3. Các đặc trưng của thương mại điện tử Để xây dựng khung pháp luật thống nhất cho Thương mại điện tử, chúng ta cần nghiên cứu và tìm ra các đặc trưng của thương mại điện tử. So với các hoạt thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một sộ điểm khác biệt cơ bản sau : Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới. Thương mại điện tử trực tiếp tác động đến môi trường cạnh tranh toàn cầu. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mang, các cơ quan chứng thực. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. 2.4. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 2.4.1. Giao dịch thương mại điện tử, các bên tham gia giao dịch điện tử Giao dịch thương mại điện tử (electronic commerce transaction) với chử thương mại được hiểu với đầy đủ các nội dung đã ghi trong đạo luật mẫu về thương mại điện tử của Liên Hiệp Quốc, gốm 4 kiểu giao dịch: Người với người : Qua điện thoại, máy Fax và thư điện tử (electronic mail); Người với máy tính điện tử : Trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử (electronic form) và qua võng thị toàn cầu (World Wide Web); Máy tính điện tử với máy tính điện tử : Qua trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange), thẻ thông minh (smart card), các dữ liệu mã hoá bằng vạch; Máy tính điện tử với người : Qua thư tín do máy tự động sản ra, máy Fax và thư điện tử. Các bên tham gia thương mại điện tử gồm 3 nhóm chủ yếu : 1) Doanh nghiệp 2) Chính phủ 3) Người tiêu dùng Các giao dịch này được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: Giữa doanh nghiệp với người tiêu dung : Mục đích cuối cùng là dẫn tới việc người tiêu dùng có thể mua hàng tại nhà mà không cần tới cửa hàng. Giữa các doanh nghiệp với nhau : Trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hoá lao vụ, mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Giữa các doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ nhằm vào mục đích : (1)mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến; (2) các mục đích quản lý (thuế,hải quan…); (3) thông tin. Giữa người tiêu dùng với các cơ quan chính phủ về các vấn đề: (1) thuế, (2) dịch vụ hiI quan,phòng dịch…(3) thông tin. Giữa các chính phủ : Trao đổi thông tin. Trong bốn cấp độ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử và giao dịch này chủ yếu dùng phương thức trao đổi dữ liệu điện tử, tức EDI. 2.4.2. Hình thức hoạt động của thương mại điện tử Thư điện tử(e-mail) : Các đối tác ( người tiêu dùng,doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách ”trực tuyến”(on line) thông qua mạng gọi là thư tín điện tử (electronic mail). Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền qua thông điệp điện tử(electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt. Ngày nay, với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh táon điện tử đã mở rộng bao gồm : Trao đổi dữ liệu tài chính, tiền mặt internet, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hoá. Trao đổi dữ liệu điên tử (electronic data interchange) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. EDI sử dụng rộng rãi trên thế giới, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hang (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, các hoá đơn..), EDI chủ yếu được thực hiện qua mạng ngoại bộ (Extranet). Giao gửi số hoá các dung liệu (digital delivery of content) : Dung liệu (content) là phần của hàng hoá với tính cách là nội dung của nó, nói cách khác, dung liệu chính là nội dung của hàng hoá chứ không phải là bản thân vật mang nội dung. Ví dụ, tintức, sách báo, phim, các chương trình phát thanh, truyền hình…Ngày nay dung liệu được số hoá và truyền gửi qua mạng, gọi là”giao gửi số hoá” (digital delivery). Bán lẻ hàng hoá hữư hình (retail of tangible goods) : Đối với hình thức bán lẻ hàng hoá hữư hình thì ngay ở Mỹ đến năm 1994-1995 cũng chưa phát triển, chỉ có vài cửa hàng bán đồ chơi, thiết bị tin học, sách, rượu..Hiện nay, danh mục hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng hơn rất nhiều, từ hoa tới quần áo, ô tô và xuất hiện một hoạt động gọi là mua hàng điện tử hay mua hàng trên mạng. Xu hướng trong những năm tới, thương mại điện tử chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tiếp đến là du lịch, kinh doanh bán lẻ và quảng cáo, trong lĩnh vực bán lẻ hàng hoá hữư hình khác còn rất hạn chế. 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử 2.5.1. Yếu tố kinh tế Trong môi trường hoạt động thương mại, các yếu tố kinh tế dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Bởi lẽ, sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thể chế của hệ thống dó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng. Những yếu tố kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại điện tử bao gồm : Tiềm năng của nền kinh tế : Đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể huy động được vào phát triển nền kinh tế. Yếu tố này liên quan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại, do đó đến phát triển thương mại điện tử và các cơ hội kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân : Yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặc thu hẹp quy mô phát triễn cũng như cơ cấu phát triển của nghành thương mại,thể hiện ở tổng mức lưu chuyển và cơ cấu hàng hóa lưu chuyển trên thị trường… Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân : Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng, đến thu nhập, tích lũy và khả năng cân đối tiền-hàng trong thương mại. Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi đồng tiền : Yếu tố này chứng tỏ sự ổn định của đồng tiiền nội địa cũng như việc lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực thi của chiến lược phát triển thương mại và thương mại điện tử. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế : Yếu tố này tạo điều kiện phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trong việc khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế. Cũng chính yếu tố này sẽ tạo điều kiện vật chất cân thiết cho thương mại điện tử trở thành hiện thực. Khả năng nghiên cứu ứng dụng khoa học-kỷ thuật trong nền kinh tế : Yếu tố này phản ánh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, công nghệ thông tin…Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến đổi mới mẫu mã sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm…đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triễn phương thức giao dịch điện tử trên thương trường. Thu nhập và phân bổ thu nhập của dân cư : Thu nhập là lượng tiền mà người tiêu dùng có thể thõa mãn nhu cầu cá nhân của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng tiền thu được của dân cư sẽ được trang trãi cho những nhu cầu khác nhau với những tỷ lệ khác nhau, mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho thực hiện thương mại điện tử. 2.5.2. Yếu tố văn hoá –kinh tế xã hội Trong quá trình xây dựng và thực hiện thương mại điện tử cần phải xem xét đến yếu tố vănn hóa xã hội theo phạm vi rộng nhằm tìm ra những cơ hội, cũng như những đe dọa tiềm tàng cho sự phát triễn của thương mại điên tử. Mỗi một sự thay đổI các yếu tố văn hóa xã hội đều có thể ảnh hưởng đến môi trường cho việc thực hiện thương mại điện tử. Những yếu tố văn hóa xã hội thường thay đổi hoặc tiến triễn chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra, xong ảnh hưởng không kém phần sâu sắc đến môi trường kinh doanh. Sự xung đột về văn hóa xã hội, lợi ích trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế đã làm cho các yêu tố văn hóa xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triễn kinh tế xã hội và xúc tiến thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay. Thực tế, các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng…có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Sự khác biệt về quan điểm kinh doanh, về trình độ, về dân tộc…có thể tạo ra những cản trở hoặc thuận lợi khi thực hiện sự dung hòa về lợi ích kinh tế giữa các bên, cũng như cần phải nghiên cứu thấu đáo, đầy đủ những nội dung chủ yếu của môi trường văn hóa xã hội sau đây : Dân số và sự biến động về dân số : Dân số thể hiện số người hiện có trên thị trường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Thông thường dân số càng lớn thì nhu cầu về nhóm sản phẩm càng nhiều, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng tăng, mối quan hệ giao dịch qua thương mại điện tử càng lớn. Cùng với số lượng dân số, cơ cấu dân số và xu hướng vận động của nó cũng ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, phương thức tiêu dùng, phương tiện giao dịch, thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Mặt khác, sự dịch chuyển dân cư theo khu vực địa lý cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và mức độ tập trung dân cư trên từng vùng. Điều này ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới, hoặc làm mất đi cơ hội hiện tại trong hoạt động thương mại điện tử. Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội : nghề nghiệp và vị trí xã hội của dân cư sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và phương thức ứng xử của họ đối với thương mại điện tử. Do đó, cần phải thỏa mãn nhu cầu theo nhóm xã hội một cách tương xứng và phải được xem xét khi xây dựng, phát triển thương mại điện tử. Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa : Cũng như vị trí nghề nghiệp và tầng lớp xã hội, bản sắc văn hóa của các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo có sự khác nhau. Điều này dẫn tới quan điểm và cách ứng xử đối với thương mại điện tử mang tinh đa dạng và phong phú. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỄN Ảnh hưởng của thương mại điện tử tới sự phát triễn của nền kinh tế 1.1. Tác động đến hoạt đông marketting Nghiên cứu thị trường : Một mặt thương mại điện tử hoàn thiện nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua internat,hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. Hành vi khách hang : Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu,tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi internet và web. Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu : Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập vùng địa lý…được bổ sung thêm bởi các tiêu chí liên quan đặc biệt khác của thương mại điện tử như mức độ sử dụng internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web… Định vị sản phẩm : Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất,dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất (Amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (Charles Schwab).., Các chiến lược marketting hổn hợp : Bốn chính sách sản phẩm giá, phân phối, xúc tiến và hổ trợ kinh doanh cũng bị tác động của thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối ,nhà cung cấp và khách hàng. Việc định giá cũng chịu tác động của thương mại điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trừơng toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận đựơc nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hoá hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của thuơng mại điện tử, đối với hàng hoá hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn. Đối với hàng hoá vô hình quá trìng này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của thương mại điện tử như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7… 1.2. Thay đổi mô hình kinh doanh Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của thương mại điện tử phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành. Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thông như : Ford Motor.com, IBM.com… Mô hình kinh doanh mới : Dell.com, Amazon.com… 1.3. Tác động đến hoạt động sản xuất Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của thương mại điện tử trong sản xuất : Dell.com Ford Motor.com 1.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triễn mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng. Internet banking : Thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến Thanh toán bằng thẻ thông minh Mobile banking ATM POS 1.5. Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đỗi bởi tác động của thương mại điện tử. 1.6.Tác động đến hoạt động ngoại thương Đối với hoạt động ngoại thương,thương mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của internet là toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của thương mại điện tử. Anh hưởng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ : Việc tham gia thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ có thể bắt đầu với hệ thống máy tính văn phòng, kết nối internet để trao đổi thư điện tử, khai thác thông tin trên mạng,tiến tới thiết lập website để giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ. Bước tiếp theo có thể tham gia các sàn giao dịch điện tử B2B,B2C hoặc triển khai bán hàng qua website, tự động hoá các quá trình xử lý các đơn hàng, thanh toán… Đối với các doanh nghiệp lớn : Có nhiều vấn đề cần phải quan tâm như : chiến lược tham gia thương mại điện tử, hạ tầng công nghệ thông tin, giải pháp thương mại điện tử, đội ngủ nhân lực. 2. Hạn chế của thương mại điện tử Có hai loại hạn chế của thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỷ thuật, một nhóm mang tính thương mại. Theo nghiên cứu của ComerceNet, 9 cản trở lớn nhất của thương mại điện tử là : An toàn Sự tin tưởng và rủi ro Thiếu nhân lực về thương mại điên tử Văn hóa Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa Nhận thức của các tổ chức về thương mại điện tử Gian lận trong thương mại điện tử Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người tiêu dùng Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống Hạn chế về kỷ thuật Hạn chế về thương mại Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia thương mại điện tử Tốc độ đường truyền Internet vẫn chua đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, nhất là trong thương mại điện tử Thiếu lòng tin vào thương mại điện tử và người bán hàng trong thương mại điện tử do không được gặp trực tiếp Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn phát triễn Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triẽn Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư Các phương pháp đánh giá hiệu quả của thương mại điện tử còn chưa đầy đủ Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đỗ hàng loạt của các công ty dot.com 3. Thực trạng và giải pháp Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2005 của vụ Thương mại điện tử-Bộ Thương Mại: Khung chính sách và pháp lý cho thương mại điện tử đã hình thành : Kế hoạch tổng thể phát triễn Thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010; Luật Giao Dịch Điện Tử có hiệu lực kể từ1/3/2006. Luật Thương mại sữa đổi, Luật Dân Sự sữa đổi, Luật công nghệ thông tin, Nghị định về Thương mại điện tử. Nhiều hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử của nhà nước : thử nghiệm hải quan điện tử, các trang web công thông tin của các cơ quan nhà nước, hỗ trợ dịch vụ công, các sàn giao dịch xúc tiến thương mại B2B. Hoạt động đào tạo thương mại điện tử đã được chính quy hóa có chương trình đào tạo chuyên nghiệp trong các trường như : ĐH Ngoại Thương, ĐH Bách Khoa, một số trường cao đẳng… Thống kê về thương mại điện tử : số người sử dụng Internet đat khoảng 6,2 triệu người, chiếm khoảng 7,4% dân số, số thuê bao Internet đạt khoảng 2 triệu thuê bao. Tỉ lệ kết nối Internet của các doanh nghiệp : 50-60% doanh nghiệp có kết nối Internet. Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử hiện nay : website marketing giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, website hỗ trợ khách hàng, website bán hang, website giao vặt quảng cáo, website đấu giá, website thông tin… Hạ tầng cơ sở và an ninh mạng : đáng chú ý nhất là dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng ADSL, hạ tầng cơ sở chưa có bước tiến nổi bật, an ninh mang là một vấn đề nan giải việc các hacker tấn công vào các website với mục đích xấu mà chưa có một hình thức hữu hiệu nào để ngăn chặn. Theo thống kê mới nhất, tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu người truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó, con số này đã lên tới hơn 10 triệu, dự đoán đến cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập Iternet có thể lên đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16-18% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triễn thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Theo thống kê của Vụ thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn(như.com.vn, .net.vn, …) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm2003) và 9.037 (năm 2004). Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B, các website giao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C…đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triễn đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm : hàng điện tử, kỷ thuật số, sản phẩm thông tin, thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ.Các dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử nhiều như : du lịch, tư vấn, công nghệ thông tin, dịch vụ thông tin, giáo dục đào tạo… Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketting, bán hàng qua mạng… Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ thương mại điện tử về quan điểm của doanh nghiệp, về tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác dụng của website đối với Doanh nghiệp Điểm ( 0 là thấp nhất. 4 là cao nhất ) Xây dựng hình ảnh công ty 3,2 Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 2,9 Thu hút khách hàng mới 2,6 Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,0 Tăng doanh số 1,9 Kết quả khảo sát trên phản ánh thực tế đa phần doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ xung để quãng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó, doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lơi ích thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quà, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều tháng, nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất lớn ( trên 500.000 ) Nhìn chung, việc phát triễn thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Do đó, sự đầu tư cho thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website thương mại điện tử để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triễn tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. 3.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho thương mại điện tử Công nghệ thông tin (CNTT) gồm hai nhánh : Tính toán và truyền thông tin trên cơ sở của một nền công nghiệp điện lực vững mạnh, là nền tảng của “ Kinh tế số hóa “ nói chung và “Thương mại điện tử” nói riêng. Tính đến cuối năm 2006, trong tổng số 64 Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 52 tỉnh, thành phố có website hoạt động, 11 tỉnh, thành phố không có website hoặc website không hoạt động trong thời gian khảo sát ( Bạc Liêu, Đắc Nông, Điện Biên, Hà Giang, Hải Dương, Sơn La), còn năm 2005 chỉ có 49 tỉnh, thành phố có website hoạt động. Tổng giá trị ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam năm 2005 là 1,4 tỷ USD, tăng 49,6% so với năm 2004, trong đó công nghiệp phần cứng tăng mạnh, chủ yếu từ sự tăng trưởng của các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. 3.1.1. Công nghệ tính toán Ở Việt Nam máy tính điện tử được sử dụng đầu tiên vào năm 1968 khi chiếc máy tính do Liên Xô viên trợ được lắp đặt tại Hà Nội. 1970 phía Nam sử dụng một số chiếc máy tính lớn của Mỹ. Cuối 1970 cả nước có 40 dàn máy tính vạn năng thuộc các dòng MILSK và ES ở Hà Nội, và IBM360 ở TP Hồ Chí Minh. 1980 máy tính được nhập khẩu vào Việt Nam. Từ 1995 bắt đầu triển khai chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Lượng máy tính nhập khẩu tăng vọt với tốc độ 50% /năm. Cho tới nay máy vi tính nhập vào Việt Nam lên tớI trên 1triệu chiếc ngoài ra có một số máy tính thế hệ mới loại lớn, và khoảng 800 máy mini. Máy tính cá nhân lắp ráp trong nước đang phát triển nhanh và theo ước tính đã chiếm khoảng 70% thị phần với khốI lượng sản xuất 70 đến 100 nghìn máy 1 năm. Tại nhiều cơ quan và doanh nghiệp, dữ liệu có cấu trúc đã được quản lý bằng nhiều hệ quản trị cở sở khác nhau ( chủ yếu là DBASE, Fox, Access,Oracle,SQL sever) cũng đã sử dụng một số phần mềm nhóm như MS office,Teammoric, Lotus Notes. Đang xây dựng 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cỡ lớn phục vụ mục tiêu tin học hóa quản lý nhà nước . Một số mạng máy tính ( Lan,internet) chạy trên các phần mềm khác nhau (Novell Netuare UNIX,Linux,Window NT,…) đã được triển khai như : Mạng của văn phòng chính phủ, mạng của Bộ quốc phòng , mạng của Bộ tài chính, Bộ thương mại … Do máy tính nhập vào nhiều loại rất kém chất lượng, hỏng hóc. Nên thực tế hiện nay số máy đang hoạt động khoảng 350 000 chiếc , tức là cường độ trang bị máy mới đạt khoảng gần 5 máy /1000 người, với mác máy bình quân tương đối thấp (ở tổng cục bưu điện 90% là máy 486 trở xuống). Cường độ sử dụng máy còn thấp, hầu như ở nhiều cơ quan xí nghiệp máy vi tính được sử dụng như một máy đánh chữ là chính. Trang bị CNTT mất cân đối lớn, phần cứng chiếm tới 80% tổng chi phí (lẽ ra trong giai đoạn này phần mềm phải chiếm 35 %, nếu tính cả xây dựng đề án, đào tạo, triển khai, bảo hành,…cũng là yếu tố phần mềm thì tỷ trọng phải là 60% ) Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74359.DOC
Tài liệu liên quan