Đề tài Tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc

LỜI MỞ ĐẦU .1

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIẾT KIỆM VẬT TƯ Ở DOANH NGHIỆP MAY 3

1.1. Tầm quan trọng của tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp may 3

1.1.1. Vật tư và vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh 3

1.1.2. Sự cần thiết của tiết kiệm vật tư 9

1.1.3. Ý nghĩa của tiết kiệm vật tư 11

1.2. Tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp may và ở công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 12

1.2.1. Đặc điểm vật tư của ngành may 12

1.2.2. Yêu cầu tiết kiệm vật tư ở các doanh nghiệp may 14

1.2.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc đối với tiết kiệm vật tư . 15

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp may 28

1.3.1. Trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân 28

1.3.2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp 29

1.3.3. Công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp 29

1.3.4. Nguyên vật liệu sử dụng 29

1.3.5. Điều kiện tự nhiên của sản xuất 30

1.3.6. Cơ chế chính sách của nhà nước 30

 

Chương II: THỰC TRẠNG VẬT TƯ VÀ TIẾT KIỆM VẬT TƯ Ở CÔNG TY VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC 31

 

2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 31

2.1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 31

2.1.2. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 38

2.2. Phân tích thực trạng tiết kiệm vật tư cho sản xuất của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 39

2.2.1. Kết quả bảo đảm vật tư cho sản xuất của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 39

2.2.2. Phân tích tình hình tiết kiệm vật tư của công ty 42

2.2.3. Những biện pháp tiết kiệm vật tư mà công ty đã áp dụng 49

2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả tiết kiệm vật tư ở công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 50

2.3.1. Ưu, nhược điểm 50

2.3.2. Nguyên nhân tồn tại 53

 

Chương III: BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY VẢ SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC 55

 

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới 55

3.2. Một số biện pháp tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 58

3.2.1. Cải tiến quy trình công nghệ và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại 58

3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, tay nghề công nhân viên 61

3.2.3. Biện pháp sử dụng hợp lý và tái sử dụng phế liệu, phế phẩm 64

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác cung ứng, tổ chức quản lý vật tư 65

3.2.5. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động quan tâm thực hành tiết kiệm vật tư kỹ thuật 68

3.3. Một số kiến nghị với nhà nước 70

3.3.1. Đầu tư phát triển ngành dệt, tạo nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cho các doanh nghiệp may 70

3.3.2. Đổi mới các chính sách chế độ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tiết kiệm vật tư trong sản xuất 71

3.3.3. Thường xuyên cung cấp thông tin khoa học, công nghệ, thị trường 71

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u giá rẻ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được lượng vật tư tiêu dùng cho sản xuất. 1.3.5. Điều kiện tự nhiên của sản xuất Ngành may là một ngành công nghiệp nhẹ, các nguyên liệu chính được sử dụng để tạo ra sản phẩm là các loại vải, chúng chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên. Nếu không có công tác bảo quản hợp lý sẽ dễ gây ra tình trạng ẩm mốc không sử dụng được gây tổn thất cho doanh nghiệp. 1.3.6. Cơ chế chính sách của nhà nước Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp. Phần lớn các nguyên vật liệu của ngành may được đáp ứng từ ngành dệt, do vậy số lượng và chất lượng các nguyên vật liệu được đảm bảo khi nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nhiệp dệt phát triển. Khi nhà nước có chính sách mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp may khai thác nguốn vật tư của ngành từ nhiều nước với chất lượng cao và chủng loại phong phú, giá cả phù hợp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất Chương II thực trạng vật tư và tiết kiệm vật tư ở công ty vảI sợi may mặc miền bắc 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 2.1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc hiện là một trong những doanh nghiệp có truyền thống sản xuất hàng may mặc lâu năm ở Việt Nam. Với sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng gay gắt đặc biệt đối với ngành hàng vải sợi may mặc, cơ sở vật chất của công ty còn nhiều hạn chế nhưng với truyền thống lịch sử của mình, cán bộ công nhân viên của công ty đã phát huy được uy tín ngành hàng kinh doanh, tận dụng được cơ sở sản xuất hiện có giúp cho công ty phát triển đúng hướng và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Nhiều năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn được đánh giá là có hiệu quả cao. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc, công ty vừa tiến hành sản xuất hàng may mặc ( chủ yếu là gia công xuất khẩu ) để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước và phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời công ty tiến hành kinh doanh một số mặt hàng may mặc có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra. Sau đây là bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc từ 2001-2004. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu 1000đ 242.069.697 216.002.760 195.347.370 137.948.036 2. Vốn kinh doanh 1000đ 37.239.134 37.461.591 37.740.803 34.697.946 Trong đó VNS 1000đ 20.707.898 20.715.716 20.994.928 0 3. Lợi nhuận thực hiện 1000đ 4.169.490 1.401.823 1.180.047 1.244.373 4. Lợi nhuận sau thuế 1000đ 2.434.542 953.239 802.432 895.950 5. Lao động Người 847 819 888 768 6.Thu nhập BQ (n/th) 1000đ 636 792 821 1.116 7. Nộp ngân sách 1000đ 7.678.493 5.429.163 5.636.957 3.830.698 Thuế GTGT 1000đ 4.230.341 3.472.932 4.880.904 2.782.352 Thuế TTĐB 1000đ 438.495 0 Thuế XNK 1000đ 2.169.362 560.702 417.086 383.532 Thuế TNDN 1000đ 840.295 1.395.529 102.841 440.668 Nộp khác 1000đ 325.346 984.720 236.126 224.146 8. Nợ phải trả 1000đ 60.895.867 59.930.501 59.814.621 50.434.149 Trong đó 1000đ Nợ ngân sách 1000đ Nợ ngân hàng 1000đ 2.090.647 2.196.037 9. Nợ phải thu 1000đ 59.538.148 64.405.457 55.769.039 38.007.833 Trong đó:nợ khó đòi 1000đ 2.907.495 2.907.495 213.665 22.899 ( Nguồn: Phòng tổ chức ) Qua bảng 2.1 ta thấy: Doanh thu của công ty từ năm 2001 đến 2004 liên tục bị giảm sút đáng kể. - Năm 2001 tổng doanh tu của công ty đạt 242.069,697 tr.đ, nhưng sang năm 2002 doanh thu chỉ đạt 216.002,760 tr.đ, năm 2003 là 195.347,370 tr.đ và năm 2004 doanh thu của công ty đạt 137.948,036 tr.đ. - Mặc dù có sự giảm sút về doanh thu nhưng lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn giữ được sự ổn định, ngoại trừ năm 2001 có sự tăng đột biến về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2003, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 802.432 tr.đ nhưng sang năm 2004 mặc dù doanh thu có giảm nhưng công ty vẫn đạt mức lợi nhuận sau thuế là 895.950 tr.đ, tăng 11,65%. - Thu nhập của người lao động trong công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2001 thu nhập bình quân người/tháng chỉ đạt 636 nđ, nhưng năm 2002 là 792 nđ, năm 2003 là 821 nđ, và năm 2004 vừa qua thu nhập bình quân người/tháng của công ty đã tăng lên 1.166 nđ, đây là mức thu nhập tương đối cao trong các doanh nghiệp may mặc. - Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua cũng đạt được sự ổn định và ở mức cao. Năm 2002 đạt 2,54%, năm 2003 đạt 2,13% và sang năm 2004 tỷ suất lợi nhuận đạt 2,58%. Bảng 2.2: Báo cáo doanh thu thực hiện của từng đơn vị Đơn vị: Triệu đồng Danh mục Thực hiện 2003 Kế hoạch 2004 Năm 2004 So với 2003 (%) Thực hiện So với KH(%) Tổng DT công ty 151.307,981 164.000 133.734,509 81,55 88,39 DT bán trong nước 136.852,733 148.500 108.453,498 73,03 79,25 Doanh thu xuất khẩu 11.656,514 13.000 21.663,917 166,65 185,85 Doanh thu dịch vụ 2.798,734 2.500 3.617,094 144,68 129,24 Kim ngạch XK 4.504,547 4.800 9.129,346 190,19 Kim ngạch NK 4.727,009 5.000 6.419,082 128,38 135,80 DTCty theo từng khâu Tổng doanh thu 151.307,981 132.423,196 87,52 Doanh thu kinh doanh 136.287,058 110.056,358 80,75 Doanh thu sản xuất 12.222,189 18.749,744 153,41 Doanh thu dịch vụ 2.798,734 3.617,094 129,24 Xí nghiệp Giáp Bát 7.036,135 7.080 8.981,705 126,86 127,65 Xí nghiệp Lạc Trung 11.547,564 13.170 17.284,384 131,24 149,68 Chi nhánh TPHCM 129.701,523 130.000 103.526,746 79,64 79,82 Trạm Đức giang 1.914,520 2.100 2.630,361 125 137,39 Kinh doanh tại VPCTy 1.108,239 500 1.311,313 262,26 118,32 ( Nguồn: Báo cáo DT thực hiện của các đơn vị) Theo bảng 2.2 ta thấy rõ rằng: mặc dù doanh thu năm sau thấp hơn năm trước rất nhiều nhưng doanh thu của từng năm so với kế hoạch của năm đó vẫn đạt kết quả cao. - Nếu xét doanh thu của công ty theo từng khoản mục: doanh thu bán trong nước, doanh thu xuất khẩu, doanh thu dịch vụ thì nhận thấy rằng doanh thu trong nước năm 2004 thấp hơn nhiều so với năm 2003 và không đạt được kế hoạch đặt ra, chỉ đạt 73,03 %, trong khi đó doanh thu xuất khẩu và doanh thu dịch vụ đều tăng. - Nếu xét doanh thu của công ty theo từng khâu: doanh thu kinh doanh, doanh thu sản xuất, doanh thu dịch vụ thì doanh thu kinh doanh của công ty có sự giảm sút rất lớn, từ 136.287,058 tr.đ năm 2003 xuống còn 110.056,358 tr.đ năm 2004, trong khi doanh thu dịch vụ và doanh thu sản xuất đều tăng. Doanh thu sản xuất năm 2003 là 12.222,189 tr.đ tăng lên 18.749,744 tr.đ trong năm 2004. Doanh thu dịch vụ năm 2003 là 2.798,734 tr.đ tăng lên 3.617,094 tr.đ trong năm 2004. - Nếu xét doanh thu của công ty theo doanh thu của từng đơn vị: Xí nghiệp Giáp Bát, xí nghiệp Lạc Trung, trạm Đức Giang, chi nhánh TPHCM, tại văn phòng Công ty thí chỉ có doanh thu của chi nhánh TPHCM có sự giảm sút lớn. Năm 2003 doanh thu của chi nhánh TPHCM đạt 192.701,523 tr.đ nhưng năm 2004 doanh thu chỉ đạt 103.526,746 tr.đ và không đạt kế hoạch đặt ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty vì doanh thu tại chi nhánh TPHCM chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Bảng 2.3: Tổng hợp doanh thu sản xuất của công ty Đơn vị: Triệu đồng Danh mục Năm 2003 Năm 2004 KH TH %KH So với 2003 Tổng DT 12.222,189 18.749,744 153,41 DT sản xuất nội địa + XN Giáp Bát + XN Lạc Trung 2.640,771 968,470 1.672,301 1.200 1.500 408,590 1.316,431 34,05 87,76 42,19 78,72 DT sản xuất XK + XN Giáp Bát + XN Lạc Trung 9.581,418 530,875 9.050,543 1.100 10.400 2.161,785 14.749,744 111,76 142,91 171,43 164,22 ( Nguồn: Phòng Tổ chức) Qua bảng tổng hợp doanh thu sản xuất năm 2003, 2004 của từng đơn vị ta nhận thấy. Hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành chủ yếu tại 2 cơ sở chính là XN Giáp Bát và XN Lạc Trung Tại 2 đơn vị sản xuất của công ty trong năm vừa qua đều có đặc điểm chung là doanh thu sản xuất nội địa đạt kết quả rất thấp + Tại XN Giáp Bát: Doanh thu sản xuất nội địa năm 2004 chỉ đạt 408,599 tr.đ bằng 34,05% so với kế hoạch và 42,19 % so với cùng kỳ năm 2003. + Tại XN Lạc Trung: Doanh thu sản xuất nội địa năm 2004 chỉ đạt 1.316,431 bằng 87,76 % so với kế hoạch và bằng 78,72 % so với cùng kỳ năm 2003. Trong khi đó doanh thu sản xuất xuất khẩu đạt kết quả rất cao. Tai 2 xí nghiệp doanh thu sản xuất xuất khẩu đều cao hơn sao với năm trước và vượt mức kế hoạch của công ty giao cho. + Tại XN Giáp Bát doanh thu xuất khẩu đạt 2.161,785 tr.đ, vượt kế hoạch 11,76 % và bằng 171,43 % so với năm 2003. + Tại XN Lạc Trung doanh thu xuất khẩu đạt 14.862,938 tr.đ, vượt kế hoạch 42,91 % và bằng 164,22 % so với năm 2003. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc, công ty vẫn đang tiến hành cả hai hình thức là sản xuất theo phương thức gia công và thực hiện hoạt động mua bán kinh doanh hàng may mặc. Vì vậy, doanh thu xuất khẩu trực tiếp, doanh thu bán hàng trong nước và doanh thu gia công nội đối với mặt hàng may mặc trong thời gian qua đều có sự gia tăng về lượng và giá trị. Bảng 2.4 : Doanh thu xuất khẩu trực tiếp, bán hàng nội địa, doanh thu gia công nội của công ty. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Xuất khẩu trực tiếp Khối lượng Trị giá 1000 ch 1000 $ 514,410 2424,254 767,778 4088,364 Gia công nội địa Khối lượng Trị giá 1000 ch Tr.đ 66,480 1672,301 119,564 1316,431 Bán hàng trong nước Tr.đ 190,780 173,660 (Nguồn: Phòng Kế hoạch) Kết quả sản xuất hàng may mặc của công ty trong thời gian qua cũng có sự tăng trưởng cao, đặc biệt là là số lượng và trị giá của mặt hàng gia công xuất khẩu năm 2004 có sự gia tăng vượt bậc so với năm 2003. Dưới đây là bảng báo báo về lượng hàng thành phẩm nhập kho của công ty trong hai năm qua. Bảng 2.5 : Báo cáo hàng thành phẩm nhập kho Chỉ tiêu Đ V T Năm 2003 Năm 2004 + Gia công XK tại XN + Gia công nội tại XN + Giao gia công 1000 ch 1000 ch 1000 ch 485,171 114,708 219,236 8.764,763 1.203,937 850,151 Tổng 1000 ch 819,115 10.818,851 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch ) 2.1.2. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Qua việc tìm hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi May mặc Miền Bắc ta nhận thấy rằng: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn: Sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, cơ sở vật chất còn hạn chếnhưng công ty vẫn đạt được kết quả hết sức quan trọng. Tuy có sự giảm sút về doanh thu bán hàng trong nước nhưng cả doanh thu xuất khẩu và doanh thu dịch vụ đều tăng nhanh. Hoạt động sản xuất hàng may mặc của công ty được tiến hành chủ yếu tại cơ sở Lạc Trung, tuy có nhiều khó khăn trong việc sản xuất hàng may mặc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước thế nhưng doanh thu sản xuất xuất khẩu của xí nghiệp đều tăng mạnh góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà công ty đề ra. Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhiều năm qua cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn. Khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong nước thế nhưng lại có điểm mạnh là doanh thu sản xuất xuất khẩu và doanh thu dịch vụ đều tăng mạnh, cho thấy thị trường kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, thể hiện hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và dịch vụ. Cũng qua việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển đặc biệt là hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đạt được kết quả rất cao. Với hình thức sản xuất chủ yếu là sản xuất theo hình thức gia công thì việc tiết kiệm vật tư cho sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng, từ đó giúp cho công ty giảm được giá thàng gia công, nâng cao được sức cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất gia công khácSau đây ta sẽ tìm hiểu tình hình vật tư và tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở công ty vải sợi may mặc Miền Bắc. 2.2. Phân tích thực trạng tiết kiệm vật tư cho sản xuất của công ty vảI sợi may mặc miền bắc 2.2.1. Kết quả bảo đảm vật tư cho sản xuất của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc Hoạt động bảo đảm vật tư cho sản xuất giữ một vai trò quan trọng, việc bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sẽ là điều kiện tiền đề cho sự liên tục, cho sự đều đặn nhịp nhàng của quá trình sản xuất. Đảm bảo tốt vật tư cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu về số lượng, chất lượng, về quy cách chủng loại, kịp thời gian Điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm và đến hiệu quả việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư. Trước yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất, trong những năm qua hoạt động bảo đảm vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành khá tốt. + Về máy móc thiết bị: Số máy móc thiết bị của công ty phần lớn được mua từ những năm 80, 90 nhưng với số máy móc thiết bị hiện có này, công ty vẫn có thể đáp ứng khá đầy đủ cho yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, hiệu quả sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật trong thời gian qua công ty đã đề ra kế hoạc mua sắm thêm một số máy móc thiết bị từ các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như Nhật, Đức để một phần thay thế cho số máy móc thiết bị đã quá cũ, một phần nhằm bổ sung đáp ứng cho sự phát triển của sản xuất. Bảng 2.6: Tình hình thực hiện mua sắm một số máy móc thiết bị Đơn vị: Cái Loại máy Năm 2003 Năm 2004 Nước nhập Kế hoạch Thực hiện Nước nhập Kế hoạch Thực hiện Bàn là Nhật 5 5 Nhật 4 4 Máy 1 kim Đức 6 5 Đức 5 5 Máy vắt sổ Đức 3 3 Đức 4 4 Máy dập cúc Nhật 2 2 Nhật 3 3 Máy 2 kim Nhật 4 4 Nhật 6 6 ( Nguồn: Phòng phục vụ sản xuất ) Như vậy, so với kế hoạch thì công tác mua sắm máy móc thiết bị của công ty được tiến hành tương đối tốt, số máy móc thiết bị mua về để đảm bảo yêu cầu sản xuất được thực hiện theo đúng yêu cầu kế hoạch đặt ra tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Về nguyên vật liệu: Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu chủ yếu là nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc, công ty đã tiến hành tổ chức tiếp nhận đầy đủ, kịp thời chính xác lượng nguyên phụ liệu do hàng khách hàng giao cho, ngoài ra để đảm bảo tốt yêu cầu sản xuất công ty còn tiến hành hoạt động mua sắm nguyên phụ liệu trong và ngoài nước, các loại nguyên phụ liệu mà công ty nhập khẩu phần lớn là từ các nước như: Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc Bảng 2.7: Các nước xuất khẩu nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất Nước xuất khẩu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Hồng Kông 1000 USD 1.295,084 777,087 Trung Quốc 1000 USD 16,182 226,584 Anh 1000 USD 0.926 18,124 Hàn Quốc 1000 USD 76,435 478,822 Đài Loan 1000 USD 73,127 178,032 Hoa kỳ 1000 USD 0 0.012 Việt Nam 1000 USD 11,616 0 Tổng 1000 USD 1.473,37 1.678,92 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường) Trong những năm qua số lượng và trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu có sự gia tăng rất lớn trước yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển của doanh nghiệp. Ta có thể thấy số lượng và trị giá các mặt hàng nhập khẩu của công ty qua bảng dưới đây. Bảng 2.8: Báo cáo hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Số lượng (1000 YDS) Giá trị (1000 USD) Số lượng (1000 YDS) Giá trị (1000 USD) Vải + dựng 757,505 1.077,194 880,285 1.245,408 Phụ liệu 396,176 433,511 Tổng trị giá 757,505 1.473,37 880,285 1.678,912 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường) Để đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu sản xuất, tận dụng được nguồn nguyên phụ liệu trong nước, trong những năm qua công ty đã tiến hành mua sắm thêm một số loại nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước để phục vụ yêu cầu sản xuất Bảng 2.9: Báo cáo hàng mua nội địa phục vụ sản xuất Mặt hàng ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Vải + dựng các loại: - Số lượng - Trị giá 1000 m Tr.đ 13,743 547,393 18,289 1.059,482 Phụ liệu Tr.đ 1.703,343 290,892 Tổng trị giá Tr.đ 2.250,736 1.350,374 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường) 2.2.2. Phân tích tình hình tiết kiệm vật tư của công ty Đối với nhóm máy móc thiết bị: Hiện nay, số máy móc thiết bị của công ty dùng trong sản xuất hàng may mặc có khoảng hơn 500 chiếc các loại, trong đó có nhiều loại có giá trị cao. Tuy nhiên trong số máy móc thiết bị này vẫn có sự đan xen giữa các loại máy mới với các loại máy cũ, và trong đó có khoảng 3% số máy móc thiết bi đã xuống cấp không thể sử dụng được. Số máy móc thiết bị thường xuyên làm việc chỉ chiếm khoảng 80% số máy móc thiết bị hiện có ở công ty, như vậy vẫn còn khoảng 20% máy móc thiết bị không được đưa vào sử dụng thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tiết kiệm vật tư tại doanh nghiệp. Trong số các máy móc thiết bị được sử dụng thường xuyên thì thời gian máy móc thiết bị làm việc có ích trung bình chiếm khoảng 90 % thời gian thiết bị phải làm việc theo chế độ, còn lại 10 % thời gian làm việc, các máy móc thiết bị này không được sử dụng hiệu quả. Đối với nhóm nguyên vật liệu: Đặc điểm của nhóm nguyên, nhiên, vật liệu là trong quá trình sử dụng chúng hoàn toàn dùng trong một lần và giá trị chuyển hết sang giá tri thành phẩm. Trong nhóm này thì nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc chiếm một tỷ trọng lớn về số lượng và trị giá trong cơ cấu sản phẩm, vì vậy tiết kiệm nguyên phụ liệu thuộc nhóm này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiết kiệm vật tư cho sản xuất hàng may mặc của công ty. Việc sử dụng nguyên phụ liệu được tiên hành theo hình thức: Công ty sẽ dựa trên mức quy định cho từng loại hàng mà khách hàng đề ra và căn cứ vào khả năng thực hiện mức đó để tiến hành chấp nhận ký kết hợp đồng hay huỷ bỏ hợp đồng. Nếu công ty chấp nhận mức khách hàng đưa ra thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và phòng Kế hoạch thị trường sẽ tiến hành giao mức sản xuất cho các phân xưởng để vừa đảm bảo việc tiến hành sản xuất đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng đồng thời nâng cao được hiệu quả tiết kiệm vật tư cho sản xuất, giảm được mức tiêu dùng vật tư trong từng đơn hàng. Trong nhóm nguyên vật liệu ngoài những loại vật tư chủ yếu dùng trong sản xuất hàng may mặc, đó là các nguyên phụ liệu thì không thể kể đến một số loại vật tư khác như: Điện sản xuất, dầu máy dùng trong các loại may Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các loại vật tư này thì vẫn còn có nhiều lãng phí, lượng lãng phí được xác định chiếm khoảng 5-10% trong quá trình thực hiện sản xuất. Tuy nhiên trong những năm gần đây công ty đã cố gắng việc xây dựng mức cụ thể cho các loại vật tư nêu trên vì vậy đã giảm được một lượng hao phí đáng kể trong sản xuất. Hiện nay lượng lãng phí được xác định chỉ còn 4 – 5%. Sau đây là tình hình sử dụng vật tư kỹ thuật, cụ thể là một số loại nguyên phụ liệu trong sản xuất một số mã hàng mà công ty đã thực hiện trong năm qua: Bảng 2.10: Kết quả thực hiện định mức sản xuất của Mã hàng: J3W2X3W/Đơn JB53519/JB53D50/JB53Y30 STT Tên vật tư ĐVT Mức tiêu dùng Hao phí thực tế/1đvsp Tiết kiệm(-) Bội chi(+) 1 Vải chính:96%ctn 4%spandex,khổ54.5’’56” yd 1,45 1,43 - 0,02 2 Nhãn chính pc 1,02 1,01 - 0,01 3 Nhãn sử dụng pc 1,02 1,01 - 0,01 4 Nhãn cỡ pc 1,02 1,01 - 0,01 5 Nhãn trang trí pc 1,02 1,01 - 0,01 6 Nhãn treo pc 1,02 1,01 - 0,01 7 Thẻ bài pc 1,02 1,01 - 0,01 8 Nhãn đính cỡ pc 1,02 1,01 - 0,01 9 Cúc kim loại 311 pc 1,02 1,01 - 0,01 10 Cúc kim loại 271 pc 2,04 2,02 - 0,02 11 Đệm nhựa cúc túi pc 2,04 2,02 - 0,02 12 Đinh rivet pc 4,08 4,04 - 0,04 13 Thắt lưng pc 1,01 1,01 0 14 Đan nhựa trong6.5” pc 1,02 1,01 - 0,01 15 Khoá moi YKK”UB” pc 1,01 1,01 0 16 Mắc treo pc 1,01 1,01 0 17 Túi nilon 12 ch/túi pc 0,085 0,084 - 0,001 18 Nhãn đơn hàng pc 1,02 1,01 - 0,01 ( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Bảng 2.11: Kết quả thực hiện định mức sản xuất của Mã J1P307/JB51718 STT Tên vật tư ĐVT Mức tiêu dùng Hao phí thực tế/1đvsp Tiết kiệm(-) Bội chi(+) 1 Vải chính:100%ctn Cambric, khổ 57/8 yd 1,1 1,07 - 0,03 2 Nhãn chính:5SG-WL11572, “A” pc 1,02 1,01 - 0,01 3 Nhãn sử dụng:0FJ-WL5097 pc 1,02 1,01 - 0,01 4 Nhãn cỡ pc 1,02 1,01 - 0,01 5 Nhãn trang trí:5SJ-WL11518 pc 1,02 1,01 - 0,01 6 Nhãn treo pc 1,02 1,01 - 0,01 7 Thẻ bài Hip-Hugger pc 1,02 1,01 - 0,01 8 Nhãn đính cỡ pc 1,02 1,01 - 0,01 9 Cúc:27L, 3FJ-BN7567 pc 4,08 4,04 - 0,04 10 Nhãn đơn hàng pc 1,02 1,01 - 0,01 11 Đệm nhựa chân cúc túi pc 3,06 3,03 - 0,03 12 Vải lót túi yd 0,28 0,27 - 0,01 13 Dây dệt luồn cạp 3/8”W yd 3,72 3,7 - 0,02 14 Đan nhựa đỏ 1.5” pc 1,02 1,01 - 0,01 15 Khoá moi YKK pc 1,01 1,01 0 16 Mắc treo: A&E 6012, Clear,12” pc 1,01 1,01 0 17 Túi nilon 12 ch/túi pc 0,085 0,083 - 0,002 ( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Bảng 2.12: Kết quả thực hiện định mức sản xuất của Mã hàng: J1R267W/JB51762 STT Tên vật tư ĐVT Mức tiêu dùng Hao phí thực tế/1đvsp Tiết kiệm (-) Bội chi(+) 1 Vải chính:100%ctn Cambric, khổ 57/8 yd 0,515 0,513 - 0,02 2 Nhãn chính:5SG-WL11572, “Red” pc 1,02 1,005 - 0,015 3 Nhãn sử dụng:0FJ-WL5097 pc 1,02 1,01 - 0,01 4 Nhãn cỡ pc 1,02 1,01 - 0,01 5 Nhãn trang trí:5SJ-WL11516 pc 1,02 1,01 - 0,01 6 Vải phối: SYD49 CD, Khổ 42/43” yd 0,135 0,133 - 0,02 7 Thẻ bài Hip-Hugger pc 1,02 1,01 - 0,01 8 Đinh rivet: 4FG-RT10343 pc 4,08 4,03 -0,05 9 Cúc:27L, 3FJ-BN7567 pc 1,02 1,04 - 0,01 10 Dây viền lề yd 2,91 2,88 -0,03 11 Nhãn đính cỡ(nếu chưa in trên thẻ) pc 1,02 1,01 -0,01 12 Túi nilon(1 pc/bag) pc 1,02 1,01 -0,01 13 Nhãn đơn hàng pc 1,02 1,01 - 0,01 14 Đan nhựa đỏ 1.5” pc 1,02 1,01 - 0,01 15 Khoá moi YKK-4YG pc 1,02 1,01 -0,01 16 Mắc treo: A&E 7012,12” pc 1,01 1,01 0 ( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Qua việc xem xét tình hình thực hiện mức của một số mã hàng ta thấy hoạt động sản xuất hàng may mặc của công ty được tiến hành tốt, tuy nhiên công ty vẫn có thể áp dụng những cải tiến trong sản xuất để nâng cao được hiệu quả sử dụng vật tư kỹ thuật từ đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động tiết kiệm vật tư vì so với yêu cầu sản xuất đặt ra cho từng loại hàng thì mức tiêu dùng vật tư hiện nay vẫn còn ở mức cao. Trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào thì cũng phát sinh phế liệu phế phẩm. Chính vì vạy việc tận dụng thu hồi phế liệu, phế phẩm có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiết kiệm vật tư cho sản xuất. Sau đây là tình hình thu hồi, tận dụng lại phế phẩm trong sản xuất hàng may mặc của công ty trong những năm qua. Bảng 2.13: Tình hình thu hồi phế phẩm, phế liệu trong sản xuất Đơn vị: Chiếc Phế phẩm Năm 2003 Năm 2004 Tống số phế phẩm Lượng sửa chữa được Lượng có thể tận dụng được Tống số phế phẩm Lượng sửa chữa được Lượng có thể tận dụng được áo các loại quần các loại 550 670 450 600 85 50 780 875 678 689 98 86 ( Nguồn: Phòng phục vụ sản xuất) Qua bảng trên ta thấy tình hình thu hồi tận dụng phế phẩm của công ty được tiến hành khá tốt, hầu hết các phế phẩm đã được sửa chữa lại đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất, số còn lại cũng được thu hồi tận dụng khá hiệu quả. Năm 2004 lượng phế phẩm trong sản xuất có sự gia tăng so với năm 2003, điều này phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vật tư kỹ thuật của công ty trong sản xuất hàng may mặc, mặc dù rằng năm 2004 sản lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn hẳn so với năm 2004. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đặt mua vật tư, bảo quản vật tư là hoạt động có vai trò quan trọng đối với sản xuất, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp. Về tình hình thực hiện đặt mua vật tư cho sản xuất: Đối với nhóm máy móc thiết bị: Trong nhiều năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Nhìn chung số máy móc thiết bị mà công ty đã thực hiện đặt mua đều phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vật tư. Mặc dù vậy so với yêu cầu đổi mới hiện nay số máy móc thiết bị mà công ty thực hiện mua vẫn còn hạn chế chưa thay thế được những máy móc thiết bị nay đã lạc hậu. Một số loại chi tiết máy, phụ tùng thay thế do chưa có sự quan tâm cần thiết, có kế hoạch mua sắm hợp lý nên thường xảy ra tình trạng lúc thừa, lúc thiếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vật tư của doanh nghiệp. Đối với nhóm nguyên, vật liệu: Với hình thức sản chính là sản xuất gia công nên một lượng lớn nguyên phụ liệu là do đối tác cung cấp, còn lại một số loại nguyên phụ liệu khác công ty phải tự tổ chức tiến hành đặt mua để phục vụ sản xuất. Để tiền hành đặt mua vật tư phục vụ sản xuất công ty sẽ căn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0115.doc
Tài liệu liên quan