Đề tài Tìm hiểu ảnh hưởng của hoá chất trong quá trình sản xuất giầy tới sức khoẻ của người lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIẦY 3

I.1. Lịch sử phát triển của ngành da giầy Việt Nam 3

I.1.1. Ngành da giầy Việt Nam là một ngành truyền thống 3

I.1.2. Động lực của sự thay đổi [18] 3

I.1.3. Ngành da giầy Việt Nam hội nhập và phát triển 3

II 6

I.1.4. Dự đoán nhu cầu thị trường tiêu thụ giầy dép 7

1. Nhu cầu thị trường thế giới 7

2. Nhu cầu thị trường trong nước 8

I.1.5. Phương hướng phát triển của ngành sản xuất da giầy đến năm 2010 8

Bảng I.4. Mục tiêu về sản phẩm chủ yếu và kim ngạch xuất khẩu [1,2] 9

I.2. Nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất 9

I.2.1. Nguyên vật liệu chính 9

1. Da thuộc 9

2. Các vật liệu thay thế da 10

I.2.2. Các nguyên vật liệu phụ 12

1. Keo dán [5] 13

2. Các loại chất xúc tiến 14

3. Các loại hoá chất trợ quá trình xúc tiến 15

I.3. Quy trình công nghệ sản xuất giầy 16

I.3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất mũ giầy kèm theo dòng thải 17

I.3.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất đế giầy kèm theo dòng thải 18

I.3.3. Sơ đồ công nghệ hoàn chỉnh kèm theo dòng thải 20

CHƯƠNG II 22

Nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường, độc học của các hoá chất sử dụng cho quá trình sản xuất 22

II.1 Nguồn ô nhiễm môi trường 22

II.1.1 Nguồn phát sinh các dung môi hữu cơ 22

II.1.2 Nguồn phát sinh bụi 22

II.1.3 Nguồn ô nhiễm các khí thải 22

II.1.4 Nguồn ô nhiễm nhiệt 23

II.1.5 Chất thải rắn 23

II.2 Quá trình xác định dung môi hữu cơ 24

II.2.1 Lấy mẫu hơi dung môi hữu cơ 24

II.2.2 Bảo quản và vận chuyển mẫu 25

II.2.3 Phương pháp phân tích các dung môi hữu cơ [10] 25

II.3 Phương pháp xác định các khí độc hại 25

II.3.1. Xác định amoniac 25

II.3.2. Xác định CO 25

II.3.3 Xác định NOx 26

II.3.4 Xác định SO2 [15] 26

II.4 Phương pháp xác định bụi vô cơ và hữu cơ 26

II.5 Đánh giá mức tiếp xúc của người công nhân với hỗn hợp dung môi hữu cơ 27

II.6. Độc học của các hoá chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất 29

II.6.1 Các hơi dung môi hữu cơ 29

II.6.1.1 Các thông số vật lý 30

II.6.1.2 Tác hại của các dung môi hữu cơ [10] 31

1) Benzene[7,22] 31

2) Toluene 32

3) Xylen 32

4) Xăng công nghiệp 32

5) Axeton 33

6) Các dung môi hữu cơ có halogen 33

II.6. 2. Tác hại của các khí độc khác 34

1) Amoniac (NH3) [7,19] 34

2) Lưu huỳnh dioxit (SO2) [6] 35

3) NO2 và NO 35

4) Cacbon oxit (CO) 36

II.6.3. Bụi 36

II.7. Phương thức chất độc đi vào cơ thể [7] 36

II.7.1. Quá trình hấp thụ 37

1. Hấp thụ qua đường hô hấp 37

2. Quá trình hấp thụ qua da 38

3. Hấp thụ qua đường tiêu hoá 38

II.7.2. Quá trình phân bố 39

II.7.3. Qúa trình chuyển hoá 39

II.7.4. Quá trình tích tụ 40

II.7.5. Quá trình đào thải 40

1. Đào thải qua thận và nước tiểu 40

2. Đào thải qua ruột 40

3. Đào thải qua phổi 41

4. Đào thải qua mật 41

5. Đào thải qua da 41

6. Đào thải qua sữa 41

7. Đào thải qua rau thai 41

CHƯƠNG III 42

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DUNG MÔI HỮU CƠ 42

VÀ HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI KHÁC TỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG 42

III.1 Kết quả phỏng vấn công nhân về điều kiện làm việc [12] 42

III.2. Kết quả đánh giá tình trạng sức khoẻ người lao động ở một số cơ sở sản xuất giầy điển hình 43

III.2.1 Tình hình sức khoẻ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất 43

III.2.2 Các triệu chứng “thường xuất hiện” trong và sau khi làm việc 47

CHƯƠNG IV 50

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐANG THỰC HIỆN 50

TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GIẤY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG 50

IV.1.1. Phương pháp xử lí các dung môi hữu cơ 50

IV.1.2. Phương pháp xử lí các chất khí 50

1.Xử lí Amoniac 50

2. Xử lí khí thải sinh ra do chất đốt nhiên liệu lò hơi: SO2, NOx, CO 50

IV.1.3. Xử lí bụi 51

IV.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đang được thực hiện 51

IV.2.1. Giảm thiểu hơi DMHC và hoá chất độc hại khác 51

IV.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm bụi 54

IV.3. Đánh giá các biện pháp đang thực hiện 54

IV.3.1. Đối với các giải pháp giảm thiểu dung môi hữu cơ và hoá chất độc hại 55

IV. 3.2. Đối với hệ thống lọc bụi 55

IV.4. Đề xuất các biện pháp bổ sung cải thiện môi trường 56

IV.4.1 Các giải pháp quản lý tổ chức sản xuất và giáo dục tuyền truyền 56

1. Giải pháp qui hoạch lại vị trí các nhà xưởng 56

2. Công tác tuyên truyền huấn luyện 58

3. Công tác quản lý, giám sát môi trường 58

4. Biện pháp y tế 59

IV.4.2. Các giải pháp kĩ thuật 59

IV.4.2.1 Các giải pháp kĩ thuật giảm thiểu hơi dung môi hữu cơ 59

1. Biện pháp thông gió 60

2. Xử lí bằng phương pháp ngưng tụ 61

3.Xử lý bằng phương pháp hấp phụ 61

IV.4.2.2. Xử lí khí thải lò hơi 63

1. Biện pháp giảm thiểu 63

2. Biện pháp xử lí 64

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 6485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu ảnh hưởng của hoá chất trong quá trình sản xuất giầy tới sức khoẻ của người lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển và bảo quản ở nhiệt độ < 40C. II.2.3 Phương pháp phân tích các dung môi hữu cơ [10] Hiện nay để xác định hơi dung môi hữu cơ có nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so màu (UV – VIS), phương pháp sắc kí lỏng áp suất cao (HPLC), phương pháp sắc kí khối phổ (GC/MS), phương pháp sắc kí khí (GC). Trong đó, phương pháp GC được sử dụng rộng rãi ở các phòng thí nghiệm trong nước và nước ngoài bởi tính ưu việt của nó là độ nhạy phân tích cao (nồng độ chất xác định cỡ ppb), thời gian phân tích nhanh và ưu điểm nổi bật là có thể phân tích đồng thời nhiều chất trong cùng một chất với độ chính xác cao. II.3 Phương pháp xác định các khí độc hại II.3.1. Xác định amoniac Để xác định NH3 trong không khí ở những nơi dùng keo latex, muốn vậy dùng bơm hút không khí đi qua dung dịch hấp thụ axit sunfuaric H2SO4 0,01N, sau đó xác định với thuốc thử Nesster tạo phức màu vàng, theo phản ứng: Hg K2(AgI)4 + 3 KOH + NH4OH đ O NH2I + 7KI + 3H2O Hg Độ nhạy của phương pháp là 1mg amoniac trong 10 ml dung dịch phân tích. II.3.2. Xác định CO - Đối với CO lấy mẫu bằng cách dùng bình đã hút chân không, trong bình có chứa PdCl2, khí mẫu CO sẽ có phản ứng xảy ra: CO + PdCl2 + H2O = CO2 + 2HCl + Pd - Sau đó dùng thuốc thử folin – ciocantơ tác dụng với Paladi, vì bản thân PdCl2 làm giảm màu, dựa vào sự thay đổi cường độ mầu của mẫu và so với thang chuẩn ta có thể biết được nồng độ CO. Độ nhạy của phương pháp phân tích là 1mg trong dung dịch phân tích. II.3.3 Xác định NOx Đối với NOx dùng dung dịch hấp thụ NaOH 0,01M, sau đó xác định theo thuốc thử Criss – Saltzman. Độ nhạy phân tích là: 0,1mg NO2 trong dung dịch phân tích. II.3.4 Xác định SO2 [15] Đối với SO2 lấy mẫu và phân tích theo TCVN 5971 – 1995. Phương pháp tetracloro mecurat (TCM) parasosanilin. Giới hạn phân tích của phương pháp là 0,02 – 0,5 mg/m3. II.4 Phương pháp xác định bụi vô cơ và hữu cơ - Xác định nồng độ bụi tổng: khi hút không khí chứa bụi đi qua đầu lấy mẫu có lắp giấy lọc (giấy lọc có đường kính lỗ cỡ 0 – 0,8 mm và có khả năng hút tĩnh điện), bụi sẽ được giữ lại trên giấy lọc, bằng cách cân giấy trước và sau khi lấy mẫu và biết được thể tích không khí, ta tính được nồng độ bụi tổng như sau: C = Trong đó: C : nồng độ bụi (mg/m3) m1 : Trọng lượng giấy lọc trước khi lọc (mg) m2 : Trọng lượng giấy lọc sau khi lọc (mg) V : Thể tích không khí lấy mẫu ở điều kiện tiêu chuẩn (m3) - Xác định thành phần trong bụi: Muốn xác định SiO2, xyclohexanol hoăc các kim loại trong mẫu bụi, xử lý mẫu bằng cách dùng hoá chất thích hợp để tách các chất cần xác định, sau đó phân tích chúng theo các phương pháp khác nhau như: phương pháp phân tích cực phổ, so màu, quang phổ hồng ngoại, II.5 Đánh giá mức tiếp xúc của người công nhân với hỗn hợp dung môi hữu cơ Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, ta cần phải xác định nồng độ các chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất. Sau đó so sánh kết quả xác định được với tiêu chuẩn cho phép mà kết luận môi trường có đạt tiêu chuẩn vệ sinh hay không. Khi trong môi trường xuất hiện đồng thời nhiều tác nhân như các dung môi hữu cơ, khí độc, các loại bụi khác, có thể dựa vào công thức sau để đánh giá mức tiếp xúc nghề nghiệp . Ch = ³ 1 Trong đó: C1, C2, C3, , Cn : là nồng độ các chất 1,2,3,,n có trong môi trường TLV1, TLV2, TLV3,TLVn : là giá trị giới hạn cho phép tương ứng với các chất 1,2,3,,n Ch : là giá trị tiếp xúc các chất tính được Nếu Ch ³ 1 thì môi trường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới nhằm kiểm soát và quản lý môi trường chặt chẽ hơn người ta đã đưa ra các giá trị nồng độ giới hạn cho phép (TCCP) cho từng chất trong khí thải. Trong không khí khu vực sản xuất và môi trường xung quanh. Để đảm bảo chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn, các tiêu chuẩn này có xu hướng ngày càng ngặt nghèo hơn, buộc các nhà sản xuất phải không ngừng đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu chất ô nhiễm, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. Đối với nước ta, trong một thời gian nhất định, hệ thống các TCVN được bổ sung thêm các tiêu chuẩn mới phù hợp với điều kiện sản xuất không ngừng phát triển. Bảng II.4. TCVN5938- 1995. Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Trung bình một lần tối đa Các chất (mg/m3) Toluen Xylen Axeton Xăng NH3 SO2 CO NOx TCVN5938 – 1995/5937 – 1995 0,6 0,6 0,35 5,0 0,2 0,5 40 0,4 Kết quả so sánh hàm lượng dung môi hữu cơ trong không khí vùng thể 7 vùng tiếp xúc tại xí nghiệp giầy da – Công ty giầy Hà Nội [9] Bảng II.5 Vị trí đo Hàm lượng các chất (mg/m3 không khí) CH2Cl2 1,2-C2H4Cl2 1,1,2-C2H3Cl3 m,o,p-C6H4(CH3)2 C6H6 C6H5CH3 Nhóm 1 3,20 0,29 0,10 1,34 8,90 Nhóm 2 38,2 0,24 0,14 0,33 1,81 17,94 Nhóm 3 2,0 0,09 1,44 14,28 Nhóm 4 0,96 0,03 0,09 7,34 14,9 Nhóm 5 1,40 0,45 0,12 1,28 30,0 Nhóm 6 2,91 0,26 1,93 6,78 Nhóm 7 1,6 0,15 0,05 0,04 7,1 12,2 Giá trị giới hạn tối đa cho phép của từng chất (USSR). Đánh giá mực tiếp xúc theo tài liệu hướng dẫn của Hội Các Nhà Vệ Sinh Công Nghiệp Mỹ và thường qui kỹ thuật của Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường. [9] Bảng II.6 DMHC CH2Cl2 1,2-C2H4Cl2 1,1,2-C2H3Cl3 M,o,p-C6H4(CH3)2 C6H6 C6H5CH3 TLV (mg/m3kk) 174 40 54 200 5 200 Bảng II.7 Giá trị tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ của 7 nhóm nghiên cứu tiếp xúc tại xí nghiệp giầy da Hà Nội [9] Nhóm Mức tiếp xúc với hỗn hợp dung môi hữu cơ (Ch) Nhóm 1 0,32 Nhóm 2 0,68 Nhóm 3 0,37 Nhóm 4 1,55 > 1 Nhóm 5 0,35 Nhóm 6 0,41 Nhóm 7 1,43 >1 Trong đó: Nhóm 1 : Nhóm phụ giầy Nhóm 2 : Nhóm gõ và quét keo latex, nhúng dung môi Nhóm 3 : Nhóm quét nước xử lý Nhóm 4 : Nhóm quét keo1 Nhóm 5 : Nhóm quét keo 2 Nhóm 6 : Nhom hoàn tất, quét lót đế Nhóm 7 : Nhóm vệ sinh Trên 7 đối tượng thuộc 7 nhóm trong dây truyền sản xuất của xí nghiệp giầy da đã xác định được 6 loại dung môi chủ yếu mà người công nhân phải tiếp xúc là: Dicloromethylen, dicloroethane, tricloroethane, xylene, benzene, toluene. Với mức tiếp xúc hỗn hợp dung môi nói trên từ 0,32 đến 1,55 trong đó có nhóm làm vệ sinh có hàm lượng benzene trong không khí vùng thở của công nhân là 7,1 mg/m3 và mức tiếp xúc với hỗn hợp dung môi là 1,43 và quét keo 1 có hàm lượng benzene trong không khí vùng thở của công nhân là 7,34 và mức tiếp xúc với hỗn hợp dung môi là 1,55 >1 vượt quá giới hạn cho phép. II.6. Độc học của các hoá chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất II.6.1 Các hơi dung môi hữu cơ Dung môi hữu cơ là những chất dễ bay hơi, được dùng làm nguyên liệu phụ trong quá trình sản xuất giầy dép và có độc tính cao đối với người khi tiếp xúc. Để hiểu biết tính chất độc hại của các dung môi hữu cơ và để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khi sử dụng cần xem xét tới các thông số vật lý và triệu trứng khi bị nhiếm độc. II.6.1.1 Các thông số vật lý Bảng II.8. Các thông số vật lý của các dung môi hữu cơ điển hình STT Tên và công thức phân tử Phân tử lượng (đơn vị C) Nhiệt độ sôi Tỷ trọng 1 1,1-Dicloromethylene 1,1 – CH2Cl2 97 37 1,2018 2 1,2- Dicloroethane 1,2 – C2H4Cl2 99 83,5 1,2557 3 1,1,2-Tricloroethane 1,1,2 – C2H3Cl3 133 113,8 1,4397 4 Benzen C6H6 78 80,1 0,8765 5 Toluen C6H5CH3 92 110,6 0,8669 6 m- xylen m- C6H4(CH3)2 106 139,1 0,8642 7 o - xylen o- C6H4(CH3)2 106 114,4 0,8802 8 p- xylen p- C6H4(CH3)2 106 138,3 0,8610 9 Axeton CH3 – CO – CH3 58 56,2 0,7910 10 Butylaxetat CH3COOC4H9 116 126 0,8810 11 Xyclorohexanol C6H11OH 100,2 161,1 0,9490 12 Metylethylxeton (MEX) CH3COCH2CH3 72 79,6 0,8050 13 Xăng trắng (C5 – C13) - 140-200 0,77-0,79 Qua các thông số bảng trên, điểm nổi bật dễ nhận thấy là các dung môi hữu cơ có nhiệt độ sôi rất thấp và tỷ trọng nhỏ nên dễ dàng bay hơi trong các công đoạn của công nghệ sản xuất và đặc biệt trong các công đoạn có gia nhiệt như cán, hấp, sấy, khả năng khuếch tán của chúng trong môi trường không khí rất lớn nên gây ô nhiễm trên diện rộng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ những người thường xuyên tiếp xúc. II.6.1.2 Tác hại của các dung môi hữu cơ [10] Các dung môi hữu cơ như toluene, xylene, axeton, xăng,các hợp chất chứa clo xâm nhập vào cơ thể con người theo 3 đường: hô hấp, da và tiêu hoá. Trong môi trường lao động, chất độc vào cơ thể chủ yếu theo 2 con đường hô hấp và da. Biểu hiện lâm sàng của chất độc chủ yếu là nhiễm độc hệ thần kinh trung ương. Sự tiếp xúc với các dung môi hữu cơ ở nồng độ cao vượt quá giới hạn cho phép dẫn đến nhiễm độc não cấp tính, với biểu hiện nhức đầu, dễ cáu giận, bồn chồn đau bụng, buồn nôn, trường hợp nặng có thể hôn mê và tử vong. Các chất độc xâm nhập vào cơ thể sau thời gian ngắn được phân hoá vào toàn bộ cơ thể, tác động đến các tế bào sống gây nhiễm độc cấp tính và mãn tính. Nhiễm độc cấp tính là những ảnh hưởng gây ra các triệu chứng: ngất xỉu, nôn mửa, chóng mặt so tiếp xúc với dung môi hữu cơ có nồng độ cao. Thời gian nhận biết các triệu chứng chỉ sau vài giờ, thậm chí vài phút, chẳng hạn khi tiếp xúc với xylene với nồng độ 1984 mg/m3 gây nhiễm độc nghề nghiệp, còn khi nồng độ cao hơn 3078 mg/m3 cơ thể bị co giật, hôn mê, bất tỉnh dẫn đến tử vong. 1) Benzene[7,22] Benzene được coi là một chất gây bệnh bạch cầu, được kết hợp với toàn bộ dạng bạch cầu nhưng dặc biệt các dạng thuộc limpơ . Giám sát về mặt sinh học đối với benzene tốt nhất là sử dụng toàn bộ phenol nước tiểu . Giống như các chất gây ung thư khác , đối với benzene không có mức tiếp xúc nào là an toàn về mặt lý thuyết , vì vậy sự tiếp xúc nên giữ ở mức thấp nhất . Đường xâm nhập chính là do hít phải . Trong các dung môi thì benzene là chất duy nhất có tính chất huỷ tuỷ xương mạnh. 2) Toluene Toluene tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây độc nhẹ đến gan, ít độc đến cơ quan tạo huyết. Nếu cơ quan tạo huyết bị rối loạn là do toluene có lẫn tạp chất benzene, ảnh hưởng tiền mê. Khi người sử dụng hít thở không khí chứa toluene. Sự tiếp xúc cao gây toan hoá và dẫn tới nhiễm axit ống thận. Quá trình chuyển hoá của toluene trong cơ thể thành axit hippuric được biểu diễn theo các giai đoạn. Đầu tiên toluene vào cơ thể bị oxy hoá tạo thành axit benzoic: [O] C6H5CH3 đ C6H5COOH Sau đó axit benzoic kết hợp với Coenzim A tạo thành benzoyl Coenzim A và tiếp tục kết hợp với glycin để tạo thành Axit hippuric: C6H5COOH + CoA đ C6H5 – CO ~ ScoA C6H5 – CO – ScoA + H2N – CH2 – COOH đ C6H5-CO-NH-CH2-COOH (benzoyl coenzim A) (glycin) (axit hippuric) Axit hippuric được tạo thành trong cơ thể theo sơ đồ trên là “test” sinh hoá tốt nhất để chuẩn hoá người lao động có tiếp xúc hay không tiếp xúc với toluen. 3) Xylen Giống như toluene, xylene ít độc hơn benzen về mặt nhiễm độc cấp tính nhưng đều tác hại đến thần kinh trung ương, gây liệt, hạ thân nhiệt, viêm các niêm mạc, ít ảnh hưởng đến cơ quan tạo huyết, ở liều lượng cao có ảnh hưởng độc đến gan và thận. 4) Xăng công nghiệp Xăng là hỗn hợp của cacbuahyđro từ C5 á C13, còn có thể lẫn một ít cacbua hyđro thơm mạch vòng. Xăng nhẹ hơn nước, không hoà tan trong nước. Trong quá trình sản xuất giầy vải thường dùng xăng làm dung môi cho keo dán giầy. Khi người lao động tiếp xúc với hơi xăng sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc, mức độ nhiễm độc phụ thuộc nồng độ xăng và thời gian tiếp xúc. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương, mệt mỏi, suy nhược, viêm da mụn nước, viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp trên. Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn ở nồng độ cao, hơi xăng hấp thụ vào máu và mô thần kinh, gây tổn thương trung khu hô hấp nạn nhân vật vã, hôn mê dẫn đến tử vong, ở nồng độ thấp (< 100mg/m3) gây đau đầu chóng mặt, tim đập nhanh, tay chân run. 5) Axeton Axeton là chất lỏng dễ bay hơi, không màu. Hơi axeton có vị ngọt. Triệu chứng khi bị nhiễm độc: nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn với nồng độ từ 1100 đến 2420mg/m3 gây kích thích mũi, họng. Còn trên 2420mg/m3 gây đau đầu. Từ 4840 á 24200mg/m3 gây chóng mặt, nôn mửa và khi nồng độ cao hơn gây hôn mê dẫn đến chết. Nếu thời gian tiếp xúc dài: gây khô, tấy đỏ da, làm tổn thương tới chức năng của thận và gan, biểu hiện nhiễm độc axeton thể hiện đau đầu, chóng mặt, ho, buồn nôn, suy nhược cơ thể. Axeton còn là chất lỏng dễ cháy, có khả năng bắt lửa cao, hơi của nó có thể tạo hỗn hợp với không khí ở nhiệt độ phòng. 6) Các dung môi hữu cơ có halogen Đặc điểm quan trọng của các hợp chất loại này là rất dễ bay hơi, nhiệt độ sôi thấp so với các dung môi thấp nên sự có mặt của chúng trong môi trường có nguồn nhiệt, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiếp xúc. Mặt khác, ở nhiệt độ cao, các hợp chất này dễ bị phân giải, phát sinh cloruahyđro (HCl) và phốt gen là những khí độc đối với con người, ảnh hưởng rõ nét của các hợp chất này là làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Chúng không phải là chất kích thích mạnh tới da và niêm mạc nhưng nếu tiếp xúc lâu dài tới da có thể dẫn đến khả năng khử mỡ, gây viêm da mãn tính, ảnh hưởng tới gan và thận. Các hợp chất hydrocacbua có chứa clo hơi có nồng độ cao hoặc ở mức cao hơn nồng độ giới hạn cho phép cũng có thể gây chết bất ngờ đối với người tiếp xúc nguyên nhân do rung tâm thất khi cơ tim trở nên cảm ứng do các dung môi này mẫn cảm với catecholamin nội sinh. Sau đây là một vài hợp chất hyđrocacbon chứa clo điển hình được sử dụng trong quá trình sản xuất da giầy. Chloruamethylene (CH3Cl) Chloruamethylene gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, kích thích da và niêm mạc. Tiếp xúc qua đường hô hấp và qua da làm tăng cacboxyl hemoglobin. Trong quá trình lao động, nếu phải tiếp xúc với oxit cacbon thì lượng cacboxyl hemoglobin còn cao hơn nữa. Ngoài ra, chlorua methyl còn là mầm mống gây ung thư. Trichloroethylene (CH2Cl = CCl2) Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, có thể gây chết đột ngột do loạn nhịp tim. Khi tiếp xúc với trichloroethylene và uống rượu cơ thể sẽ bị nổi vết đỏ ở mặt và ở phần trên cơ thể. Trong một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các dung môi hữu cơ đến sức khoẻ người lao động, tác giả Hoàng Minh Hiền cùng với các cộng sự ở Viện Bảo Hộ lao động đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số dung môi hữu cơ như toluene, xylene, xăng trắng đến sức khoẻ của công nhân trong sản xuất giầy dép. Các kết quả cho thấy rằng: khi nồng độ toluene 84 á 100mg/m3 và xylene 54 á 60mg/m3 trong môi trường không khí thì số công nhân tiếp xúc bị giảm sức nghe chiếm khoảng 10% [12]. II.6. 2. Tác hại của các khí độc khác 1) Amoniac (NH3) [7,19] Khi sử dụng các loại keo dán, đặc biệt là keo latex đã phát sinh vào không khí một lượng khí NH3. Amoniac là chất khí không mầu, có mùi hắc và khó chịu, khó thở, gây kích thích mạnh đối với đường hô hấp cho người động vật, gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản. Amoniac thường gây độc cấp tính, ở nồng độ trên 3500mg/m3 có thể gây chết người trong thời gian tiếp xúc ngắn do co thắt đường hô hấp hoặc tràn dịch màng phổi. Amoniac lỏng bắn lên da gây bỏng. ở nồng độ 67,9 á 85,9mg/m3, amoniac gây kích thích mắt, mũi, họng, tổn thương phổi và mất vị giác, nếu tiếp xúc trong thời gian dài có triệu chứng hắt hơi, ho, căng họng, khó thở chảy nước mắt, mù mắt một phần đến toàn phần, buồn nôn và co giật. Trong công nghiệp sản xuất giầy. Đặc biệt đối với quá trình sản xuất giầy vải có hệ thống lò hơi, máy nén khí cung cấp hơi nước và trộn phối liệu, ép đế, hấp, sấy giầy. Nhà lò hơi và trạm nén khí được bố trí riêng biệt với khu sản xuất để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Lò hơi hoạt động sẽ phát thải vào môi trường các khí độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh. Các khí độc bao gồm các thành phần như SO2, NOx, CO, THC,cần được kiểm tra và đo đạc thường xuyên do chúng có tính độc cao. Ngoài ra trạm khí nén còn tạo tiếng ồn có tần số và mức âm tương đối cao gây khó chịu cho môi trường. 2) Lưu huỳnh dioxit (SO2) [6] Là chất khí không màu, có vị axit, từ nồng độ 0,6mg/m3 tác dụng đến hệ hô hấp, hoà tan trong lớp màng của mắt, miệng, mũi, cổ họng gây khó thở, viêm loét niêm mạc. Khi trong không khí có SO2 kèm theo bụi thì tác hại của SO2 càng tăng vì nó xâm nhập sâu vào cơ quan hô hấp tạo H2SO4 gây tổn thương phổi, màng phổi. 3) NO2 và NO Khí NO2 màu nâu, có mùi từ nồng độ 0,2mg/m3 trở lên, mang tính axit gây viêm loét đường hô hấp, hoà tan vào màng nhờn trong khí quản, phế quản, phổi và được giữ lại. Khí NO ít tan trong nước, tạo với hồng cầu trong máu tạo thành chất không vận chuyển oxy: Hb (hemoglobin) NO + Hb đ NO – Hb 4) Cacbon oxit (CO) Là khí không mùi, không vị, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn máu gây triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ. Ngoài ra khí CO còn kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản việc vận chuyển oxy trong máu: CO + Hb đ CO – Hb II.6.3. Bụi Trong quá trình sản xuất giầy, bụi được phát sinh tại các công đoạn như may mũ giầy, mài đế ở phân sưởng đế, phân xưởng hoàn chỉnh sản phẩm và khu vực lò hơi mặc dù nồng độ bụi ở một số bộ phận khảo sát thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, nhưng xét về bản chất, nguồn gốc và thành phần của các bụi này thì chúng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động khi tiếp xúc. Có thể chia bụi thành hai loại theo nguồn gốc là bụi vô cơ và bụi hữu cơ. - Bụi hữu cơ: là các loại bụi hoá chất như các phụ gia, chất xúc tiến mecaptan, hợp chất chứa lưu huỳnh,làm phối liệu trộn trong cao su, các bụi thực vật như sợi bông, sợi đay. Đặc điểm chung của bụi hữu cơ là có thành phần phức tạp. Tỷ lệ bụi có kích thước < 10mm vào khoảng 40 – 45% đã gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi họng 38,4%, da liễu 11,6% [16]. - Bụi vô cơ: là các loại khoáng chất như cát, đá, muội than phát sinh từ lò hơi, các oxit kim loại như MgO, CaO, CaCO3, SiO2 có trong quá trình phối trộn hỗn hợp cao su. Tác hại chủ yếu của các loại bụi vô cơ là gây bệnh bụi phổi cho cơ thể con người. II.7. Phương thức chất độc đi vào cơ thể [7] Các loại hơi dung môi hữu cơ, hơi khí độc hại khác và bụi hữu cơ, vô cơ các loại có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo 3 con đường: hô hấp, tiêu hoá và tiếp xúc qua da, sau đó vào máu, theo hệ thống máu phân phối đi khắp cơ thể, đến các cơ quan. Tại các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chất độc tham gia vào các quá trình chuyển hoá, tích tụ và đào thải. Hình II.1 Sơ đồ quá trình chất độc đi vào cơ thể Chất độc Đào thải Tích tụ ở lại tế bào Bài tiết Xương, mỡ Màng tế bào Đào thải Kết hợp protêin Chuyển hoá Phân bố các dạng đã chuyển hoá Máu và bạch huyết Tiếp xúc (da) Hô hấp Tiêu hoá II.7.1. Quá trình hấp thụ 1. Hấp thụ qua đường hô hấp Các chất được hấp thụ qua đường hô hấp thường là các chất khí (NOx, SOx, H2S, NH3, COx, ), các dung môi hữu cơ bay hơi như: benzen, toluen, xăng, các hợp chất hydrocacbon có chứa clo,. Các khí và hơi kể trên đi qua bộ phận hô hấp trên ngoài (mũi, khí quản) sau đó đi vào bộ phận hô hấp trong (phổi). Hầu hết các khí đều hoà tan với dịch nhầy trong khí quản, phế quản, phổi và được lưu giữ lại, trừ một số khí có ái lực đặc biệt với các tế bào của cơ thể thì không hoà tan. Ví dụ: Co + Hb Co – Hb Các khí được giữ lại trong dịch phổi rồi được hoà tan trong máu đến khi đạt cân bằng, ở lại trong các túi phổi. Quá trình hấp thụ phụ thuộc vào nồng độ chất độc: quá trình hít vào thì nồng độ khí đi vào là lớn nhất còn khi thở ra thì nồng độ khí đi ra là nhỏ nhất. 2. Quá trình hấp thụ qua da Khi người công nhân tiếp xúc với các hoá chất độc không được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân, các chất độc sẽ tiếp xúc trực tiếp với da của họ. Một số chất có khả năng thẩm thấu qua da, vào lớp biểu bì và đi vào máu: các hợp chất chứa clo như CCl4, một số chất không có khả năng thẩm thấu hoặc khả năng thẩm thấu kém chúng sẽ đọng lại và tác dụng ngay trên bề mặt tiếp xúc, phá huỷ các tế bào của da, gây các bệnh ngoài da, hoa liễu. *Quá trình hấp thụ qua da tuân theo các bước - Khuếch tán các chất qua lớp sừng phía ngoài của da (quá trình khuếch tán bị động). Khuếch tán chất độc tiếp tục qua lớp biểu bì (khuếch tán đơn giản): chất độc đi vào máu. 3. Hấp thụ qua đường tiêu hoá Đây là con đường xâm nhập rất phổ biến và nguy hại tới cơ thể con người. Mật Gan Mồm Thực quản Dạ dày Ruột Ruột già Máu Đào thải Hình II.2. Sơ đồ quá trình hấp thụ chất độc qua đường tiêu hoá Có thể phân thành 2 loại chất độc khi hấp thụ bằng con đường tiêu hoá: Những chất độc có thể tan trong mỡ thì phân bố tới các cơ quan và tích tụ lại trong các mô mỡ. Những chất không tan trong mỡ, một phần theo máu tới thận, gan, tham gia tiếp vào quá trình tích tụ và đào thải, phần còn lại thì đào thải. Ruột là cơ quan chính hấp thụ chất độc đi theo đường tiêu hoá. Chất độc là các axit yếu, bazơ yếu tới ruột được hấp thụ bằng cách khuếch tán qua thành ruột, tồn tại ở đó tới một nồng độ nhất định, sau đó tham gia vào quá trình vận chuyển theo máu và đào thải. Trong quá trình hấp thụ, kích thước phân tử của các chất và tính phân cực hay không ảnh hưởng mạnh đến khả năng hấp thụ và khuếch tán vào cơ thể. Những chất dễ hoà tan trong nước sẽ tích tụ vào những cơ quan có nhiều màng nhầy và tích tụ lại. Những chất dễ hoà tan trong mỡ đi vào máu và tích tụ lại cơ quan có tỷ lệ mỡ/máu cao. II.7.2. Quá trình phân bố Chất độc đi vào rồi được máu vận chuyển phân bố đến các cơ quan của cơ thể, vận tốc phân bố tới các cơ quan nào phụ thuộc hệ thống mạch máu tại cơ quan đó và khả năng lưu giữ chất độc tại cơ quan đó. Chất độc có thể được lưu giữ bởi: - Prôtêin trong huyết tương. - Mô mỡ của cơ thể: các hydrocacbon có chứa clo. - Xương: các kim loại như Ca, Zn, - Gan thận: những hợp chất không ưa mỡ và cả những chất ưa mỡ. - Vách ngăn của não: tế bào mao quản ở đây có thể liên kết với chất độc, tích tụ lại và thẩm thấu qua màng tế bào não, phân lập tế bào thần kinh. - Rau thai: chất độc từ cơ thể người mẹ qua rau thai truyền sang con bằng quá trình khuếch tán đơn giản. II.7.3. Qúa trình chuyển hoá Là quá trình chuyển hoá chất độc đến các cơ quan, tích tụ lại và tham gia phản ứng với các thành phần thành các chất độc hơn hoặc ít độc hơn, bao gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: chuyển hoá các chất mới là dẫn xuất của 1 nhóm chức năng có khả năng tham gia vào giai đoạn 2, thường là phản ứng oxy hoá khử, thuỷ phân. - Giai đoạn 2: các sản phẩm của giai đoạn 1 tham gia vào quá trình tổng hợp chất mới độc hơn hoặc ít độc hơn. II.7.4. Quá trình tích tụ Quá trình tích tụ trong máu: liên kết với hồng cầu tạo thành các hợp chất không có khả năng vận chuyển oxy như: CO – Hb, NO – Hb, tích tụ trong huyết tương : Protêin ô kim loại nặng Albumin ô liên kết với các chất độc hữu cơ, các chất sinh học tạo thành các phức có khả năng làm đông kết máu. Tích tụ trong gan, thận, mỡ. Tích tụ trong xương: Các kim loại nặng liên kết với các tế bào trong cấu trúc của xương, thay thế Ca, Zn trong xương. II.7.5. Quá trình đào thải Quá trình đào thải có thể diễn ra song song với tích tụ, đôi khi diễn ra ngay sau quá trình tích tụ. Quá trình đào thải có thể qua nhiều con đường khác nhau. 1. Đào thải qua thận và nước tiểu chất độc từ các cơ quan (và ở máu) không được chấp nhận đa số trở về thận và được lọc qua bộ lọc của thận. Chất độc tan trong nước qua bộ lọc vào nước tiểu và thải ra ngoài, chất độc không tan trong nước sẽ được giữ lại ở bộ lọc, một số theo máu phân bố lại toàn bộ cơ thể hoặc tích tụ lại thận. 2. Đào thải qua ruột Chất độc đi theo phần bã không tiêu hoá được qua ruột và theo phân đi ra ngoài. 3. Đào thải qua phổi Rất nhiều chất độc dạng khí ở điều kiện nhiệt độ bình thường sẽ được loại bỏ qua phổi. Một số chất độc nằm cân bằng với pha khí trong phổi cũng sẽ được loại bỏ qua đường phổi. Lượng chất độc được đào thải qua phổi phụ thuộc vào áp suất riêng phần của chất đó trên bề mặt phổi. Hb – O2 + CO Hb – CO + O2 4. Đào thải qua mật Một số chất độc tới mật, theo dịch mật tới ruột và được đào thải theo phân đi ra ngoài. 5. Đào thải qua da Chất độc tan trong nước, theo tuyến mồ hôi và được đào thải qua da. 6. Đào thải qua sữa Chất độc tan trong nước và mỡ có khả năng đi vào sữa mẹ và theo đường sữa đào thải ra ngoài. 7. Đào thải qua rau thai Chương III Tác động của các dung môi hữu cơ và hoá chất độc hại khác tới sức khỏe người lao động III.1 Kết quả phỏng vấn công nhân về điều kiện làm việc [12] Với mục đích tìm hiểu về mức độ cảm nhận về ảnh hưởng của dung môi hữu cơ, TS.Hoàng Minh Hiền cùng các đồng nghiệp ở Viện Y Học bảo hộ lao động đã tiến hành phỏng vấn các công nhân làm việc tại công ty giầy Phúc Yên (57 người), Yên Viên (192 người) và đã đưa ra kết quả sau: Bảng III.1 Mức độ cảm nhận về ảnh hưởng của dung môi hữu cơ Mức độ cảm nhận về DMHC Công ty giầy Phúc Yên Công ty giầy Yên Viên n % n % Không có mùi khó chịu 1 1,8 7 5,2 Mùi khó chịu 16 28,1 53 39,3 Mùi rất khó chịu 40 70,2 72 53,3 Không trả lời 0 0,0 0 0,0 Tổng 57 100,0 135 100,0 Kết quá phỏng vấn công nhân cho thấy trong tổng số 192 công nhân của cả công ty được hỏi ý kiến chỉ có 8 công nhân (4,2%) không thấy khó chịu với mùi của các DMHC có trong nơi làm việc; 69 công nhân (35,9%) có cảm giác khó chịu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3658.doc
Tài liệu liên quan