Đề tài Tìm hiểu hiệp định thương mại Việt - Mỹ trong lĩnh vực du lịch

MỤC LỤC

 

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

 

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ 6

 

1.1 Cơ sở thực tiễn của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 6

1.1.1 Yêu cầu phát triển khách quan 6

1.1.2 Yêu cầu phát triển chủ quan 7

1.2 Khái quát chung Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 9

1.2.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 9

1.2.2 Những vấn đề chính trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 11

 

Chương 2 : HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 22

 

2.1 Một số khái niệm liên quan 22

2.1.1 Khái niệm dịch vụ, dịch vụ du lịch 22

2.1.2 Thương mại dịch vụ 23

2.2 Hiệp định thương mại Việt – Mỹ trong lĩnh vực du lịch 23

2.2.1 Thị trường du lịch Mỹ 23

2.2.2 Nội dung thương mại dịch vụ trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 27

2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với du lịch Việt Nam trong quá trình triển khai Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 30

2.3.1 Thuận lợi 30

2.3.2 Khó khăn 33

2.4 Thực trạng triển khai Hiệp định thương mại Việt – Mỹ trong lĩnh vực du lịch qua hai năm tại Việt Nam 36

 

Chương 3 : KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VIỆC TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 38

 

3.1 Về phía Nhà Nước 38

3.2 Về phía các doanh nghiệp du lịch 40

 

KẾT LUẬN 42

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hiệp định thương mại Việt - Mỹ trong lĩnh vực du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan: Việt Nam sẽ tuân thủ các qui định của WTO, sử dụng giá giao dịch để tính thuế hải quan và hạn chế những chi phí dịch vụ có liên quan trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với WTO sẽ được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia và chỉ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết đáp ứng những mục đích chính đáng. Doanh nghiệp Nhà nước Sẽ được thực hiện phù hợp với các qui định của WTO. chương II: quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam đồng ý tuân thủ các qui định Hiệp định TRIPs trong WTO trên tất cả các lĩnh vực trong khoảng thời gian ngắn bao gồm: Bảo hộ sáng chế và Thương hiệu được qui định trong TRIPs – phù hợp trong vòng 12 tháng. Bảo hộ quyền và bí mật thương mại qui định trong TRIPs – phù hợp trong vòng 18 tháng. Việt Nam đồng ý áp dụng đối xử “TRIPs cộng” trênhưng một số lĩnh vực, bao gồm các tín hiệu mã vệ tinh bảo hộ sáng chế về thực vật và động vật, bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật đệ trình chính phủ. Trong trường hợp bảo hộ tín hiệu vệ tinh sẽ được thực hiện trong thời gian 30 tháng. chương III: thương mại dịch vụ Cam kết chung Các luật lệ trong khuôn khổ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (bao gồm các nguyên tắc và qui định trong nước). Các qui định hiện thời bảo hộ bởi điều khoản bảo lưu Công ty nước ngoài được quyền thuê đất Các chức danh điều hành cao cấp và thương nhân được phép vào hoạt động . Lĩnh vực: Dịch vụ pháp lý: Được phép lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ (kể cả chi nhánh). Chi nhánh được cấp giấy phép hoạt động 5 năm một lần. Có thể tư vấn Luật Việt Nam. Dịch vụ kiến trúc: Được phép thành lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ Trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉ được cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó sẽ không có bất kỳ hạn chế nào . Dịch vụ kỹ thuật: Được phép thành lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ Trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉ được cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó sẽ không có bất kỳ hạn chế nào . Dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan: Được phép thành lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ Trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉ được cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó sẽ không có bất kỳ hạn chế nào . Dịch vụ quảng cáo: Được phép thành lập công ty liên doanh với vốn góp của Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Trong vòng 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được thành lập công ty 100% vốn đầu tư Hoa Kỳ. Dịch vụ nghiên cứu thăm dò thị trường : Được phép thành lập công ty liên doanh với vốn góp của Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Trong vòng 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được thành lập công ty 100% vốn đầu tư Hoa Kỳ. Dịch vụ tư vấn quản lý: Được phép thành lập công ty liên doanh (không có hạn chế về tỷ lệ góp vốn), trong vòng 5 năm được phép thành lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ. Dịch vụ viễn thông: Văn bản tham chiếu dịch vụ viễn thông cơ bản của WTO. Dịch vụ nghe nhìn: Được lập công ty liên doanh với hạn chế vốn đóng góp Hoa Kỳ 49%, 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này tăng lên 51%. Các dịch vụ bao gồm các sản phẩm phim ảnh và cung cấp các sản phẩm và chiếu phim ảnh. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ đồng bộ liên quan: Được phép lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ Trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực các công ty Hoa Kỳ chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó sẽ không có bất cứ hạn chế nào khác. Dịch vụ phân phối: Dịch vụ phân phối bán buôn: được phép thành lập công ty liên doanh với hạn chế vốn đóng góp phía Hoa Kỳ 49% trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 6 năm các hạn chế này sẽ được bãi bỏ. Đối với các sản phẩm nhạy cảm thì thời hạn bãi bỏ hạn chế sẽ kéo dài hơn. Dịch vụ bán lẻ: Mỗi một nàh cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ tự động được mở 01 đại lý. Việc thành lập này được xem xét theo từng trường hợp. Dịch vụ giáo dục: Được phép thành lập công ty liên doanh Việt Nam sau khi Hiệp định có hiệu lực. 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực công ty 100% vốn Hoa Kỳ được thành lập. Dịch vụ tài chính: Nhất trí với phụ lục dịch vụ tài chính của GATS. Bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ và các lĩnh vực “không bắt buộc” khác: liên doanh hạn chế 50% vốn phía Mỹ cho phép sau 3 năm; sau 5 năm sẽ cho phép phía Mỹ sở hữu 100% vốn Các lĩnh vực “bắt buộc” (xe có động cơ, xây dựng): liên doanh cho phép sau 3 năm (không hạn chế vốn phía Mỹ); sau 6 năm sẽ cho phép phĩa Mỹ sở hữu 100% vốn. Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan : Các công ty thuê mua và các nhà cung cấp dịch vụ không thuộc ngân hàng: Cho phép liên doanh (không hạn chế vốn phía Mỹ); sau 3 năm sẽ cho phép phía Mỹ sở hữu 100% vốn. Ngân hàng: Cho phép phía Mỹ mở chi nhánh. Cho phép phía Mỹ tham gia liên doanh với tỷ lệ góp vốn từ 30% đến 49%; sau 9 năm cho phép mở ngân hàng con với 100% vốn sở hữu của Mỹ; Tỷ lệ cổ phần của Mỹ trong các ngân hàng cổ phần Việt Nam cho phép ở mức ngang với người Việt Nam. Yêu cầu vốn tối thiểu: 15 triệu USD đối với chi nhánh ngân hàng Mỹ; 10 triệu USD đối với liên doanh hoặc ngân hàng con 100% vốn Mỹ. Quyền thế chấp: sau 3 năm các tổ chức tài chính 100% vốn Mỹ có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các công ty đầu tư nước ngoài; trong trường hợp các công ty đó vỡ nợ, có thể sử dụng thế chấp để thanh lý. Cho phép liên doanh hoặc công ty thuê mua tài chính 100% vốn Mỹ. Nhà đầu tư phải hoạt động kinh doanh 3 năm liền có lãi và vốn pháp định tối thiểu là 5 triệu USD. Trong 3 năm, sẽ dành đãi ngộ quốc gia cho các nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng trung ương; hoán đổi và giao dịch kỳ hạn cho các công ty dịch vụ tài chính Mỹ. Các chi nhánh ngân hàng Mỹ được nhận đặt cọc bằng tiền đồng: Với các pháp nhân mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng: có thể chấp nhận đặt cọc lên tới 50% vốn pháp định của ngân hàng trong năm đầu tiên, tăng theo kế hoạch đã định tới ngang như trong nước sau 8 năm (với các pháp nhân có quan hệ tín dụng, không hạn chế đặt cọc tiền đồng) Với các thể nhân mà ngân hàngko có quan hệ tín dụng: có thể chấp nhận đặt cọc lên tới 50% vốn pháp định cảu ngân hàng trong năm đầu tiên, tăng theo kế hoạch đã định tới ngang như trong nước sau 10 năm. Với các thể nhân khác, không hạn chế đặt cọc tiền đồng. Sau 8 năm, các tổ chức tài chính Mỹ có thể phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Các ngân hàng Mỹ có thể đặt máy rút tiền tự động (ATM) ngoài các chi nhánh của mình. Các dịch vụ liên quan đến chứng khoán: Cho phép lập văn phòng đại diện. Các dịch vụ y tế và xã hội: Cho phép 100% vốn Mỹ; đầu tư tối thiểu vào bệnh viện: 20 triệu USD; tối thiểu đối với phòng khám: 2 triệu USD; tối thiểu đối với phòng khám chuyên khoa: 1 triệu USD. Dịch vụ du lịch và lữ hành: Khách sạn và nhà hàng: Cho phép 100% vốn; cùng với việc đầu tư xây khách sạn. Lữ hành và hướng dẫn du lịch: Cho phép liên doanh, hạn chế vốn Mỹ không quá 49%; sau 3 năm cho phép vốn Mỹ không quá 51%; sau 5 năm không hạn chế vốn Mỹ trong liên doanh. chương IV: đầu tư Cam kết chung: Dành bảo hộ không bị sung công đối với đầu tư Mỹ ở Việt Nam. quyền giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với Nhà nước, quyền được chọn nhân sự điều hành cao cấp. Cho phép tự do chuyển tiền trên cơ sở đãi ngộ quốc gia Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Việt Nam sẽ dần loại bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với WTO (ví dụ yêu cầu về hàm lượng nội địa) trong 5 năm, và các TRIMs khác (yêu cầu xuất khẩu sản phẩm) trong thời gian tương tự. Đãi ngộ quốc gia : Việt Nam cam kết dành đãi ngọ quốc gia chung, có một số ngoại lệ. Phân luồng đầu tư: Sẽ dần loại bỏ hoàn toàn cho hầu hết các lĩnh vực trong thời hạn 2,6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào ngành đầu tư, ví dụ đầu tư vào khu công nghiệp hoặc đầu tư vào lĩnh vực chế tạo), nhưng Việt Nam bảo lưu quyền phân luồng đầu tư trong một số ngành Bỏ hạn chế góp vốn trong liên doanh . Sau 3 năm sẽ xoá bỏ yêu cầu Mỹ trong liên doanh phải đạt tối thiểu 30%, xoá bỏ yêu cầu bán phần góp vốn của Mỹ cho đối tác Việt Nam và thay bằng quyền được mua trước. Hoạt động của liên doanh: Sau 3 năm sẽ xoá bỏ yêu cầu một số thành viên Hội đồng quản trị phải là người Việt Nam và hạn chế một số vấn đề cần phải đạt được sự đồng thuận Hội đồng Quản trị (tức là những vấn đề mà thành viên Việt Nam phủ quyết). Phân biệt giá: Loại bỏ dần mọi phân biệt về giá đối với các nhà đầu tư hoặc cá nhân Mỹ (về điện nước, giao thông, thuê nhà cửa, v.v...) ngay hoặc sau 2 - 4 năm tuỳ theo loại giá. chương V: thuận lợi hoá kinh doanh Đảm bảo cá nhân Mỹ có thể tiến hành những hoạt động kinh doanh thông thường như mở văn phòng, nhập khẩu thiết bị sử dụng cho văn phòng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường. chương VI: minh bạch và quyền khiếu kiện Yêu cầu Việt Nam thông trước về các luật, qui định và các thủ tục hành chính khác liên quan đến bất kỳ vấn đề nào thuộc Hiệp định, và yêu cầu công bố chỉ rõ ngày có hiệu lực và cơ quan chính phủ là đầu mối liên hệ. Yêu cầu tất cả các luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến Hiệp định mà chưa công bố thì phải công bố. Yêu cầu chỉ định một ấn phẩm chính thức là nơi sẽ công bố tất cả các văn bản luật, qui định nói trên. Yêu cầu áp dụng thống nhất, hợp lý công bằng đối với tất cả các luật, qui định và các thủ tục hành chính Yêu cầu thành lập toà hành chính hoặc tư pháp để rà soát cà hiệu đính (theo yêu cầu của bên bị ảnh hưởng) mọi vấn đề nêu trong Hiệp định, và dành quyền khiếu kiện các quyết định liên quan. Thông báo về quyết định bị khiếu kiện và ký do bị khiếu kiện sẽ được làm bằng văn bản. chương VII: những điều khoản chung Chương này gồm 8 điều đề cập đến các vấn đề: giao dịch và chuyển tiền qua biên giới; an ninh quốc gia; các ngoại lệ chung; thuế; tham vấn;quan hệ giữa chương IV, phụ lục H, thư trao đổi và phụ lục G; phụ lục, bảng cam kết và thư trao đổi ... Các điều khoản thi hành Hiệp định chỉ rõ đối tượng phạm vi áp dụng và thời hạn Hiệp định có hiệu lực. Trên đây là những nội dung chính được đề cập đến trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Việc thực thi được những nội dung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế thông qua việc tiếp cận vào thị trường Mỹ. Chương 2 Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ trong lĩnh vực du lịch 2.1 một số khái niệm liên quan: 2.1.1 Khái niệm dịch vụ, dịch vụ du lịch: Khái niệm dịch vụ: Ngày nay, các hoạt động dịch vụ diễn ra rất phong phú, đa dạng và chúng ta không thể phủ nhận vài trò của nó trong nền sản xuất. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ. Có người cho rằng “dịch vụ là hoạt động con người phục vụ con người nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó”. Trong kinh tế học khái niệm dịch vụ được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp: “dịch vụ là một dạng sản phẩm của lao động xã hội, có thể được mua bán trên thị trường”. Theo nghĩa rộng: “dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ các ngành kinh tế đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP), trừ các ngành công nghiệp và nông nghiệp (bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp)”. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Như vậy có thể hiểu dịch vụ là những hoạt động phục vụ. Dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch là toàn bộ các hoạt động sản xuất dịch vụ trực tiếp và gián tiếp đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong một khoảng thời gian nhằm mang lại cho khách một trải nghiệm và sự thoả mãn trên cơ sở tương tác giữa các yếu tố cơ bản là khách du lịch, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của điểm du lịch. 2.1.2 Thương mại dịch vụ: Thương mại (commerce): Được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. Còn theo nghĩa hẹp: Thương mại là hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ. Hiện nay tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại dịch vụ, nhưng người ta thường đề cập đến thương mại dịch vụ là hoạt động mua bán sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Khác với thương mại hàng hoá (TMHH), thương mại dịch vụ (TMDV) không tách ra khỏi quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ mà quá trình sản xuất dịch vụ lại diễn ra đồng thời với trao đổi và tiêu dùng dịch vụ. Cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế, trao đổi sản phẩm dịch vụ vượt qua phạm vi quốc gia và mang hình thái TMDV quốc tế. 2.2 Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ trong lĩnh vực du lịch: 2.2.1 Thị trường du lịch Mỹ: Theo các báo cáo của tổ chức du lịch thế giới, Mỹ luôn là một thị trường quan trọng của thế giới về lượng khách tới, thu nhập từ du lịch và đồng thời là một trong những thị trường gửi khách, nguồn chi tiêu du lịch quan trọng. Bảng II.1: năm thị trường du lịch đón khách lớn nhất thế giới Đơn vị tính: Triệu lượt khách Tên nước 2000 2001 2002 Tỷ trọng 2002 Toàn thế giới 696 692 703 100% Pháp 75,6 76,5 77,0 11% Tây Ban Nha 47,9 49,5 51,7 7,4% Hoa Kỳ 50,9 45,5 41,9 6,0% ý 41,2 39,1 39,8 5,7% Trung Quốc 31,2 33,2 36,8 5,2% Nguồn: World Tourism Highlights 2002, 2003 Edition Bảng II.2: năm nước có thu nhập du lịch lớn nhất thế giới Đơn vị tính: Tỷ USD Tên nước 2000 2001 2002 Tỷ trọng 2002 Toàn thế giới 477 463,6 474 100% Hoa Kỳ 82,0 72,3 66,5 14% Tây Ban Nha 31,5 32,9 33,6 7,1% Pháp 30,8 30,0 32,3 6,8% ý 27,5 25,8 26,9 5,7% Trung Quốc 16,2 17,8 20,4 4,3% Nguồn: World Tourism Highlights 2002, 2003 Edition Bảng II.3: năm nước có chi tiêu du lịch lớn nhất thế giới Đơn vị tính: Tỷ USD Tên nước 2000 2001 2002 Tỷ trọng 2002 Toàn thế giới 477 463,6 474 100% Hoa Kỳ 64,5 58,9 58,0 12,2% Đức 47,6 46,2 53,2 11,2% Anh 36,3 36,5 40,4 8,5% Nhật Bản 31,9 26,5 36,7 5,6% Pháp 17,8 17,7 19,5 4,1% Nguồn: World Tourism Highlights 2002, 2003 Edition Mặc dù thời gian vừa qua du lịch thế giới bị ảnh hưởng bởi sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 và cuộc chiến tranh Iraq gây tâm lý lo ngại cho du khách song theo số liệu trong báo cáo của tổ chức du lịch thế giới, năm 2002 du lịch Mỹ đã đón được 41,9 triệu lượt khách chiếm 6% tổng lượng khách du lịch toàn thế giới, đứng ở vị trí số 3 trong số 5 thị trường nhận khách lớn nhất. Cũng trong năm 2002, Mỹ lại chiếm vị trí dẫn đầu về doanh thu du lịch và chi tiêu du lịch, đạt mức thu nhập 6,5 tỷ chiếm 14% tổng thu nhập từ du lịch toàn thế giới. Ngoài ra, số lượng khách Mỹ đi du lịch nước ngoài là gần 50 triệu lượt khách với thời gian lưu trú bình quân 12 ngày/ chuyến du lịch, chi tiêu tổng số 58 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng chi tiêu du lịch của thế giới. Lượng khách Mỹ đi du lịch Việt Nam mới chiếm khoảng gần 0,15% lượng người Mỹ ra nước ngoài du lịch. Vì vậy, Mỹ là thị trường du lịch nguồn tiềm năng cho du lịch Việt Nam. Bởi vì Việt Nam là một đề tài tế nhị trong các cuộc trao đổi ý kiến ở Mỹ mặc dù tình hình chính trị giữa Mỹ và Việt Nam đã được cải thiệnqua việc huỷ bỏ lệnh cấm vận. Chỉ có một bộ phận người Mỹ có nhu cầu thăm Việt Nam (những nơi họ đã tham chiến hay các di tích văn hoá, lịch sử, phong cảnh), các nhà nghiên cứu và Việt Kiều về thăm quê hương. Thời gian lưu lại Việt Nam từ 7 – 10 ngày/ chuyến du lịch với mức chi tiêu 115 USD/ ngày năm 1995 và 140 USD/ ngày năm 1995. Một vài năm trở lại đây, tình hình được cải thiện rõ rệt, số lượng khách du lịch Mỹ đi du lịch Việt Nam đã tăng lên đáng kể, chiếm vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Nhật Bản. Lý do là quan hệ giữa hai nước đã có những chuyển biến mới,Việt Nam là một điểm du lịch mới đối với người Mỹ và là điểm đến an toàn, thân thiện; người Mỹ rất tò mò muốn tìm hiểu về văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam để làm phong phú thêm vốn hiểu biết của mình; Việt Nam cũng là điểm đến dừng chân lý tưởng để đi thăm các nước Đông Dương. Đối với du lịch Việt Nam, Mỹ là thị trường cửa ngõ cho du lịch Việt Nam thâm nhập các thị trường tiềm năng ở Bắc và Trung Mỹ. Hiện nay, Mỹ có khoảng trên 35.000 hãng lữ hành đang hoạt động với doanh thu gần 145 tỷ USD mỗi năm. Hầu hết du khách Mỹ thường lấy thông tin từ các hãng lữ hành về các điểm du lịch, giá cả, dịch vụ kèm theo và họ thường mua tour trọn gói. Vì vậy, khi thâm nhập thị trường Mỹ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải thiết lập được quan hệ đối tác với các hãng lữ hành Mỹ. Và Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được coi là cơ sở pháp lý ban đầu để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tiếp cận và khai thác thị trường du lịch Mỹ. Bảng II.4: những thị trường gửi khách du lịch hàng đầu của Việt Nam Đơn vị tính: Lượt khách Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng 1.715.637 1.520.128 1.781.754 2.140.100 2.330.050 2.627.958 Trung Quốc 405.279 420.743 484.102 262.476 672.846 724.385 Nhật Bản 122. 083 95.258 113.514 152.755 204.860 279.769 Hoa Kỳ 147.892 176.578 201.377 208.642 230.470 259.967 Đài Loan 154.566 138.529 173.920 212.370 200.061 211.072 Pháp 81.513 83.371 86.026 86.492 99.700 111.546 Hàn Quốc 43.333 53.452 75.167 105.060 Anh 44.719 39.631 43.863 53.355 64.673 69.682 Nguồn: Tổng cục Du lịch 2.2.2 Nội dung thương mại dịch vụ trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: Nội dung thương mại dịch vụ trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được qui định tại chương III bao gồm 11 điều. Trong đó thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp một dịch vụ: từ lãnh thổ của một nước vào lãnh thổ của nước kia (cung cấp qua biên giới). Ví dụ: Một luật sư Hoa Kỳ tư vấn về luật pháp của Hoa Kỳ cho một doanh nghiệp tại Việt Nam qua điện thoại. tại lãnh thổ của một nước cho người sử dụng dịch vụ của nước kia (tiêu dùng ngoài lãnh thổ). Ví dụ: du khách Hoa Kỳ đi du lịch ở Việt Nam theo tour du lịch do doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tổ chức. bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một nước, thông qua sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ của nước kia (hiện diện thương mại). Ví dụ: Ngân hàng Citibank của Hoa Kỳ thiết lập hi nhánh tại Việt Nam cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Việt Nam. bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một nước, thông qua sự hiện diện của các thể nhân của một nước tại lãnh thổ của nước kia (hiện diện thể nhân). Ví dụ: Một luật sư Hoa Kỳ sang Việt Nam mở văn phòng để hành nghề. Liên quan đến các lĩnh vực mà các cam kết về tiếp cân thị trường đã được đưa ra, các biện pháp mà một bên không duy trì hoặc áp dụng trên một phần hay toàn bộ lãnh thổ cảu mình, trừ khi được qui định khác trong lộ trình cam kết cụ thể của mình, được xác định là: các hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ dưới các hình thức hạn ngạch số lượng, độc quyền, các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hay các đòi hỏikiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết; các hạn chế về tổng trị giá của các giao dịch dịch vụ hay tài sản dưới các hình thức hạn ngạch số lượng, hay các đòi hỏi kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết; các hạn chế về tổng trị giá của các giao dịch dịch vụ hay tổng số lượng đầu ra của dịch vụ thông qua các đơn vị số lượng đã được các định dưới hình thức hạn ngạch hay đòi hỏi kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết; các hạn chế về tổng số thể nhân mà có thể được thuê trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hay một nhà cung cấp dịch vụ có thể thuê và họ là những người cần thiết, và liên quan trực tiếp tới việc cung cấp một dịch vụ nhất định dưới hình thức hạn ngạch số lượng hay đòi hỏi kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết; các biện pháp hạn chế hay đòi hỏi phải theo các hình thức thực thể pháp lý nhất định hay liên doanh thông qua đó một nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp một dịch vụ; và các hạn chế về sự tham gia góp vốn nước ngoài như hạn chế tỷ lệ tối đa đối với phần nắm giữ vốn của bên nước ngoài hay tổng giá trị của từng dự án hay tổng số dự án đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, hai bên cam kết mở cửa thị trường cho nhau. Việt Nam có thể tham gia ngay vào thị trường dịch vụ của Hoa Kỳ nếu có khả năng. Việt Nam cam kết dành cho các dịch vụ và chủ thể cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ những đãi ngộ theo qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) như Qui chế tối hụê quốc – MFN (mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác), Qui chế đối xử quốc gia – NT(mỗi bên dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp các dịch vụ của Bên kia, đối với tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tương tự của mình, tiếp cận thị trường và pháp luật quốc gia). Tuy nhiên, tuỳ theo từng loại hình dịch vụ, sự tham gia của Hoa Kỳ trên thị trường dịch vụ của Việt Nam sẽ phải theo một lộ trình và có sự giới hạn về mức độ tham gia Lộ trình các cam kết thương mại dịch vụ cụ thể giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được qui định tại Phụ lục G của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, trong đó phía Hoa Kỳ cam kết các nội dung sau: Danh mục các Ngoại lệ của điều 2 của Hoa Kỳ (Điều qui định về qui tắc đối xử Tối huệ quốc) là dành mục các Ngoại lệ Tối huệ quốc cảu Điều 2 của Hoa Kỳ trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO, được điều chỉnh theo từng thời kỳ. Lộ trình các cam kết thương mại dịch vụ cụ thể của Hoa Kỳ: Trừ khi được qui định khác đi tại khoản 2, lộ trình cam kết cụ thể của Hoa Kỳ là lộ trình các cam kết cụ thể của Hoa Kỳ trong Hiệp định Chung về thương mại dịch vụ (GATS), được điều chỉnh trong từng thời kỳ. Nói cách khác, Hoa Kỳ áp dụng qui định trong thương mại dịch vụ du lịch đối với tất cả các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo các nội dung cam kết trong GATS/WTO. Những vấn đề liên quan đến dịch vụ du lịch: Nhìn chung, Việt Nam cam kết tương đối thông thoáng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. So sánh với các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực này trong các Diễn đàn song phương và đa phương như ASEAN, APEC, ASEM ... thì các cam kết của Việt Nam về dịch vụ du lịch của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ là thoáng nhất. Đối với dịch vụ du lịch, ta đưa các cam kết dịch vụ du lịch trong các phân ngành: Khách sạn và nhà hàng: Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kỳ được lập liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam hay công ty 100% vốn Hoa Kỳ với điều kiện họ phải đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng; Phân ngành dịch vụ đại lý và điều phối lữ hành: Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kỳ được lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó phần vốn của phía các công ty Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh, 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51%, và 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này sẽ được bãi bỏ, với điều kiện các công ty này phải đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng. 2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với du lịch Việt Nam trong quá trình triển khai Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: Cũng như các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác của Việt Nam với các quốc gia khác và các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, trong quá trình triển khai Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, du lịch Việt Nam cũng có những thuận lợi và khó khăn, thách thức nhất định. 2.3.1Thuận lợi: Một số thuận lợi có được trong quá trình triển khai Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ là: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì Việt Nam là một điểm du lịch mới, khá hấp dẫn với nhiều tiềm năng và lợi thế về tài nguyên để phát triển du lịch. Hơn nữa, tình hình chính trị và an ninh trong nước rất ổn định cùng với những chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nướctrong những năm gần đâyđã tạo điều kiện thuận lợi để du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ nguồn vốn đầu tư cho du lịch Việt Nam từ các nhà đầu tư Mỹ sẽ tăng rất nhanh vì họ thấy được lợi ích từ việc đầu tư này là rất rõ ràng. Với tiềm lực lớn mạnh về vốn và công nghệ của Mỹ, hy vọng qua Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ sẽ đưa Mỹ lên vị trí nước đầu tư hàng đầu vào du lịch tại Việt Nam. Việc tăng vốn đầu tư của Mỹ sẽ tạo lực đẩy cho ngành du lịch Việt Nam, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời cũng gia tăng đóng góp từ ngành du lịch vào nền kinh tế quốc dân. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam vốn rất yếu về năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nhờ được tăng đầu tư và hưởng đối xử MFN, NT đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam nên các sản phẩm dịch vụ du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập và cung cấp cho một thị trường khách khổng lồ gồm nhiều giai tầng xã hội luôn có nhu cầu đi du lịch rất cao, với mức GDP hàng năm cao bậc nhất thế giới. Người dân Mỹ sẽ biết rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp và mến khách, đang trên đà phát triển để hội nhập. Từ đó họ sẽ hướng sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam; và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 87.doc
Tài liệu liên quan