Đề tài Tìm hiểu hoạt động đào tạo hướng dẫn viên tại trung tâm ngoại ngữ - Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, thì nền kinh tế Việt Nam cũng bắt nhịp dần với tốc độ phát triển đó và đạt được những thành tựu bước đầu. Điều này làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, nhu cầu được nghỉ ngơi, tham quan, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về các vùng, miền, quốc gia trên thế giới tăng mạnh. Do đó, phát triển du lịch là một điều tất yếu. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam mới thực sự khởi sắc trong khoảng 10 năm trở lại đây khi nhu cầu đi du lịch đang có những bước tăng trưởng vợt bậc. Du khách bắt đầu yêu cầu những dịch vụ tốt và cao cấp hơn, đòi hỏi hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn ngoại ngữ,

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động đào tạo hướng dẫn viên tại trung tâm ngoại ngữ - Đại học khoa học xã hội và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo ngoại ngữ trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch 1.3. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực du lịch -Theo nội dung đào tạo -Theo mục đích của nội dung đào tạo -Theo cách thức tổ chức Chương 2: Thực trạng hoạt động đào tạo hướng dẫn viên tại trung tâm ngoại ngữ 2.1. Khái quát chung về trung tâm Ngoại Ngữ - ĐHKHXH & NV 2.1.1.Quá trình hình thành 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.2. Thực trạng đào tạo hướng dẫn viên tại trung tâm ngoại ngữ 2.2.1. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy 2.2.2. Hình thức đào tạo Nguồn học viên Quá trình đào tạo Kiểm tra đánh giá kết quả học viên Định hướng phát triển trong tương lai Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất 3.1. Thuận lợi và khó khăn 3.2. Một số giải pháp về công tác đào tạo hướng dẫn viên tại trung tâm Nội dung Chương I: Những lý luận cơ bản về đào tạo hướng dẫn viên Khái niệm: Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của một doanh nghiệp, nó duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngày nay, trong xu thế hội nhập găn liền với cạnh tranh ngày một gay gắt thì nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa bởi chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều không có khả năng, đủ kinh phí để đào tạo bài bản và chuyên sâu nhân lực của doanh nghiệp mình, họ phải đi tìm kiếm nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học ,cao đẳng, trung cấp chuyên nghành du lịch hay các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Khái niệm về đào tạo Đào tạo là một động từ, mang ý nghĩa nung đúc, dậy, gây dựng nên (ví dụ đời là lò đào tạo con người) [Từ điển tiếng việt,254]. Đó là đào tạo theo nghĩa chung, thống nhất của rất nhiều loại hình đào tạo, đối tượng đào tạo. Xét ở góc độ đào tạo nguồn nhân lực, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về đào tạo. Theo Carel [Quản trị nguồn nhân lực,186] có hai loại đào tạo: đào tạo chung và đào tạo chuyên. Đào tạo chung được áp dụng nhằm nâng cao các kĩ năng để nhân viên có thể sử dụng ở mọi nơi. Ví dụ, đào tạo về ngoại ngữ, tin học văn phòng,… Đào tạo chuyên cung cấp cho nhân viên các kĩ năng, kiến thức cần thiết cho công việc của mình. Ví dụ, đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành, kiến thức về lập tuyến, cách thức thuyết minh,…đối với hướng dẫn viên. Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động trong tương lai của mình có hiệu quả hơn. [Quản trị nguồn nhân lực,161] ay1.2. Mục tiêu và vai trò của đào tạo ngoại ngữ trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đào tạo ngoại ngữ song song với việc đào tạo chuyên môn chính là việc sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện đại và tương lai của các công ty, doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động nguồn nhân lực giúp họ thực hiện tốt công việc của mình. Đào tạo nguồn nhân lực là yêu cầu tất yếu. Trong xu thế hội nhập ngày nay thì vấn đề đào tạo về ngoại ngữ chuyên ngành ngày càng trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu của các doanh nghiệp. Có thể kể tới các lý do chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực sau: Đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay để đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động. Đào tạo để tạo lợi thế cạnh tranh. Trong tất cả các lý do trên thì vấn đề đào tạo ngoại ngữ được coi là công việc tiên quyết, có ý nghĩa duy trì và phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng. Mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ là tạo ra một nguồn nhân lực có thế mạnh mới, đầy đủ phẩm chất năng lực,đáp ứng nhu cầu đang thiếu hụt trên thị trường lao động du lịch. Từ đó mục tiêu của đào tạo ngoại ngữ là tạo ra một môi trường được học tập, hoàn thành tất cả các nội dung đào tạo bằng ngoại ngữ chuyên ngành. Bên cạnh đó ngoại ngữ chuyên ngành còn hoàn thiện cho đội ngũ lao động về phong cách, ứng xử, phong tục tập quán của quốc tế và những tập khách nước ngoài phổ biến. Từ đó nguồn nhân lực được đào tạo ra có một khối lượng kiến thức và kỹ năng khá, giúp họ tự tin với công việc của mình hiện tại và tương lai. Như vậy thì đào tạo nguồn nhân lực chú trọng đến hiệu quả của đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành có thể trở thành một lợi thế, một giải pháp có tính chiến lược trong cạnh tranh. Bởi khi có trong tay một nguồn nhân lực toàn diện về nhiệm vụ chuyên môn ngoại ngữ thì sẽ giúp cho doanh nghiệp và các công ty có thể đạt được những lợi thế nhất định: Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ sẽ hiểu biết một cách sâu sắc hơn vấn đề mà họ đã được nghiên cứu từ trước. Những bài học mang tính vận dụng thực tế cao sẽ giúp cho học viên hiểu rõ hơn về hoạt động của các doanh nghiệp, làm cho họ yêu thích nghề nghiệp, công việc ở doanh nghiệp và như thế vô hình chung đã tạo cho họ bước đầu có đủ các kỹ năng và sự tự tin cho công việc của mình; khi bước vào công việc chính thức tại các doanh nghiệp, người lao động sẽ có khả năng. Nâng cao năng suất lao động, chất lượng lao động, hiệu quả thực hiện công việc sẽ cao hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp không phải tốn chi phí cho hoạt động giám sát bởi chính người lao động trong quá trình đào tạo đã được đào tạo có khả năng tự giám sát và giám sát. Nâng cao tính ổn định của tổ chức vì tất cả những kiến thức trong quá trình đào tạo sẽ làm cho người lao động làm việc có tổ chức, có kỷ luật Hơn hết, trong đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành sẽ đem lại cho đội ngũ lao động phong cách làm việc năng động,nhiệt tình, có khoa học và nguyên tắc Xét về khía cạnh người lao động,lợi ích đầu tiên mà đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch mang lại chính là những kiến thức, kỹ năng người lao động trực tiếp thu được trong quá trình học tập và thực hành. Đối với người lao động, vai trò của đào tạo ngôn ngữ chuyên ngành thể hiện ở những điểm sau: Tạo ra sự hiểu biết sâu rộng và kỹ đúng đắn về doanh nghiệp và người lao động. Như vậy, sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động sẽ cao hơn,củng cố niềm đam mê, sự yêu thích công việc cho người lao động Kiến thức về ngôn ngữ chuyên ngành được đào tạo chuyên sâu hơn Nâng cao tính chuyên nghiệp của người lao động Tự tin hơn khi tìm kiếm một công việc khác ngoài doanh nghiệp do đã được đào tạo bài bản, mặt khác ngay trong quá trình đào tạo đã có thể nhận được những cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp đang cần tuyển dụng 1.3.Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực du lịch 1.3.1.Theo nội dung đào tạo: Đào tạo định hướng công việc: là hình thức đào tạo về kỹ năng thực hiện một loại công việc nhất định. Nhân viên có thể sử dụng kỹ năng này để làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đào tạo định hướng doanh nghiệp : Là hình thức đào tạo về các kỹ năng cách thức, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. Khi nhân viên chuyển sang doanh nghiệp khác, kỹ năng đào tạo đó ít được áp dụng. Bởi vì ở cùng một nhiệm vụ nhưng doanh nghiệp này có cách làm việc khác với các doanh nghiệp khác. 1.3.2.Theo mục đích của nội dung đào tạo: Đào tạo, hướng dẫn công việc cho nhân viên nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới và các chỉ dẫn cho học viên về công việc và doanh nghiệp, giúp học viên năm được đầy đủ kiến thức,thích nghi với cách thức đào tạo. Đào tạo, huấn luyện kỹ năng nhằm giúp cho học viên, nhân viên có thể thực hành tốt công việc hiện tại sau này, có trình độ, kỹ năng phù hợp cho công việc. Người được đào tạo phải có tất cả kiến thức cơ bản, nghiệp vụ chuyên sâu cho từng bộ phận. Và qua đào tạo,thực hành, kỹ năng sẽ ngày một hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn. Tất cả những nghiệp vụ cơ bản, những tình huống có khả năng hoặc đã xảy ra cũng được đào tạo bàI bản cách thức xử lý cho phù hợp. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho chính nhân viên của doanh nghiệp, thường được tổ chức theo định kỳ; một mặt giúp cho nhân viên chuyên sâu hơn nữa trong nghiệp vụ, kiểm tra trình độ hiện tại; một mặt giúp nhân viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức, kiểm tra trình độ hiện tại; mặt khác giúp nhân viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng mới. Hình thức này có thể áp dụng cho các học viên đang theo học với các mục đích giúp học viên tiếp cận được kiến thức mới, trình độ chuyên môn được nâng cao. Đào tạo và phát triển năng lực quản trị giúp cho những người có xu hướng và yêu thích là quản lý, ví dụ như điều hành tour,… Hình thức đào tạo này giúp cho các nhà quản trị, điều hành có điều kiện tiếp xúc, làm quen với nhiều phương pháp, kỹ năng mới, nâng cao thực hành, tích luỹ kinh nghiệm. Những chương trình đào tạo với đối tượng này thường được chọn lọc, những người có khả năng lãnh đạo, tính cách phù hợp với công tác quản lý sẽ được đào tạo. Theo cách thức tổ chức: gồm một số cách sau: Đào tạo chính quy: là đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp theo chuyên ngành lựa chọn Việc học này thường diễn ra bài bản, cụ thể hơn đối với việc đào tạo tại các doanh nghiệp. Chất lượng đào tạo cao hơn về lý thuyết nhưng học viên lại không có cơ hội thực hành nhiều. Vì vậy, giữa lý thuyết và thực hành còn có nhiều khoảng cách và cần phải được bổ sung qua quá trình làm việc thực tế. Đào tạo tại chức: thường những người đi làm tham gia vào quá trình đào tạo này; có thể để nâng cao trình độ kiến thức về nghề nghiệp, có thể học thêm một chuyên ngành mới. Tổ chức lớp học tại doanh nhiệp trong trường hợp doanh nghiệp có cơ sở đào tạo, có chuyên gia, giáo viên để giảng dạy. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể lựa chọn những học viên xuất sắc của khoá đào tạo, tuyển chọn vào làm việc trong công ty. Học viên sẽ được học lý thuyết tại lớp học sau đó tham gia thực hành theo các công việc công ty phân bổ. Các lớp đào tạo này thường có hiệu quả cao, học viên nắm vững kiến thức, kiểm tra đánh giá và được thực hành. Thời gian đào tạo tuỳ thuộc vào mức độ nghề nghiệp và sự linh động của công ty. Tuy nhiên, chi phí cho loại hình đào tạo này thường tốn kém. Vì thế, chi những công ty có khả năng chi trả cao và công ty chuyên đào tạo mới có khả năng làm được việc này. Kèm cặp tại chỗ: là hình thức đào tạo theo kiểu vừa học vừa làm. Hình thức này thường được áp dụng cho những người lao động mới vào làm việc. Những nhân viên con yếu kém cũng được đào tạo theo hình thức này. Học viên sẽ được những người có tay nghề cao giảng dạy, giúp đỡ. Chương 2: Thực trạng hoạt động đào tạo hướng dẫn viên tại trung tâm ngoại ngữ - ĐHKHXH & NV 2.1. Khái quát về trung tâm ngoại ngữ - ĐHKHXH & NV 2.1.1 Quá trình hình thành Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, thì nền kinh tế Việt Nam cũng bắt nhịp dần với tốc độ phát triển đó và đạt được những thành tựu bước đầu. Điều này làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, nhu cầu được nghỉ ngơi, tham quan, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về các vùng, miền, quốc gia trên thế giới tăng mạnh. Do đó, phát triển du lịch là một điều tất yếu. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam mới thực sự khởi sắc trong khoảng 10 năm trở lại đây khi nhu cầu đi du lịch đang có những bước tăng trưởng vợt bậc. Du khách bắt đầu yêu cầu những dịch vụ tốt và cao cấp hơn, đòi hỏi hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn ngoại ngữ,… Hiện nay, đã có hàng loạt các công ty du lịch, công ty lữ hành nhà nước và tư nhân ra đời tạo ra sự bão hoà về các công ty cung cấp dịch vụ du lịch. Lượng khách đi du lịch trong nước và quốc tế tăng hàng năm cùng với nhu cầu ngày càng cao của du khách đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ du lịch phải tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng. Mặt khác, đặc điểm của du lịch là mang tính mùa vụ nên các hãng lữ hành không muốn hoặc khó có thể duy trì phòng hướng dẫn. Vì việc duy trì đội ngũ hướng dẫn viên của doanh nghiệp sẽ làm lãng phí ngân sách. Hiện nay nhiều hãng lữ hành sử dụng chung hướng dẫn viên và có rất nhiều hướng dẫn viên tự do, không hưởng lương cố định và chịu sự quản lý của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này cho thấy một thực trạng là trình độ tay nghề của hướng dẫn viên không được các doanh nghiệp chú ý đào tạo bài bản. Vấn đề tự nâng cao kỹ năng nghiệp vụ là tự bản thân các hướng dẫn viên phải lo. Từ đó, nhu cầu của đội ngũ hướng dẫn viên là phải có những công ty, những trung tâm uy tín về đào tạo hướng dẫn viên phải được thành lập và chịu trách nhiệm đào tạo. Hơn nữa, về phía ngành du lịch cũng nhận thấy rõ rằng vấn đề đạo tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp có trình độ ngoại ngữ là không thể không quan tâm hàng đầu. Vì hai lý do đó mà đã có nhiều trung tâm, nhiều công ty được thành lập để đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. Theo quyết định số 971 QĐ/ XHNV - TC của hiệu trưởng Trường đại học KHXH Và NV thì trung tâm ngoại ngữ và xúc tiến trao đổi giáo dục được thành lập với 2 bộ phận: du học quốc tế và đào tạo ngoại ngữ. Và được sự đồng ý của Tổng cục du lịch Việt Nam (công văn số 992 TCDL-LH ngày 18/8/2004). Trung tâm ngoại ngữ trường ĐHKHXH&NV tuyển sinh lớp ngoại ngữ chuyên ngành du lịch (tiếng Anh, Pháp, Trung). Sau khoá học học viên được cấp chứng chỉ ngoại ngữ du lịch trình độ sau C, điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên. Được thành lập từ năm 2003 và chính thức giảng dạy các lớp ngoại ngữ chuyên ngành du lịch từ năm 2004, sau 3 năm đi vào giảng dạy trung tâm đã xây dựng được hình ảnh và sự tín nhiệm nhất định, tạo được niềm tin đối với các học viên. Từ đó, trung tâm vẫn không ngừng phát triển với mục đích ngày càng tạo ra nhiều những hướng dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều bộ môn ngoại ngữ. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Trung tâm đặt dưới sự điều hành trực tiếp của trường ĐHKHXH &NV - đây là đơn vị trực thuộc cấp dưới của trường ĐH QG Hà Nội. 01 giám đốc trung tâm: chịu trách nhiệm quản lý trung tâm, có quyền hạn cao nhất trung tâm, chịu trách nhiệm báo cáo kết quả định kỳ với đơn vị trực thuộc cấp trên là trường ĐHKHXH&NV. 01 phó giám đốc: chuyên phụ trách vấn đề đào tạo của trung tâm và điều hành 02 nhân viên văn phòng: kiêm thủ quỹ,phụ trách thu chi, giao dịch với đối tác, tiếp học viên. Đội ngũ giáo viên: chịu trách nhiệm giảng dạy. 2.2. Thực trạng đào tạo hướng dân viên tại trung tâm ngoại ngữ - ĐHKHXH & NV 2.2.1. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy: Vấn đề đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp về chuyên môn và ngoại ngữ đang là sự quan tâm lớn với các công ty lữ hành. Để đào tạo ra đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, kiến thức cơ bản và tổng quan về du lịch, hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch ở Việt Nam cũng như nước ngoài; những kỹ năng nghiệp vụ du lịch cần thiết cho hoạt động hướng dẫn (kỹ năng thuyết minh, kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, pháp luật Việt Nam,...) trong một thời gian nhất định không phải là dễ dàng. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của các học viên thì vấn đề cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy là không thể không quan tam đến. Các trang thiết bị hiện đại phuc vụ cho công tác giảng dạy sẽ góp phần quan trọng cho việc tiếp cận nhanh chóng với lượng kiến thức lớn và khiến bài học sinh động và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, còn tạo được sự thoải mái cho việc giảng dạy và tiếp thu. Tại trung tâm ngoại ngữ cơ sở vật chất bước đầu được trang bị đủ phuc vụ cho công tác giảng dạy: có đủ các phòng học cho khoảng 20-25 học viên; các phương tiện hỗ trợ giảng dạy: đài đĩa, đài băng, tivi, đầu VCD, máy tính, máy chiếu, và một số tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,... Về đội ngũ giáo viên giảng dạy: Giáo viên chính là người trực tiếp truyền đạt khối lượng kiến thức cần có; và quan trọng đó chính là người cung cấp cho học viên những phương pháp, kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ hướng dẫn ở khía cạnh ngoại ngữ chuyên ngành. Vì vậy, vai trò của đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng. Cung cinh đội ngũ giáo viên giảng dạy này là người xây dựng hình ảnh cho trung tâm, tạo sự uy tín và đánh giá chất lượng đào tạo ở trung tâm. Biết được vai trò quan trọng đó Trung tâm ngoại ngữ ĐHKHXH & NV đã có sự tuyển chọn chu đáo, kỹ lưỡng về đội ngũ giáo viên giảng dạy chính thức và cộng tác viên của trung tâm. Tại trung tâm ngoại ngữ - ĐHKHXH & NV có đội ngũ giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, nhiệt tình, sáng tạo trong phương pháp; thường xuyên có sự cập nhật bổ sung kiến thức. Giáo viên chính là người đua ra đề tài thảo luận, hướng dẫn và tạo không khí học sôi nổi, truyền nhiệt tình và hứng thú cho học viên. Vai trò của giáo viên giảng dạy là vô cùng quan trọng. Vì thế, trung tâm coa sự tuyển chọn khá kỹ lưỡng. Tất cả đội ngũ giáo viên giảng dạy đều có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm ngoại ngữ chuyên ngành du lịch (ít nhất là giáo viên đã có bằng thạc sĩ); đa số giáo viên là giảng viên giảng dạy chính ở khoa Du lịch học Trường ĐHKHXH & NVvà Đại học Sư phạm Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã làm được thì trung tâm còn có những vấn đề phải khắc phục như: phòng học nhỏ so với số lượng học viên 20 - 25 người; trang thiết bị còn thiếu nếu nhiều lớp cùng chung giờ học; các thiết bị hỏng chưa được sửa chữa và thay thế kịp thời; các tranh ảnh, bản đồ về các tuyến điểm du lịch còn thiếu nhiều; hệ thống bài giảng sơ sài tuy đã được bổ sung hơn trước rất nhiều; chưa có lớp học riêng cho học viên đã là hướng dẫn viên và họ chỉ có nhu cầu học để đổi thẻ (lớp học chung giữa sinh viên và những người đã đi làm). Giáo viên giảng dạy còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm trong xử lý tình huống. trong khoảng thời lượng của khoá học là không dài (60 buổi). Vì thế, lượng kiến thức con ít. Chương trình học đa số là lý thuyết; không có chuyến đi thực tế cho các học viên có thể thưc hành và có sự giám sát, đánh giá của giáo viên giảng dạy. 2.2.2. Hình thức đào tạo: Hiện nay trung tâm ngoại ngữ - ĐHKHXH & NV mới chỉ giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành du lịch cho các học viên đăng ký học trực tiếp tại trung tâm (đăng ký trực tiếp tại văn phòng, qua điện thoại, qua mail,…). Từ đó, trung tâm sắp xếp thời gian, lịch học và thông báo lại cho học viên. Trong việc thu hút học viên thì trung tâm có các hình thức như: phát tờ rơi ở một số trường đại học có giảng dạy chuyên ngành du lịch như Đại học Văn Hoá, Đại học Dân lập Phương Đông, Đại học Mở Hà Nội,…Và trung tâm có chính sách cho học viên giới thiệu học viên mới là 100.000 đ/01 người. Hiện tại trung tâm mới có hình thức đào tạo tại chỗ tại cơ sở của trung tâm, chưa có hình thức đào tạo theo hợp đồng của các công ty lữ hành, công ty du lịch. Nguồn học viên: Sinh viên khoa Du lịch trường ĐHKHXH & NV chiếm một phần lớn, ngoài ra trung tâm còn tập trung vào sinh viên du lịch các trương khác như: khoa Du lịch văn hoá - Đại học Văn Hoá, khoa Du lịch - Đại học Dân lập Phương Đông, khoa Quản trị du lịch - Đại Học Hà Nội, khoa Du lịch của trường Kinh tế Quốc Dân và Viện Đại Học Mở,… Và những sinh viên thuộc các chuyên ngành xã hội hay tự nhiên mà họ yêu thích du lịch, có mong muốn làm việc liên quan đến du lịch trong tương lai hoặc hiện tại đang làm trong lĩnh vực du lịch. Học viên tại trung tâm sau khi học được cấp chứng chỉ chuyên ngành du lịch, là điều kiện để được cấp thẻ hướng đẫn viên, vì thế học viên tại trung tâm phải là những sinh viên đã hoặc sắp tốt nghiệp đại học. Quá trình đào tạo: Học viên tại trung tâm là những người có trình độ hiểu biết và đã có kiến thức nền tảng về du lịch. Qua quá ttrình đào tạo học viên sẽ được bổ sung và củng cố những kiến thức về tour, tuyến. Trong quá trình học học viên chủ yếu là học được những kỹ năng về đẫn tour, xây dựng bài thuyết minh, và kỹ năng thuyết minh. Giáo viên cung cấp cho học viên những kiến thức cụ thể về điểm du lịch, tuyến du lịch. Trong quá trình học học viên được tham gia ác trò chơi, xử lý các tình huống; đi thực tế theo nhóm, lớp (do các học viên tự tổ chức) tại các điểm ở Hà Nội. Trong quá trình học nếu học viên có yêu cầu thì mới có chương trình đi thực tế tại các điểm du lịch vì kinh phí cho một khoá học có hạn (1,5 triệu/01 khoá). Lớp học khoảng 20 - 25 người, thường có 2 hoặc 3 giáo viên giảng dạy, có 01 giáo viên chủ nhiệm, một tuần học 4-5 buổi, học viên gồm sinh viên đang theo học chuyên ngành du lịch tại các trường đại học và những người đã đi làm( mục đích chinh là làm thẻ hoặc đổi thẻ). Từ cơ cấu học viên như vậy nên cũng có những thuân lợi và khó khăn nhất định trong công tác giảng dạy và việc tiếp thu kiến thức của các học viên. Kiểm tra đánh giá kết quả học viên: Khoá học có 04 kỳ thi trong tổng thời lượng 60 buổi học (05tiết học/01 buổi) và một kỳ thi cuối kỳ; 04 kỳ thi gồm 02 thi nói và 02 thi viết (gồm các kỹ năng nghe, đọc, viết) khi học viên có đủ 04 điểm của 4 kỳ thi mới được tham gia thi cuối kỳ. Kỳ thi cuối kỳ tổng hợp 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Khi qua kỳ thi cuối kỳ học viên được cấp chứng chỉ ngoại ngữ du lịch trình độ sau C; chứng chỉ có xếp loại giỏi, khá, trung bình tuỳ theo mức độ của học viên. Học viên thi không qua ở kỳ thi cuối kỳ thì trung tâm có tổ chức kỳ thi lại. Sau ba năm hoạt động trung tâm đã đào tạo ra rất nhiều lớp hướng dẫn viên có chuyên môn ngoại ngữ, góp phần bổ sung vào lực lượng lao động du lịch đang thiếu hụt trên thị trường. Trung tâm đang ngày càng phát triển và thu hút ngày càng nhiều học viên ở các chuyên ngành ngoại ngữ mới như tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản. Định hướng phát triển trong tương lai: Hiên nay trung tâm đã đào tạo trên 20 khoá học cho tiếng Anh chuyên ngành du lịch, 01 khoá học tiếng Pháp, 01 khoá học tiêng Trung và trong thời gian tới sẽ có lớp học tiếng Hàn Quốc và tiếng Nhật Bản cho chuyên ngành du lịch. Bên cạnh đó trung tâm sẽ tăng cường quảng bá nhằm thu hút hơn nữa nguồn học viên và nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy và trang thiết bị học tập cho học viên. Ngoài ra, trung tâm sẽ có chương trình đào tạo theo hợp đồng đối với các công ty lữ hành, công ty du lịch; nhằm đào tạo nghiệp vụ ngoại ngữ chuyên ngành du lịch cho cán bộ nhân viên công ty trong thời gian nhất định. Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất 3.1. Thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: Trung tâm ngoại ngữ - ĐHKHXH & NV là đơn vị trực thuộc trường ĐHKHXH & NV- ĐHQG Hà Nội, vì thế mà trung tâm có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động đào tạo cũng như việc xây dựng uy tín của trung tâm. Trong xu hướng hội nhập, ngành du lịch đang được coi là ngành kinh tế mũi nhọn,thu hút nhiều sự đầu tư trong nước và quốc tế. Việc đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp đang trở thành vấn đề rất được quan tâm của các công ty lữ hành. Tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm mở rộng quy mô và thị trường tiềm năng. Trung tâm ngoại ngữ - ĐHKHXH & NV là một trong số ít đơn vị được Tổng cục Du lịch đồng ý cho đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, và được phép cấp chứng chỉ ngoại ngữ du lịch, điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên. Trung tâm có điều kiện thuân lợi là trụ sở đặt tại Trường ĐHKHXH & NV, nơi có khoa Du lịch học: có nguồn học viên chính quy dồi dào và có chất lượng; có điều kiện tốt trong việc cộng tác với các giáo viên giảng dạy chính tại khoa Du lịch. Khó khăn: Trung tâm gặp phải sự cạnh tranh trên thị trường về hình thức đào tạo. Vì thế, trung tâm phải luôn có các biện pháp nâng cao uy tín, hiệu quả của trung tâm trong công tác giảng dạy. Trung tâm chưa có được hình ảnh nổi bật, chưa có vị thế, vì chưa có sưk quảng bá rộng rãi về hoạt động đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch của trung tâm. Vì thế, số học viên biết đến còn ít, số học viên theo học đa số là do được sự giới thiệu của các học viên đã học tại trung tâm. Cơ sở vật chát còn đơn sơ, nghèo nàn, còn thiếu các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá ( giáo trình, tranh ảnh, máy chiếu,…) Việc truyền đạt kiến thức cho học viên còn thiếu phương pháp và sự cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho bài giảng còn ít được quan tâm. Vì thế, tạo cho học viên tâm lý nhàm chán. Do số học viên tham gia các khoá học còn ít. Vì vậy, chưa có khoá học đào tạo riêng cho đối tượng cấp thẻ lần đầu và đối tượng học để đổi thẻ. Việc xắp xếp giữa các học viên như vậy vào cùng một lớp học tạo tâm lý khác nhau trong việc tiếp thu kiến thức. Ngoài việc học hỏi, trao đổi được kinh nghiệm của những người đã đi làm có nhiều thuận lợi cho quá trình học của các học viên; nhưng do tâm lý khác nhau nên lớp học ít hoà đồng; do sinh viên thì muốn học lấy kiến thức, kỹ năng; còn học viên đã đi làm thì đa số học để được cấp thẻ hay đổi thẻ (vì kiến thức đó họ đã học qua rồi). Vấn đề tổ chức đào tạo còn nhiều thiếu xót và bất cập: hệ thống bài giảng sơ sài, buồn tẻ; chưa có chương trình thực tế cho học viên có điều kiện thực hành. 3.2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo tại trung tâm Trung tâm nên có những hình thức quảng bá rộng rãi hơn nữa về hoạt động của trung tâm cũng như hoạt động đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch; bằ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 75.doc