Đề tài Tìm hiểu kế toán thuế giá trị gia tăng và quyết toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh – Hà Nội

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

2. Hình thức tổ chức bộ máy công ty 4

3. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 5

4. Tình hình cơ bản của doanh nghiệp 7

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

1. Cơ sở lý thuyết 8

1.1. Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng 8

1.2. Lý luận chung kế toán thuế giá trị gia tăng 10

2. Thực trạng công tác hạch toán thuế GTGT, liên hệ thực tiễn với lý thuyết 2.1. Phương pháp tính thuế và thuế suất áp dụng 12

2.2. Hóa đơn, chứng từ sử dụng 14

2.2.1. Hóa đơn, chứng từ 14

2.2.2. Phương pháp luân chuyển chứng từ 15

2.3. Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ 16

2.4. Hạch toán thuế GTGT phải nộp 19

2.5. Xác định số thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước 21

2.6. Nộp thuế 26

IV. NHẬN XÉT 26

1. Ưu điểm 26

2. Hạn chế 27

3. Biện pháp, kiến nghị 28

V. KẾT LUẬN 29

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu kế toán thuế giá trị gia tăng và quyết toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8.113.645.043 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (20=10-11) 20 723.607.370 -342.564.202 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 V1.26 4.682.712 104.276.142 Trong đó: lãi góp vốn liên doanh 21* - - 7. Chi phí tài chính 22 V1.28 398.548.137 622.440.282 Trong đó: chi phí lãi vay 23 - - 8. Chi phí bán hàng 24 96.579.213 152.641.066 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 700.974.018 988.936.327 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD {30=20+(21-22)-(24+25) 30 -467.811.286 -2.002.305.735 11. Thu nhập khác 31 2.783.119 175.250.897 12. Chi phí khác 32 750.000 400.000 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 2.033.119 174.850.897 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 -465.778.167 -1.827.454.838 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 V1.30 - - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 V1.30 - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 -465.778.167 -1.827.454.838 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 - - (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu, tình hình tài chính của công ty không được tốt. Lợi nhuận của công ty bị âm một khoản lớn. Đây là đặc thù sản phẩm của công ty chuyên sản xuất các chi tiết máy phức tạp phục vụ cho các công ty chế tạo máy. Để khắc phục tình trạng trên, công ty cần nâng cao công suất máy móc và chuyển giao công nghệ để chế tạo máy móc hoặc xuất khẩu để nâng cao doanh thu cũng như làm cải thiện tình hình tài chính. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng * Khái niệm: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. * Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế: Đối với hàng hoá, dịch vụ sản suất trong nước, giá tính thuế GTGT: Nếu là hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá đã có thuế TTĐB. Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu (giá CIF) cộng với thuế nhập khẩu. Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hoá tính theo giá bán trả một lần không tính theo số tiền trả từng kì. Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế GTGT là giá gia công. Các trường hợp khác như: hàng hoá mang trao đổi, tặng biếu, sử dụng tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá cùng loại tương đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền thu từng kỳ. Giá tính thuế GTGT đối với các hàng hoà, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Thuế suất thuế GTGT. Mức thuế suất 0% đối với ; hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT xuất khẩu. Mức thuế suất 5% đối với các mặt hàng thiết yếu, hiện đang chịu thuế doanh thu với thuế suất thấp như : nước, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, thiết bị và dụng cụ y tế, giáo cụ để giảng dạy và học tập, đồ chơi trẻ em, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và một số hàng hoá, dịch vụ như : in các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (trừ in tiền); máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy, máy in chuyên dùng cho máy vi tính. Mức thuế suất 10% đối với các hàng hoá, dịch vụ: dầu mỡ, khí đốt, quặng, sản phẩm điện tử, sản phẩm hoá chất, giấy, vải. * Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ thuế Đối tượng áp dụng: đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng. Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) Thuế suất hàng hoá, dịch vụ đó. Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì tính ra số thuế GTGT đầu vào như sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...) 1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó Thuế GTGT = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng: - Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; - Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (x) Thuế suất GTGT của, hàng hoá dịch vụ đó 1.2. Lý luận chung kế toán thuế giá trị gia tăng * Vị trí của kế toán đối với công tác quản lý thuế giá trị gia tăng: Công tác hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý và thu thuế. Kế toán thuế sẽ quản lý, xử lý hóa đơn chứng từ, tự tính toán khoản được khấu trừ và số phải nộp ngân sách nhà nước. Đây là khâu cơ sở giúp đơn giản hóa công tác quản lý thuế. * Các quy định về kế toán thuế giá trị gia tăng hiện hành: Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế: Hạch toán thuế GTGT đầu vào: Tài khoản sử dụng: TK133- thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. Một số quy định hạch toán: Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, hoặc thực hiện dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, khen thưởng được trang trải bằng quỹ phúc lợi, khen thưởng của doanh nghiệp thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào Tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào. Hạch toán thuế GTGT đầu ra: Tài khoản 3331: dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. Một số quy định hạch toán: Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế giá trị gia tăng phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ một lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế. Xác định thuế GTGT phải nộp cuối kỳ: Cuối kỳ, kế toán tính toán và xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hóa dịch vụ mua bán trong kỳ: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Hàng tháng, chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo, công ty phải nộp cho cơ quan thuế tờ khai thuế giá trị gia tăng kèm bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào và bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu: + Mẫu số 01/GTGT – Tờ khai thuế giá trị gia tăng + Mẫu số 01-1/GTGT – Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra + Mẫu số 01-2/GTGT - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp: Tài khoản sử dụng là TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp với các quy định và cách tính thuế như trên, không sử dụng tài khoản 133. 2. Thực trạng công tác hạch toán thuế GTGT, liên hệ thực tiễn với lý thuyết 2.1. Phương pháp tính thuế và thuế suất áp dụng * Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng áp dụng tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh là phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Trong đó: Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) tổng số thuế giá trị gia tăng hàng hóa dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng (=) tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Vì các sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh là các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ toàn bộ. * Tài khoản sử dụng: do doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế nên tài khoản sử dụng là TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và TK 333(3331)- Thuế giá trị gia tăng phải nộp để hạch toán thuế giá trị gia tăng. TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, có hai tài khoản cấp 2: TK 1331- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ TK 1332- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của tài sản cố định TK 333- Thuế và các khoản phái nộp ngân sách Nhà nước TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp * Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh: TK 111, 112, 113 TK 111, 112, 113 TK 333(1) TK 133 Thuế GTGT của vật tư, Hàng hóa mua vào Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT vật tư, hàng hóa Bán ra TK 111, 112, 331 TK 111, 112 Thuế GTGT của hàng hóa được giảm giá, trả lại Thuế GTGT được hoàn lại Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng * Thuế suất: các hàng hóa, dịch vụ của công ty áp dụng các mức thuế suất 0%, 5%, 10% theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng tùy từng mặt hàng. 2.2. Hóa đơn, chứng từ sử dụng 2.2.1. Hóa đơn, chứng từ Hóa đơn, chứng từ là bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm căn cứ ghi sổ kế toán và là bằng chứng quan trọng hàng đầu để xác định đối tượng chịu thuế, tính thuế, thuế suất và căn cứ thu thuế. Các loại hóa đơn chứng từ sử dụng để hạch toán thuế gia trị gia tăng tại công ty như sau: - Hóa đơn giá trị gia tăng - Tờ khai thuế giá trị gia tăng - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra - Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ - Một số hóa đơn, chứng từ liên quan 2.2.2. Phương pháp luân chuyển chứng từ * Đối với thuế giá trị gia tăng đầu vào: Hàng ngày, kế toán vật tư căn cứ vào giấy dự trù vật tư đã được giám đốc phê duyệt, lập trình xin mua vật tư hoặc cấp vật tư trình giấy đề nghị tương ứng để mua hàng. Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào là hóa đơn do người bán lập (liên 2- màu đỏ). Sau khi mua hàng về, kế toán kiểm tra thông qua biên bản kiểm kê hàng hóa để đánh giá đúng số lượng cũng như chất lượng hàng hóa mua về có đúng và đủ hay không. Nếu đúng và đủ thì thì hàng sẽ được nhập kho và kế toán lập phiếu nhập kho. Khi hoàn tất mua hàng, hóa đơn chứng từ kế toán sẽ được gửi về bộ phận tài chính- kế toán của công ty; kế toán thuế đối chiếu tính hợp pháp, hợp lý của hóa đơn, chứng từ; sau đó luân chuyển đến các bộ phận liên quan để ghi sổ kế toán. * Đối với thuế giá trị gia tăng đầu ra: Căn cứ để hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra là hóa đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp lập khi cung ứng hàng hóa cho khách hàng, bao gồm 3 liên: + Liên 1: lưu tại cuống (màu tím) + Liên 2: giao cho khách hàng (màu đỏ) + Liên 3: lưu nội bộ (màu xanh) Khi bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì bộ phận bán hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên và chuyển cho các bộ phận liên quan. Hình thức thanh toán chủ yếu của công ty là hình thức thanh toán theo hợp đồng thông qua chuyển khoản. Đối với những hóa đơn có hình thức thanh toán như vậy, kế toán công nợ ghi sổ để đối chiếu thanh toán với các đối tác theo đúng tiến độ hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận. Bộ phận kế toán liên quan có nhiệm vụ nhập đúng và đủ dữ liệu trên hóa đơn vào máy, sau đó các dữ liệu sẽ tự động chuyển vào sổ sách có liên quan, từ đó cung cấp thông tin theo công việc của mình. Tuy nhiên, phương pháp hạch toán trên máy cung có khác biệt so với phương pháp ghi thủ công, khi nhập một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào máy, máy sẽ tự động chia một nghiệp vụ phát sinh đó ra thành các bút toán khác nhau và chỉ có một Nợ, một Có để thuận tiện cho vào sổ cũng như luân chuyển sổ sách đến từng kế toán liên quan trong máy. Như vậy, từ phương pháp luân chuyển hóa đơn chứng từ, chúng em có một số nhận xét như sau: + Căn cứ chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ cuối tháng kèm theo tất cả các hóa đơn chứng từ liên quan. Đồng thời tập hợp tất cả các hóa đơn chúng từ có liên quan đến thuế giá trị gia tăng để lập bảng kê chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào và bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra. Sau đó, kế toán sẽ xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp trong tháng để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. + Mặc dù hình thức ghi sổ kế toán tại công ty là hình thức Nhật ký chung, về cơ bản nó vẫn luôn đảm bảo được các yêu cầu của hình thức ghi sổ này song có một số thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế tại công ty, để đơn giản cho việc ghi sổ cũng như theo dõi các hoạt động kinh tế của công ty. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên bảng kê với số liệu trên sổ chi tiểt và số liệu trên sổ tổng hợp để phát hiện ra các sai sót, nhầm lẫn để kịp thời xử lý. 2.3. Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ Đầu tháng, kế toán tập hợp tất cả các hoa đơn, chứng từ liên quan để hạch toán vào tài khoản 133 và căn cứ làm chứng từ ghi sổ. * Đối với hàng hóa dịch vụ mua trong nước: Từ tháng 1/2009, theo Luật thuế giá trị gia tăng mới, doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hóa đơn từ 20 triệu đồng Việt Nam trở lên: Trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng Việt Nam: Trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng Việt Nam: Hóa đơn giá trị gia tăng (liên 2) Biên bản bàn giao hàng hóa Phiếu xuất kho (bên bán) Phiếu nhập kho (bên mua) Phiếu chi (bên mua) Phiếu thu (bên bán) Hợp đồng kinh tế Hóa đơn giá trị gia tăng (liên 2) Biên bản bàn giao hàng hóa Phiếu xuất kho (bên bán) Phiếu nhập kho (bên mua) Chứng từ thanh toán tiền hàng qua ngân hàng Những chứng từ vay vốn chuyển trả tiền hàng: giấy nhận nợ, bảng kê xin rút tiền vay, lệnh chi, hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gai tăng, phiếu nhập kho (bên mua), phiếu xuất kho (bên bán). Mẫu số:01/GTKT-3LL HL/2009B 0043818 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ngày 21/10/2009 Đơn vị bán hàng: Công ty cơ khí 17 Bộ Quốc Phòng Địa chỉ: Đông Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: 04-8843323/8842328 Họ tên người bán hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV cơ khí Mê Linh Địa chỉ: KCN Quang Minh – Thị trấn Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội Số tài khoản: 2710000001632 – Ngân hàng PGD Quang Minh – CN Ngân hàng ĐT Hình thức thanh toán: MS: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Thép phế X17 (SUS 430) Tấn 11 5.080.514 55.885.654 2 3 4 Cộng tiền hàng: 55.885.654 Thuế suất GTGT: 5% 2.794.282 Tổng cộng tiền thanh toán: 58.679.936 Số tiền bàng chữ: (Năm mươi tám triệu, sáu trăm bảy mươi chín nghìn, chín trăm ba mươi sáu đồng). Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Hình 1: Hóa đơn GTGT đầu vào * Đối với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu: doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp từ các đối tác nước ngoài nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Chứng từ bao gồm: Hợp đồng kinh tế Tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Biên bản giao nhận hàng hóa Phiếu nhập kho Trong tháng 9 năm 2009, công ty không phát sinh nghiệp vụ kinh tế về nhập khẩu hàng hóa. * Kế toán xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: căn cứ vào tất cả hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, kế toán lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. 2.4. Hạch toán thuế GTGT phải nộp * Đối với hàng hóa dịch vụ bán trong nước Trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng Việt Nam: Trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng Việt Nam: Hóa đơn giá trị gia tăng (liên 3) Phiếu xuất kho Phiếu thu Biên bản giao nhận hàng hóa Hợp đồng kinh tế (nếu có) Hợp đồng kinh tế Hóa đơn giá trị gia tăng (liên 3) Phiếu xuất kho Biên bản giao nhận hàng hóa Chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng -2009- Thương mại Mẫu số:01/GTKT-3LL LC/2009B 0054588 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ngày 21/10/2009 Cập nhật Ngày 21/9/2009 Số 10/0013-TX Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH MTV cơ khí Mê Linh Địa chỉ: KCN Quang Minh – Thị trấn Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội Số tài khoản: 42710000001632 – Ngân hàng PGD Quang Minh – CN Ngân hàng ĐT Điện thoại: +84 4 38134268 Họ tên người bán hàng: Tên đơn vị: Cty TNHH MTV Máy kéo và Máy Nông Nghiệp Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MS: 0500236405 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Bánh đai 12-21-101 Cái 101 360.847 13.251.200 2 Bánh đai 8-21-109A Cái 165 112.000 18.480.000 3 Hộp truyền động phay 12-72-106B Cái 456 108.800 49.612.800 4 Nắp hộp biến tốc 12-37-401C Cái 51 84.800 4.324.800 Cộng tiền hàng: 85.668.800 Thuế suất GTGT: 5% 4.283.440 Tổng cộng tiền thanh toán: 89.952.240 Số tiền bàng chữ: (Tám mươi chín triệu, chín trăm năm mươi hai nghìn, hai trăm bốn mươi hai đồng). Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Hình 2: Hóa đơn GTGT đầu ra * Đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu Chứng từ bao gồm: Hợp đồng kinh tế Tờ khai hàng hóa xuất khẩu Hóa đơn giá trị gia tăng (liên 3) Phiếu xuất kho Chứng từ thanh toán tiên hàng qua ngân hàng Biên bản bàn giao hàng hóa Trong tháng 9 năm 2009, công ty không phát sinh nghiệp vụ kinh tế về xuất khẩu hàng hóa. * Kế toán xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra: cuối tháng kế toán tập hợp tất cả các hóa đơn chứng từ liên quan của hàng hóa dịch vụ bán ra để lập bảng kê hóa đơn, chúng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra. Sau khi nhận hay hóa đơn giá trị gia tăng và các chứng từ liên quan, kế toán định khoản trên phiếu hạch toán, in, xác thực và lưu trữ chứng từ; sau đó kế toán sẽ hạch toán vào các sổ liên quan. Do công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp được thực hiện bằng phần mềm kế toán nên kế toán đôi khi lập phiếu hạch toán trước khi nhận được hóa đơn giá trị gia tăng khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điều này là trái nguyên tắc hạch toán và có thể dẫn đến sai sót, nhầm lẫn. 2.5. Xác định số thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) Thuế suất hàng hoá, dịch vụ đó. Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT. Cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào và Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra; từ đó tính ra số thuế phải nộp trong kỳ, số thuế hoãn lại hoặc số thuế được hoàn lại theo quy định của nhà nước trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Các chứng từ, hóa đơn về công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng của công ty thể hiện được nội dung kinh tế, có bằng chứng xác thực với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có đầy đủ tính pháp lý của các tác nhân liên quan. Quy trình kế toán thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp cơ bản tuân thủ đúng quy trình của chuẩn mực, chế độ và các quy định hiện hành liên quan. Các hóa đơn của doanh nghiệp được sử dụng hợp lý, hợp pháp theo quy định của pháp luật, hạn chế tối thiểu sai sót khi sử dụng hóa đơn. Mẫu số: 01-1/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính CỘNG HÒA XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) [01] kì tính thuế: tháng 9 năm 2009 [02] Người nộp thuế: Công ty TNHH MTV cơ khí Mê Linh 2 5 0 0 2 1 7 2 1 2 [03] mã số thuế: [04] Địa chỉ trụ sở: Khu CN Quang Minh – Thị trấn Quang Minh [05] Quận/Huyện: Mê Linh [06] Tỉnh/Thành phố: Hà Nội [07] Điện thoại: 04 38134268 [08] Fax: 04 38134268 [09] Email: Melico.veam Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Giá trị HHDV (chưa có thuế) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua bán trong kỳ (đánh dấu “X”) 10 B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang 11 161.497.135 C Kê khai thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước I Hàng hóa dịch vụ (HHDV) mua vào 1 HHDV mua vào trong kỳ (12=14+16; 13=15+17) 12 356.027.146 13 25.256.667 a HHDV mua vào trong nước 14 356.027.146 15 25.256.667 b HHDV nhập khẩu 16 - 17 - 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước a Điều chỉnh tăng 18 19 b Điều chỉnh giảm 20 21 3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào (22=13+19-21) 22 25.256.667 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này 23 25.256.667 II Hàng hóa dịch vụ bán ra 1 HHDV bán ra trong kỳ (24=26+27; 25=28) 24 653.745.700 25 32.812.287 1.1 HHDV bán ra không chịu thuế GTGT 26 1.2 HHDV bán ra chịu thuế GTGT (27=29+30+32; 28=31+33) 27 653.745.700 28 32.812.287 a HHDV bán ra chịu thuế suất 0% 29 b HHDV bán ra chịu thuế suất 5% 30 651.245.700 31 32.562.287 c HHDV bán ra chịu thuế suất 10% 32 2.500.000 33 250.000 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kì trước a Điều chỉnh tăng 34 35 b Điều chỉnh giảm 36 37 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra (38=24+34-36; 39=25+35-37) 38 653.745.700 39 32.812.287 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ 1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ (40=39-23-11) 40 2 Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này (41=39-23-11) 41 153.941.515 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kì này 42 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kì sau (43=41-42) 43 153.941.515 Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./. Ngày 09 tháng 10 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ HOẶC Hình 3: Tờ khai thuế GTGT (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Mẫu số: 01-1/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÁN RA (Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT) Kỳ tính thuế: tháng 9 năm 2009 Người nộp thuế: Công ty TNHH MTV cơ khí Mê Linh 2 5 0 0 2 1 7 2 1 2 Mã số thuế: Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Hóa đơn, chứng từ bán Tên người mua Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa có thuế Thuế suất (%) Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hóa đơn Số hóa đơn Ngày, tháng, năm (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT 1 Tổng 2. Hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0% 1 0% Tổng 0% 3. Hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất GTGT 5% 1 LC/2009B 0054560 12/09/2009 Cty TNHH cơ khí XD Phúc sơn 0101317638 Bi cầu D100 56.672.000 5% 2.833.600 2 LC/2009B 0054561 17/09/2009 Cty cơ khí 17 BQP 0100634056 Cây gang 51.000.000 5% 2.550.000 … … … … … … … … … … … Tổng 651.245.700 5% 32.562.287 4. Hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% 1 LC/2009B 0054569 23/09/2009 Trường TCN cơ khí 1HN TW-CK1 2.500.000 10% 250.000 Tổng 2.500.000 10% 250.000 Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra: 653.745.700 Tổng thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra: 32.812.287 Ngày…tháng…năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ HOẶC ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT1010.doc
Tài liệu liên quan