Đề tài Tìm hiểu Khu Du Lịch Tràng An – sức bật mới của du lịch Ninh Bình

PHỤ LỤC

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.03

2. Mục đích nghiên cứu.04

3. Phương pháp nghiên cứu.05

4. Khó khăn của tác giả.05

Chương 1. Khái quát khu du lịch Tràng An

1.1. Vị trí địa lý.06

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu du lịch Tràng An.07

1.3. Quy mô của khu du lịch Tràng An.10

1.4. Nét hấp dẫn du lịch của khu du lịch Tràng An.12

1.4.1. Cố đô Hoa Lư.12

1.4.2. Khu du lịch sinh thái Tràng An.13

1.4.3. Chùa Nhất Trụ.14

1.4.4. Chùa động Bàn Long.15

1.4.5. Chùa động Thiên Tôn. .16

1.4.6. Chùa động Hoa Sơn.17

1.4.7. Núi chùa Bái Đính.18

1.4.8. Hang Sinh Dược.20

1.4.9. Đền Vực Vông.20

1.5. Vài nét về quy hoạch, khai thác du lịch của khu du lịch Tràng An 21

1.5.1. Vài nét về quy hoạch du lịch. .21

1.5.2. Thực trạng khai thác du lịch.23

Chương 2. Khu du lịch Tràng An- sức bật mới của du lịch Ninh Bình.

2.1. Sức hấp dẫn du lịch của khu du lịch Tràng An.24

2.1. So sánh sự độc đáo, mới mẻ của khu du lịch Tràng An với các điểm

du lịch khác của Ninh Bình. .30

Chương 3. Nhận xét, đánh giá của tác giả.

3.1. Khả năng phát triển du lịch.33

3.2. Bất cập trong quy hoạch du lịch.34

3.3. Đề xuất của tác giả.35

Phần kết luận. .38

Tài liệu tham khảo.

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu Khu Du Lịch Tràng An – sức bật mới của du lịch Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khu du lịch sinh thái Tràng An. Khu núi chùa Bái Đính mới và khu du lịch sinh thái Tràng An là các điểm du lịch mới, đang được xây dựng có quy mô khá lớn, độc đáo và mới mẻ. Khu du lịch sinh thái Tràng An với hàng trăm hang động nguyên sơ cùng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú sẽ tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Khu núi chùa Bái Đính mới đang được xây dựng có quy mô lớn nhất trong khu vực Đông Nam á với hàng trăm pho tượng đá, 3 pho tượng bằng đồng nặng 50 tấn, một pho tượng đồng và một quả chuông đồng lớn nhất Việt Nam. Khu du lịch Tràng An với các điểm du lịch mới mẻ và có quy mô cũng như giá trị rất lớn, nó chứa đựng cả các giá trị tự nhiên, nhân văn, lịch sử và tâm linh. Khu du lịch có quy mô mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, là điểm nhấn quan trọng cho du lịch Ninh Bình. 1.4. Nét hấp dẫn của các điểm trong khu du lịch TA Khu du lịch Tràng An là một hệ thống các điểm du lịch, mỗi điểm du lịch có một vài nét hấp dẫn riêng. Tổng thể nét hấp dẫn của chúng sẽ tạo nên khu du lịch Tràng An hấp dẫn, độc đáo. 1.4.1. Cố Đô Hoa Lư Hoa Lư là Cố Đô của nước Đại Việt từ thế kỷ X, nằm trên địa phận của xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ, thuộc thị trấn Hoa Lư, cách Hà Nội hơn 90km. Cố Đô nằm ở phía nam của đồng bằng Bắc Bộ, có sông Đáy bao quanh. Cố đô Hoa Lư gắn liền với tên tuổi Đinh Bộ Lĩnh, người anh hùng, một vị vua xây dựng một nhà nước chính thống đầu tiên, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc. Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, ông lên ngôi Hoàng Đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt, cho đắp thành, đào hào, làm cung điện triều ngự ở Hoa Lư. Sau khi ông cùng hai người con trai trưởng bị đầu độc, con thứ ba Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi hoàng đế. Hoàng đế còn nhỏ không lo được việc nước nên Thái Hậu Dương Vân Nga đã truyền ngôi cho Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn. Năm 1005 Lê Hoàn mất, các con tranh ngôi hoàng đế, triều đình rối ren. Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua, năm 1010, ông rời đô về Thăng Llong, Hoa Lư trở thành Cố Đô của Việt Nam. Cố Đô Hoa Lư gồm hai đền chính là Đền Đinh và Đền Lê được xây dựng vào thời Lý. Đền được trùng tu nhiều lần, hiện nay chúng mang chủ yếu kiến trúc thời Lê, Nguyễn. Ngoài 2 đền trên, cố đô còn có hai lăng: Lăng Vua Đinh và Lăng Vua Lê đều nằm trên núi Mã Yên, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ XXI(1840). Theo quan niệm của người xưa, lăng vua Đinh và vua Lê đều được xây cất ở nơi được gọi là “ huyệt đế vương”. Ngày nay, Cố Đô Hoa Lư đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt vào ngày lễ hội hàng năm 10 tháng 3 âm lịch. 1.4.2. Khu du lịch sinh thái Tràng An. Từ khi có Kinh Đô Hoa Lư năm 968, khu núi non trùng điệp, hang động kỳ ảo, thung lũng, sông ngòi xen kẽ tạo nên một kỳ quan thiên nhiên hoành tráng đó chính là khu hang động Tràng An hay còn gọi là khu sinh thái Tràng An. Khu du lịch sinh thái Tràng An thuộc địa phận xã Trường Yên, xã Ninh Vân, xã Ninh Hải ( huyện Hoa Lư), xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn), xã Ninh Nhất, phường Tân Thành ( Thành Phố Ninh Bình). Diện tích đất dược sử dụng là 1.566 ha, trong đó diện tích núi đá và rừng đặc dụng được quản lý là 980 ha, diện tích để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng. Khu du lịch sinh thái Tràng An là một quần thể các hang động đan xen sông núi, non nước, cây cỏ, thú vật hoang dã tạo nên một khu sinh thái hấp dẫn, nguyên sơ. Khu sinh thái Tràng An gồm trên 300 hang động lớn nhỏ trong đó có gần 50 hang động còn rất nguyên sơ với quần thể nhũ đá, măng đá rất đẹp, lung linh, kỳ ảo; gần 30 thung lũng với hàng ngàn loài động vật, thực vật hoang dã. Đặc biệt khi khảo sát, thi công một số hang động thuộc khu du lịch sinh thái, các nhà khoa học, các nhà xây dựng đã tìm thấy rất nhiều công cụ lao động bằng đá, nhiều cổ vật thời Đinh Lê: gạch xây, gạch lát, cối giã, tiền đồng, bát đĩa, hũ vại, nhạc ngựa, quả cân bằng đá,.. Đây là những hiện vật quý hiếm, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế,...trong lịch sử dân tộc; là biểu tượng sống động thể hiện ý chí quật cường, lòng tự tôn, niềm khao khát độc lập, tự do, thống nhất của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Nếu du khách về thăm Cố Đô Hoa Lư không thể không đến thăm khu du lịch sinh thái Tràng An để thưởng ngoạn sự hùng vĩ của núi non, thả hồn thơ mộng trước những hồ nước, hang động kỳ ảo cùng trời mây cao rộng. Tất cả hoà nhập vào nhau, tạo cho du khách một cảm giác nồng nàn, thi vị trong giang sơn cẩm tú, hình như tất cả những cái đẹp của trời đất đã dồn góp về đây. Đúng là một vùng “ sơn kỳ thuỷ tú”, như những bức tranh thuỷ mặc đẹp mê hồn, ngay cả những người khó tính nhất cũng phải yêu, phải mê. 1.4.3. Chùa Nhất Trụ. Chùa Nhất Trụ nằm ở thôn yên Thành, xã Trường Yên, Huyên Hoa Lư. Chùa chỉ cách đền Lê khoảng 100m về phía bắc. Chùa được xây dựng vào thời Tiền Lê, qua nhiều lần trùng tu đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Chùa quay hướng tây, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, phía ngang là Tiền đường, phía dọc là 4 gian “ chuôi vồ”, là nơi thâm nghiêm để thờ phật. Ngoài chùa chính, trong khu vực còn có nhà thờ Địa Tạng và thờ Mẫu. Điều đặc biệt, chùa chỉ có một cột Kinh bằng đá nên gọi là chùa Nhất Trụ. Đây là cột Kinh bằng đa do vua Lê Đại Hành cho xây dựng ở niên hiệu ứng Thiên thứ hai năm 955 để thờ Phật. Cột Kinh có chiều dài 4,16n gồm 6 bộ phận đá được lắp gá vào nhau bằng các mộng và ngỗng tròn, không hề có chất kết dính nào. Điều này khẳng định nghệ thuật xây dựng của các nghệ nhân, sự tính toán tỉ mỉ, rất khoa học của họ. Thân cột Kinh được mài nhẵn lì, trên có khắc các bài niệm chú Phật Giáo bằng chữ Hán. Điều này khẳng định nghệ thuật chạm khắc đá, thư pháp trên đá của nhân dân Hoa Lư đã có từ lâu đời, cách ngày nay trên 1000 năm. Khu vực chùa Nhất Trụ được xây dựng tường đá bao quanh, vườn chùa trồng rất nhiều cây ăn quả, cây cổ thụ xanh rợp sân chùa. Khi Kinh Đô được chuyển về Hà Nội, vua Lý cũng cho xây dựng một ngôi chùa Nhất Trụ ở Kinh Đô Thăng Long mà tiền thân của nó là chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư, ngày nay nó đã trở thành biểu tượng của văn hoá Việt Nam. 1.4.4. Chùa Bàn Long. Đây là một ngôi chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi làm chùa, nơi thờ Phật. Chùa thuộc xẫ Ninh Vân huyện Hoa Lư. Chùa nằm trong núi Đại Tượng, đây là một ngọn núi hình con voi khổng lồ cao khoảng 200m chầu về Kinh Đô Hoa Lư. Chùa được xây dựng từ rất lâu, khi nhân dân nhìn thấy có Rồng cuộn ở đây, chỗ rồng cuộn là một phiến đá hình rồng nên gọi là Chùa Bàn Long. Trong chùa có một bia đá có ghi “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải qua triều Đinh, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng.” Chùa không xây Tam quan như các chùa khác mà xây cầu đá bắc qua một con mương nhỏ. Cổng được ghép bằng những phiến đá xanh nguyên khối, trạm khắc tinh xảo. Chùa Bàn Long là nơi dân thường xuyên đến đây để cầu mưa mỗi khi hạn hán và rất linh ứng. Khi nhìn thấy phiến đá hình vảy rồng toả sáng, ngay hôm sau trời sẽ đổ mưa. Trong động chùa có một bia đá khắc chữ “ Bàn Long Tự ” do chúa Trịnh Sâm tạc khi đi qua đây. Ngoài ra, trong chùa còn có pho tượng đá tự nhiên hình rồng cuộn, phiến đá hình bệ rồng và tượng Phật ADi Đà bằng đá xanh nguyên khối được dựng từ khi dựng chùa. Đây là pho tượng bằng đá cổ xưa nhất ở Việt Nam còn đến ngày nay. Điều đặc biệt ở chùa Bàn Long là xung quanh các pho tượng trên các vách động là những nhũ đá mà tạo hoá đã chạm khắc hình thành bốn con vật linh thiêng là Long, Ly, Quy, Phượng. Tứ linh đó đã chầu về các tượng phật đối xứng qua hai trục tung và trục hoành với tâm là tượng phật Thích Ca Sơ Sinh. Một điều đặc biệt nữa là vách đá trên cao ở giữa động có một nhũ đá hình tượng Phật đang cưỡi ngựa trắng. Đây là điều mà chỉ Bàn Long mới có đựơc. Mỗi không gian ở vách động đều trạm khắc những hình tượng các con vật linh thiêng, tượng Phật rất tinh tế, ấn tượng, mang sức quyến rũ khiến ta phải ngỡ ngàng. 1.4.5. Chùa Động Thiên Tôn. Chùa động Thiên Tông nằm ở chân núi Dũng Đương cao khoảng 60m quay hướng nam, thuộc thôn Đa Giá, Ninh Mỹ, Hoa Lư. Toàn bộ khu vực động là phong cảnh thiên nhiên trong lành, yên ả. Động Thiên Tôn gồm hai hang: Hang Ngoài và Hang Trong. Hang Ngoài thờ Phật. Bước qua cổng vào hang, du khách sẽ choáng ngợp trước một hang đá thiên tạo cao, dài, hình vòm cung, trông giống như miệng một con rồng khổng lồ. Điều độc đáo của động Thiên Tôn là tất cả các đồ thờ đều làm bằng đá, các con Rồng đều được trạm khắc uyển chuyển, mềm mại, dáng thanh tú. Đó là những khối đá có hồn, thể hiện tài năng sáng tạo của các nghệ nhân thời xưa. Động Thiên Tôn gắn liền với tên tuổi của Đinh Bộ Lĩnh từ thủa chưa lên ngôi hoàng đế. Trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đem lễ vật vào cầu đảo trong chùa mong nhờ thần giúp đỡ. Lời cầu của Đinh Bộ Lĩnh đã linh ứng, thần Thiên Tôn đã giúp ông dẹp được 11 sứ quân khác. Sau này, được vua Đinh xây thành Tiền Tế và Kinh Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi cho vào bệ kiến. Trước cách mạng Tháng Tám, Động Thiên Tôn là nhân chứng lịch sử chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng đó là hơn một ngàn người kéo về đây làm lễ mít tinh trước khi kéo về thành phố đánh chiếm Ninh Bình. Như vậy, động Thiên Tôn vừa là nơi thờ Phật, thờ thần, vừa là đền, vừa là chùa. Đến đây, tâm linh của du khách sẽ hướng thiện trong cõi phật, cõi tiên, chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc đá tuyệt đẹp của tạo hoá và của con người. 1.4.6. Chùa động Hoa Sơn. Hoa sơn là một hang động nằm lưng chừng núi còn có tên gọi là núi Chùa, nằm ở phía nam của Cố Đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn ái Ngũ, Minh Hoà, Hoa Lư. Qua 153 bậc đá du khách sẽ được chiêm ngưỡng một hang động rất đẹp của Ninh Bình. Đến đây lòng người sẽ cảm thấy thanh thản như đang bước vào cõi Bồng Lai Tiên Cảnh bởi không khí trong lành, cây cối xum xuê, núi non hùng vĩ. Tương truyền Hoa Sơn là nơi nuôi dưỡng ấu chúa Đinh Toàn trong những năm triều đình có biến. Vì thế, Chùa còn được gọi là “ phôi sinh tự” hay “ chùa bà đẻ”. Hoa Sơn là một động tự nhiên, vì thấy cảnh đẹp nên nhân dân đã lấy động làm chùa, có thể coi đây là một ngôi chùa thiên tạo. Con người và thiên nhiên ở đây đã cùng nhau tạo nên một danh thắng, một di tích thật kỳ thú giữa chốn non nước hữu tình của Kinh Đô xưa. Trong động, ngoài thờ phật còn có hai pho tượng của vợ chồng người đã nuôi dưỡng ấu chúa Đinh Toàn, tượng được trạm khắc rất tinh tế, thể hiện tài năng của con người cùng đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Hoa Lư nói riêng, người dân Việt Nam nói chung. Cái tên “ Hoa sơn động” do vua Tự Đức đặt cho chùa động, khi nhà vua đi tuần ra Bắc rẽ qua thăm cố đô Hoa Lư. Động Hoa Sơn là một danh thắng nổi tiếng của Cố Đô, là nơi du khách cảm thấy sự thư thái của tâm hồn và chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt vời của tạo hoá. Cảnh đẹp của Hoa Sơn không thể nào tả hết bằng miệng được, ta có thể gói gọn trong 2 câu thơ sau: “ Cảnh tú anh linh thiên cổ tại Hoa Sơn tiên động ức niên tiền” Nghĩa là: “Cảnh đẹp thiêng liêng từ thiên cổ Động Hoa Sơn có từ ngàn năm trước” 1.4.7. Núi chùa Bái Đính cũ và mới. Núi chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, Gia Viễn. Núi Bái Đính đứng độc lập cao trên 20m, được tạo thành bởi hai dãy núi khép lại hướng về phía tây tựa như tay ngải mở ra một thung lũng rộng lớn hơn 3ha gọi là Thung Chùa. Bước theo trên 300 bậc đá, du khách sẽ lên đến chùa Bái Đính cũ. Càng lên cao không khí càng trong lành và thoáng mát, mọi lo toan của cuộc sống đời thường như bị quên lãng. Khi lên tới đỉnh núi, bên trái là hang thờ tiên - hang tối, bên phải là hang thờ Phật - hang sáng. Tương truyền nơi đây xưa kia ông Nguyễn Minh Không là người tìm ra hang này và lập bàn thờ phật trong một lần đi vào rừng hái thuốc. Từ đó đến nay, chùa vẫn được nhân dân trong vùng trông nom, hương khói. Động thờ Phật hay còn gọi là hang sáng không rộng lắm, thông ra ngoài một thung lũng rộng và rất đẹp, vào đây du khách sẽ cảm thây rất mát mẻ do có luồng gió thổi qua cửa hang. Đối diện bên trái là hang Tối hay còn gọi là Động Tiên. Động này rất rộng, tối, đi sâu xuống lòng đất. Hang gồm 7 ngăn và thông nhau qua các vách đá. Trong hang có hàng ngàn các nhũ đá với các hình dạng khác nhau, lung linh, kỳ ảo đến lạ lùng. Nước chảy, đá mòn đã tạo nên một kiệt tác của tạo hoá, một tinh hoa của thời gian trên đá. Nơi đây không chỉ đẹp mà còn gắn liền với chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu. Là nơi nuôi dưỡng, bảo vệ các chiến sĩ cách mạng để họ tránh được bom đạn của kẻ thù, vùng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1997 Bộ Văn Hoá Thông Tin đã xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cho núi chùa Bái Đính. Đứng từ trên hang sáng ta có thể nhìn thấy được khu núi chùa Bái Đính mới. Đây là một công trình được xây dựng rất hiện đại, với quy mô lớn. Nơi đây tập trung hàng trăm pho tượng từ khắp mọi nơi trên đất nước, có những hiện vật với kích thước và trọng lượng rất lớn: chuông đồng, 3 pho tượng tam thế bằng đồng, đặc biệt nơi đây còn co một pho tượng phật bằng đồng nặng nhất Việt Nam. Nơi đây đang xây dựng 3 ngôi chùa nằm chạy theo một đường chính đạo, cao dàn theo độ cao của núi. Đứng từ trên đỉnh, từ ngôi chùa cao nhất ta thấy một khung cảnh rất đẹp, một vùng núi non hùng vĩ, một hồ nhân tạo lớn với bờ của nó là các dãy núi đá vôi hùng vĩ. Theo như đánh giá của các chuyên gia, của du khách thì đây sẽ là khu tâm linh lớn nhất Việt Nam về quy mô cũng như số lượng tượng phật. Đây có thể là khu tâm linh lớn nhất khu vực Đông Nam á, không chỉ mang tầm cỡ quốc gia mà còn mang tầm cỡ quốc tế. 1.4.8. Hang Sinh Dược. Hang thuộc địa phận xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Hang cách Cố Đô chừng 2km, cách khu du lịch Tam Cốc không xa về phía Đông Nam. Là một hang xuyên thuỷ chạy dài theo lòng núi mắt rồng, hai đầu của hai cửa là hai thung lũng rộng. Du khách có thể vào thăm hang bằng hai lối: lối 1 qua cửa hang Vồng, lối thứ hai là cửa hang thung áng Nhồi. Du khách sẽ lên thuyền vào thăm hang, khi đến bên Cầu Đen du khách lên bờ và đi bộ thăm hang khô, thử cảm giác đặt chân không lên nền đất mịn, mát rượi. Vào trong lòng hang, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Hàng nghìn nhũ đá hiện ra trước mắt với muôn màu, muôn vẻ sẽ làm cho du khách ngây ngất và tha hồ tưởng tượng. Sự tưởng tượng phong phú của du khách sẽ làm cảnh vật nơi đây trở nên sinh động và có sức sống hơn. Có lẽ bởi nhũ đá ở đây chưa bị tác động bởi bàn tay con người nên mới có được vẻ đẹp nguyên sơ, rực rỡ đến vậy. Trong hang có những cột nhũ rủ xuống lóng lánh như được rát vàng, dát bạc. Trên trần động có nhiều hốc đá là nơi trú ngụ của các loài rơi, khi nghe tiếng động chúng bay xao xác tạo nên một âm thanh thật tuyệt diệu mà không phải nơi nào du khách cũng có thể cảm nhận được. Hang Sinh Dược còn rất hoang sơ, hiện tại mới chỉ khám phá được ,một phần, đây vẫn còn là một bí ẩn, đang chờ du khách khám phá. 1.4.9. Đền Vực Vông Nằm cách Cố Đô khoảng 3km về phía Tây bắc, nằm ngay bên dòng sông Hoàng Long, thuộc khu vực Vực Vông, thô Chi Phong, Hoa Lư. Được xây dựng vào thế kỷ 16, đền đã được trùng tu nhiều lần. Đền được xây dựng theo hình chữ Công gồm 3 phần: Bái Đường, Trung Đường và Chính Đường. Đền thờ quan Giám Sát Quận Mỹ Bùi Văn Khuê và bà Nguyễn thị Niên được nhân dân tôn làm Mẫu Thoải đã có công trong việc trị thuỷ, xoá bỏ tục lệ xấu do bọn cường hào địa phương đề ra đó là mỗi năm phải cống một người con gái xuống lòng sông Hoàng Long, đem lại bình yên cho dân làng khu vực Vực Vông. Ngôi đền này có tiếng là linh thiêng, ở đây con treo bức đại tự vua ban tặng cho bà “ Tiết liệt chung trinh” và bài thơ: “ Vực Vông dừng lại cảnh cương thường Thi khách má hồng qua lại đó Dừng chân ngắm cảnh để làm gương” 1.5. Một vài nét về quy hoạch, khai thác du lịch tại Khu Du Lịch Tràng An 1.5.1. Quy hoạch du lịch Nhận thấy sự hấp dẫn du lịch của các di tích ở Tràng An và sự mới mẻ độc đáo khi kết hợp các di tích này với cố đô, Sở Du lịch Ninh Bình đã tiến hành quy hoạch và xây dựng khu du lịch Tràng An. Bước đầu, Sở Du lịch đã xây dựng quy mô của khu du lịch Tràng An với 10 điểm tham quan chính: Cố đô, khu du lịch sinh thái, khu núi chùa Bái Đính cũ và mới, nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ, chùa động Thiên Tôn, chùa động Hoa Sơn, hang Sinh Dược, chùa Nhất Trụ, đền Vực Vông, chùa động Bàn Long. Sau khi đã có được quy mô khu du lịch Tràng An, Sở Du lịch kết hợp với các chủ đầu tư tiến hành tu sửa các di tích, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, khai thông các hang động, xây dựng đường xá hiện đại nối các di tích tạo thành một khu du lịch hoàn chỉnh. Dự kiến quy hoạch được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1: 2005-2008. Theo dự kiến, trong giai đoạn này tiến hành tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch: con đường Xuân Trường hiện đại nối các di tích, trung tâm thông tin của khu sinh thái, khai thông và tạo thành các lộ trình tham quan trong khu sinh thái, đầu tư thuyền chở du khách tham quan khu sinh thái... Tháng 04 năm 2008, cơ bản hoàn thành việc quy hoạch và xây dựng trong khu du lịch, có thể đưa khu du lịch vào khai thác du lịch nhân kỷ niệm 104o năm cố đô Hoa Lư. Sở Du lịch Ninh Bình sẽ tổ chức “tuần lễ du lịch Ninh Bình” bắt đầu từ ngày 11 tháng 04 năm 208 để khai trương khu du lịch Tràng An. Giai đoạn 2: 2008-2010. Giai đoạn này tiến hành xây dựng nốt khu núi chùa Bái Đính mới cùng với những vấn đề còn chưa hoàn tất của giai đoạn 1. Theo dõi quá trình khai thác du lịch để bổ sung, sửa chữa những khiếm khuyết của quy hoạch gai đoạn 1. Kết thúc giai đoạn 2 vào năm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo ông Trịnh Xuân Hồng- Giám Đốc Sở Du lịch Ninh Bình : “Hiện nay, các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng của khu du lịch Tràng An. Đây là một khu du lịch gần 200 ha, mang tàm cỡ quốc gia và quốc tế”. 1.5.2. Thực trạng khai thác du lịch Trong khu du lịch Tràng An có Cố Đô Hoa Lư với hai đền chính là đền Đinh và Đền Lê đã trở thành một điểm du lịch nổi tieng và thu hút khá đông du khách trong nước và du khách quốc tế. Cố đô Hoa Lư đã được chú trong khai thác du lịch từ rất khá lâu và đã trở thành điểm du lịch quen thuộc của tinh Ninh Bình. Bên cạnh đó, khu núi chùa Bái Đính mới tuy đang được xây dựng còn rất bừa bộn và dở dang nhưng cũng dã có lác đác du khách tới thăm quan, chiêm ngưỡng những giá trị mà nó đã có đó là những bức tượng, quả chuông khổng lồ, hàng trăm bức tượng đá đã được đưa về đây từ rất nhiều nơi trong cả nước, và những ngôi chùa được xây dựng kết hợp cả kiến trúc hiện đại và truyền thống. Điều này làm cho du khách cảm thấy thích thú vì mình là một trong những người đầu tiên được chứng kiến vẻ đẹp còn sơ khai của khu du lịch có quy mô rất lớn này. Tuy nhiên, xung quanh cố đô còn có hàng chục điểm tham quan khác chủ yếu là các chùa, đền và khu du lịch sinh thái Tràng An vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch. Du khách đến thăm Hoa Lư chỉ tham quan 2 ngôi đền chính là đền Đinh và Lê, có thể rẽ qua thăm chùa Một Cột ( chùa Nhất Trụ) nằm gần đó. Các di tích còn lại chủ yếu là các chùa, đền vẫn nằm yên tĩnh và uy nghiên bên các sườn núi, trong các hang động, ít được du khách chú ý và đến thăm. Chỉ vào ngày mồng một, ngày rằm, hay ngày lễ hội mới có người đến thắp hương, cầu khấn nhưng chủ yếu vẫn là cư dân địa phương. Hy vọng rằng sau khi được quy hoạch, được trở thành một trong những điểm tham quan của khu du lịch Tràng An, các di tích này sẽ đón được nhiều du khách vào tham quan phong cảnh “ trời cho” và sự linh thiêng của chúng không còn bị chôn vùi theo năm tháng nữa. Riêng khu du lịch sinh thái Tràng An mới được khám phá còn rất hoang sơ, đang được quy hoạch, xây dựng, khai thông nên chưa cho phép du khách vào tham quan. Với giá trị nguyên sơ và khảo cổ của nó, chắc chắn ddaay sẽ là một điểm du lịch hâp dẫn của khu du lịch Tràng An và của tỉnh Ninh Bình. Dự kiến đưa khu du lịch Tràng An vào khai thác bắt đầu từ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Tuy nhiên, hoạt động du lịch có thể diễn ra trước đó 1 đến 2 tháng. Chương 2. Khu du lịch Tràng An-sức bật mới của du lịch Ninh Bình 2.1 Sức hấp dẫn du lịch của khu du lịch Tràng An Ninh Bình được coi là một tỉnh có du lịch rât phát triển, rất thu hút du khách bởi nó có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Tam Cốc- Bích Động, Nhà Thờ Đá Phát Diệm... Mỗi điểm du lịch có một hoặc một vài sức hấp dẫn riêng, nổi bật khiến chúng trở nên nỏi tiếng vá thu hut sự chú ý của du khách. Khu du lịch Tràng An được coi như một Ninh Bình thu nhỏ bởi nó có các điểm du lịch mang đầy đủ các đặc điẻm hấp dẫn du lịch của các điểm du lịch trong tỉnh Ninh Bình. Nó chứa đựng tổng thể các giá trị hấp dẫn cả về phong cảnh, lịch sử, tâm linh, khảo cổ. Nó được đánh giá như một khu du lịch “hoàn hảo”, hấp dẫn và độc đáo. Trước hết phải kể đến giả trị khảo cổ của khu du lịch Tràng An. Năm 2007 các nhà khoa học Anh và Việt Nam đã khảo sát hang Báng- một trong những hang động của khu du ịch Tràng An và đã tìm thấy các công cụ bằng đá cuội thời kỳ văn hoá Sơn Vi, những mảnh gốm thuộc thời văn hóa Đa Mút. Ngoài ra, trong các hang, các thung đều tìm thấy các cổ vật thế kỷ X- XIV, chúng được coi như những minh chứng lịch sử làm tiền đề cơ sở cho việc tìm hiểu cuộc sống nguyên thuỷ, cuộc sống của các triều đại phong kiến của Việt Nam: Đinh, Tiền Lê, Lý...Giá trị hơn nữa là các cổ vật trong các hang động đều được bảo vệ nguyên vẹn làm định hướng cho các nhà khảo cổ tìm hiểu về con người, môi trường và quá trình biến đổi tự nhiên trong quá khứ. Đây là giá trị rất lớn của khu du lịch Tràng An, nó hấp dẫn sự tò mò của du khách. Tới đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những mảnh gốm, những công cụ bằng đá... những hiện vật thuộc những thời kỳ văn hoá cổ thuộc các triều đại phong kiến xưa của Việt Nam, từ đó du khách sẽ phần nào tưởng tượng ra được cuộc sống con người nguyên thuỷ, con người Việt Nam cách đây hàng chục thế kỷ. Ngoài ra, các hoa văn, trang trí trên các công cụ bằng đá, bằng đồng, bằng gốm còn thể hiện nghệ thuật trang trí của người Việt xưa, giúp họ hiểu phần nào về sự khác nhau giữa các triều đại phong kiến của Việt Nam, biết được sự tiến hoa của con người Việt Nam trong quá trình lao động, sản xuất. Điều này không chỉ hấp dãn du khách trong nước mà còn thu hút sự chu ý đặc biệt của du khách nước ngoài. Sống trong một xã hội hiện đại, cuộc sống hiện đại hoá khién họ cảm thây ngột ngạt. Đên Tràng An, họ sẽ cảm thấy như mình được sống trong cuộc sống “ ăn hang ở hốc của người nguyên thuỷ, giúp họ nhận biết phần nào về cuộc sống của người nguyên thuỷ, người cổ xưa. Họ sẽ thấy cuộc sống của mình thú vị hơn, quý giá và đa dạng hơn. Không chỉ bổ sung kiến thức cho du khách, khu du lịch Tràng An còn mang đến sự ngỡ ngàng cho du khách bởi phong cảnh hùng vĩ mà thơ mộng, hoành tráng mà hữu tình. Những dãy núi đá vôi đã từng được dùng làm tường thành tự nhiên bao bọc, bảo vệ Kinh Đô Hoa Lư thủa xưa đan xen với các dòng sông, khe suối tạo nên phong cảnh hùng vĩ, tráng lệ, độc đáo. Ngoài ra, trong chúng còn chứa đựng hàng trăm hang động lớn, nhỏ với các thạch nhũ lóng lánh, kỳ ảo, muôn màu, muôn vẻ. Riêng khu du lịch sinh thái Tràng An đã có tới gần 300 hang động lớn nhỏ, trong đó có tới 50 hang động còn nguyên sơ, hơn 30 thung lớn, nhỏ chạy dài gần 20km theo hướng Bắc - Nam. Không chỉ kỷ ảo bởi các nhũ đá, hùng vĩ bởi những dãy núi đá vôi cao ngất ngưởng, mà khu du lịch Tràng An còn tráng lệ, ngây ngất bởi sự nguyên sơ, hoang dã, nguyên vẹn của nó. ở đây các nhũ đá, các hang động còn rất nguyên sơ, gần như chưa chịu tác động bởi ban tay của con người. Lướt nhẹ trên mặt nước, lượn ngoằn nghoèo qua các các dãy núi, luồn qua các hang, tiến vào các thung, hàng trăm các loài hoa, chim, thú vừa quen, vừa lạ hiện ra trước mắt du khách vừa xinh xắn, đáng yêu, vừa hiền hoà, gần gũi. Chắc chắn du khách không thể dửng dưng với cảnh sắc nơi đây mà co lẽ du khách sẽ ngây ngất, ngạc nhiên trước vẻ đẹp nguyên sơ và độc đáo này. Không chỉ có các giá trị về phong cảnh, về tự nhiên mà khu du lịch Tràng An còn mang trong mình giá trị tâm linh sâu sắc. Khu du lịch Tràng An có rất nhiều chùa động vừa linh thiêng, vừa có phong cảnh rất đẹp. Các ngôi chùa ở đây có nhiều nét giống và cũng có nhiều nét khác với các ngôi chùa nơi khác. Nó giống các ngôi chùa khác đó là kiến trúc chùa ở Việt Nam nhỏ nhắn, xinh xắn, với những đường cong mang một triết lý nhân sinh cũng là đời sống tinh thần của người Việt Nam đó là mối quan hệ ràng buộc, qua lại, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người cới con người trong cuộc sống. Nhưng khác với những ngôi chùa khác, chùa ở Tràng An đều nằm trong các hang động, lấy các hang động làm tường thành tự nhiên che chở, bảo vệ cho mình. Khi đến đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi phong cảnh và kiến trúc của chúng. Nằm trong các hang động, đằng sau là dãy núi đá vôi sừng sững như tấm bình phong che chở, phía trước là một chiếc hồ có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo, xung quanh là cây cối rậm rạp, mát mẻ, chim chóc, giơi trú ngụ ở đây rất nhiều. Dân gian có câu “ Đất lành, chim đậu”, sự sinh sống của các loài rơi, chim ở đây đã khẳng định mảnh đất này thật lành, tràn đầy sự sống, sinh sôi, nảy nở. Điều này cũng thể hiện rằng các ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 104.doc
Tài liệu liên quan