Đề tài Tìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2005

MỤC LỤC

 

 

 

MỤC LỤC 1

Nội dung yêu cầu 2

I. Lời mở đầu 2

II. Nội dung chính 3

Chương 1: Nền kinh tế Việt Nam với chỉ tiêu xuất nhập khẩu. 3

a. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình học đại học. 3

b. Giới thiệu chung về nền kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới đến nay. 4

c. Giới thiệu về xuất nhập khẩu, nêu rõ vai trò và tấm quan trọng của XNK. 8

Chương 2: Tìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2005 17

a. Tìm hiểu và phân tích số liệu về XNK trong giai đoạn 1995 – 2005. Lập bảng thống kê số liệu và vẽ biểu đồ về XNK và tính lượng XK ròng trong giai đoạn này. 17

b. Những khó khăn và thuận lợi đối với XNK khi nước ta gia nhập WTO. 21

c. Thống kê đầy đủ các lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta. 27

d. Chính phủ đã và đang làm gì để nâng cao cán cân thương mại. 32

III. Kết luận. 34

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện. 4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn ccá haọt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề để cho mở rộng xuất khẩu. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. Bảng: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình hàng năm(%) Giai đoạn Nhập khẩu Xuất khẩu 1986 – 1990 28,0 8,2 1991 – 1995 17,8 24,3 1995 – 2000 21,6 13,9 2001 - 2005 17,5 18,8 Nguồn Tổng cục thống kê Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm: 1. Cán cân thương mại hàng hóa bao gồm: Xuất khẩu và nhập khẩu 2. Cán cân thương mại phi hàng hóa - Cán cân dịch vụ bao gồm: Vận tải, du lịch và các dịch vụ khác - Cán cân thu nhập bao gồm: Kiều hối và thu nhập từ đầu tư 3. Các chuyển khoản Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính toán này. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này. Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán cân thanh toán. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh. Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPM). MPM là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPM bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam. Tác động của cán cân thương mại đến GDP Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế. Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng Bảng dưới đây trình bày một nền kinh tế với các bộ phận cấu thành ban đầu như một nền kinh tế đóng, sau đó bổ sung xuất khẩu, nhập khẩu cho nền kinh tế mở. Cột 1 là mức GDP ban đầu trong nền kinh tế đóng. Cột 2 là cầu trong nước bao gồm tổng tiêu dùng (C), đầu tư (I) và mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ (G). Cột 3 là xuất khẩu và vì xuất khẩu phụ thuộc tình hình kinh tế của các nước bạn hàng nên giả định nó không thay đổi. Cột 4 là nhập khẩu, nhập khẩu chủ yếu phụ thuộc GDP nên giả định nó luôn bằng 10% GDP. Giá trị xuất khẩu ròng tại cột 5 bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, nó mang giá trị dương nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại, sẽ mang giá trị âm. Sau khi cộng giá trị đóng góp của xuất khẩu ròng vào cầu nội địa để tạo thành tổng chi tiêu và chính là tổng cầu ta được giá trị ghi tại cột 6. Nền kinh tế mở đạt mức cân bằng khi tổng chi tiêu bằng GDP nghĩa là đường tổng chi tiêu cắt đường phân giác OO'(ứng với mức GDP ban đầu là 35 tỷ USD). Đó chính là điểm E trên đồ thị bên phải. Ở điểm này cầu nội địa chỉ có 31,5 tỷ USD nhưng cầu về xuất khẩu ròng (khoảng cách giữa đường C+G+I+X và đường C+G+I) là 3,5 nên tổng chi tiêu là 35 tỷ USD và đúng bằng GDP. Như vậy nền kinh tế mở có thể đạt mức sản lượng cân bằng ở mức xuất khẩu ròng khác 0. Tại điểm có mức xuất khẩu ròng bằng 0 (đường C+G+I cắt đường C+G+I+X), tổng cầu trong nước bằng với tổng cầu và đều bằng 63 tỷ USD. Về phía bên trái điểm này, cầu xuất khẩu ròng luôn dương, tổng cầu nội địa nhỏ hơn tổng chi tiêu và ở bên phải, cầu xuất khẩu ròng luôn âm, tổng cầu nội địa lớn hơn tổng chi tiêu. Cân bằng trong nền kinh tế mở GDP ban đầu Cầu trong nước (C+I+G) Xuất khẩu (e) Nhập khẩu (m) Xuất khẩu ròng (X = e - m) Tổng chi tiêu (C+I+G+X) 75 67,5 7 7,5 -0,5 67 70 63 7 7 0 63 65 58,5 7 6,5 0,5 59 60 54 7 6 1 55 55 49,5 7 5,5 1,5 51 50 45 7 5 2 47 45 40,5 7 4,5 2,5 43 40 36 7 4 3 39 35 31,5 7 3,5 3,5 35 30 27 7 3 4 31 Số nhân trong nền kinh tế mở Trong đồ thị trên, độ dốc của đường tổng chi tiêu C+I+G+X nhỏ hơn độ dốc của đường cầu nội địa C+G+I, điều đó là do sự "rò rỉ" qua nhập khẩu. Giả sử nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên MPC là 0,75 thì khi GDP tăng 100 USD, chi cho tiêu dùng tăng 75 USD. Nhưng cũng theo giả định trong ví dụ này, xu hướng nhập khẩu biên MPM là 0,10 (nhập khẩu luôn bằng 10% GDP) nên chi tiêu cho nhập khẩu cũng tăng 10 USD. Do đó chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước chỉ còn tăng 65 USD mà thôi. Chính vì thế độ dốc của đường chi tiêu giảm từ 0,75 xuống còn có 0,65. Tác động của "rò rỉ" qua nhập khẩu có tác động mạnh đến số nhân của nền kinh tế. Trong nền kinh tế đóng, số nhân là 1/(1-MPC) còn trong nền kinh tế mở, do sự rò rỉ qua nhập khẩu, số nhân chỉ còn 1/(1-(MPC-MPM)). Khi không có ngoại thương, với MPC bằng 0,75 thì số nhân là 1/(1-0,75) = 4; khi có ngoại thương số nhân chỉ còn 1/(1-(0,75-0,10)) = 2.857. Những nền kinh tế nhỏ hầu hết đều rất mở, do vậy tác động của nhập khẩu đến số nhân của nền kinh tế đặc biệt quan trọng. Từ ví dụ trên có thể dễ dàng suy ra nếu xu hướng nhập khẩu biên là 0,75 thì số nhân là 1 nghĩa là hiệu ứng số nhân đã bị triệt tiêu hoàn toàn bởi rò rỉ qua nhập khẩu. Chương 2: Tìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2005 a. Tìm hiểu và phân tích số liệu về XNK trong giai đoạn 1995 – 2005. Lập bảng thống kê số liệu và vẽ biểu đồ về XNK và tính lượng XK ròng trong giai đoạn này. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Năm Tổng số Chia ra Nhập siêu (*) Xuất khẩu Nhập khẩu Triệu đô la Mỹ 1995 13604,3 5448,9 8155,4 -2706,5 1996 18399,4 7255,8 11143,6 -3887,8 1997 20777,3 9185,0 11592,3 -2407,3 1998 20859,9 9360,3 11499,6 -2107,3 1999 23283,5 11541,4 11742,1 -200,7 2000 30119,2 14482,7 15636,5 -1153,8 2001 31247,1 15029,2 16217,9 -1188,7 2002 36451,7 16706,1 19745,6 -3039,5 2003 45405,1 20149,3 25255,8 -5106,5 2004 58453,8 26485,0 31968,8 -5483,8 2005 69208,2 32447,1 36761,1 -4314,0 Tổng 367809,5 168090,8 199718,7 -31627,9 Tốc độ tăng trưởng của các thời kì rất cao, thời kì từ 1996 – 2000 tăng gấp gần 3 lần 5 năm trước đó và đạt trên 100 tỉ đôla (tốc độ tăng bình quân mỗi năm la 17,2 5), thời kì 2001 – 2005 tăng hơn 2 lần giai đoạn trước, đạt 241 tỉ đôla (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 18,2%). Tốc độ phát triển nhập khẩu bình quân của giai đoạn 1991 – 1995 cao nhất đạt 127,3%, tuy nhiên giai đoạn này có kim ngạch chỉ xấp xỉ 1/5 kim ngạch giai đoạn 2001 – 2005. Do tốc độ tăng trưởng ở mỗi thời kì của xuất khẩu và nhập khẩu có sự ngược chiều nhau về xu hướng nên ảnh hưởng tới cân đối thương mại, từ 1996 – 2000 tăng gần gấp 2 lần giai đoạn trước với 9,8 tỉ đôla, giai đoạn hiện nay đạt 19,3 tỉ đôla có nghĩa là tăng gần gấp 2 lần giai đoạn trước. Tuy nhiên tỉ lệ nhập siêu qua từng giai đoạn so với xuất khẩu giảm mạnh, còn 17,4% trong năm 2001 – 2005. Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - % 1995 137,7 134,4 140,0 1996 135,2 133,2 136,6 1997 112,9 126,6 104,0 1998 100,4 101,9 99,2 1999 111,6 123,3 102,1 2000 129,4 125,5 133,2 2001 103,7 103,8 103,7 2002 116,7 111,2 121,8 2003 124,6 120,6 127,9 2004 128,7 131,4 126,6 2005 118,4 122,5 115,0 (*) Xuất khẩu trừ nhập khẩu Một tồn tại hiện nổi lên trong bối cảnh kinh tế Việt Nam là thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai xuất phát chủ yếu từ thâm hụt cán cân thương mại. Nhập siêu Việt Nam ở vào thực trạng đáng báo động và cần tìm hướng giải quyết. Cán cân xuất nhập khẩu (còn được gọi là cán cân thương mại) được định nghĩa bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của một nước. Ở nước ta, từ năm 1991 đến nay, cán cân này thường xuyên ở tình trạng âm tức là kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu và tình trạng này được gọi là nhập siêu. Thực chất của nhập siêu chính là việc tiêu dùng quá khả năng của đất nước. Tuy nhiên, nhập siêu vẫn có thể khắc phục được nếu cán cân thanh toán bảo đảm ở mức dương. Cán cân thanh toán bao gồm cán cân thương mại và các phần chênh lệch của xuất nhập khẩu hàng dịch vụ, du lịch, đầu tư, kiều hối, trợ cấp... Như vậy, dẫu cán cân thương mại âm nhưng nếu được bù đắp bởi phần dương của du lịch, kiều hối, đầu tư... thì nền kinh tế hoàn toàn có thể khắc phục được ảnh hưởng của nhập siêu và tự chủ về ngoại tệ. Thực trạng nhập siêu giai đoạn 1995 - 2005 Thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu giai đoạn 1995 - 2005 Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch XK Kim ngạch NK Nhập siêu 1995 5448,9 8155,4 -2706,5 1996 7255,8 11143,6 -3887,8 1997 9185,0 11592,3 -2407,3 1998 9360,3 11499,6 -2107,3 1999 11541,4 11742,1 -200,7 2000 14482,7 15636,5 -1153,8 2001 15029,2 16217,9 -1188,7 2002 16706,1 19745,6 -3039,5 2003 20149,3 25255,8 -5106,5 2004 26485,0 31968,8 -5483,8 2005 32447,1 36761,1 -4314,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn qua số liệu trên, chúng ta có thể thấy tình hình nhập siêu của nước ta trong giai đoạn này là đáng lo ngại. Nhập khẩu luôn cao hơn so với xuất khẩu. Để phân tích nguyên nhân dẫn đến nhập siêu, cần đi vào hai khía cạnh của nhập siêu là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng, tình hình nhập siêu của Việt Nam hiện nay là do việc tiêu dùng quá khả năng của đất nước. Việc người dân tăng cường sử dụng các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu như ô-tô, mỹ phẩm, điện thoại di động... trong thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh đến trị giá nhập siêu. Việc thu hút đầu tư nước ngoài một cách ồ ạt, không cân nhắc đến chất lượng các dự án đầu tư cũng ảnh hưởng đến nhập siêu... Có thể còn nhiều ý kiến khác nữa, tuy nhiên có một số vấn đề dễ thấy từ thực trạng nhập siêu nói trên: Một là, mức nhập siêu tăng mạnh cả về tuyệt đối và tương đối như vậy là quá nhanh, vượt khỏi dự đoán của nhiều chuyên gia. Hai là, nhập siêu thể hiện khả năng cạnh tranh thấp của hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước. Điều này thể hiện trước hết là tăng trưởng xuất khẩu của ta chủ yếu tăng về lượng, yếu tố giá trị gia tăng chưa phải là đặc trưng của hàng xuất khẩu. Nhóm hàng nông sản của ta chủ yếu là xuất thô, với giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực (như với Thái Lan...); các sản phẩm chế biến như dệt may, da giày hàm lượng nguyên liệu nhập khẩu còn quá cao. Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao quá thấp (4,2% năm 2004, trong khi Trung Quốc là 30%). Việt Nam cần nhập nhiều nguyên phụ liệu, bán thành phẩm bởi vì chất lượng nhóm hàng này được sản xuất trong nước thấp. Ba là, nhập siêu thể hiện xu hướng đầu tư thay thế nhập khẩu chiếm ưu thế nhưng hiệu quả đầu tư thấp. Trong dài hạn, cán cân thương mại sẽ được cải thiện nếu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu và cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa tiêu dùng trong nước. Những năm qua, đầu tư và nhập khẩu ở nước ta còn tập trung lớn vào các ngành thay thế nhập khẩu, sử dụng nhiều vốn nhưng nhiều dự án đầu tư mang lại hiệu quả thấp như xi-măng, mía đường, thép, lọc dầu... Bốn là, nhập siêu thể hiện chậm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến. Năm là, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu trong khi khu vực trong nước nhập siêu. Điều này thể hiện gia tăng xu hướng đầu tư thay thế nhập khẩu và yếu kém của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những định hướng cải thiện cán cân thương mại. Yếu tố nước ngoài hết sức quan trọng trong điều chỉnh cán cân thương mại. Đồng thời, cải cách doanh nghiệp trong nước (phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước) theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển xuất khẩu và thay thế nhập khẩu cũng là hướng chủ đạo để cải thiện cán cân thương mại. Sáu là, cán cân thương mại của nước ta trong thời gian qua ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, một yếu tố hết sức cơ bản ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong những năm qua, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở nước ta ít có ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Nguyên nhân chủ yếu là do một tỷ trọng lớn sản phẩm xuất khẩu của ta là sản phẩm thô (dầu thô, thủy sản, cà phê, gạo, hạt điều, chè...). Sản lượng của các sản phẩm này lệ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên (trữ lượng tài nguyên, thời tiết, đất đai...), nên về cơ bản ít co giãn về nguồn cung ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt trong ngắn hạn. Trong khi các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thường được coi là nhạy cảm hơn với sự biến động của giá cả tương đối, thì một số sản phẩm có kim ngạch khá như hàng may mặc, giày dép, điện tử, đồ gỗ lại phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, còn các sản phẩm chế biến khác lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nên ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ giá (đặc biệt là trong trường hợp phá giá đồng nội tệ). Về phía nhập khẩu, phần lớn hàng nhập khẩu của ta là máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu và phụ tùng mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được, và do vậy, cũng ít nhạy cảm với những biến động của tỷ giá hối đoái. Bảy là, điểm đặc biệt là chúng ta đã có xuất siêu với nhiều nước tiên tiến có công nghệ nguồn như Mỹ, Anh, Đức, I-ta-li-a,... Riêng thị trường Mỹ, mức xuất siêu là rất lớn. b. Những khó khăn và thuận lợi đối với XNK khi nước ta gia nhập WTO. Thương mại quốc tế được xem như động lực của tăng trưởng và phát triển, hỗ trợ cho quá trình phân bổ các nguồn lực, nâng cao sản lượng và năng suất lao động dẫn đến việc tăng phúc lợi chung. Tạo điều kiện cho các quốc gia thể hiện lợi thế của mình và trở trở thành công cụ quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển của quốc gia. Bên cạnh đó, thương mại quốc tế cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong nước vì họ phải đối diện với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Bước đi quan trọng nhất mà Việt Nam cần tiến hành là việc nâng cao khả năng cung của mình trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Gia nhập WTO đem lại cả cơ hội lẫn thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải sớm triển khai những bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo tối ưu hoá những thuận lợi và giảm thiểu những nguy cơ của việc tham gia vào một nền kinh tế thế giới ngày càng được tự do hoá nhiều hơn. Cơ hội Gia nhập WTO sẽ mang đến cho Việt Nam những nguồn lực mới và cơ hội mới để mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mối kinh tế-thương mại, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài... giúp Việt Nam tham gia vào việc xây dựng một hệ thống thương mại đa biên bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi. Tạo môi trường thông thoáng minh bạch, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế. Việt nam sẽ có cơ hội thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, được hưởng đối xử bình đẳng và các ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để Việt Nam mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế nhờ những thành quả của đàm phán giảm thuế và mở cửa thị trường của GATT, tăng cường tiếp cận thị trường của thành viên WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng nông sản và dệt may. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ kéo theo những ảnh hưởng tích cực tới các ngành kinh tế trong nước, mở rộng sản xuất và tạo ra nhiều việc làm. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán gia nhập WTO nói riêng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân. Cơ cấu kinh tế ngành và vùng đã có sự chuyển biến theo định hướng về lợi thế năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung để hạ thấp giá thành và tạo điều kiện áp dụng khoa học công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất và đầu tư. Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Nhiều kết quả đáng khích lệ đã đạt được...Việc ký kết một số điều ước quốc tế quan trọng đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho việc thực hiện công cuộc đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam tiếp tục khẳng định là một quốc gia ổn định về mặt chính trị và kinh tế, cùng thực hiện các chuẩn mực điều tiết kinh tế chung với cộng đồng quốc tế. Đây là yếu tố không thể thiếu để tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế với Việt Nam. Thách thức Bên cạnh những cơ hội, việc gia nhập WTO cũng đặt ra hàng loạt những thách thức cho nền kinh tế xã hội trên các khía cạnh: thất nghiệp gia tăng, phân hoá giàu nghèo trong xã hội... Đặc biệt cạnh tranh trong nhiều ngành dịch vụ  quan trọng như bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... sẽ tăng đáng kể sau khi gia nhập WTO. Các cuộc cạnh tranh về chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ khốc liệt hơn trong khi năng lực cạnh tranh trong nước còn yếu. Việt Nam phải điều chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với các quy định của WTO ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thủ tục cấp phép nhập khẩu, kiểm dịch động thực vật, các quy định liên quan đến đầu tư và sở hữu trí tuệ... Chính sách thuế sẽ phải điều chỉnh theo quy định của WTO, trước hết là thuế xuất nhập khẩu, tiếp đến là các sắc thuế nôị địa. Thuế suất thuế nhập khẩu điều chỉnh theo hướng ngày càng giảm và đảm bảo nguyên tắc MFN (không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau); Bỏ các biện pháp phi thuế, chỉ bảo hộ bằng công cụ thuế. Những điều đó không những có nhiều tác động khác nhau (cả tiêu cực và tích cực) đến môi trường kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN. Các khoản thu từ thuế nhập khẩu chỉ được thu ở mức độ bảo hộ cần thiết, không thu cao nhằm mục đích thu ngân sách. Tương tự, khoản thu phí và lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, cũng chỉ thu bằng chi phí dịch vụ bỏ ra. Số thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm dần do thực hiện các cam kết, ước tính sẽ giảm khoảng từ 10%-20% số thu hàng năm. Các nước gia nhập WTO đều phải cam kết “ràng buộc thuế quan”. Mức cam kết này trong một số trường hợp có thể thấp hơn mức thuế đang áp dụng. Vì vậy, nhìn chung, khi gia nhập WTO, các nước đều phải giảm thuế nhiều mặt hàng. Tuy diện mặt hàng phải giảm thuế, mức cắt giảm cũng như thời hạn cắt giảm còn tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các nước và khả năng đàm phán, nhưng phải chăng cứ trì hoãn cắt giảm và cắt giảm ít là tốt? là “đàm phán thành công”?. Với một cách nhìn tổng cục vì sự phát triển lâu dài của đất nước trong xu thế bất khả kháng của Hội nhập quốc tế thì cách đàm phán xin gia hạn cắt giảm thiểu chủ động tích cực trong HNQT, chỉ là một cách thể hiện của các quan điểm thiển cận. Việc áp dụng trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo GATT là một vấn đề mới và phức tạp, triển khai và quản lý còn thiếu kinh nghiệm, đã xuất hiện hiện tượng gian lận thương mại về giá hàng nhập khẩu khá đa dạng, tinh vi nhất là những mặt hàng có thuế suất cao, giá trị lớn. Điều này cho thấy lối tư duy áp đặt giá tính thuế tuy đã lỗi thời và bị phá sản nhưng do ngự trị trong hệ thống quản lý hành chính ở nước ta quá lâu nên đã kìm hãm sự đổi mới của khu vực quản lý nhà nước, làm cho quản lý không theo kịp sự nhạy bén của các đối tượng bị quản lý. Việt Nam sẽ phải cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính (bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế), phải có các cam kết đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện các cam kết này đòi hỏi nỗ lực lớn của ngành tài chính nói riêng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh hệ thống luật pháp, chính sách chế độ quản lý trong nước còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Thậm chí, còn nhiều lĩnh vực còn chưa có văn bản quy định như tư vấn môi giới tài chính, tư vấn thuế... Về phía doanh nghiệp, do còn yếu kém trên nhiều lĩnh vực (chất lượng , thương hiệu sản phẩm, phát triển kênh tiêu thụ và khả năng g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan