Đề tài Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới

Trước đây do bị quy định bởi phương pháp giảng dạy nên khi thiết kế giáo án người ta quan tâm nhiều đến hoạt động của thầy, giáo án mang tính chất khép là điều dễ hiểu. Hiện nay với sự thay đổi toàn bộ chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học nên giáo án cần phải mang tính chất mở. Giáo án mang tính chất mở là giáo án có thể mở rộng bổ sung hàng năm cho phù hợp với từng lớp đối tượng cho học sinh. Ngày nay học sinh được tiếp xúc với nền khoa học rất sớm, trình độ lớp sau càng phát triển hơn so với lớp trước, cũng nội dung ấy nhưng người giáo viên ấy có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh.

Bên cạnh đó giáo án mở cũng là giáo án có thể điều chỉnh cho phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, đối với học sinh trung bình cần phải dạy đến đâu, đối với học sinh khá giỏi thì cần bổ sung, mở rộng thêm những gì? Học sinh miền núi, học sinh miền xuôi dạy học có gì cần hạn chế, bổ sung, mở rộng.

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7159 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n làm sáng tỏ cho văn bản chung. Và đặc biệt tích hợp ngang còn thể hiện trong hệ thống câu hỏi dẫn dắt và các đề kiểm tra đánh giá. Trong một bài học, mỗi phân môn đề có câu hỏi về các kiến thức liên quan đến các phân môn còn lại; các đề kiểm tra đánh giá nhất là bài kiểm tra cuối học kỳ hoặc cuối năm được kiểm tra một cách tổng hợp theo hướng tích hợp. Ví dụ + Ở văn bản “Lượm” trong khổ thơ đầu, câu thơ “ Ngày Huế đổ máu” đã sử dụng phép hoán dụ, lấy dấu hiệu “đổ máu” để nói đến sự khốc liệt của chiến tranh. Hoán dụ là gì? chúng ta sẽ được học ở phần Tiếng việt trong bài sau. Nếu soạn giáo án theo hướng tích hợp thì trong giờ dạy sẽ giúp cho các em hiểu được vấn đề một cách sâu rộng khắc ghi được kiến thức lâu hơn, hiểu bài một cách dễ dàng hơn có thêm nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các em. b. Giáo án cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh-nhân vật trung tâm trong quá trình học Ngữ văn. * Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong qua trình dạy học. Vì vậy nó luôn là trung tâm chú ý của lý luận và thực tiễn dạy học. Đến nay đây vẫn là một vấn đề quan trọng nhất của dạy học-giáo dục. Khi nghiên cứu về vấn đề này cần coi trọng người thầy trong việc tổng kết những kinh nghiệm của quá khứ và phát triển chúng trong điều kiện hiện tại, khi mà khoa học kỹ thuật đã phát triển ở mức độ cao và bản chất con người đã có những thay đổi về tính chất, năng lực, nhu cầu và nguyện vọng. Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện ở sự nỗ lực hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý như hứng thú, chú ý, ý chí…nhằm đạt được mục đích đặt ra với chất lượng cao. * Để biết được học sinh có tính tích cực học tập hay không cần dựa vào những dấu hiệu sau đây: - Có chú ý học tập hay không? - Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không?(thể hiện ở việc phát biểu ý kiến, ghi chép…) - Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không? - Có ghi nhớ tốt những điều đã học không? -Có hiểu bài học không? -Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?... Về mức độ tích cực của học sinh trong quá trình học tập có thể không giống nhau, chúng ta có thể phát hiện được điều đó dựa vào một số dấu hiệu sau: + Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài( Gia đình, bạn bè, xã hội…) + Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu và tối đa? + Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục? + Tích cực tăng lên hay giảm dần? + Có kiên trì vượt khó hay không? *Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác - Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kỳ, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà đứa trẻ đều có ở những mức độ khác nhau. -Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học… Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hoá…Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy và nhận được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng. Ngày nay dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trường truyền thống. Phát huy tính tích cực của học sinh và “ dạy học lấy học sinh làm trung tâm” đều nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học, còn người giáo viên “ lùi vào hậu trường” chỉ là người tư vấn, hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng được yêu cầu này người giáo viên cần thay đổi cách soạn giáo án chuyển trọng tâm sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc theo nhóm bằng các phiếu hoạt động học tập, tăng cường giao tiếp thầy trò, mở rộng giao tiếp trò - trò, nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo. * Việc áp dụng phương pháp thể hiện tính tích cực của học sinh trong quá trình soạn giáo án đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của người giáo viên, phương pháp học tập của người học sinh. Đây là một quá trình đổi mới lâu dài, chính vì vậy người giáo viên không nên nóng vội, cần phải căn cứ vào tình hình thực tế để từ đó thiết kế một giáo án phù hợp sao cho những tiết học phấn đấu để học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng nhất là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường lĩnh hội nội dung học tập. Để phát huy tính tích cực của học sinh người giáo viên trong giờ dạy cần phải đặt hàng loạt các câu hỏi từ tái hiện đến các câu hỏi sáng tạo, đưa ra các tình huống ngược lại vấn đề trong sách để thử khả năng tư duy của học sinh. Chẳng hạn phân tích chi tiết “trả gươm” trong bài “Sự tích hồ gươm”, người giáo viên không nên dùng phương pháp thuyết trình mà cần tổ chức hoạt động vấn đáp. Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ như: Vì sao Lạc Long Quân đòi gươm báu? Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ Lục Thuỷ mà không phải ở Thanh Hoá? hoặc: vì sao chỗ nhận gươm không phải là Thăng Long? ý nghĩa của chi tiết này? lập đi lập lại vấn đề từ đó học sinh sẽ tự tìm ra được câu trả lời. 2. Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng. Đây là một yêu cầu rất cụ thể và thiết thực đối với người giáo viên. Người giáo viên cần xác định được đối tượng của mình là học sinh cấp II-đối tượng đã qua tuổi trẻ con nhưng chưa đến tuổi trưởng thành, nhất là những học sinh lớp 6 vừa mới qua tiểu học còn chưa quen với cách giảng dạy ở cấp II, chính vì vậy người giáo viên soạn giáo án bên cạnh phần Hoạt động của trò cần phải có phần Nội dung bài học giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc ghi bảng, học sinh dễ ghi bài hơn cũng như sẽ tạo ra được một chuỗi lôgíc các kiến thức giúp học sinh nắm kiến thức bài tốt hơn. Thực tế có nhiều giáo viên do chuẩn bị bài chưa kỹ nên việc ghi bảng gặp nhiều khó khăn, nội dung các ý lớn chưa được chính xác, gọn gàng dẫn đến việc ghi vở của học sinh cũng lộn xộn, việc ôn bài cũ rất vất vả. Thực tế giảng dạy cho ta thấy nhiều giáo viên sau khi dạy xong một tiết học thì trên bảng cũng chỉ được mấy dòng ghi đề mục, các ý ghi trên bảng lại vụn vặt chưa toát lên những ý cơ bản của bài học, điều này khiến cho nội dung bài học rất mù mờ mà nguyên nhân chính là trong giáo án người giáo viên không chú ý thể hiện rõ đề cương nội dung bài học, khiến cho học sinh chỉ cần không xem lại bài hay không còn để tâm đến những gì cô giáo giảng, một thời gian sau giở lại bài sẽ không hiểu những gì mình đã viết. Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc ghi bảng và hướng dẫn học sinh ghi, việc soạn giáo án là vô cùng cần thiết đối với mọi bài học. Chẳng hạn trong bài “Sọ Dừa” ta có thể đưa ra đề cương bài giảng như sau: Văn bản: SỌ DỪA (2 tiết) I Giới thiệu bài 1. Truyện cổ tích 2. Thể loại của truyện Sọ Dừa II. Đọc-hiểu từ ngữ, bố cục 1. Đọc 2. Bố cục III Phân tích 1. Nhân vật Sọ Dừa a. Sự ra đời và hình dạng của Sọ Dừa b. Sọ dừa là người có nhiều tài năng 2. Các nhân vật khác a. Nhân vật cô Út * Cô Út lấy Sọ Dừa * Bài học b. Bà mẹ Sọ Dừa c. Phú ông và hai cô chị 3. Ý nghĩa kết cục của các nhân vật 4. Kết luận IV. Ghi nhớ, luyện tập, đọc thêm 1. Ghi nhớ ( SGK) 2. Luyện tập, đọc thêm 3. Giáo án phải thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học. Do việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh nên cần quan tâm chú ý đến việc thiết kế các hoạt động của học sinh. Việc ghi Nội dung bài học là rất cần thiết nhưng giờ dạy có đạt hiệu quả, có đi đúng hướng với sự đổi mới phương pháp dạy học hay không vào việc thiết kế các hoạt động cuả học sinh có tốt hay không. Ngược lại việc thiết kế các hoạt động, phải hướng vào những ý cơ bản của nội dung bài học. Nếu trong giờ dạy người giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình quá nhiều sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, biến học sinh thành người bị động, tiếp thu kiến thức một cách thụ động dẫn đến kiểu học vẹt vì không được tư duy trong giờ học. Chính vì vậy trong phần Hoạt động của học sinh giáo viên cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em như đọc, nhận xét, thảo luận, phân tích, làm các bài tập rèn luyện kỹ năng, đưa các em vào tình huống có vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ để tự tìm ra kết luận, các câu hỏi nêu ra cần phải phát huy cao độ tính tích cực tự giác của học sinh, buộc học sinh phải tư duy để tìm ra câu trả lời, nếu câu hỏi không vừa sức với các em có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở. Cần chú ý rằng câu hỏi trong phần đọc-hiểu văn bản có sự khác trước. Xuất phát từ việc thay đổi cụm từ Hướng dẫn học bằng Đọc-hiểu văn bản nên câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản cũng phải thay đổi theo. Câu hỏi phải quan tâm đến các yếu tố làm cơ sở khoa học cho việc hiểu tác phẩm chứ không phải là sự cảm nhận chung chung, chủ quan, cảm tính. Như vậy câu hỏi phải tập trung giúp học sinh tìm ra đúng và phân tích được vai trò của các yếu tố hình thức nghệ thuật (thể loại kiểu văn bản, nhân vật, cốt truyện, câu chữ, chi tiết, hình ảnh, âm hưởng,nhịp điệu và các cách diễn đạt mới lạ, độc đáo…)Biên soạn hệ thống câu hỏi theo tinh thần lấy học sinh làm trung tâm thực chất là đã đề xuất một hệ thống câu hỏi tích hợp cho giờ giảng Văn. Thiết kế hoạt động của học sinh người giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức suy nghĩ tự tìm ra khái niệm, giáo viên chỉ là người cố vấn cho các em. Chẳng hạn khi tìm hiểu sự ra đời và hình dạng của Sọ Dừa giáo viên có thể chuẩn bị những câu hỏi cho các nhóm học sinh như: - Nhận xét sự ra đời của Sọ Dừa? - Sọ D`ừa thuộc nhân vật nào trong truyện cổ tích? - ý nghĩa của kiểu nhân vật như Sọ Dừa trong truyện cổ tích ? - Giới thiêu Sọ Dừa với những chi tiết kỳ lạ có tác dụng gì cho việc kể truyện? - (Các nhóm học sinh sẽ thảo luận, đại diện phát biểu, giáo viên sơ kết) 4. Giáo án phải sử dụng dễ dàng khi lên lớp. Giáo án là kịch bản, là kế hoạch cụ thểm làm chỗ dựa cho hoạt động của giáo viên trên lớp, hơn thế giáo án còn phải dễ sử dụng. Điều đó có nghĩa là giáo án phải rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn nhưng cần đầy đủ các ý, có thể bổ sung, mở rộng các kiến thức còn thiếu trong giáo án cũng như cắt bỏ những kiến thức không cần thiết cho phù hợp với thời gian giảng dạy. Bên cạnh đó muốn không bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót ý ta nên chia đôi giáo án, một bên ghi Hoạt động của học sinh ( dưới sự hướng dẫn của giáo viên) và một bên ghi Nội dung bài học. Làm như vậy giáo án sẽ trở nên rõ ràng, giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc ghi bảng cũng như khi giao các nhiệm vụ cho học sinh. 5. Giáo án phải mang tính chất mở. Trước đây do bị quy định bởi phương pháp giảng dạy nên khi thiết kế giáo án người ta quan tâm nhiều đến hoạt động của thầy, giáo án mang tính chất khép là điều dễ hiểu. Hiện nay với sự thay đổi toàn bộ chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học nên giáo án cần phải mang tính chất mở. Giáo án mang tính chất mở là giáo án có thể mở rộng bổ sung hàng năm cho phù hợp với từng lớp đối tượng cho học sinh. Ngày nay học sinh được tiếp xúc với nền khoa học rất sớm, trình độ lớp sau càng phát triển hơn so với lớp trước, cũng nội dung ấy nhưng người giáo viên ấy có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh. Bên cạnh đó giáo án mở cũng là giáo án có thể điều chỉnh cho phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, đối với học sinh trung bình cần phải dạy đến đâu, đối với học sinh khá giỏi thì cần bổ sung, mở rộng thêm những gì? Học sinh miền núi, học sinh miền xuôi dạy học có gì cần hạn chế, bổ sung, mở rộng. Ví dụ: Ở một bài văn bất kỳ trước khi đi vào phân tích không cần phải nêu chủ đề của bài mà để học sinh tự rút ra sau khi đã tìm hiểu, phân tích văn bản. Còn đối với học sinh miền núi cần phải nêu ngay được đại ý, chủ đề của bài văn, bài thơ để các em được dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu phân tích văn bản. Đây là một ưu điểm của phương pháp mới mà người giáo viên cần phát huy, đồng thời nó cũng đòi hỏi người giáo viên phải có độ nhanh nhạy,linh hoạt khi thực hiện yêu cầu này. II. CÁC THAO TÁC SOẠN MỘT GIÁO ÁN. 1. Xác định nội dung bài. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, là tiêu đề, cơ sở định hướng cho các thao tác tiếp theo. Việc đầu tiên sau khi ta tiếp xúc với văn bản là phải xác định được nội dung, nghệ thuật của văn bản. Có xác định được nội dung, nghệ thuật của văn bản từ đó mới tìm ra được phương pháp dạy và thiết kế được giáo án đạt yêu cầu. Xác định được nội dung bài thì phần đọc-hiểu văn bản sẽ giúp cho người giáo viên dễ xác định các mục của bài cũng như việc đặt ra các câu hỏi, lật lại vấn đề. Ví dụ: Trong văn bản “Sự tích hồ gươm” cần phải xác định được nội dung của nó là: Kể về cuộc khởi nghiã Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi, hoàn cảnh nhận gươm và trả gươm của Lê Lợi. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. Hay như trong văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” có nội dung: qua câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Nghệ thuật của bài thơ là sử dụng thể thơ 5 chữ theo lối tự sự, sử dụng nhiều từ láy 2. Lập đề cương nội dung. Sau khi đã xác định được nội dung văn bản thì nhiệm vụ tiếp theo của người giáo viên là lập ra đề cương của văn bản phục vụ cho việc dạy phần đọc-hiểu văn bản. Đây là công việc rất cần thiết bởi đề cương này cũng chính là đề cương bài giảng, người giáo viên cần phải biết sắp xếp các mục, các ý lớn nhỏ sao cho phù hợp và dễ dàng sử dụng khi lên lớp. Chẳng hạn sau khi đã xác định được nội dung của văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” công việc của người giáo viên là sắp xếp các ý đó để trở thành một đề cương hoàn chỉnh. I.Giới thiệu tác giả-tác phẩm 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. Hướng dẫn đọc, tìm bố cục 1. Đọc 2. Bố cục III Phân tích 1. Hình tượng Bác Hồ Hình ảnh Bác được hiện lên qua các phương diện: -Hình dáng, tư thế -Cử chỉ, hành động * Tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác - Đối với bộ đội -Đối với dân công -Đối với dân tộc 2. Tâm trạng anh đội viên khi chứng kiến Bác không ngủ a. Tỉnh giấc lần thứ nhất * Chứng kiến: * Tâm trạng: b. Tỉnh giấc lần thứ 3 * Chứng kiến * Tâm trạng 3. Nghệ thuật a. Thể thơ: năm chữ b. Thể loại: tự sự c. Các thủ pháp nghệ thuật - Cách gieo vần -Từ láy -Điệp câu IV. Tổng kết V. Luyện tập 3. Thiết kế hoạt động của trò. Sau khi có được một đề cương hoàn chỉnh người giáo viên sẽ thiết kế các hoạt động của học sinh ứng với từng phần nội dung bài học, phân các nhiệm vụ cụ thể cho học sinh như đọc bài, trả lời các câu hỏi, nhận xét một chi tiết nào đó, đưa ra các tình huống để học sinh thảo luận giải quyết, cho học sinh đóng vai nhân vật. Tuy vậy đặc biệt quan trọng nhất là đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở, sáng tạo để học sinh suy nghĩ, trả lời, phát huy cao độ tính tích cực tự giác của học sinh. Ví dụ: Trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” ứng với phần nội dung bài học ở phần 2, ta thiết kế các hoạt động của học sinh như sau: Để tìm hiểu hình tượng Bác Hồ giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi như: * Qua cái nhìn của anh đội viên hình ảnh Bác được hiện lên qua những phương diện nào? - Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng, tư thế Bác? Nêu nhận xét? - Tìm các từ ngữ bộc lộ những hành động, cử chỉ của Bác? Phân tích cử chỉ “ nhón chân nhẹ nhàng” -Trong bài thơ Bác đã nói với anh đội viên mấy lần? * Tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác đối với bộ đội, dân công cũng như dân tộc được thể hiện như thế nào qua bài thơ? * Qua các chi tiết miêu tả Bác Hồ được hiện lên như thế nào? ( Học sinh thảo luận, trả lời) 4. Thể hiện trên giáo án Tất cả các thao tác trên nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng giáo án. Sau khi đã có được đề cương nội dung bài học, thiết kế được hoạt động của học sinh người giáo viên thể hiện tất cả những điều đó trên giáo án. Nói về việc thể hiện giáo án, trên thực tế có rất nhiều cách thể hiện, nó phụ thuộc vào trình độ, thái độ nhìn nhận của mỗi người. Chúng tôi có thể giới thiệu một số cách thể hiện giáo án sau: a. Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG ( Bài 9) Người soạn Tiến sĩ: Nguyễn Trọng Hoàn Vụ giáo viên. Bộ giáo dục và đào tạo ( Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ) I. Mục tiêu bài học II. Phương tiện thực hiện III. Cách thức tiến hành IV. Tiến trình giờ dạy học - Lời dẫn * Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tác phẩm GV: Nêu xuất xứ và đôi nét cơ bản về tác phẩm? HS: Ông lão đánh cá và con cá vàng do Puskin viết dựa trên mô típ truyện dân gian Nga-Đức. Tác phẩm gồm 205 câu thơ. * Hoạt động 2: Đọc tác phẩm * Hoạt động 3: Trả lời và thảo luận các câu hỏi đọc-hiểu văn bản GV: Mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng?... HS: Có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng GV: Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại của truyện cổ tích? Nêu tác dụng của biện pháp này. HS: Tác dụng: Gợi ra các tình huống cuốn hút người đọc. Việc sử dụng biện pháp lặp lại làm cho đặc điểm tính cách nhân vật lần sau xuất hiện được tô đậm hơn lần trước. GV: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng cảnh biển thay đổi như thế nào? HS: - Lần 1: Biển gợn sóng êm ả - Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng - Lần 3: Biển xanh nổi sóng giữ dội - Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt - Lần 5: Một cơn giông kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. GV: Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? HS: Ngày càng tăng tiến và quá quắt. GV: Câu truyện đã được kết thúc như thế nào? HS: Được kết thúc bằng hình ảnh “trước mắt ông lão…cái máng lợn sứt mẻ. GV: Kết thúc đó có ý nghĩa gì? HS: Thể hiện ước mơ công lý của nhân dân GV: (tổ chức thảo luận): Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc? HS: - Vì cả hai tội - ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng cũng chính là ý nghĩa chủ đề của truyện… * Hoạt động 4: Ghi nhớ (SGK) * Hoạt động 5: Luyện tập 1. Có thể đặt tên truyện là “ Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng” 2. Hãy viết một kết thúc khác cho truyện. b. Văn bản: THÁNH GIÓNG ( 2 tiết) Người soạn Thạc sĩ: Lê Xuân Soan Giảng viên Khoa KHXH - ĐH Hồng Đức ( Tập san Khoa học xã hội-Nhân văn và Nhà trường) A. Mục tiêu B. Tiến trình lên lớp I. Kiểm tra bài cũ II. Tổ chức dạy học bài mới - Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Tổ chức đọc văn bản * Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu phân tích văn bản Câu hỏi 1: Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tưởng kỳ ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó? + Truyện có nhiều nhân vật: Hai vợ chồng ông lão ở làng Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua. + Nhân vật chínhlà cậu bé-Tráng sĩ- Thánh Gióng được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và giàu ý nghĩa (…) Câu hỏi 2: - Tiếng nói đầu tiên của chú bé? ý nghĩa + Là tiếng nói của lòng yêu nước, căm thù giặc. - Gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đánh giặc? ý nghĩa? + ý nghĩa: Phải có vũ khí không thể đánh giặc bằng tay không -Bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé? ý nghĩa + ý nghĩa: Tinh thần đoàn kết đánh giặc, mong muốn co người ra giúp nước. -Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc? ý nghĩa + Gióng đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, cả cỏ cây của quê hương -Gióng bay về trời? ý nghĩa + ý nghĩa: không cần danh lợi bổng lộc. Bay lên trời. Gióng là biểu tượng của non nước đất trời được bất tử hoá. Câu hỏi 3: ý nghĩa hinh tượng Thánh Gióng? Tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, đoàn kết đánh giặc, ước mơ về sức mạnh đánh thắng giặc vv.. Câu hỏi 4: Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử gì? -Giặc Ân phương Bắc sang xâm lược * Hoạt động 3. Tổ chức tổng kết văn bản-ghi nhớ - Ý nghĩa truyện Thánh Gióng? + Đề cập tới vấn đề đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, ước mơ về sức mạnh chiến thắng bọn xâm lược - Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật Thánh Gióng -Truyện có dễ nhớ, dễ kể lại không? vì sao * Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập * Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà c. Văn bản SỌ DỪA ( 2 tiết) Người soạn Thạc sĩ: Lê Như Bình Giảng viên khoa KHXH-Trường ĐH Hồng Đức ( Tập san Khoa học xã hội-Nhân văn và Nhà trường-số 12) A. Kết quả cần đạt B. Tiến trình lên lớp. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ( Dưới sự hướng dẫn của Giáo viên) NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1(HĐ1) ( Tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích và thể loại truyện Sọ Dừa) Truyện cổ tích là gì? Sọ Dừa thuộc thể loại truyện gì? I. Giới thiêu bài 1. Truyện cổ tích - Một loại truyện dân gian + Có yếu tố hoang đường + Có yếu tố hoang đường +Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân 2. Thể loại truyện Sọ Dừa -Thuộc loại truyện cổ tích HĐ II. (Đọc, tìm hiểu từ ngữ khó, bố cục) Văn bản gồm mấy phần? đặt tên cho từng phần? II. Đọc-hiểu từ ngữ, bố cục 1. Đọc 2. Lưu ý chú thích 3. Bố cục: 3 phần HĐ III, IV,V ( tìm hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Sọ Dừa) HĐIII. (Tìm hiểu sự ra đời kỳ lạ của Sọ Dừa) Hs thảo luận: -Nhận xét sự ra đời của Sọ Dừa? -Sọ dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? -ý nghĩa của kiểu nhân vật Sọ Dừa trong truyện cổ tích -Tác dụng của việc giới thiệu Sọ Dừa với những chi tiết kỳ lạ. III. Đọc-hiểu nội dung, ý nghĩa 1. Nhân vật Sọ Dừa a. Sự ra đời và hình dạng của Sọ Dừa -Sự ra đời kỳ lạ khác thường -thuộc kiểu nhân vật bất hạnh -Nhân dân rất quan tâm đến những con người bất hạnh trong xã hội. -Mở ra tình huống khác thường tạo điều kiện cho cốt truyện phát triển, gây hứng thú cho người đọc HĐ IV (Bàn về mối quan hệ giữa vẻ bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa) Hs thảo luận: Mối quan hệ giữa vẻ bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa Bài học rút ra qua nhân vật Sọ Dừa b. Sọ Dừa là người có nhiều tài năng c.Hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong -Xấu xí >< thông minh, tài giỏi -Bài học HĐV (Phân tích nhân vật cô Út) Hs thảo luận: Tại sao cô Út lại yêu và đồng ý lấy Sọ Dừa 2.Nhân vật cô Út a. Cô Út lấy Sọ Dừa b.Bài học HĐVI (Bàn về những kết cục đối với nhân vật) 3. ý nghĩa kết cục của các nhân vật HĐVII ( Đánh giá chung ý nghĩa của truyện Sọ Dừa) 4. Kết luận HĐVIII (ghi nhớ, luyện tập, đọc thêm) IV. Ghi nhớ, luyện tập, đọc thêm * Qua việc khảo sát các thiết kế giáo án trên chúng tôi nhận thấy mỗi một cách thiết kế đều có những ưu điểm đáng ghi nhận. Ở các thiết kế giáo án như: “ Thánh Gióng” của Thạc sĩ Lê Xuân Soan; “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn có một ưu điểm dễ nhận thấy đó là các hoạt động rất rõ ràng, khái quát có thể áp dụng cho các văn bản khác cùng thể loại. Các thiết kế đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, thể hiện được sự tích hợp trong văn bản. Tuy vậy ở phần đọc-hiểu văn bản lại có một số khó khăn cho người giáo viên khi ghi bảng và hướng dẫn cho học sinh ghi vì không có sự phân chia rõ ràng giữa các đề mục. Ở thiết kế giáo án của Thạc sĩ Lê Như Bình, văn bản “ Sọ Dừa” một ưu điểm nổi bật mà chúng tôi rất tâm đắc là có sự phân chia mạch lạc, rõ ràng giữa hoạt động của học sinh (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) và phần nội dung bài học. Việc chia đôi vở để ghi công việc của học sinh và giáo viên sẽ giúp cho người giáo viên trong giờ lên lớp dễ dàng hơn trong việc ghi bảng, không bị lúng túng khi tìm ra các đề mục vì đã có sự chuẩn bị cẩn thận, các hoạt động cũng rất rõ ràng cụ thể trong từng văn bản. Đối với những sinh viên như chúng tôi, do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, cũng như kiến thức lý thuyết còn hạn chế, nên việc nhận xét trên đây chỉ là thiển ý chủ quan. Thực tế, tuỳ vào hoàn cảnh từng vùng, đặc điểm soạn giáo án của từng trường, tuỳ vào sự nhìn nhận của mỗi người mà có một mẫu giáo án cho riêng mình, cũng như phù hợp với từng văn bản thiết kế. Nhìn nhận những ưu và khuyết điểm chúng tôi xin được nêu ra đây một số giáo án thể nghiệm, mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc tìm ra phương pháp soạn giáo án phù hợp với sự thay đổi của chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn của trung học cơ sở. III. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM. 1. Văn bản THÁNH GIÓNG (Bài 2) (Truyền thuyết) A. Yêu cầu cần đạt. -Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh phi thường, quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước. -Nắm được nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật chính bằng các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giàu ý nghĩa. -Kể lại được truyện này một cách hấp dẫn có sáng tạo. B. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ -Nội dung: Hãy kể tóm tắt truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. Qua truyền thuyết ấy nhân dân ta mơ ước điều gì? Yêu cầu: kể mạch lạc, rõ ràng. -Hình thức: vấn đáp 2. Tổ chức dạy bài mới -Giới thiệu bài: Hàng ngày chúng ta thường được nghe nói đến có một Hội khoẻ Phù Đổng được diễn ra hàng năm. Các em có biết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGD0002.doc