Đề tài Tìm hiều quy trình sản xuất hạt điều

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều trong quá trình hấp:

- Nhiệt độ không đều làm cho hạt điều chín không đều.

- Thời gian hấp:

 Nếu hấp với thời gian quá lâu hạt điều sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu tím.

 Nếu hấp không đủ thòi gian thì hạt điều sẽ không chín gây khó khăn cho công đoạn tách nhân.

 Độ khô của nguyên liệu trước khi đưa vào hấp không đạt tiêu chuẩn.

Phương pháp kiểm tra chất lượng hạt điều sau khi hấp:

- Hạt phồng to khô ráo.

- Độ dẻo của hạt không được quá lớn.

- Khi chuyển qua công đoạn tách phải dễ cắt tách.

 

doc60 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiều quy trình sản xuất hạt điều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: “ muốn tăng năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam phải liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra sức mạnh tổng lực, thu hút nhiều vốn đầu tư, cải tiến dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao”. Bên cạnh tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất, ngành điều Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu lao động. Năng lực của người lao động còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế biến điều xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của ngành điều tuy khá tốt, nhưng thực trạng của ngành vẫn còn nhiều khó khăn, cả về khách quan lẫn các vấn đề nội tại. Về khách quan: - Giá xuất khẩu hạt điều giảm mạnh do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Tính tới tháng 12-2008, giá đã giảm từ 6.500 đô la Mỹ/tấn xuống còn 4.500 đô la Mỹ/tấn. - Vào đầu vụ, doanh nghiệp chế biến điều phải vay vốn mua nguyên liệu để dự trữ sản xuất trong năm. Do đó nhu cầu vốn ngân hàng của ngành này khá lớn, từ 8.000-8.500 tỉ đồng, dẫn đến áp lực trả nợ ngân hàng cũng lớn. - Do đặc thù kinh doanh, thời gian thanh toán tiền hàng xuất khẩu rất chậm, khiến doanh nghiệp phải chịu lãi kéo dài, chậm được hoàn thuế giá trị gia tăng nên mất đi cơ hội quay vòng nguồn vốn. Vấn đề nội tại của ngành: - Giữa năm 2008, các doanh nghiệp nhập khẩu điều của Mỹ đã tuyên bố kiện các doanh nghiệp Việt Nam vì thất tín trong việc giao hàng. Trong văn bản của Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ (AFI), họ không kiện, mà chỉ thông báo tên doanh nghiệp Việt Nam chậm giao hàng làm các doanh nghiệp Mỹ gặp rắc rối. Hợp đồng đã ký từ năm trước, nhưng khi giá điều lên cao, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác lấy giá cao. Sau đó giá nguyên liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp không đủ sức mua để trả nợ. - Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502 để… dán hạt điều vỡ. Lô hàng bị nhà nhập khẩu từ chối nhận, hàng bỏ tại cảng nước ngoài, mất mát, hao hụt… Những thiệt hại vật chất do cách làm ăn mất uy tín chưa đo đếm được, nhưng nếu còn diễn ra tình trạng đó, chắc chắn không chỉ Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác sẽ giảm nhập khẩu điều từ Việt Nam để chọn các nhà cung cấp uy tín hơn. - Người nông dân không còn mặn mà với việc trồng cây điều. Tại các tỉnh trồng điều nhiều như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định… nông dân đã chặt bỏ cây điều để trồng cây khác, nặng nề nhất là ở Bình Phước, hàng trăm héc ta điều đã bị phá bỏ. - Trong khi đó, ngành điều rất khó có thể bù đắp nguồn nguyên liệu bằng cách nhập khẩu điều thô, vì phải chịu lãi suất ngân hàng và tính bấp bênh của giá cả thị trường. Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang Mỹ giai đoạn 2006-2008 và dự báo 2009. Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO) dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ năm nay sẽ giảm khoảng 6,61% so với năm 2008. Cụ thể kim ngạch sẽ đạt khoảng 233 triệu đô la Mỹ (giảm 16,5 triệu đô la) vì những lý do sau đây: - Kinh tế Mỹ suy thoái dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm. - Giá hàng hóa thế giới nói chung giảm, trong đó có mặt hàng này. Chương I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÊ CÔNG TY TNSX-TM THANH MAI 1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành công ty TNSX-TM Thanh Mai: 1.1.1. Lịch sử hình thành công ty TNSX-TM Thanh Mai: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hạt điều Thanh Mai chính thức đi vào hoạt động theo luật từ ngày 4/12/2006. Đứng đầu doanh nghiệp là ông giám đốc: Mai Văn Thức. Tên giao dịch của doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI THANH MAI. Tên tiếng Anh: PRIVATE ENTEPRISE PRODUCE AND TRADE Ngành nghề chính: Thu mua, chế biến nông sản xuất khẩu, kinh doanh hạt điều thô, đóng gói xuất khẩu nhân hạt điều. Địa chỉ: Tổ 17, Ấp Bắc II, xã Hòa Long TXBR – Tỉnh BRVT Điện thoại: 064.3821633. 1.1.2. Quá trình phát triển: Từ những ngày đầu thành lập Doanh nghiệp Thanh Mai chỉ có khoảng 100 công nhân, nguồn vốn thiếu hụt, cơ sở vật chất – kỹ thuật đơn giản, kinh nghiệm sản xuất ít ỏi và kết quả thu nhập bình quân của người lao động rất thấp. Sau 2 năm, số lượng công nhân tăng lên đáng kể, nhà xưởng được mở rộng, dây chuyền sản xuất tiên tiến, văn phòng làm việc khang trang, hệ thống bộ máy tổ chức khá phù hợp, có nhà ở cho công nhân và nâng cao thu nhập cho công nhân. Chính vì vậy mà công nhân có lòng tin với doanh nghiệp, an tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp đẩy mạnh tổng doanh thu. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp: 1.2.1. Sơ đồ tổ chức: Để quản lý sản xuất và điều hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức bộ máy quản lý tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, đặc điểm điều kiện sản xuất cụ thể mà doanh nghiệp lập ra các bộ phận quản lý thích hợp được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Sơ đồ tổ chức quản lý : Giám đốc ( chủ doanh nghiệp) Phòng dân sự Phòng kế toán Phòng sản xuất Xưởng phân loại nhân Xưởng bóc vỏ lụa Xưởng đóng gói Xưởng phân loại thô Xưởng hấp,tách nhân, sấy 1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận: Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền và nhiệm vụ với vai trò là người đúng đầu doanh nghiệp. Giám đốc giám sát, chỉ huy gián tiếp thông qua các trưởng phòng ban của doanh nghiệp. Phòng kế toán: Có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tài chính, theo dõi việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tổ chức ghi chép sổ sách kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. theo dõi tình hình thanh toán công, nợ, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ theo quy định của nhà nước và quyết định của Giám đốc doanh nghiệp. Phòng dân sự: nghiên cứu thị trường, tiếp cận thăm dò thị trường, tìm đối tác quảng cáo dịch vụ, tiếp xúc giao dịch với khách hàng, chuẩn bị các thủ tục cần thiết, giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế. Đồng thời thực hiện việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho phù hợp với điều kiện để đạt được kết quả, tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc. Phòng sản xuất: Bao gồm các tổ trưởng của các phân xưởng, họ chịu trách nhiệm về sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp đưa ra. Các phân xưởng có nhiệm vụ sau: FXưởng phân loại thô: khi nguyên liệu được lấy về sẽ phân loại thô theo kích cỡ của hạt từ lớn đến nhỏ. Xưởng hấp: Sau khi phân loại hạt điều được chuyển sang công đoạn hấp bằng hơi nước để hạt được chín. Xưởng tách nhân: Hạt điều chín được để nguội và tách nhân bằng thủ công để lấy sản phẩm nhân điều ra. Xưởng sấy: Sau khi tách vỏ, nhân được mang vào lò sấy và sấy với nhiệt độ thích hợp cho vỏ lụa khô để khi bóc vỏ lụa được dễ dàng hơn. Xưởng bóc vỏ lụa: sau khi sấy khô nhân điều được làm sạch vỏ lụa bằng máy và thủ công. Xưởng phân loại nhân: Sau khi được tách vỏ lụa ra, các công nhân phải phân loại sản phẩm theo quy đinh của doanh nghiệp. Xưởng đóng gói: đây là công đoạn cuối cùng, nhân điều được đóng gói và được đem xuất khẩu hay chuyển qua các công ty chế biến bánh kẹo... 1.3. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp: 1.3.1. Thuận lợi: Về vị trí: Doanh nghiệp Thanh Mai nằm ở Thị xã Bà Rịa, đây là nơi có nhiều nông dân trồng điều, nên nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, do đây là vùng đất đỏ nên cây điều rất phát triển và hạt sẽ chắc và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra nguồn nhân công rất dồi dào, chịu khó, nhiệt tình và hăng say trong công việc, đồng thời doanh nghiệp cũng trang bị đầy đủ lực lượng nhân viên có trình độ chuyên môn. Ngoài ra doanh nghiệp còn được sự giúp đỡ của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các ban ngành có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp phát triển. 1.3.2. Khó khăn: Đơn vị nhỏ, ít vốn nên không đủ cạnh tranh với các công ty khác. Doanh nghiệp chỉ mới thành lập được hơn 2 năm nên quá trình thực hiện, khai thác nguồn nguyên liệu chỉ với số lượng đáng kể. Lĩnh vực hoạt động đang còn ít. Quy mô kinh doanh chỉ vừa và nhỏ. Sự biến đổi của cơ chế thị trường trong 2 năm gần đây đã tác động không nhỏ đến Doanh nghiệp. 1.4. Chiến lược phát triển trong thời gian tới của Doanh nghiệp: Doanh nghiệp luôn nghiên cứu về sự đa dạng vượt trội của sản phẩm nhân hạt điều, bao bì, nhãn hiệu, mẫu mã…được căn cứ dụa trên tính cổ điển truyền thống của dân tộc ta kết hợp hài hòa với phong cách hiện đại để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Sản phẩm Nhân hạt điều Việt Nam của doanh nghiệp có giá trị sử dụng rất cao, được mọi người tiêu dùng ở trong nước cũng như trên khắp thế giới ưa chuộng. Doanh nghiệp đã sử dụng gần như 100 % nguyên phụ liệu trong nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương, nhất là lao động nữ. Doanh nghiệp không ngừng sáng tạo và đổi mới công nghệ sản xuất, thay thế máy móc thiết bị nhập khẩu bằng máy móc thiết bị trong nước. Mục tiêu của Công ty là tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia đóng góp vào các hoạt động công ích, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa… góp phần xây dựng sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước nhà. Ngoài ra, Doanh nghiệp đang hướng tới việc đầu tư nguồn vốn, phân bón cũng như các loại giống cây điều ghép, cây điều có năng suất cao cho bà con nông dân trồng. Để thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước, Doanh nghiệp dự định ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với bà con nông dân và ứng trước nguồn vốn đầu tư để bà con nông dân yên tâm trồng điều. Chương II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU Công ty TNSX-TM THANH MAI sản xuất hạt điều theo dây chuyền: Mua nguyên liệu tươi $ Phơi khô $ Nhập kho $ Phân cỡ hạt (loại thô) $ Hấp hơi nước $ Tách nhân $ Kiểm tra chất lượng sau khi tách $ Sấy $ Bóc vỏ lụa bằng máy $ Bóc vỏ lụa thu hồi nhân chín bằng gia công $ Kiểm tra chất lượng sau khi bóc $ Sàng thủ công $ Phân loại nhân $ Kiểm tra sau khi phân loại $ Sàng bằng máy kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho $ Xông trùng $ Đóng gói $ Nhập kho $ Xuất khẩu 2.1. Nguyên liệu tươi mua vào: Khi mua nguyên liệu tươi cần chú ý đến một vài tiêu chuẩn sau: 2.1.1. Màu sắc: Hạt điều khi nhập về phải đạt yêu cầu: màu xanh lá cây (xanh tự nhiên) hoặc màu trắng. 2.1.2. Số cỡ hạt/kg: - Loại lớn: từ 150÷180 hạt. - Loại trung bình: từ 180÷ 210 hạt. - Không đạt yêu cầu: lớn hơn 240 hạt. 2.1.3. Tỉ lệ khiếm khuyết: - Loại I: từ 10÷20%. - Loại II: từ 20÷30%. - Loại III: từ 30÷40%. - Không đạt yêu cầu: >40%. 2.1.4. Tỷ lệ hạt phế hư: - Loại I: 3÷5%. - Loại II: 5÷10%. - Loại III: 10÷15%. 2.2. Nguyên liệu khô nhập kho: Yêu cầu sản phẩm trong công đoạn này: 2.2.1. Điều sau khi phơi phải đạt tiêu chuẩn màu cánh dán hoặc trắng xám. 2.2.2. Số lượng hạt/kg: - Loại lớn: 160÷190 hạt. - Loại trung bình: 190÷220 hạt. - Loại nhỏ: 220÷250 hạt. - Không đạt :250 hạt trở lên. 2.2.3. Tỉ lệ không hoàn toàn (khiếm khuyết): - Loại I: từ 10÷20%. - Loại II: 20÷30%. - Loại III: 30÷40% . - Không đạt yêu cầu: >40%. 2.2.4. Tỉ lệ phế hư: - Loại I: từ 3÷5%. - Loại II: từ 5÷10%. - Loại III: từ 10÷15%. - Không đạt yêu cầu: >15%. 2.3. Quá trình phân loại thô: (phân cỡ hạt) Hạt điều thô sau khi phơi khô sẽ được chuyển qua công đoạn phân loại, ở khâu này hạt điều được phân ra làm 4 loại A, B, C, D theo kích thước từ lớn đến nhỏ bằng một loại máy phân cỡ. - Loại A: 418÷450 (hạt lớn). 450÷480 (hạt nhỏ). Loại B: 480÷504 (lớn loại 1). 504÷536 (lớn loại 2). 536÷580 (loại nhỏ). Loại C: 580÷600 (lớn loại 1). 600÷636 (lớn loại 2). 636÷686 (loại nhỏ). - Loại D: Còn lại. 2.3.1. Cấu tạo máy: Hệ thống phân cỡ A, B, C, D. Hệ thống gầu tải múc hạt điều lên. Lồng sàng 8 cạnh được chia làm 4 phần với kích thước lỗ khác nhau. 4 họng đựng điều ra. Mô tơ kéo gầu tải. Mô tơ kéo lống sàng. Dàn đập. Công tắc điện. Hình 3: Cấu tạo máy phân cỡ hạt. 2.3.2. Nguyên lý hoạt động của máy: Hạt điều được đưa vào máy bằng hệ thống gầu tải → mô tơ kéo gầu tải đưa hạt điều lên lồng sàng → hệ thống lồng sàng và dàn đập quay ngược chiều nhau đẩy hạt điều xuống theo từng vị trí lỗ trên mặt lồng sàng từ nhỏ đến lớn → tại vị trí đầu tiên hạt điều thuộc cỡ D sẽ lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng D → các hạt lớn hơn sẽ đi qua → tại lỗ sàng thứ hai hạt điều thuộc cỡ C sẽ lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng C → các hạt lớn hơn tiếp tục đi qua → tại lỗ sàng thứ 3 hạt điều thuộc cỡ B sẽ lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng B → còn lại là hạt cỡ A to nhất cũng đi qua, tiếp tục lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng A. 2.3.3. Những sự cố có thể xảy ra: Trong quá trình phân cỡ hạt điều nếu một bộ phận nào đó của máy bị hỏng thì mọi hoạt động của máy coi như bị ngưng trệ. VD: nếu mô tơ kéo gầu tải bị dãn hoặc bị đứt dây curoa thì hệ thống gầu tải sẽ không hoạt động được, hạt điều sẽ không được đưa lên làm cho cả hệ thống phải ngừng hoạt động. 2.3.4. Các giải pháp phòng ngừa sự cố: - Vệ sinh máy móc định kỳ. - Trước và sau khi làm việc phải kiểm tra máy một cách kĩ lưỡng. - Tu sửa máy móc thường xuyên. 2.4. Quá tình hấp hơi: Hạt điều sau khi phân cỡ được chuyển qua công đoạn hấp bằng máy hấp hơi. Những hạt có kích cỡ khác nhau sẽ được hấp trong khoảng thời gian khác nhau (hạt loại A, B, C thời gian hấp là 20 phút, hạt loại D là 18 phút) và cứ 8 đến 9 lần hấp thì phải thay nước một lần. Mỗi mẻ hấp được khoảng 550kg điều. Hạt điều sau khi hấp được trải mỏng để nguội ít nhất từ 12÷24h. 2.4.1. Cấu tạo lò hấp: Hình 4: Lò hấp hơi. 2.4.1.1. Cấu tạo ngoài: ống dẫn khói. nhiệt kế đo độ. van dẫn nước. ống xả nước. quạt gió. cửa lò. 2.4.1.2. Cấu tạo trong: Chảo nước. Khay chứa hạt điều. 2.4.2. Nguyên lý làm việc của lò hấp hơi: Quạt gió thổi cho lửa cháy → đun nước sôi cho đến khi nhiệt kế đo độ báo đến 100oC → cho hạt điều vào khay → cho vào lò và đóng cửa lò → tiếp tục quạt cho lửa cháy đều, giữ nhiệt độ để hơi nước liên tục được bốc lên lò (nếu lượng nước trong chảo quá đầy hoặc lượng hơi nước ngưng tụ quá nhiều thì nước sẽ tự động xả ra ngoài qua ống xả) → khí thải sẽ thoát ra ngoài qua hệ thống ống khói → hạt điều được hấp khoảng 19 đến 20 phút → sau đó mở cửa lò cho hạt điều ra. 2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều trong quá trình hấp: - Nhiệt độ không đều làm cho hạt điều chín không đều. - Thời gian hấp: Nếu hấp với thời gian quá lâu hạt điều sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu tím. Nếu hấp không đủ thòi gian thì hạt điều sẽ không chín gây khó khăn cho công đoạn tách nhân. Độ khô của nguyên liệu trước khi đưa vào hấp không đạt tiêu chuẩn. 2.4.4. Phương pháp kiểm tra chất lượng hạt điều sau khi hấp: - Hạt phồng to khô ráo. - Độ dẻo của hạt không được quá lớn. - Khi chuyển qua công đoạn tách phải dễ cắt tách. 2.4.5. Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hấp: - Nhiệt kế đo độ bị hỏng → không xác định được nhiệt độ trong lò để điều chỉnh cho hợp lý → không xác định được thời gian cho hạt điều vào và lấy hạt điều ra → ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm → ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất. - Không tiếp nước vào thường xuyên → nước trong lò bi cạn hết → cháy lò → gây tai nạn → thiệt hại đến kinh tế. -Hầm lò lâu ngày không vệ sinh → bụi bẩn nhiều làm tắc hầm → hơi không bốc lên lò được. 2.4.6. Giải pháp phòng ngừa sự cố: - Kiểm tra máy móc, thiết bị trước mỗi ca làm việc. - Vệ sinh máy móc thường xuyên. - Thông lò hơi theo định kỳ một lần/tuần. 2.5. Quá trình tách nhân: - Tách nhân là công đoạn tiếp theo sau khi hạ nhiệt độ từ công đoạn hấp hơi. - Các thao tác ở công đoạn này là mỗi công nhân sử dụng một thiết bị cắt tách hạt điều, thiết bị này dược hoạt động bằng thủ công, tách vỏ ra để thu hồi nhân. - Hạt điều sau khi tách sẽ tạo ra 2 loại sản phẩm: nhân nguyên và nhân bể. Tuy sử dụng máy móc nhưng bản chất của công việc này gần giống như phương pháp thủ công vì cấu tạo của máy còn rất đơn giản và thô sơ. Vì vậy công đoạn này cần tay nghề và sức lực của công nhân là chính. Hình 5: hình ảnh công nhân đang tách nhân. 2.5.1. Cấu tạo máy tách nhân: Hình 6: máy tách nhân. Bàn đạp. Đũa tách. Đũa đập. Lò xo. Dao cắt. 2.5.2. Cơ chế hoạt động của máy tách nhân: Hạt điều được đặt nằm ngang theo chiều của lưỡi dao cắt → khởi động bàn đạp bên đũa đập → đẩy đũa đập đi lên → đũa đập gây tác động vào hai luỡi dao tạo nên một lực làm hai lưỡi dao khít lại tách đôi vỏ hạt điều ra → tiếp tục khởi động bàn đạp bên đũa tách → đẩy đũa tách đi lên → đũa tách gây tác động vào hai lưỡi dao tạo nên một lực đẩy hai lưỡi dao ra → bỏ vỏ và thu hồi nhân. 2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều sau khi tách nhân: - Yếu tố con người. - Chất lượng sản phẩm của quá trình hấp có đạt tiêu chuẩn hay không. - Chất lượng máy móc. 2.5.4. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm: 2.5.4.1. Dựa vào số lượng nhân nguyên và nhân bể thu hồi được. 2.5.4.2. Định mức : - Tỉ lệ bể: Tốt: <8%. Trung bình: 8÷15%. -Tỉ lệ thu hồi nhân: Loại I: >30%. Loại II: 27÷30%. Loại III: <27%. 2.5.5. Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình tách nhân: - Máy móc bị hỏng: Dao cắt lâu ngày bị cùn không cắt được hay lò xo bị giãn, mất sự đàn hồi → hệ thống đũa tách và đũa đập không hoạt động được… - Thiếu nhân công, sản xuất bị trì trệ. 2.5.6. Biện pháp phòng ngừa sự cố: - Kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh máy móc thường xuyên. - Củng cố và nâng cao chất lượng máy móc, trang thiết bị sản xuất. 2.6. Quá trình sấy: - Sau khi tách nhân sản phẩm được chuyển qua công đoạn sấy với mục đích làm tăng hàm lượng chất khô, tăng độ giòn và độ dẻo, giữ được tính đặc trưng cho sản phẩm, bảo đảm màu sắc và độ sáng bóng cho sản phẩm, tăng độ bền sản phẩm để chuẩn bị cho công đoạn sau. 2.6.1. Cấu tạo máy sấy: 2.6.1.1. Cấu tạo ngoài: Hình 8: cấu tạo ngoài máy sấy. cửa chính. cửa phụ. nắp thoát ẩm. van an toàn. nhiệt kế đo độ. ống thuỷ báo nước. cửa lò. ống dẫn nước. ống xả hơi. mô tơ. công tắc điện. rơ le tự ngắt. 2. 6.1.2. Cấu tạo trong: Hình 9: cấu tạo trong máy sấy 16 ống truyền nhiệt. 4 quạt bão nhiệt. 6 xe đựng nhân điều. hệ thống toả nhiệt. 2.6.2. Nguyên lý làm việc của máy sấy: Hạt điều được cho vào xe đựng → đẩy vào phòng sấy → bật công tắc điện → mở hơi nước quá nhiệt cấp vào giàn trao đổi nhiệt trong phòng sấy → điều chỉnh nhiệt độ sấy bằng cách tăng giảm áp suất hơi quá nhiệt cấp vào → hệ thống hơi nước quá nhiệt sau khi qua bồn hấp, vào giàn trao đổi nhiệt sẽ thoát ra ngoài → nhiệt độ sấy từ 80÷850C, thời gian sấy khoảng 12÷13h → lấy hạt điều ra. 2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân trong quá trình sấy: - Nhiệt độ. - Thời gian. - Chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sấy. 2.6.4. Phương pháp đánh giá chất lượng hạt điều sau khi sấy: - Độ khô. - Màu nhân điều. 2.6.5. Các sự cố có thể xảy ra: - Mất điện đột ngột làm quá trình sấy bị gián đoạn. - Thiết bị sấy bị hỏng giữa chừng. 2.6.6. Các biện pháp phòng ngừ sự cố: - Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng tránh sự cố. VD: máy phát điện để có thể kịp thời phát điện ngay khi mất điện để quá trình sản xuất được liên tục. - Kiểm tra kỹ lượng trang thiết bị trước khi đi vào sản xuất. - Bảo trì và tu sửa máy móc định kì. 2.7. Quá trình bóc vỏ lụa: - Là công đoạn nhận nhân chín từ công đoạn sấy, nguyên liệu được đi qua máy bóc vỏ lụa cho ra sản phẩm nhân trắng vói công suất 8,5 tấn/ngày. 2.7.1. Cấu tạo máy bóc vỏ lụa: Hình 10: Máy bóc vỏ lụa. Bình chứa nguyên liệu. Băng tải hàng. Trục đảo nhân. Lồng đảo nhân. Băng tải thổi khí. Hệ thống khí thổi. Van điều áp. Hệ thống rung. Hệ thống sàng nhân bể. Hệ thống hút bụi. Bảng điều khiển. Ống dẫn điều ra. 2.7.2. Nguyên lý hoạt động của máy bóc vỏ lụa: Băng tải đưa nguyên liệu lên → trục đảo và lồng đảo quay ngược chiều nhau → tách vỏ lụa ra khỏi nhân, tại vị trí lồng đảo và trục đảo khi số lượng nhân đã đủ → tự động bảng điều khiển sẽ điều chỉnh cho nhân điều đứng lại ở vị trí băng tải hàng → hệ thống khí thổi và hệ thống hút bụi sẽ hút sạch bụi → hệ thống rung đẩy sản phẩm vào hai ống dẫn và đi ra ngoài. 2.7.3. Phương pháp đánh giá và kiểm tra chất lượng hạt điều: - Tỷ lệ thu hồi sản phẩm sau khi bóc vỏ lụa: Loại 1: >90%. Loại 2: 87÷90%. Loại 3: <87%. - Cảm quan: sản phẩm không còn sót vỏ lụa. 2.7.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân sau khi bóc vỏ lụa: - Thiết bị bóc vỏ lụa. - Độ khô của nguyên liệu trước khi bóc vỏ lụa. 2.7.5. Các sự cố có thể xảy ra trong công đoạn bóc vỏ lụa: - Một số thiết bị trong cấu tạo của máy bóc vỏ lụa bị hỏng làm ảnh hưởng đến cả quá trình. VD: hệ thống băng tải hàng bị tắc nghẽn nguyên liệu không được đưa lên lồng đảo → quá trình bóc vỏ lụa không diễn ra được. - Mất điện làm máy không hoạt động được → sản xuất bị ngưng trệ. 2.7.6. Biện pháp phòng ngừa sự cố: - Vệ sinh công nghiệp. - Kiểm tra máy móc trước khi đi vào hoạt động. - Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị để đảm bảo việc sản xuất được liên tục. - Cải tiến trang thiết bị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. 2.8. Sàng thủ công: Hình 11: Công nhân sàng điều bằng phương pháp thủ công. Sau khi bóc vỏ lụa bằng máy, nhân điều được sàng bằng thủ công để loại ra các tạp chất có lẫn trong nhân điều. Công việc này rất đơn giản nên không cần phải sử dụng đến máy móc mà người ta chỉ dùng nia, thúng để sàng cho các hạt bụi và các tạp chất chui xuống dưới, giữ lại sản phẩm tinh. Tuy tính chất của công việc này đơn giản nhưng phải vệ sinh nơi làm việc để đảm bảo chất lượng sản phẩm, ngoài ra người làm công việc này phải đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ. 2.9. Quá trình phân loại nhân: Nguyên liệu sau khi sàng sẽ được chuyển qua công đoạn phân loại nhân. Ở công đoạn này nhân điều được phân ra các loại khác nhau bằng phương pháp thủ công, dựa vào cảm quan để phân loại cho nên không thể sử dụng máy móc. Vì vậy cần một lượng rất lớn công nhân làm công việc này. Hình 12: Công đoạn phân loại nhân. Trong quá trình phân loại, nhân điều được chia làm 2 loại chính: nhân nguyên và nhân bể. 2.9.1. Nhân nguyên : 2.9.1.1. Nhân nguyên trắng: hạt không bị sâu mọt, không có đốm đen hay nâu, không bị nhiễm dầu và không bị sót vỏ lụa. Gồm bốn cấp loại. - Loại W180: Hình 13: Nhân điều loại W180. Tên thương mại: nhân nguyên trắng. Đặc trưng: Ngoài yêu cầu chung, nhân hạt điều phải có màu trắng, trắng ngà hoặc xám tro nhạt, không có lốm đốm đen hoặc nâu. Số hạt/1LB (453g): 120÷180 hạt. - Loại W210: Hình 14: Nhân điều loại W210. Tên thương mại: nhân nguyên trắng. Đặc trưng: màu trắng. Số hạt/1LB: 200÷210 hạt. - Loại W240: Hình 15: Nhân điều loại W240 Tên thương mại: nhân nguyên trắng. Đặc trưng: màu trắng ngà. Số hạt/1LB: 220÷240 hạt. - Loại W320: Hình 16: Nhân điều loại W320. Tên thương mại: nhân nguyên trắng. Đặc trưng: màu xám tro hơi nhạt. Số hạt/1LB: 300÷320 hạt. - Loại w450: Hình 17: Nhân điều loại W450. Tên thương mại: nhân nguyên trắng. Đặc trưng: màu xám tro nhạt. Số hạt/1LB: 400÷450 hạt. 2.9.1.2. Nhân nguyên vàng: - Loại SW210: Hình 18: Nhân điều loại SW210. Tên thương mại: nhân nguyên vàng. Đặc trưng: màu vàng nhạt. Số hạt/1LB: 200÷210 hạt. -Loại SW240: Hình 19: Nhân điều loại SW240. Tên thương mại: nhân nguyên vàng. Đặc trưng: màu vàng nhạt. Số hạt/1LB: 220÷240 hạt. -Loại SW320: Hình 20: Nhân điều loại SW320 Tên thương mại: nhân nguyên vàng. Đặc trưng: màu vàng nhạt. Số hạt/1LB: 300÷320 hạt. -Loại SW450 Hình 21: Nhân điều loại SW450 Tên thương mại: nhân nguyên vàng. Đặc trưng: màu vàng nhạt. Số hạt/1LB: 400÷450 hạt. - Loại SW2: Hình 22: Nhân điều loại SW2 Tên thương mại: nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiều quy trình san xuất hạt điều.doc
Tài liệu liên quan