Đề tài Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của Việt Nam hiện nay

Nhiều năm qua, có đến trên 60% lượng mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc. Sáu tháng đầu năm nay, theo số liệu thống kê từ phía bộ Công thương, dù xuất khẩu cao su sang nhiều thị trường đều giảm khá mạnh, như EU âm 31,3%, Nhật âm 34,15%, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn có con số tăng trưởng dương, 6,3%. Trong số 357,2 triệu USD kim ngạch xuất khẩu cao su (tương đương 246.000 tấn), thì, thị trường Trung Quốc chiếm tới 67,5%, đạt 233,9 triệu USD. Và, Trung Quốc trong những tháng còn lại của năm 2009, dự báo vẫn là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại thừa nhận, không như trước đây, nay việc xuất khẩu cao su sang Trung Quốc ngày càng gặp nhiều rủi ro; chủ yếu đến từ những thay đổi chính sách biên mậu của nước này. Từ đầu năm 2009, xuất khẩu cao su mậu biên bắt đầu gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc áp dụng các chính sách kiểm soát, hay còn gọi là “hàng rào linh hoạt” như: đột ngột điều chỉnh lượng hàng hoá nhập khẩu, thay đổi cửa khẩu tiếp nhận hàng, điều chỉnh phương thức thanh toán. Thông thường, khi một chính sách nào đó được áp dụng thì ngay lập tức, hàng hoá Việt Nam lại bị ách tắc tại cửa khẩu, kéo theo giá giảm.

Trong số 208 đơn vị xuất khẩu cao su, thì có đến 165 doanh nghiệp bán cho Trung Quốc. Tất nhiên, phương thức xuất khẩu nhiều nhất vẫn là giao hàng qua biên giới (DAF), chiếm tới 59% tổng lượng mủ xuất sang Trung Quốc. Do đó, khi Trung Quốc dựng lên rào cản, cũng là lúc xuất khẩu cao su mậu biên bị ngưng trệ, và chỉ được nối lại vào đầu tháng sáu vừa qua, vì lúc đó, doanh nghiệp hai bên mới tìm được ngân hàng bảo lãnh và thay đổi đường vận chuyển mủ cao su.

 

doc150 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây chính là vấn đề đang được các cơ quan chức năng ở các tỉnh biên giới quan tâm. Với hình thức làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh nước ta vẫn đang xuất khẩu hàng hóa bằng phương tiện xe thô sơ qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu, trong khi đó để đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm dịch – kiểm nghiệm đòi hỏi doanh nghiệp phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc theo đường chính ngạch, đặc biệt là hàng nông sản. Cũng chính vì doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm dịch – kiểm nghiệm đối với mặt hàng hoa quả tươi, nên đây là một trong những nguyên nhân khiến cho từ đầu năm 2008 đến nay vẫn chưa có lô hàng hoa quả tươi nào làm thủ tục xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu. Trong khi đó, hai nước Việt - Trung đều là thành viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, công cụ thương mại để thực hiện các hiệp định thương mại về hàng hóa trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do (FTA) đã được ký kết. Khối lượng sản phẩm của nước ta chưa lớn, phân tán, trong khi Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu với khối lượng lớn. Việt Nam cũng không muốn xuất sản phẩm thô, còn Trung Quốc thì lại muốn nhập lượng lớn sản phẩm thô. Nông dân ta hiện nay vẫn quen với nếp nghĩ bao cấp, chỉ biết trồng chứ chưa mấy quan tâm đến khâu kỹ thuật, nên nhiều loại hoa quả tươi chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng hàng xuất khẩu. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam lại có thái độ thụ động, chờ đợi vào sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, không chịu chủ động tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhập thị trường. Doanh nghiệp không tiếp cận được mạng lưới tiêu thụ một cách ổn định, bền vững và lâu dài nên dễ bị động trong quan hệ buôn bán với bạn hàng nước ngoài. Mặt khác, cũng cần chú ý tăng giá trị hàng xuất khẩu thông qua bao bì. Hiện, nhóm hàng nông sản, đặc biệt là rau quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc đều chưa được phân loại, đóng gói (điển hình là vải quả tươi) làm giảm giá trị hàng xuất khẩu. Do vậy, trước mắt người sản xuất hoặc doanh nghiệp thu mua cần phân loại, làm sạch và đóng hộp ngay tại nơi sản xuất để nâng cao giá trị xuất khẩu; đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thành lập các văn phòng đại diện tại Trung Quốc để tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc qua việc tận dụng các hệ thống siêu thị lớn như Wal Mart, Parkson, Metro… đang có mặt tại Trung Quốc. Tình hình chung vài năm gần đây và khó khăn gặp phải của xuất khẩu mậu biên cao su giữa Việt Nam-Trung Quốc: Nhiều năm qua, có đến trên 60% lượng mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc. Sáu tháng đầu năm nay, theo số liệu thống kê từ phía bộ Công thương, dù xuất khẩu cao su sang nhiều thị trường đều giảm khá mạnh, như EU âm 31,3%, Nhật âm 34,15%, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn có con số tăng trưởng dương, 6,3%. Trong số 357,2 triệu USD kim ngạch xuất khẩu cao su (tương đương 246.000 tấn), thì, thị trường Trung Quốc chiếm tới 67,5%, đạt 233,9 triệu USD. Và, Trung Quốc trong những tháng còn lại của năm 2009, dự báo vẫn là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại thừa nhận, không như trước đây, nay việc xuất khẩu cao su sang Trung Quốc ngày càng gặp nhiều rủi ro; chủ yếu đến từ những thay đổi chính sách biên mậu của nước này. Từ đầu năm 2009, xuất khẩu cao su mậu biên bắt đầu gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc áp dụng các chính sách kiểm soát, hay còn gọi là “hàng rào linh hoạt” như: đột ngột điều chỉnh lượng hàng hoá nhập khẩu, thay đổi cửa khẩu tiếp nhận hàng, điều chỉnh phương thức thanh toán. Thông thường, khi một chính sách nào đó được áp dụng thì ngay lập tức, hàng hoá Việt Nam lại bị ách tắc tại cửa khẩu, kéo theo giá giảm. Trong số 208 đơn vị xuất khẩu cao su, thì có đến 165 doanh nghiệp bán cho Trung Quốc. Tất nhiên, phương thức xuất khẩu nhiều nhất vẫn là giao hàng qua biên giới (DAF), chiếm tới 59% tổng lượng mủ xuất sang Trung Quốc. Do đó, khi Trung Quốc dựng lên rào cản, cũng là lúc xuất khẩu cao su mậu biên bị ngưng trệ, và chỉ được nối lại vào đầu tháng sáu vừa qua, vì lúc đó, doanh nghiệp hai bên mới tìm được ngân hàng bảo lãnh và thay đổi đường vận chuyển mủ cao su. à Xuất khẩu cao su gặp khó khăn với rào cản mới này. Từ cuối tháng 4.2010, xuất khẩu cao su mậu biên lại gặp khó vì đối tác Trung Quốc đột ngột giảm mua hàng khiến giá giảm mạnh. Ông Đinh Vạn Tiến, trưởng ban xuất nhập khẩu tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho hay, giá cao su mậu biên đang từ trên dưới 70 triệu đồng/tấn đã giảm một mạch còn 63 triệu, xu hướng giảm giá dự báo sẽ tiếp tục. Phía Trung Quốc đã có biện pháp can thiệp nhằm hạ nhiệt thị trường, vốn được đánh giá tăng quá nóng suốt từ đầu tháng 2.2010 đến nay. Ngày 22.4, Trung Quốc bắt đầu tung 30.000 tấn mủ cao su dự trữ ra bán. “Đến nay, tổng cộng có 60.000 tấn mủ được bán ra với mục đích rõ ràng là nhằm hạ cơn sốt giá mủ cao su thiên nhiên nhập khẩu mà doanh nghiệp nước này phải gánh chịu”, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cao su nói. Bà Trần Thị Thuý Hoa, tổng thư ký hiệp hội Cao su Việt Nam bình luận việc Trung Quốc tung mủ dự trữ ra bán hòng ép giá mủ cao su thiên nhiên xuống là bình thường trong buôn bán thương mại. Tuy nhiên, theo bà, lượng hàng tồn kho mà phía Trung Quốc vừa tung ra bán không thể giải quyết cơn khát mủ cao su mà ngành công nghiệp ôtô nước này đòi hỏi năm 2010, dự kiến lên tới 2,75 triệu tấn, trong khi sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 500.000 tấn. “Dù sao đi nữa thì Trung Quốc vẫn phải nhập mủ cao su, và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, nên doanh nghiệp không nên quá lo lắng”, bà Hoa trấn an. Tuy nhiên, qua trao đổi, nhiều doanh nghiệp cho hay họ gặp khó khăn lớn khi kế hoạch xuất khẩu bị đảo lộn do bị giảm cả về sản lượng và giá mủ bán ra. Chưa có con số thống kế chính thức sản lượng mủ cao su xuất khẩu mậu biên trong hai tuần cuối tháng 4 và đầu tháng 5, nhưng một cán bộ VRG tiết lộ “hợp đồng giao dịch thành công chỉ bằng 1/3 so với trước”. Ông Nguyễn Thanh Hải, giám đốc công ty cổ phần cao su Đồng Phú cho hay, đơn vị này vào vụ cạo mủ từ đầu tháng 5, nhưng đối tác chỉ trả giá 63 – 64 triệu đồng/tấn, nghĩa là ngang bằng với giá tại cửa khẩu. Nguyên nhân là do việc bán mủ cao su mậu biên sang thị trường Trung Quốc, vốn chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, vẫn bị ách tắc. Theo hiệp hội cao su, các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vẫn duy trì việc hạn chế các doanh nghiệp và thương gia của họ nhập khẩu cao su Việt Nam theo cơ chế thị trường tự do kiểu “biên mậu”. Có thông tin cho rằng phía Trung Quốc sẽ còn duy trì biện pháp này một thời gian khá lâu nữa, để chấn chỉnh tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu Đông Hưng thuộc Trung Quốc. Chính vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu cao su tại khu vực Móng Cái vẫn diễn biến thất thường, thiếu tập trung. Hiệp hội cao su Việt Nam cho hay, xuất khẩu cao su trong tháng 5.2010 đã giảm mạnh, chỉ còn 20 ngàn tấn, kim ngạch 60 triệu USD, trong khi tháng 4 là 32 ngàn tấn, tương đương 94 triệu USD. Giá cao su bán tại vườn vẫn tiếp tục giảm mạnh. Từ giữa tháng 5 đến nay chỉ có vài ngày giao dịch, khối lượng từ 100 đến 200 tấn cao su khối SRV3L. Các chủng loại cao su sơ chế khác hầu như đã ngừng giao dịch và chuyển sang xuất cho các thị trường khác. Giá cao su khối tiếp tục giảm, đạt khoảng 22.600 nhân dân tệ/tấn - 23.000 nhân dân tệ/tấn, trong khi mức đỉnh hồi tháng 2, tháng 3.2010 lên tới 24.000 nhân dân tệ/tấn. Hiệp hội cao su Việt Nam cho rằng, mặc dù hạn chế mua mủ khối, nhưng mặt hàng mủ cao su chưa chế biến vụ mới khai thác lại đang được các đối tác Trung Quốc trả giá cao, và chủ yếu giao dịch theo hệ chính ngạch. Mức giá trần mủ cao su dạng này đang được phía đối tác Trung Quốc đưa ra là 17.500 nhân dân tệ/tấn, tăng 1.500 nhân dân tệ/tấn so với trước. Mặt hàng nguyên liệu thô này phía Trung Quốc khuyến khích nhập và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong giao chuyển hàng qua cửa khẩu. Trong khi đó, nguồn cung từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam đều tăng chậm do thời tiết không thuận lợi. Kể từ tháng 6/2009, giá cao su đã tăng liên tục và chạm mức kỷ lục 410 USD/tấn vào tháng 4/2010. Nhưng vào đầu tháng 5/2010, giá cao su đột ngột giảm mạnh do đến giữa tháng 6/2010 thì mới đổi chiều tăng trở lại. Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã giảm đáng kể về lượng và giảm cả về giá trong tháng 4 và 5/2010 do đó là thời điểm cao su bắt đầu vào vụ khai thác, cộng với yếu tố thời tiết không thuận lợi. Một nguyên nhân chính nữa là do Trung Quốc – đối tác nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 60% thị phần xuất khẩu – có chính sách hạn chế và kiểm soát xuất khẩu mậu biên, đồng thời cũng bán ra lượng cao su tồn kho. Sang tháng 6 và 7/2010, xuất khẩu cao su đã phục hồi trở lại. Theo số liệu thống kê, tháng 7/2010, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt khoảng 85 ngàn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 46,7% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 6/2010. Nếu so với cùng kỳ năm 2009, lượng xuất khẩu đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%. Như vậy, tính chung 7 tháng đầu năm lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt khoảng 324 ngàn tấn, trị giá 893 triệu USD. Mặc dù có sự giảm nhẹ về lượng khoảng 3,4% nhưng tăng cao về trị giá, khoảng 85% so với cùng kỳ năm trước. Trước những diễn biến này, Hiệp Hội cao su Việt Nam nhận định, xuất khẩu cao su nguyên liệu năm nay sẽ đạt được kế hoạch đề ra. Dự báo, với sản lượng cao su cả nước năm 2010 ước đạt 770 nghìn tấn mủ, tăng 6,4% so với nưm 2009, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 có thể đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 22,3% so với năm 2009. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất băn khoăn, chưa yên tâm về chính sách mậu biên của Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường mậu biên chiếm tới 80% tổng lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Để có thể giảm thiểu những tác động do chính sách mậu biên của Trung Quốc thay đổi khó lường, một mặt, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành chủ động tăng cường chất lượng cao su để gia tăng việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Châu Âu, Châu Mỹ và các nước Châu Á khác. Những thị trường đang tăng nhập khẩu cao su Việt Nam là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ…. Một điều đáng chú ý là bên cạnh xuất khẩu cao su nguyên liệu, tình hình xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam cũng đang có những tăng trưởng đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm cao su đã đạt 145 triệu USD, tăng khoảng 87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng giá trị của mặt hàng lốp xe xuất khẩu chiếm khoảng 70% - 80% tổng giá trị của sản phẩm cao su xuất khẩu. Vấn đề đáng lưu tâm nữa là tình hình nhập khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2010 tuy có giá tăng, nhưng chỉ tăng khoảng 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có nghĩa là việc nhập siêu đối với sản phẩm cao su đã giảm đáng kể so với các năm trước, đồng thời cho thấy năng lực sản xuất của sản phẩm cao su trong nước đã tăng trưởng. Sang tuần đầu tháng 8/2010, tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam đang có những tín hiệu khả quan. Giá cao su thiên nhiên đang tăng so với tháng 7/2010 do các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã quay lại thị trường tìm nguồn cung sau thời gian giảm nhập khẩu trong tháng 5 và 6/2010, đồng thời nhiều thị trường khác cũng gia tăng lượng cao su nhập khẩu như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ…. Cơ cấu mặt hàng: Về cơ  cấu hàng hoá XNK, Việt Nam XK chủ yếu là cao su, hạt điều, hoa quả tươi, gạo, các loại hải sản khô và đông lạnh, hàng mây tre đan, đồ gỗ  gia dụng, hàng tiêu dùng, khoáng sản.... Hiện tại, hàng hoá được tập trung qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh (năm 2008 chiếm 85,1 % kim ngạch XNK biên mậu, riêng tỉnh Quảng Ninh đạt 4,07 tỷ đô la, bằng 62,5 % tổng kim ngạch XNK biên mậu của 7 tỉnh có biến giới với Trung Quốc). Từ 5/6/2009, hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Đông Hưng đã có những chuyển biến. Số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia nhập khẩu cao su theo đường chính ngạch đã bắt đầu tăng dần trở lại. Từ đầu tháng 6/2009 hàng chục doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc cũng đã được các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu nước này cấp quota để nhập khẩu cao su VN. Những doanh nghiệp và cá nhân được cấp quota (bước đầu mỗi quota được phép nhập khẩu 500 tấn cao su) sẽ được ngân hàng mở tài khoản cho vay vốn. Hiện nay, hải quan VN làm thủ tục thông quan cho các lô hàng cao su chỉ trong vòng 30 - 45 phút, giảm 1/3 thời gian so với nhiều lô hàng khác, để tạo thuận lợi cho các chủ hàng xuất khẩu cao su. Phía hải quan Trung Quốc cũng khẩn trương và tạo điều kiện cho các lô hàng cao su nhập khẩu được thông quan một cách nhanh chóng. Hiện khối lượng cao su giao nhận đạt bình quân 200 tấn/ngày. Xuất khẩu rau quả tại cửa khẩu Móng Cái hiện rất sôi động. Nhiều loại rau ngon nổi tiếng của Lâm Đồng đang được thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh. Một số loại rau có giá trị kinh tế cao sản xuất tại vùng trồng rau nổi tiếng Lâm Đồng đang rất đắt hàng ở các thành phố Quảng Châu, Hạ Môn, Trạm Giang. Riêng lượng xuất khẩu rau cải bắp và lô lô xanh Lâm Đồng hiện đã đạt 30 tấn/tuần, chiếm khoảng 40% lượng rau xanh xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái. Các loại rau có khả năng xuất khẩu mạnh là cải bắp, lô lô xanh, cà rốt, cải thảo, tía tô, cà chua hồng, bí xanh, các loại nấm. Một số loại rau giá xuất khẩu tăng nhẹ như bắp cải, cà chua hồng. Một số loại trái cây đặc sản địa phương lại tăng lượng xuất khẩu như nho đỏ Phan Thiết, chôm chôm đường, sầu riêng tứ quí. Lượng xuất khẩu các loại trái cây này đạt 85 tấn/tuần, chiếm 70% tổng sản lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái. Nguồn: Theo Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Công thương 3.2.2.2. Kinh tế mậu biên giữa Việt Nam- Lào Kết quả đạt được: Việt Nam đang xuất siêu sang thị trường bạn Lào. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Lào đạt 196 triệu USD. Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào tiếp tục được duy trì ở tốp 3 vị trí dẫn đầu. Tại cuộc họp giữa kỳ Ủy ban liên Chính phủ Việt - Lào vừa diễn ra tại tỉnh Nghệ An từ 1-3/8/2009 hai bên đã ký 6 thỏa thuận hợp tác liên quan đến các lĩnh vực công thương, giao thông, tiếp nhận và sử dụng chuyên gia, vệ sinh an toàn thực phẩm…, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2009, Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục thông quan; mở rộng danh mục hàng hóa được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Hiện các mặt hàng xuất xứ từ Lào được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% như thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá... Mục tiêu hướng tới của 2 bên là đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2010. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu mậu biên Việt Nam sang Lào Năm Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Chênh lệch tuyệt đối ( triệu USD) Chênh lệch tương đối (%) 2005 69.2 - - 2006 95 25.8 37.28 2007 109.7 14.7 15.47 2008 149.8 40.1 36.55 Nguồn: Số liệu Tổng cụ Thống kê Hoạt động kinh tế tại các cửa khẩu: Cửa khẩu Lao Bảo: Ngày 3/3/2009, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Quảng Trị và Ngân hàng Phongsavanh Lào đã khai trương hoạt động thanh toán biên mậu qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan. Việc triển khai thanh toán biên mậu giữa hai ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai biên giới Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan có thể dùng hai loại tiền tệ LAK và VND để trao đổi mua bán hàng hóa mà không phải thông qua các ngoại tệ mạnh như trước đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện thanh toán biên mậu cũng có cơ hội sử dụng thêm rất nhiều dịch vụ tiện ích do ngân hàng hai nước cung cấp. Về phía ngân hàng có thể thực hiện trao đổi trực tiếp giữa tiền LAK và VND, giữ được tỷ giá trao đổi phù hợp giữa hai đồng tiền, bảo đảm phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh và tiện lợi hơn nhiều so với các phương thức thanh toán trước đây.( theo www.ASSET.vn l) Cửa khẩu Nam Giang: Từ khi cửa khẩu Nam Giang được nâng cấp lên cửa khẩu quốc gia, các hoạt động đã diễn ra khá nhộn nhịp, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp Quảng Bình, Kon Tum... nhập khẩu gỗ từ Lào; xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào hàng hóa, vật tư, thiết bị, vật liệu phục vụ cho việc xây dựng công trình thủy điện Sêkamán 3; xuất nhập cảnh cho nhân dân biên giới và công nhân xây dựng thủy điện. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 qua cửa khẩu Nam Giang gần 9,5 triệu USD. Thuận lợi: Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2009, Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục thông quan; mở rộng danh mục hàng hóa được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Hiện các mặt hàng xuất xứ từ Lào được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% như thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá... Mục tiêu hướng tới của 2 bên là đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2010. Năm 2009 Lào sẽ dành cho Việt Nam thêm 87 dòng thuế được hưởng thuế suất 0% gồm các nhóm hàng nguyên liệu thực vật, quả đã chế biến, thuốc lá, hàng may mặc, xe máy, đồ nội thất. Thỏa thuận về các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu Việt-Lào năm 2009 và các năm tiếp theo đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Nam Vinhaket ký ngày 17/1. Theo thỏa thuận, Việt Nam dành cho Lào thêm 16 dòng thuế được hưởng thuế suất 0%, thuộc các nhóm hàng động cơ và linh kiện ôtô, xe máy.  Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác tiếp tục được hưởng thuế suất ưu đãi giảm 50% CEPT/AFTA.  Đặc biệt, Việt Nam dành hạn ngạch ưu đãi cho một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào như thuốc lá và cọng thuốc lá (3.000 tấn/năm), lúa gạo (40.000 tấn/năm). Thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện hơn nữa thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển nhanh nhằm đạt mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2010 mà hai nước đã đề ra. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến hết tháng 11/2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Với một bản thỏa thuận xúc tiến đầu tư dự án 10 triệu USD trồng rừng và chế biến gỗ xuất khẩu tại tỉnh Sê Kông và Attopư trên diện tích 30.000ha, Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam đã tái mở đường cho các doanh nghiệp sang Lào đầu tư và phát triển biên mậu, cùng kim ngạch xuất nhập khẩu. Con đường 14D và cửa khẩu chính Nam Giang - Đắc Tà Oóc cũng được mở ra theo đúng mong muốn của hai phía Việt – Lào , con đường này được khai thông chính là cơ hội cho giao thương của Lào - Việt phát triển. Theo Bộ Công Thương, với EWEC, và ngoài các cửa khẩu dọc biên giới Việt - Lào như Nậm Cắn (Nghệ An) - Xiêng Khoảng, Cho Lo - Thoong Khảm (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị- Savannakhet), Bờ Y- Ngọc Hồi (Kon Tum), sẽ có thêm nhiều cặp cửa khẩu, chợ biên giới được mở (Hồng Vân - Salavan; A Đớt - Tà Vàng; Cà Roòng - Noọng Ma; Chút Mút- Lã Vơn...) với lượng hàng hóa lâm khoáng sản (cao su, cây công nghiệp, vật liệu xây dựng...) lưu thông mạnh mẽ. Khó khăn: Hàng hóa trao đổi nghèo nàn về chủng loại, ít về số lượng, chưa tạo được những mặt hàng chủ lực có kim ngạch lớn và ổn định, hàng hóa của Việt Nam và Lào chưa có sức cạnh tranh với hàng Thái-lan, Trung Quốc... Ðặc biệt cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại trên toàn tuyến chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường hai bên. Tình trạng tại các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Nậm Cắn (Nghệ An) nhan nhản các mặt hàng, từ ô tô, hàng điện tử, điện lạnh, đến động vật sống đều có thể buôn lậu, với nhiều thủ đoạn tinh vi Cơ cấu mặt hàng: Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu được 136,4 triệu USD, tăng 41,7% so với 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng dệt may, than đá, dây điện và dây cáp điện, các sản phẩm chất dẻo... Về cơ cấu mặt hàng Việt Nam xuất mậu biên sang Lào nhiều loại mặt hàng gồm mỳ ăn liền, sản phẩm gốm sứ, hàng dệt may, giày dép, dây cáp điện, sản phẩm điện tử, vi tính... Trong đó, các mặt hàng có kim ngạch lớn là hàng dệt may (đạt 7,5triệu USD năm 2007), đồ nhựa (đạt gần 2 triệu USD) và giày dép đạt 962.000 USD. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đa dạng và khá ổn định. Tuy nhiên, chưa thực sự có nhiều mặt hàng tạo được chỗ đứng vững chắc và đạt được những tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ tại Lào trong tương lai. Sức cạnh tranh của hang Việt tại Lào nhìn chung còn yếu. 3.2.2.3 . Kinh tế mậu biên giữa Việt Nam - Campuchia Kết quả đạt được: Với hơn 50% dân số có nhu cầu ở mức độ thấp; 35% ở mức độ khá và 15% ở mức độ cao nên thị trường Campuchia chỉ tiêu thụ các hàng hóa có chất lượng vừa phải và giá cả thấp. Chính vì vậy, hàng hóa của Việt Nam đã đáp ứng khá tốt. Đặc biệt, thương hiệu của Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao đã có uy tín và là một sự kiện được nhiều người dân nước này mong đợi. Việt Nam nên tiếp tục mở rộng xuất khẩu các mặt hàng như sắt thép, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng tiêu dùng như mì ăn liền, nhựa và sản phẩm nhựa, nguyên phụ liệu dệt may, hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa, trái cây, hoa quả, máy móc nông nghiệp, hải sản, lương thực, thực phẩm, dệt may… Dự kiến, năm 2009 sẽ là năm đột phá khẩu của hàng Việt Nam sang Campuchia. Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1.137 km. Có 10 tỉnh của Việt Nam (30 huyện và 101 xã, phường) với diện tích 61.326 km2, tiếp giáp với 9 tỉnh của Campuchia. Có 9 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu quốc gia, 30 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn. Có địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống kênh rạch đi lại thuận lợi ở cả hai bên.Thời gian qua, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã đặt được một số thành tựu đáng phấn khởi Được đánh giá là một thị trường khá rộng lớn, Campuchia với sức mua của hơn 14 triệu dân đang là thị trường mà Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển thương mại. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10% giai đoạn 2004 - 2008, Campuchia đã, đang là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hai nước có đường biên giới dài 1.137km, bao gồm 9 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và 34 cửa khẩu phụ. Trong giai đoạn 2003 - 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Campuchia tăng bình quân 41,3%/năm, đến năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD, tăng hơn 50% so với năm 2007. Sang năm 2009, không bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Campuchia tăng tới 44% so với cùng kỳ 2008. Nhiều nhóm hàng của Việt Nam đang dẫn đầu tại Campuchia. Trong những năm qua, hai nước đã tạo ra đựoc một môi trường pháp lý thuận lợi về nhiều mặt thương mại, đầu tư; dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp và hàng hóa của nhau. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản có xuất xứ Campuchia được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% của Việt Nam. Các cơ chế, chính sách về quản lý các hoạt động thương mại biên giới đã được triển khai thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Còn nhớ, cách đây 3 năm, hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này chỉ đứng ở vị trí thứ 3, sau Thái Lan và Trung Quốc. Bước vào năm 2009, tình hình đã khác khi nhiều mặt hàng Trung Quốc vào Campuchia gặp khó về vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, còn giữa Thái Lan và Campuchia gặp một số bất đồng thì hàng hóa của Việt Nam đã bắt đầu có được vị thế. Ở một số nhóm hàng như thực phẩm, hàng của Việt Nam được tiêu thụ rất mạnh, vươn lên dẫn đầu tại thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng như mì tôm sang đây tiếp tục tăng tới 66% trong những tháng đầu năm. Nhận định của nhiều chuyên gia, chưa bao giờ hoạt động mua bán giữa hai nước lại sôi động như hiện nay. Buôn bán hàng hóa qua biên giới với Cam-pu-chia có tầm quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Hoạt động này góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống và dân trí vùng biên, tăng cường an ninh quốc phòng khu vực biên giới, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu mậu biên của Việt Nam sang Campuchia Năm Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Chênh lệch tuyệt đối (triệu USD) Chênh lệch tương đối (%) 2005 555.6 - - 2006 780.6 225 40.5 2007 1041.1 260.5 33.3 2008 1430.7 389.6 37.42 Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê Hoạt động biên mậu giữa Việt Nam với Campuchia phát triển đã góp phần mở rộng giao lưu kinh tế giữa hai nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN Đề ra giải pháp.doc
Tài liệu liên quan