Đề tài Tìm hiểu về hệ thống SCM và bài tập ứng dụng

• Một dây chuyền cung ứng là một mạng lưới các cơ sở và các tùy chọn phân phối thực hiện chức năng mua sắm vật tư, chuyển đổi của các vật liệu này thành và hoàn thành sản phẩm trung gian, và sự phân bố của các thành phẩm cho khách hàng.

• SCM (Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng) là sự kết hợp của khoa học và công nghệ phần mềm bao trùm tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng, bao gồm việc tìm kiếm, khai thác, lưu trữ các nguyên liệu đầu vào; lập kế hoạch và quản lý các qui trình sản xuất, chế biến; lưu kho và phân phối sản phẩm đầu ra.

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hệ thống SCM và bài tập ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột hệ thống SCM xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của khách hàng và nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất. Khách hàng Nhà cung cấp Nhà sản xuất Xí nghiệp anh chị Nhà phân phối Nhà thầu phụ Xí nghiệp anh chị Người bán lẻ Trung tâm phân phối Sản xuất kinh doanh Vận chuyển trực tiếp Vận chuyển trực tiếp Mô hình phức tạp Cấu trúc của SCM Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng. - Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. - Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng. - Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Các thành phần cơ bản của SCM: Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng: Sản xuất (Làm gì? Như thế nào? Khi nào?). Vận chuyển (Khi nào? Vận chuyển như thế nào?). Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ). Định vị (Nơi nào tốt nhất? Để làm cái gì?). Thông tin (Cơ sở để ra quyết định). Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: Thị trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào được sản xuất? Để trả lời các câu hỏi đó thì hệ thống SCM hỗ trợ các hoạt động về sản xuất bao gồm việc tạo các kế hoạch sản xuất tổng thể có tính đến khả năng của các nhà máy, tính cân bằng tải công việc, điều khiển chất lượng và bảo trì các thiết bị. Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản: Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận. Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận. Đường bộ: nhanh, thuận tiện. Đường hàng không: nhanh, giá thành cao. Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…). Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..). Hàng tồn kho sẽ được vận chuyển như thế nào từ một điểm trong chuỗi cung ứng tới một điểm trong chuỗi cung ứng khác? Tiền cước phí vận chuyển bằng máy bay và vận chuyển bằng các xe tải thường là rất nhanh với độ tin cậy cao nhưng chi phí lại rất đắt. Vận chuyện bằng đường biển hoặc đường sắt thường có chi phí rẻ hơn nhiều nhưng lại mất nhiều thời gian quá cảnh và độ tin cậy lại không cao. Tình trạng không chắc chắn này phải được đề phòng bằng việc phải có các mức dự trữ tồn kho cao. Như vậy là doanh nghiệp phải xác định chế độ vận chuyển nào cho hợp lý? Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty . Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của công ty được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. Nhưng những thành phần kho nào nên lưu trong kho ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng? Lượng tồn kho về nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm nên là bao nhiều thì hợp lý? Mục tiêu chính của hàng tồn kho là đóng vai trò hàng đợi dự trữ nhằm chuẩn bị cho những tình trạng không rõ ràng và không chắc chắn trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho có thể dẫn đến chi phí cao. Vì vậy, việc tối ưu hóa lượng hàng tồn kho như làm sao để mức tồn kho là tối thiểu và đến mức nào thì nên đặt hàng? Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Những địa điểm nào chúng ta nên đặt những phương tiện cho sản xuất và cho kho bãi? Địa điểm nào là hiệu quả nhất về mặt chi phí để sản xuất và đặt kho bãi? Có nên dùng chung các phương tiện hay xây dựng mới? Một khi tất cả những quyết định trên được thực hiện thì sẽ xác định được các con đường tốt nhất để sản phẩm có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ đầu cuối một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Bạn cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết.Doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi :Nên thu thập bao nhiêu dữ liệu và nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và đúng thời điểm sẽ tạo cho doanh nghiệp những cam kết về sự phối hợp và đưa ra quyết định tốt hơn. Với thông tin “tốt”, con người có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả về những vấn đề như sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, nơi nào nên đặt kho hàng và vận chuyển như thế nào là tốt nhất. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. 6. Những bước đi cơ bản khi triển khai SCM 1. Kế hoạch - Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần đến một chiến lược chung để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để đưa tới khách hàng. 2. Nguồn cung cấp – Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng loại hàng hoá, dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên xây dựng một bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết lập các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn với họ. Sau đó, bạn hãy tiến hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng hoá, dịch vụ mà bạn nhận được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới các cơ sở sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng. 3. Sản xuất – Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên lịch trình cụ thể về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần giám sát, đánh giá chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên. 4. Giao nhận – Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Hãy xem xét từng khía cạnh cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn đơn vị vận tải để đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ thống hoá đơn thanh toán hợp lý. 5. Hoàn lại – Đây là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có vấn đề. Nhưng dù sao, bạn cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc rối đối với sản phẩm đã được bàn giao. Các tính năng chính của SCM: Các giải pháp SCM cung cấp một bộ ứng dụng toàn diện bao gồm các phân hệ và các tính năng hỗ trợ từ đầu đến cuối các quy trình cung ứng, bao gồm: Quản lý kho để tối ưu mức tồn kho (thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, các linh kiện, bộ phận thay thế cho các hệ thống máy móc) đồng thời tối thiểu hóa các chi phí tồn kho liên quan. Quản lý đơn hàng bao gồm tự động nhập các đơn hàng, lập kế hoạch cung ứng, điều chỉnh giá, sản phẩm để đẩy nhanh quy trình đặt hàng - giao hàng. Quản lý mua hàng để hợp lý hóa quy trình tìm kiếm nhà cung cấp, tiến hành mua hàng và thanh toán. Quản lý hậu cần để tăng mức độ hiệu quả của công tác quản lý kho hàng, phối hợp các kênh vận chuyển, từ đó tăng độ chính xác (về thời gian) của công tác giao hàng. Lập kế hoạch chuỗi cung ứng để cải thiện các hoạt động liên quan bằng cách dự báo chính xác nhu cầu thị trường, hạn chế việc sản xuất dư thừa. Quản lý thu hồi để đẩy nhanh quá trình kiểm tra đánh giá và xử lý các sản phẩm lỗi; đồng thời tự động hóa quy trình khiếu nại, đòi bồi hoàn từ các nhà cung ứng và các công ty bảo hiểm. Quản lý hoa hồng để giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn quá trình đàm phán với các nhà cung cấp, tỷ lệ giảm giá, các chính sách hoa hồng cũng như các nghĩa vụ. Một số giải pháp SCM trên thị trường hiện nay còn được tích hợp thêm khả năng quản lý hợp đồng, quản lý vòng đời sản phẩm và quản lý tài sản. Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng là đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, bao gồm cả phân phối, năng lực kiểm kê và lao động. Về lý thuyết, một chuỗi cung ứng tìm cách để phù hợp với nhu cầu với nguồn cung cấp và với hàng tồn kho tối thiểu. Các khía cạnh khác nhau của việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng bao gồm việc liên lạc với nhà cung cấp để loại bỏ tắc nghẽn; tìm nguồn cung ứng chiến lược để cân bằng giữa chi phí thấp nhất và vận chuyển vật liệu, thực hiện kỹ thuật sản xuất tối ưu hóa dòng chảy. Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh: Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn .Bởi vì các doanh nghiệp nằm trong bất cứ một chuỗi cung ứng nào cũng phải đưa ra các quyết định chung và các quyết định riêng đối với các hành động của họ trên 5 lĩnh vực: - Sản xuất. - Hàng tồn kho. - Địa điểm, kho bãi. - Vận chuyển. - Thông tin. Và SCM sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, hệ thống phần mềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng. SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo... Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P*: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho các công ty thương mại điện tử (B2B). Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng. Lợi ích khi sử dụng SCM - Khi sử dụng SCM, các nhà cung cấp sẽ không phải dự đoán xem có bao nhiêu nguyên liệu thô sẽ được đặt hàng, các nhà sản xuất sẽ không phải thu mua quá số lượng họ cần để dự phòng trong trường hợp nhu cầu về sản phẩm đột ngột tăng cao, các nhà bán lẻ sẽ không phải để trống các kệ hàng, nếu họ chia sẻ với nhà sản xuất các thông tin họ có về tình hình buôn bán sản phẩm của nhà sản xuất… - Với những tiện ích và vai trò mà SCM có thể mang lại cho doanh nghiệp như trên các doanh nghiệp xây dựng SCM nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những mục đích chính đó là: Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của doanh nghiệp bằng việc bao quát được tất cả các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối. Doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các xu hướng thị trường, thỏa thuận những đơn hàng tốt nhất có thể với các nhà cung ứng, tối ưu hóa mức tồn kho, và liên kết tốt hơn với các kênh phân phối. Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ các thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự báo, mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như các đối tác khác. Tối thiểu hóa chi phí tồn kho và tăng chu trình lưu chuyển tiền mặt bằng cách quản lý tốt hơn mức tồn kho. Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát sinh trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn. Với các giải pháp SCM, người quản lý có thể sắp xếp hợp lý và tự động hóa các bước lập kế hoạch, thực hiện và các hoạt động quan trọng khác. Từ khi có sự xuất hiện của các đơn vị thứ ba xuyên suốt trong quá trình cung ứng, giải pháp SCM đã được thiết kế để nâng cao sự giao tiếp và liên kết giữa các nhà cung ứng, các đơn vị vận tải, các đơn vị trung gian và các đối tác khác bằng cách cho phép chia sẻ thông tin đa chiều một cách nhanh chóng. Giải pháp SCM cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát được các mối quan hệ với đối tác trong khi vẫn có thể phản ứng nhanh với những nhu cầu đang thay đổi từng giờ từng phút của khách hàng. Điều quan trọng nhất khi doanh nghiệp xây dựng SCM là tiết kiệm chi phí tối đa ,tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thị phần , giành được đông đảo khách hàng , tăng doanh thu cho doanh nghiệp và tối đa hoá lợi nhuận. Rủi ro khi sử dụng SCM - Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối. - Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh. - Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi. 9. Tình hình ứng dụng SCM tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay Qua nghiên cứu nhận thấy phần lớn các doanh ngiệp kinh doanh dịch vụ Logisticstại Việt Nam còn manh mún , tản mạn , nhỏ lẻ, hoạt động chia cắt chỉ đáp ứng đượcmột số công đoạn trong logistics (chủ yếu ở câp độ 2). Một vài công ty nhà nướctương đối lớn như Viconship, Vintrans, Vietrans.. song vãn chưa đủ năng lực để thamgia vào hoạt động Logistics toàn cầu (các công ty này chủ yếu làm agent cho các côngty vận tẩi và Logistics nước ngoài). Theo Viện Nghiên Cứu Logistics Nhật Bản, Cácdoanh nghiệp Logistic Việt nam chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường củaLogistics trong nước. Giá cả dịch vụ Logistics tại Việt Nam so với một số nước trongkhu vực là tương đối rẻ song chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa bền vững. Theođánh giá của VIFFAS trình độ công nghệ của Logistics tại Việt Nam còn yếu kếm sovơi thế giới và các nước trong khu vực. Cụ thể là trong công nghệ vận tải đa phươngthức vẫn chưa kết hợp được một cách hiệu quả các phương tiện vận chuyển, chưa tổchức tốt các điểm chuyển tải, trình độ cơ giới hoá trong bốc xếp còn kém, trình độ lao động thấp, cư sở hạ tầng thiếu và yếu, công nghệ thông tin lạc hậu xa so với yêu cầucủa logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ yếu song tính liên kết để tạo ra sứcmạnh cạnh tranh lại còn rất kém. Nhận thức của các doanh nhân hoạt động trong lĩnhvực này thường dừng ở mức kinh nghiệm bản thân , hiểu biết về luật pháp quốc tế, tàichính , chuyên nghành còn thấp dẫn đến tỷ lệ bị phạt hợp đồng còn cao , lãng phítrong tài chính và hoạt động khai thác. Hơn nữa các công ty Logistics Việt nam chủyếu là làm thuê cho các tập đoàn Logistics trên thế giới, nên nguồn thu chủ yếu chạyvào túi của các tập đoàn này. Kết luận Công ty nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần và giành được đông đảo khách hàng. Vì lý do đó, SCM được xem như một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với SCM, việc chia sẻ dữ liệu kinh doanh sẽ không bị bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp, mà đã lan truyền đến nhà cung ứng, nhà sản xuất và nhà phân phối. Có thể nói, dây chuyền cung ứng luôn chú trọng tới mọi hoạt động sản xuất của công ty,cả trong hiện tại lẫn tương lai, nhằm cân đối giữa cung và cầu,đồng thời phản hồi lại sự thay đổi trên thị trường. Hãy đưa tất cả các thông tin liên quan tới dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp tới hệ thống hậu cần nội bộ, đến các kênh phân phối sản phẩm, khách hàng… vào hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ thấy hoạt động sản xuất của mình trở nên thông suốt và hiệu quả như thế nào. Đối với không ít các công ty trong mọi lĩnh vực, sở hữu một dây chuyền cung ứng hiệu quả có thể là tấm vé sinh tồn - và thậm chí là thịnh vượng - trong một thế giới kinh doanh mới ngày nay. B. BÀI TẬP ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”. Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Trường đại học Thương mại là một trong những trường ứng dụng thành công hình thức đào tạo theo tín chỉ ở Việt Nam . Nếu như, trong đào tạo theo học phần – niên chế, sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu. Ngược lại, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình. Những sinh viên giỏi có thể học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớm hơn. Những sinh viên bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trường và tốt nghiệp muộn hơn. Vì thế, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa và từng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập. Toàn bộ hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên vì thế phải vận hành theo yêu cầu riêng của từng sinh viên làm cho quá trình quản lý trở nên hết sức phức tạp so với đào tạo theo học phần - niên chế. Chương trình đào tạo của tất cả các ngành đều phải cấu trúc lại theo hướng mô đun hóa thành những học phần; lịch trình giảng dạy phải thực hiện hết sức chính xác, không được đổi giờ hoặc bỏ giờ; mỗi giảng viên, mỗi sinh viên đều có thời khóa biểu riêng, không theo một quy luật nào cả v.v vì vậy đào tạo theo Hệ thống tín chỉ yêu cầu một hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ, linh hoạt và mềm dẻo bao gồm quản lý về sinh viên theo lớp hành chính hay lớp học phần, quản lý điểm…… Phần dưới đây sẽ nghiên cứu về mô hình hệ thống quản lý tín chỉ của trường Đại học Thương Mại NỘI DUNG KHẢO SÁT MÔ HÌNH TÍN CHỈ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 1.Quản lý thông tin các đối tượng Sinh viên Khi sinh viên nhập trường thông tin của sinh viên được thêm vào hồ sơ quản lý sinh viên và mỗi sinh viên được cấp một MSV được phân lớp hành chính theo sự sắp xếp của phòng đào tạo. Mỗi sinh viên bao gồm các thông tin cơ bản sau: MSV, học tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán, lớp hành chính, khoa, điểm rèn luyện…được lưu trong hồ sơ sinh viên và được phép thực hiên các bước thêm, sửa, xóa thông tin khi có sự thay đổi. một số dơn vị quản lý sinh viên và các đối tượng có liên quan bao gồm khoa: Mỗi khoa sẽ có một mã khoa(duy nhất) và tên khoa. Một khoa có thể có nhiều lớp hành chính nhưng mỗ lớp hành chính chỉ thuộc một khoa Lớp hành chính: Mỗi lớp sẽ có mã lớp (duy nhất) và sĩ số lớp. Mỗi lớp được tổ chức thuộc 1 kế hoạch đào tạo của một niên khóa nào đó. Mỗi sinh viên chỉ thuộc một lớp hành chính nhưng mỗi lớp hành chính bao gồm nhiều sinh viên Học phần: được quản lý bởi mã học phần (duy nhất), tên học phần, số tín chỉ, hệ số điểm quá trình, và ghi chú về học phần này có được tính vào điểm tích lũy của sinh viên hay không. Lớp học phần: Ở mỗi học kì, ứng với mỗi học phần, sẽ mở nhiều nhóm lớp cho sinh viên đăng kí, mỗi sinh viên sẽ đăng kí vào 1 nhóm lớp của học phần đó. Mỗi nhóm lớp sẽ chứa các thông tin về phòng học, nơi học, sĩ số sinh viên, tiết bắt đầu, tiết kết thúc, học ngày nào trong tuần.mỗi sinh viên có thể tham gia nhiều lớp học phần và mỗi lớp học phần lại gồm nhiều sinh viên Giảng viên:Mỗi giảng viên có một mã giảng viên, tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, học vị. mỗi giảng viên thuộc một khoa nào đó và giảng dạy một nhóm các học phần. Ngoài ra còn có một số đối tượng cần quan tâm như: Hệ đào tạo: Mỗi hệ đào tạo sẽ có một mã hệ đào tạo duy nhất và tên loại hình đào tạo như: đại học chính quy, vừa học vừa làm,… Học kì: Mỗi học kì sẽ có mã học kì (duy nhất), tên học kì là học kì thứ mấy thuộc một năm học nào đó và được xác định từ tuần nào đến tuần nào trong năm 2. Quản lý đào tạo Các bước của tiến trình quản lý đào tạo bao gồm: 2.1 Lập kế hoạch đào tạo Trước khi tiến hành cho sinh viên đăng ký học theo tín chỉ phòng đào tạo lên kế hoạch đào tạo cho sinh viên của các khoa trong học kỳ và cả năm đó. Kế hoạch đào tạo: Là tổng số sinh viên được đào tạo, tổng số tín chỉ, và danh sách các học phần của mỗi ngành sẽ học trong các học kỳ trong suốt niên khóa. Mỗi kế hoạch đào tạo có một mã số xác định, một tên gọi, đào tạo theo một trình độ nào đó, thuộc một chuyên ngành nào đó. Thực hiện: -    Quản lý các danh mục các học phần, ngành đào tạo, giáo viên, phòng học, tổng số sinh viên được đào tạo -    Quản lý chương trình đào tạo chi tiết theo từng chuyên ngành đào tạo 2.2  Đăng ký học trực tuyến -   Đăng ký học - Đăng ký bổ sung hay rút bớt 2.3  Thời khóa biểu chi tiết Sau khi việc đăng ký hoàn tất sinh viên được cung cấp thời khóa biểu chi tiết được xây dựng sao cho việc học tập của các sinh viên không bị chồng cheo 3. quản lý kết quả học tập 3.1  Tổ chức thi Cuối kỳ,các giảng viên phụ trách giảng dạy của các lớp học phần sẽ công bố các sinh viên đủ điều kiện dự thi hay không đủ điều kiện, sau đó chuyển danh sách sinh viên do mình quản lý xuống phòng đào tạo để phòng đào xét duyệt, sau đó phòng sẽ gửi danh sách này xuống hệ thống 3.2  Quản lý quá trình điểm Điểm được cho theo thang điểm 10 và quy đổi sang hệ số 4.. Thang điểm chính thức hệ 10 cùng cách xếp loại kết quả học tập được quy định theo bảng 1. Cuối kỳ nhà trường tổ chức thi hết học phần, điểm mỗi học phần được tính như sau: - Điểm thành phần Việc đánh giá kết quả học tập một học phần trong học chế tín chỉ mang tính chất đánh giá quá trình và được cụ thể hóa qua các điểm thành phần của học phần. Số lượng các cột điểm thành phần, phương thức đánh giá cho từng điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của học phần. Điểm thành phần của một học phần gồm có 2 bộ phận sau: + Điểm quá trình (có thể bao gồm các điểm như: điểm kiểm tra (tập trung) giữa kỳ; điểm đánh giá quá trình, mức độ tích cực tham gia hoạt động học tập; điểm thảo luận…) + Điểm kết thúc học phần (điểm thi (tập trung) cuối kỳ; điểm bảo vệ thực tập, luận văn tốt nghiệp) Sau mỗi học kỳ căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy sinh viên được xếp loại như sau 4.      Phân Quản lý tài chính sinh viên (Học bổng, học phí) 4.1  Quản lý học phí Trước khi bắt đầu học kỳ mới sinh viên được thông báo mức học phí, các trường hợp được miễn giảm học phí , sinh viên phải hoàn thành việc đóng học phí trong vòng 3 tuần kể từ khi bắt đầu học kỳ mới. Học phí được thu theo từng khoa và có biên lai chứng nhận là đã đóng tiền sau khi hoàn tất việc thu học phí khoa tiến hành nộp lên phòng tài chính của trường 4.2  Quản lý học bổng Hàng năm nhà trường trích ra m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKS.doc
  • pptSLIDE HTTTQL nhom 2.ppt
Tài liệu liên quan