Đề tài Tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển của các doanh nghiệp ở ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

Mục lục

Lời mở đầu

Chương I: Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp nhà nước

I. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế

1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng

2. Tín dụng đối với nền kinh tế thị trường.

II. Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhà nước.

1. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

2. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước .

Chương II: Thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp quốc doanh ở ngân hàng công thương hoàn kiếm

I. Sơ lược về ngân hàng công thương hoàn kiếm

1. Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển.

2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các phòng ban và hoạt động cơ bản của ngân hàng

II. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng công thương Hoàn kiếm nói riêng trong thời gian qua.

1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.

2. Hoạt động của ngân hàng công thương Hoàn kiếm

III . Thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp quốc doanh ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm

1. Về mặt số lượng, cơ cấu.

2. Về mặt chất lượng.

3. Nhận định chung và xu hướng phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp Nhà nước ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đối với Doanh nghiệp Nhà nước ở Ngân hàng Công thương Hoàn kiếm.

I . Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

A. Về phía ngân hàng công thương Hoàn kiếm

B. Về phía doanh nghiệp nhà nước.

C. Đối với sự chỉ đạo vĩ mô của Nhà nước

II. Kiến nghị

1. Kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước

2. Kiến nghị với ngân hàng công thương Hoàn kiếm

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển của các doanh nghiệp ở ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GKH=VND 46511 13,76 100896 18,80 216,90 - không kỳ hạn 45415 13,44 69663 12,98 153,40 - có kỳ hạn 993 0,29 31196 5,81 314,20 - tiền gửi khác 103 0.03 37 0,01 2. TGKH=ngoại tệ 436 0,13 106683 19,88 - không kỳ hạn 436 0,13 22581 4,20 - có kỳ hạn 84102 15,68 II. TGTK 290879 86,10 329116 61,32 113,15 1. TGTK=VNĐ 290504 86,00 304694 56,77 104,88 - không kỳ hạn 25952 76,82 10746 20,02 41,40 - có kỳ hạn 264552 9,18 293948 36,75 111,00 2. TGTK=ngoại tệ 375 0,11 24422 4,55 Tổng 337826 536695 158,90 Vốn ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: + Tiền gửi của khách hàng, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi bằng Việt nam đồng, bằng ngoại tệ. Nguồn vốn này chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Riêng năm 2001 nguồn này chiếm đến 38,7% tổng nguồn vốn, tăng từ 46.947 năm 2000 lên 207.579 triệu đồng năm 2001. Đây là một bước tăng mà nguyên nhân chính của nó là sang năm 2001, ngân hàng đã lấy lại được lòng tin của khách hàng và hoạt động của dịch vụ thanh toán trong ngân hàng tăng lên mạnh mẽ. + Tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng chiếm tới 86% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 1999, 80% năm 2000 và 61% năm 2001. Tuy gảm về tỷ trọng, nhưng so với năm 2000, nguồn vốn này tăng 38.237 triệu đồng hay tăng 13%. Ngoài hai nguồn vốn chủ yếu trên, ngân hàng còn huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: bán kỳ phiếu, vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại khác... và một nguồn vốn tương đối lớn , đáp ứng cho nhu cầu vốn cấp bách của ngân hàng là vốn điều chuyển từ ngân hàng công thương trung ương hay từ các ngân hàng thương mại khác. Đây là nguồn vốn phụ bổ trợ cho nguồn vốn của ngân hàng khi cần thiết nên không xuất hiện thường xuyên trong các khoản mục vốn. Năm 2000, với sự biến động trong nọi bộ ngân hàng, cùng với sự biến động của nền kinh tế , nguồn vốn ngân hàng huy động được giảm đi so với năm 1999, chỉ đạt được 337.826 triệu đồng, hay đạt mức 81% so với năm 1999. Sang năm 2001, ngân hàng đã lấy lại được sự thăng bằng, ổn định. Nguồn vốn tăng lên nhanh chóng, từ 337,826 triệu đồng năm 2000 lên 536.695 triệu đồng năm 2001, tăng 55,9% so với năm 2000, và tăng 28,5% so với năm 1999. So với năm 1999, 2000, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Năm 1999, nguồn ngoại tệ huy động chỉ đạt 106 triệu đồng hay 0,025% tổng nguồn vốn huy động, năm 2000, nguồn ngoại tệ đã tăng lên 811 triệu đồng, đạt 0,24% nguồn vốn, đến năm 2001, nguồn ngoại tệ huy động được đạt 24,4% tổng vốn huy động hay 131.105 triệu đồng. Năm 2001 nguồn vốn băng ngoại tệ của ngân hàng rất dồi dào, đây là điều kiên hết sức thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động tài trợ cho ngoại thương. Nói chung nguồn vốn huy động ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm thường cao hơn các ngân hàng khác và cao hơn so với nhu cầu cho vay. Hàng năm, ngân hàng thường không sử dụng hết vốn huy động và phải điều chuyển về ngân hàng công thương trung ương hay điều chuyển đến các chi nhánh khác chứ không rơi vào tình trạng khó khăn thiếu vốn như ở một số ngân hàng khác. b. Công tác sử dụng vốn. Chất lượng và hiệu quả là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Gần đây, sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường trên địa bàn Hà nội đã tạo cho hoạt động tín dụng những thời cơ mới, trong khi đó, địa bàn quận Hoàn kiếm rộng lớn, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhiều trung tâm thương mại, lại là một trong những quận trung tâm của thành phố, rất thuận lợi cho ngân hàng công thương Hoàn kiếm trong các hoạt động của mình. Với những thuận lợi đó, trong những năm qua, ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã không ngừng mở rộng quy mô của tín dụng, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng của chúng. Với nguồn vốn huy động lớn, thường lớn hơn nhu cầu đầu tư, ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư cho vay, khối lượng tín dụng cung cấp cho nền kinh tế ở ngân hàng đã không ngừng tăng qua các năm. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm (Đơn vị: 1.000.000 đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 I. Doanh số cho vay 177478 409976 639095 - Cho vay ngắn hạn 151059 400444 601308 - Cho vay trung dài hạn 264119 9632 37787 II. Doanh số thu nợ 204809 447020 459729 - Thu nợ ngắn hạn 165175 428309 431413 - Thu nợ trung dài hạn 39634 18711 28316 III. Dư nợ 209272 172228 351594 - Dư nợ ngắn hạn 144780 139667 333069 - Dư nợ dài hạn 64492 35313 42472 Bảng 2 và bảng 3 phản ánh đầy đủ về sự tăng trưởng doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ của ngân hàng công thương Hoàn kiếm qua các năm 1999-2001. Doanh số cho vay năm 2001 là 639.095 triệu đồng, lớn gấp 1,5 lần doanh số cho vay năm 2000 và bằng 3,6 lần doanh số cho vay năm 1999. Doanh số nợ năm 2001 là 459.729 triệu đồng , bằng 103% doanh số thu nợ năm 2000, lớn gấp 2,25 lần doanh số thu nợ năm 1999. Bảng 3: Dư nợ cho vay qua các năm 2000, 2001 Chỉ tiêu 2000 2001 Tăng tuyệt đối % tăng, giảm Tổng 172228 351594 179366 104,0 I. CV ngắn hạn=VND 134586 268564 133987 99,5 - cho vay 79604 199942 119978 150,6 - nợ quá hạn 54982 69022 14040 25,5 II. CV dài hạn=VND 21718 26615 4897 25.6 - cho vay 17491 23127 5636 32,0 -nợ quá hạn 4226 3488 -738 -17.5 III. CV = ng.tệ 15924 56415 40491 254.0 -ngắn hạn 4639 41833 37194 802,0 - trung, dài hạn 11285 14582 3297 29,0 Tổng dư nợ cho vay, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001 đạt 351.594 triệu đồng, tăng 179.336 triệu đồng hay 104% so với năm 2000 và tăng 68% so với năm 1999. Trong các khoản cho vay của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn: 79% tổng dư nợ năm 1999, 79,8% tổng dư nợ năm 2000 va 83% tổng dư nợ năm 2001. So với năm 2000, dư nợ cho vay ngắn hạn ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm năm 2001 tăng 155.954 triệu đồng hay112% so với năm 2000 và tăng 127.647 triệu đồng hay tăng 76% so với năm 1999. Nếu cho vay ngắn hạn là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho các doanh nghiệp , cá nhân thì cho vay dài hạn là nguồn tài trợ cho đầu tư xây dựng mới, đổi mới trang thiết bị trong doanh nghiệp. Nguồn vốn dài hạn là nguồn rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển ở nước ta. Nhưng ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm , các khoản cho vay trung dài hạn chiếm một tỷ lệ không lớn. Năm 2001 dư nợ trung dài hạn chỉ đạt 56.415 triệu đồng, chiếm 16% tổng dư nợ, tăng 23.412 triệu đồng hay tăng 71% so với năm 2000, tăng 15.141 triệu đồng hay 37% so với năm 1999. Tuy có tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng về tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay của dư nợ trung dài hạn ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm có xu hướng giảm , cụ thể, năm 1999, dư nợ dài hạn chiếm tới 19,5% tổng dư nợ cho vay, năm 2000 là 18,9% và sang năm 2001 dư nợ trung dài hạn chỉ còn 16%. Ngoài cho vay trung dài hạn, ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay khác. Các món cho vay này thuờng không lớn lắm, chiếm khoảng dưới 10% dư nợ cho vay. Hoạt đông tín dụng của ngân hàng đã không ngừng được mở rộng trong những năm qua là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân ngân hàng trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư cho vay có hiệu quả. Ngân hàng đã tập trung tăng khối lượng tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, có uy tín với ngân hàng trong công tác thanh toán, ví dụ ngân hàng luôn duy trì mối quan hệ tốt với công ty du lịch dịch vụ Hoàn kiếm, công ty thiết bị giao thông, công ty hoá chất mỏ, công ty than, công ty xây dựng Sông Đà...với lượng dư nợ lớn Ngân hàng đã chủ động áp dụng các biện pháp cho vay ưu đãi nhằm tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ sản xuất, tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng rất thận trọng khi đầu tư vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, vốn tự có thấp, hạn chế hoặc tạm ngừng cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Sau thất bại năm 2000, sang năm 2001, ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã thay đổi phương hướng hoạt động, chiến lược kinh doanh. Trước đó, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình, cá nhân kinh doanh với mức cho vay đối với thành phần kinh tế này lớn hơn 90% tổng dư nợ. Nhận thấy rủi ro cao ngân hàng đã tự động chuyển hướng hoạt động tự cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sang cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh, tuy mức lãi suất thấp hơn nhưng an toàn hiệu quả hơn. Trong kinh doanh ngân hàng luôn nỗ lực tìm kiếm mọi cơ hội để đầu tư, cho vay. Ngoài khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong quốc doanh ngân hàng còn cho vay trung và dài hạn đối với nhiều dự án khác như: + Cho vay theo chương trình EC. + Cho vay theo chương trình Việt đức, giúp người lao động ở Đức về trước thời hạn mở rộng sản xuất kinh doanh. + Cho vay theo các chương trình đặc biệt khác nhằm tạo việc làm, thực hiện các mục đích xã hội... Bên cạnh cho vay bằng nội tệ, ngân hàng cũng không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động và các khoản cho vay bằng ngoại tệ. Năm 2001 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 56415 triệu đồng, tăng gấp 3,5 lần so với mức 15924 triệu đồng năm 2000. Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua không chỉ biểu hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu nợ mà còn được thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm. Nếu năm 2000 nợ quá hạn trong ngân hàng là 59208 triệu đồng, chiếm 34% tổng dư nợ thì sang năm 2001 nợ quá hạn là 72510 triệu đồng chỉ chiếm 20,6% tổng dư nợ. Trong đó nợ ngắn hạn quá hạn của ngân hàng là 69022, tăng 14040 triệu hay 25,5% so với năm 2000 và nợ dài hạn quá hạn là 3488 triệu đồng, giảm 17,5% so với mức 4226 triệu của năm 96. Tuy nợ quá hạn có tăng trong năm 2001 nhưng chủ yếu là nợ quá hạn ngắn hạn và tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ nên trong năm 2001 tỷ trọng nợ quá hạn đã giảm đi một cách đáng kể. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư hàng hoá của doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện tốt chiến lược khách hàng, giảm lãi suất cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp có mức dư nợ lớn đồng thời khuyến khích lãi suất tiền gửi cho những doanh nghiệp có số dư trên tài khoản tiền gửi lớn và ổn định. c. Công tác thu chi tài chính Trong công tác quản lý thu chi tài chính ngân hàng luôn chấp hành nghiêm túc chế độ thu chi tài chính trên tinh thần tăng cường các nguồn thu thông qua việc đa năng hoá dịch vụ ngân hàng. Phòng kế toán kết hợp chặt chẽ với phòng tín dụng phát triển tín dụng đúng hướng đối với mọi thành phần kinh tế. Cho vay đúng chế độ, tôn trọng quy trình nghiệp vụ cho vay nên hạn chế được nợ quá hạn, nợ khó đòi. Đồng thời thực hiện chế độ chi tiêu đúng quy định, tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. d. Công tác kiểm soát Ngân hàng công thương Hoàn kiếm luôn coi trọng công tác thanh tra, tự kiểm tra nội bộ đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kho quỹ, tiết kiệm... Hàng tháng ngân hàng tổ chức kiểm tra theo định kỳ và kiểm tra đột xuất, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại thiếu sót trong hoạt động ngăn ngừa những hành vi sai phạm. III . Thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp quốc doanh ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm Trong nền kinh tế mới, ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã nhận định rõ khu vực kinh tế quốc doanh có tiềm năng lớn về nguồn vốn huy động và tiềm năng lớn đối với các khoản cho vay. Cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, giúp các doanh nghiệp nhà nước đứng vững trên thị trường thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, cùng với các chính sách kinh tế của nhà nước để dẫn nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng. Trước năm 2000, nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cao, họ sẵn sàng trả mức lãi cao để vay được vốn sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh xuất phát từ thực tế của nền kinh tế sau khi đổi mới. Kinh tế ngoài quốc doanh xuất phát từ con số không và có nhu cầu phát triển cao. Tuy nhiên với mức lãi suất cao bao hàm trong đó một mức rủi ro lớn. Trong năm 96, sự biến động của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ của các doanh nghiệp. Một số lớn doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ cho vay của ngân hàng trở thành nợ quá hạn, nợ khó đòi khá nhiều. Năm 2000 ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã mất rất nhiều do không đòi các khoản nợ từ các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh và hộ gia đình. Sự kém hiệu quả trong kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cùng với những vụ lừa đảo để lạm dụng chiếm đoạt vốn ngân hàng và sự thay đổi cơ bản nguồn nhân lực của ngân hàng công thương Hoàn kiếm sang năm 2001 ngân hàng đã chuyển hướng kinh doanh từ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sang cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2000 dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm trên 90% tổng dư nợ cho vay thì đến cuối năm 2001 dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này chỉ chiếm trên 10% tổng dư nợ cho vay. Đây có thể nói là một chiến lược chuyển hướng kinh doanh mạnh mẽ và năng động của ngân hàng. Để thấy rõ tình hình đầu tư tín dụng cũng tính hiệu quả của nó ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm ta có thể xem xét dưới các mặt sau: 1. Về mặt số lượng, cơ cấu Trước và trong năm 2000 Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ cho vay chiếm trên 90% tổng dư nợ cho vay năm 2001, với sự chuyển hướng kinh doanh tiền tệ tín dụng trong ngân hàng, cơ cấu dư nợ đã thay đổi một cách rõ rệt. Bảng 4: Dư nợ ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm qua các năm (Đơn vị: 1000.000 đồng) 1999 2000 2001 Chỉ tiêu Số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%) Tổng 212492 100 174541 100 353060 100 I Nợ trong hạn 204052 96 114057 65,35 278429 78,86 - DNQD 12076 5,7 13323 7,6 231388 66,33 -DN ngoài QD 188756 88,8 98421 56,4 42775 12,12 Cho vay khác 3220 1,5 2313 1,35 1466 0,41 II Nợ quá hạn 8440 4 60484 34,65 74631 21,14 - DNQD 252 o,15 252 0,17 459 0,13 - DN ngoài QD 8188 3,85 60232 34,48 74172 21.01 Theo số liệu bảng 4 ta có thể thấy, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1999 là 188756 triệu đồng, chiếm 88,8% tổng dư nợ, 92% dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh đạt 12076 triệu, chiếm 5,7% tổng dư nợ và 6% dư nợ cho vay. Năm 96, tổng dư nợ cho vay là 114057 triệu, chiếm 65,35% tổng dư nợ, trong đó, dư nợ cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh là 90421 triệu, chiếm 86% dư nợ cho vay. Còn dư nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh chỉ đạt 13323 triệu, chiếm 12% dư nợ cho vay. Nhưng đến năm 2001, dư nợ cho vay đạt 278429 triệu, chiếm 79% tổng dư nợ, tăng 144% so với năm 96, 37% so với năm 95. Trong đó, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh đạt 234188 triệu, chiếm tới 84% dư nợ cho vay, tăng 220865 triệu đồng (hay 17,5 lần so với năm 96). Dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2001 chỉ đạt 42775 triệu, chiếm 16% dư nợ cho vay và giảm 56% so với năm 96. Sự hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng còn được phản ánh ở tỷ trọng của nợ quá hạn qua các năm. Năm 2000, nợ quá hạn là 66484 triệu đồng, chiếm hơn 34% tổng dư nợ, sang năm 97, nợ quá hạn là 74631 triệu đồng, chiếm 21,14 triệu đồng. So với năm 96, nợ quá hạn có tăng 21% nhưng tốc độ tăng chậm hơn tổng dư nợ. Tỷ trọng nợ quá hạn năm 2001 đã giảm một cách đáng kể so với năm 96. Trong nợ quá hạn, chủ yếu là ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 96, nợ quá hạn của khu vực này chiếm 60232 triệu, hay 99,6% nợ quá hạn. Năm 97, nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 74172 triệu đồng, hay 99,4% nợ quá hạn. Khu vực kinh tế quốc doanh có số dư nợ cho vay là 234188, song nợ quá hạn chỉ có 495 triệu đồng, chiếm 0,6% nợ quá hạn. Dư nợ quá hạn, chủ yếu là dư nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 vẫn còn cao là do hậu quả của sự kém hiệu quả năm 2000. Đến nay, nhiều khoản nợ quá hạn tồn dư từ năm 2000 vẫn chưa thu hồi được. Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay tăng nhanh chóng qua các năm. Năm 97, tổng dư nợ đạt 353060 triệu đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2000 và 1,6 lần so với năm 95. Năm 96, tổng dư nợ có xu hướng giảm so với năm 95. Đó là do những rủi ro xuất hiện trong ngân hàng dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Còn nhìn chung, dư nợ trong ngân hàng từ những năm trước có xu hướng tăng trưởng ổn định ở mức bình quân 20%/ năm. Chuyển hướng kinh doanh, chú trọng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp quốc doanh là sự nhìn nhận đúng đắn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. Tuy mức lãi suất có thể thấp hơn các khu vực kinh tế khác, nhưng đổi lại là sự an toàn, hiệu quả trong kinh doanh tín dụng ngân hàng. Trong năm 97, tình hình quan hệ tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp quốc doanh có nhiều tín hiệu tốt, điều đó được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đối với kinh tế quốc doanh. Năm 2001, các con số này đã tăng mạnh hơn so với năm 2000, cụ thể xem bảng 5. Bảng 5: Đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước (Đơn vị: 1000.000 đồng) Chỉ tiêu Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ Năm 2000 2001 2000 2001 2000 2001 I. DNQD 32569 394652 31820 173580 93575 234647 - Ngắn hạn 32390 390919 27799 170496 8339 228762 - Trung, dài hạn 6206 3733 3421 3084 5236 5885 I. DN ngoài QD 345970 277150 458964 318856 158653 196947 - Ngắm hạn 338114 236005 448173 270026 103886 96865 - Trung, dài hạn 7856 41145 10791 48830 27767 20082 Tổng 378566 671802 490784 492436 172228 351594 Năm 2000, doanh số cho vay là 378566 triệu đồng, trong đó cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh là 32596 triệu đồng, cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là là 345970 triệu đồng. Như vậy doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 8,6% tổng doanh số cho vay. Năm 2001, doanh số cho vay là 671802 triệu đồng, tăng 77,5% so với năm 2000, trong đó cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 394652 triệu đồng, chiếm 60% doanh số cho vay. Dư nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh năm 2001 đạt 234647 triệu, chiếm 67% dư nợ cho vay, tăng 73% so với năm 96. Với phương châm coi trọng vốn đầu tư phát triển cho khu vực kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện giúp kinh tế quốc doanh giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và đề cao sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng đã ưu tiên vốn tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển các ngành then chốt trên địa bàn quận, tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động cho nền kinh tế . 2. Về mặt chất lượng Nhìn chung tỷ lệ đầu tư tín dụng trên vốn huy động ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm khá cao và tăng đáng kể qua các năm. Năm 2000 tỷ lệ này là 51%, năm 2001 tỷ lệ này là 65,5%. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng luôn chú trọng duy trì một mức tỷ lệ sử dụng vốn cao và dự trữ tiền mặt ở một mức tối thiểu hợp lý nhằm vừa bảo đảm mức lợi nhuận cao, vừa bảo đảm sự an toàn của ngân hàng. Qua kết quả kinh doanh của ngân hàng công thương Hoàn kiếm trong các năm 1999 - 2001, đặc biệt là năm 97, ta có thể thấy hiệu quả của các khoản tín dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh cao hơn hẳn hiệu quả của các khoản tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Sự hiệu quả đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: Doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh tăng lên mạnh mẽ, dư nợ cuối năm 2001 đạt 234647 triệu đồng, nợ quá hạn chỉ ở mức 459 triệu. Trong khi đó, dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2000 đạt 98421 triệu, năm 2001 dạt 42775 triệu mà nợ quá hạn năm 2000 ở mức 60232 triệu, năm 2001 là 74172 triệu đồng. Nếu lấy chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay để đo mức hiệu quả tín dụng, ta có thể so sánh giữa hai khu vực: Năm Năm 2000 Năm 2001 Khu vực KTQD 0,089% 0,2% Khu vực KT ngoài QD 37.9% 63% Tuy tín dụng cấp cho khu vực kinh tế quốc doanh mớ được ngân hàng công thương Hoàn kiếm phát triển mạnh mẽ trong năm 97, nợ quá hạn chưa xuất hiện nhiều, nhưng với tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay năm 2000 chỉ 1,89%, năm 2001 cũng chỉ 0.2% là tỷ lệ thấp, vấn đề là ngân hàng công thương Hoàn kiếm có thể duy trì được tỷ lệ này trong hoạt động không. Đầu tư tín dụng không những mang lại hiệu quả cho khách hàng mà đối với khách hàng vay vốn, đầu tư tín dụng đã đóng vai trò không kém quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư tín dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, cải tạo trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tạo cho doanh nghiệp Nhà nước có sức cạnh tranh trên thị trường, tăng vòng quay của vốn. Vốn tín dụng của Ngân hàng công thương Hoàn kiếm cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước có vai trò rất to lớn. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước nhờ có nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng mà nhanh chóng vươn lên trong hoạt động, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh như: + Công ty du lịch dịch vụ Hoàn Kiếm với nguồn vốn của ngân hàng công thương Hoàn kiếm, công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh và đạt hiệu quả ngày càng cao. Ngân hàng không những chỉ đầu tư tín dụng ngắn hạn, với mức dư nợ năm 2001 là 2.210 triệu đồng, để tài trợ cho chi phí của công ty mà còn cho vay dài hạn với số dư nợ 1627 triệu đồng năm 96, 980 triệu đồng năm 2001 để công ty có được nguồn vốn dài hạn đầu tư mua sắm, nâng cấp cơ sở vật chất. + Công ty xây dựng Sông Đà, từ trước tới nay được coi là công ty xây dựng lớn, kinh doanh hiệu quả cũng có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng. Năm 2000 số dư nợ tín dụng ngắn hạn của công ty ở Ngân hàng đạt 1964 triệu đồng. Năm 2001 dư nợ ngắn hạn là 14963 triệu đồng, dư nợ dài hạn là 1462 triệu đồng. + Ngân hàng đã đầu tư cho quá trình xây dựng cũng như hoạt động của công ty dịch vụ nhà nổi Tây Hồ, với mức dư nợ dài hạn năm 2000 là 1330 triệu, năm 2001 là 809,5 triệu. Ngoài ra một số công ty lớn khác như công ty thiết bị giao thông 2, công ty hoá chất mỏ, công ty than Việt Nam... cũng có quan hệ tín dụng thường xuyênvới Ngân hàng với số dư nợ đạt từ 1 tỷ đến hơn 10 tỷ đồng hàng năm. Năm 2001 để khắc phục hậu quả kinh doanh yếu kém của năm 2000 cũng như phát huy hiệu quả trong kinh doanh, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã động viên cán bộ công nhân viên tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, chấp hành đầy đủ mọi quy chế, chủ trương chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương.Thực hiện có hiệu quả mục tiêu, phương án kinh doanh do chi nhánh đề ra với kế hoạch: phát triển an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận cao. Trong thời gian qua, ngân hàng đã phục hồi đầu tư, kịp thời có hiệu quả nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong địa bàn quận, giúp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh góp phần đưa nền kinh tế thủ đô phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc doanh, giúp cho các doanh nghiệp quốc doanh đứng vững trên thị trường, giữ vững vai trò chỉ đạo của mình. 3. Nhận định chung và xu hướng phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp Nhà nước ở ngân hàng công thương Hoàn kiếm a. Những khó khăn, thuận lợi của ngân hàng công thương Hoàn kiếm trong hoạt động sản xuất kinh doanh —Thuận lợi : Trên địa bàn quận tạp trung nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động, nhu cầu về vay vốn và gửi tiền lớn . Giữa ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đã có mối quan hệ lâu dài với nhau, tín nhiệm lẫn nhau nên các quan hệ tín dụng được thực hiện một cách dễ dàng hơn Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đứng đắn và thực hiện đầu tư có trách nhiệm trong quan hệ tín dụng . Ngân hàng công thương Hoàn kiếm đóng ở quận Hoàn kiếm , là một quận trung tâm của thành phố Hà nội, là nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại, trung tâm văn hoá. Đây là một lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý của ngân hàng . — Khó khăn : + Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đang phát triển, vốn có nhiều biến động. Các doanh nghiệp nhà nước vừa thoát ra khỏi sự bao cấp hoàn toàn cửa nhà nước, nhiều doanh nghiệp lúng túng, có nhiều vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa tìm ra hướng hoạt động cho doanh nghiệp mình + Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp nên hạn chế số dư nợ ngân hàng. + Sự biến động cửa nền kinh tế đã làm cho một số doanh nghiệp hoạt dộng kém hiệu quả, nhất là trong năm 2001 vừa qua. + Nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thoát khỏi lề lối làm ăn quan liêu của mình trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ chưa phát triển theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến sự kém hiệu quả tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0022.doc
Tài liệu liên quan