Đề tài Tín ngưỡng dân gian - Hai loại tín ngưỡng cơ bản nhất của dân tộc Mường là tục thờ thần và tổ tiên

MỤC LỤC

 

Phần khái quát

Lý do chọn đề tài

Mục đích nhiệm vụ

Phần Nội dung

1. Khái niệm

1.1. Khái niệm tín ngưỡng

1.2. Khái niệm tín ngưỡng dân gian

2. Tín ngưỡng dân gian - hai loại tín ngưỡng cơ bản nhất của dân tộc Mường là tục thờ thần và tổ tiên

2.1. Tiền đề ra đời và tiến trình phát triển của hai loại tín ngưỡng trên

2.2. Tín ngưỡng thờ tổ tiên và quá trình ảnh hưởng của loại tín ngưỡng này đối với cuộc sống hiện nay

2.3. Ý nghĩa của tín ngưỡng đối với dân tộc Mường

2.4. Quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường thì nó có những thuận lợi gì,

Đề xuất kiến nghị

3.1. Cải thiện và nâng cao mức sống

3.2. Còn nhắc đến tín ngưỡng mà ở trong xã hội còn rất nhiều điều phức tạp

3.3. Còn đối với mỗi cá nhân

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8312 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín ngưỡng dân gian - Hai loại tín ngưỡng cơ bản nhất của dân tộc Mường là tục thờ thần và tổ tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h (có thiết chế vật chất, có giới tăng lữ, hệ thống nghi thức, nghi vật, nghi trượng hoàn chỉnh, có hệ thống kinh dịch ) lịch sử và giai lý tôn giáo) có đạo đức về niềm tin có tình cảm cộng đồng về niềm tin) Phạm vi ảnh hưởng và khung cảnh xã hội -Hẹp -Thường là các cộng động tộc người -ở các xã hội chưa có nhà nước - Rộng -Cộng đồng tộc người, quốc gia thế giới -ở các xã hội nhà nước à Như vậy, các tín ngưỡng về bản chất là những hệ thống tri thức, chúng không chỉ giải thích các hiện tượng riêng biệt, mà còn cho phép nhận thức thế giới như một toàn thể, mà nói như Wundt thì chúng là “sự diễn đạt trí tuệ về trạng thái tự nhiên của nhân loại”. Bằng phép loại suy, chúng ta có thể cho rằng : Người ta nghĩ thế nào thì hành động thế ấy, tức là, tuỳ theo sự phát triển của nhận thức mà con người có phương thức hành động tương ứng. (như ở bảng trên thì tương ứng với ba trình độ nhận thức là hồn linh luận, tôn giáo, khoa học, thì có ba phương thức tác động là ma thuật, lễ nghi tôn giáo và khoa học). Đến đây chúng ta thấy rõ rằng : so sánh tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín là một việc làm thiếu tính phương pháp. Sở dĩ như vậy là vì người ta đã nhầm lẫn trong khi so sánh cái tổng thể (tín ngưỡng, tôn giáo), với cái bộ phận mà ở đây là (kỹ xảo và ma thuật). Em xin dẫn một ví dụ để cụ thể hoá vấn đề này : đạo thờ mầu ở nước ta là một tín ngưỡng ? một tôn giáo ? hay một mê tín ? Nếu theo lý thuyết trên, ít nhất chúng ta có thể khẳng định được đạo mầu là một hình thái tôn giáo bản địa. Còn nếu ai đó cho rằng các thủ thật (thực chất là cái kỹ xảo thực hành tín ngưỡng) như hầu đồng, múa hát, vàng mã… v.v. Đó là những hành vi mê tín để đánh giá toàn bộ đào mầu không phải là tín ngưỡng dân gian bản địa thì đó là một sự nhầm lẫn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến ảnh hưởng của chúng ta khi chúng ta ứng xử với một tín ngưỡng dân gian bản địa. Một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá dân tộc của chúng ta. Cần phải quan niệm một cách khoa học rằng, mê tín là thực chất biểu thị sự suy thoái (không đầy đủ) của các hình thái tôn giáo sơ khai (kể cả một tôn giáo đương đại). Tóm lại, bằng những hiểu biết cộng với sự khám phá của khoa học như em đã được dẫn chứng ở trên thì ta có thể khẳng định rằng khái niệm tín ngưỡng dân gian có các phương thức riêng khác nhau, và có nhiều khái niệm trong vấn đề này. Là những hình thái tôn giáo sơ khai, chúng được hình thành trên cơ sở những tâm cách nguyên thuỷ (Primitive mentality) để nhận thức hiện thực và tác động đến hiện thức bằng các kỹ xảo (các biện pháp ma thuật) của thuyết hồn linh. Tín ngưỡng “dân gian” ở đây nhằm phân biệt với tín ngưỡng, tôn giáo chính thống của những xã hội đã có nhà nước (trước khi có nhà nước chưa có sự phân biệt giữa văn hoá dân gian và văn hoá nhà nước chưa có sự phân biệt giữa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng chính thống). 2. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN - HAI LOẠI TÍN NGƯỠNG CƠ BẢN NHẤT CỦA DÂN TỘC MƯỜNG LÀ TỤC THỜ THẦN VÀ TỔ TIÊN. Dựa trên kết quả đã chứng minh (của các nhà khoa học ở trên) thì ta có thể khẳng định rằng. Mọi tín ngưỡng đều là kết quả của sự đúc kết các mối quan hệ của người với hiện thực khách quan của họ. Chính những đặc điểm của điều kiện tự nhiên và xã hội là cơ sở để hình thành nên các loại tín ngưỡng… Như ở thời kỳ sơ khai, khi mà cuộc sống của con người rất gần gũi với vạn vật của tự nhiên, con người thường xuyên trực tiếp phải đối phó với thiên nhiên, vì vậy thiên nhiên là đối tượng nhận thức của chính họ. Và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, được coi là mối quan hệ thứ yếu, chi phối ảnh hưởng đến mọi quan hệ xã hội khác. Khi dùng tên các loại động vật đặt tên cho các loài thị tộc cổ xưa, cùng với sự thờ cúng các loại động - thực vật (tổ tiên) là yếu tố chi phối đời sống có tính định hướng của môi trường tự nhiên. Với đời sống xã hội của người cổ xưa. Bước vào thời tiền sử, khi loài người chuyển từ săn bắn, hái lượm sang chăn nuôi, trồng trọt thì môi trường tự nhiên vẫn là yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến các quan hệ của người, với môi trường tự nhiên quy định môi trường nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) và do đó nó định hướng cách ứng xử cho các cư dân làm náyinh những tín ngưỡng đặc thù cho từng vùng từng dân tộc. -Do đất nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, vớiđịa hình nhỏ, hẹp, nhưng nó dài, đặc biệt là đường bờ biển rất dài trên 3000 Km2, có tính chất đặc thù của một bán đảo, cộng với khí hậu gió mùa, ấm,… từ đó tạo ra một môi trường Việt Nam rất đặc biệt, rất phù hợp cho việc phát triển các loại sinh vật riêng biệt. Do vậy khi nông nghiệp nước ta ra đời, từ săn bắt hái lượm thì trồng trọt đã được phổ biến trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam. Rất nhiều dữ liệu của ngành khảo cổ học cho thấy từ xa xưa, cư dân Việt Nam đã biết thuần hoá các loài động vật khác nhau để phục vụ cho cuộc sống của mình, những viên đá cuội được ghè đẽo hai mặt, cộng với mài để tạo rìu, búa, chày… Việt Nam (đất nướcvn) nói chùng thì là minh chứng khá rõ nét cho nên rau, củ, quả trên lãnh thổ này. Nhưng đặc biệt hơn là được xuất phát trử cái nôi của dân tộc Mường với truyền thuyết dân gian. Mặt khác do phát hiện được vỏ chấu ở các bình gồm (gò num) thì đã khẳng định rằng, ngoàiviệc thuần hoá các cây trồng khác thì con người đã thuần hoá được cây lúa và trồng lúa được đẩy lên vị trí hàng đầu của nền nông nghiệp. Ngoài ra còn có mối quan hệ hữu cơ của con người với thực vật như các cây cho củ, quả, hạt, rễ… từ đó mà tạo ra mầm mống của cách ứng xử, tức mầm mống của tín ngưỡng. Sự tồn tại đến tận ngày nay của những câu chuyện huyền thoại giải thích về sự hình thành vũ trụ (quắm tô mương, đẻ đất đẻ nước…) đặc biệt là tục thờ tổ tiên, đất, nước, thành hoàng… ở trong các lễ hội thì ta dễ dàng nhận thẩyằng người Việt Nam xưa đã sử dụng quan niệm hồn linh để diễn tả các nhận thức của mình về hiện thực khách quan mà họ đang sống, xuất phát từ quan niệm hồn linh, khi nông nghiệp trồng lúa trở thành phương thức kinh tế chính, bao trùm các lĩnh vực khác, thì tín ngưỡng của cư dân Việt Nam, được dựa trên sự nhận thức từ cây lúa và quá trình trồng và chăm bón ; mặt khác người nông dân Việt Nam xưa quan niệm rằng, mỗi cây lúa có một hồn lúa trú ngụ ở trong đó. Hồn làm cây lúa tốt tươi đâm bông, trổ hạt. Hồn chính là sự sống của cây lúa, hồn rời khỏi nó thì nó sẽ hết, vì thế người ta phải luôn vỗ về, nâng niu để luôn giữ hồn ở lại để cầu mong cho cây lúa tốt, được mùa, bội thu. Vào mùa gặt lúa người dân thiểu số thường làm những cái lều nhỏ để gọi thần lúa về đó trú ngụ (một mua chuộc” thường trên các thửa ruộng thiêng là những thửa ruộng reo đầu tiên và gặt sau cùng. Đấy là nơi mà người ta dồn thần lúa về nên khi gặt lúa phải rất cẩn thận vì đây không phải là một thần riêng mà có nhiều thần lúa. Nếu sơ ý làm phật ý thì sẽ làm cho thần lúa bỏ đi, hạt lúa ở ruộng thiêng được cất giữ tử tế và làm giống cho năm sau. Khi bước vào vụ trồng lúa mới, người ta lại chọn trong số lúa thiêng to, mẩy, rước quanh đồng để hồn lúa ở những cây ấy bay ra “nhập” vào những cây mạ mới cấy, với hi vọng làm cho chúng nảy m,ầm và phát triển nhanh và cho họ những hạt thóc to khoẻ. Rõ ràng các hành động trên đều bắt nguồn từ tục thờ mẹ lúa của dân tộc Mường, tục khấn của lúa… Những quan niệm như vậy (quan niệm cây lúa có hồn) được coi là tín ngưỡng hồn linh, từ đó mà nó đã dẫn đến một hệ thống chỉ dần liên quan đến cách chăm sóc cây lúa. Đó là những ma thuật cầu cho mùa màng tốt tươi, cầu cho mưa thuận, gió hoà (thường được thông qua các lễ hội nông nghiệp. Chính các ma thuật về cầu mùa màng là hệ quả của tín ngưỡng chính là sự thực hành của tín ngưỡng hồn linh trong vạn vặt tự nhiên. Mặc dù có một chút học hỏi, tiếp kiến văn hoá nhưng phải nói rằng, tín ngưỡng của dân tộc Mường là một tín ngưỡng mang đậm bản sắc riêng biệt với những hình thức thờ cúng rất đặc biệt, riêng biệt mà làm cho chúng ta không thể nào không chú ý đến. Ngoài ra khi nhắc đến tín ngưỡng dân gian thì tự đặt ra câu hỏi rằng, các hình thái tín ngưỡng của dân tộc Mường ra sao ? hình thức nào là hình thức đặc trưng, nổi trội, riêng biệt cho dân tộc Mường ?… -Để hiểu rõ thêm về vấn đề này thì em liệt kê một số loại tín ngưỡng của dân tộc Mường và từ cơ số của thực tế mà có thể chọn ra được hai tín ngưỡng đặc trưng. + Tín ngưỡng hồn lúa. + Tín ngưỡng thờ thần núi - Đức thành tản viên. + Tín ngưỡng thờ thổ công + Tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp + Tín ngưỡng thờ tổ tiên + Tín ngưỡng thờ thần chàng vàng + Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng + Tín ngưỡng thờ táo quân (vua bếp) + Tín ngưỡng thờ vua khú + Tín ngưỡng thờ mạ mụ + Tín ngưỡng thờ phật + Tín ngưỡng thờ thần tự nhiên + Tín ngưỡng thờ bà chúa thác. à Trong các loại tín ngưỡng này thì em chỉ đi sâu vào hai tín ngưỡng cơ bản : Tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng là hai tín ngưỡng đặc trưng và còn giữ được nhiều nét riêng biệt. 2.1. TIỀN ĐỀ RA ĐỜI VÀ DIỄN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HAI LOẠI TÍN NGƯỠNG TRÊN. -Tục thờ htành hoàng làng vốn là của Trung Quốc, nhưng do có ý nghĩa là vị thần bảo hộ thành và hào, do quá trình sinh sống nó dần du nhập vào Việt Nam vào nưhngx năm Bắc thuộc và đến thế kỷ XIV trở về sau ngự trị trên điện thờ của các đình chùa Việt Nam. Nhưng thành hoàng ở Việt Nam lại có những nét khác với thành hoàng ở Trung Quốc, phần lớn là các vị thần có công với nước có nghãi với dân tục thờ thành hoàng nó đã du nhập vào dân tộc Mường ngay sau đó. Thể hiện qua sử thi “đẻ đất đẻ nước” phản ánh rất nhiều các vị thần chi phối đời sống tâm linh của dân tộc Mường như : Cây si, chim Ây cái ứa, lang đá cầm, mụ dạ dầu vua dịt dàng… Nhưng các vị thần hiện diện trên đền, miếu thờ trong cộng đồng làng xóm Mường thì không nhiều. Với các tư liệu thu thập được ở vùng Mường Hoà Bình cho biết người Mường xã Định ghiáo, huyện tân lạc thờ ông Keo Heng - người anh hùng sáng tạo văn hoá đã tìm ra cây thuốc bất tử của dân Mường và thờ ông ải lý, ải lo là người Thái có công đến giúp người Mường bi khai con mương là dẫn nước từ suối kun tưới cho cánh đồng nóng cho cum khang tạo khảng mở. Khi làm lễ dân Mường dân hương hồn ông ải Lý, ải Lo một mâm cỗ có một con vịt luộc với hàm ý tưởng nhớ con người thích sống gần môi trường nước. Người Mường xã tu Lý, huyện Đà Bắc làm một ngôi đền ở làng công thờ cụ tổ Sa Quý Đa, người đã đem dân Mường từ Mộc Châu về khai thác đất đai vùng Tu Lý. Người Mường ở thị xã Thịnh Lang, thị xã Hoà Bình có đình thờ ba vị thành hoàng “tương truyền là ba cho con nhà họ Đinh có công xây dựng bản Mường và giúp vua chống giặc giữ nước và bị hy sinh(1) Trích “Nghi lễ ruộng đồng” cổ truyền của người Mường xã Thịnh Lang in trong văn nghệ Hà Sơn Bình - Sở VHTT Hà Sơn Bình số 2/1991. . ở đình Xác Bái, xã Yên Bông, huyện Lạc Thuỷ, người Mường thờ vua Đinh Tiên Hoàng, hội được tổ chức vào ngày 13 tháng 11 âm lịch, rứơc kiệu, đi đầu đám rước là trai đình vác cờ, cắm lêu đầu những cán cờ là những bông lau, để tưởng nhớ và truyền lại sự kiện vua kéo cờ bông lau kéo quân đi dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất sơn hà. Người Mường ở xã Lũng vân, huyện Tân Lạc lập đền thờ ông bà người Thái chồng là Hà Công Lý, vợ là Hà Thị Liên ở gò chằng Khương đã có công đầu tiên khai phá vùng đất Mường chậm. Vào thời kỳ lúa đứng cái, người Mường chậm về gò chằng khương cúng tế ông bà, văn tế nhất thiết phải bằng tiếng Thái. Mặt khác theo một nhà khoa học nước ngoài Pierregrossin thì ở làng Khênh thuộc Kim Bôi, người Mường có miếu thờ một đôi tình nhân người làng Hạ Bì, chàng là Bồng Hương, còn cô gái là nàng Ớm yêu nhau nhưng cha mẹ hai bên không cho lấy nhau, nên cả hai đã cùng nhau tự tới (2) xem :Tính Mường Hoà Bình - Pgierregressin - Nxb Lao động - Sở VHTT Hoà Bình, Hà Nội 1994, trang 99. . ở Đền Trung Báo, xã Cao Thắng, huyện Kim Bôi thờ thành hoàng làng, tương truyền là 3 vị quận công người Mường nhưng chưa rõ thời nào ở xã Cao Phong thuộc Mường Thàng, huyện Kỳ Sơn có một khu đất đẹp gọi là vườn hoa núi cói, tương truyền ở đây Trưởng lý vi hành (quan lang mường thàng) đã lấy một công chúa thời lý và sinh sống tại đó. Họ mất đi thì dân làng lập đền thờ làm thành hoàng. Hơn nữa họ còn hư cấu thành thiên tình sử truyện thơ vườn hoa núi cối. Ở nhiều vùng Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn- Hoà Bình xuất hiện đình thờ, miếu thờ với tên gọi là “Thành hoàng bản thổ”, vị thần có công khai phá đất đai, đồng ruộng cho người Mường sở tại. Còn ở Xuân Đài, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ngày nay tương truyền rằng Đức Tản Viên sau khi đánh thắng giặc ở phía Tây Bắc (Lào) thì đã về đây và cho quân nghỉ chân ở đây- giữa ruộng đồng. Vì vậy nhân dân Mường ở đây đã lập đền thờ đức Tản Viên ử xã Xuân Đài, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kèm theo còn có các hoạt động lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng (âm lịch), thường được tổ chức ở giữa cánh đồng từ 11h30 à 13h30 trưa, trong lễ hội dứt khoát phải mổ trâu, đi kèm với nó là các hoạt động ca hát, với nhiều quần áo Mường cộng với chiêng, kèn, trống… Ngoài ra thường gọi đây là lễ khai hạ (Khánh hạ) dứt khoát phải có lễ này song thì nhân dân mới bắt đầu được làm lụng mọi việc (lên rừng, cấy lúa, xây nhà, cất mả…), lập các đền thờ với ý nghĩa cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu, cầu cho mưa thuận gió hoà… Cũng ở đây trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 7 (mỗi một tháng một lần)có lễ cầu thành hoàng, thường là mỗi xóm đều có thành hoàng riêng; tháng 1 và tháng 6 thường được gọi là tháng phán tước (mở đầu), còn tháng 2 và tháng 7 thì mới là ngày cúng - thờ chính của nhân dân Mường ở đây ở đây thì cầu giảm bớt sâu bọ, lúa tốt tưới, thờ người có công khai phá ruộng nương. Tiếp trong một năm đó vào khoảng tháng 10 (âm lịch) thì dân tộc Mường ở đây tổ chức “lễ cơm mới” các thổ tù, thổ lang sẽ huy động lực lượng là nhân dân đi gặt lúa (ở ruộng công của làng) thường mỗi làng có một ruộng riêng sau đó jang về nhà thổ tù, thổ lang và đập sát vỏ và sau đó đốt để làm cốm thờ thành hoàng có công với việc trồng và chăm sóc lúa nước. Còn ở các gia đình sau khi đã ăn cơm mới của làng song thì về nhà mình cũng phải tổ chức lễ cơm mới tại nhà ; phải mổ lợn (10 - 30 kg), gà, vịt để cúng tổ tiên. Lễ hội này diễn ra khoảng từ 2 - 7 ngày thì kết thúc. Ngoài lễ hội thờ Đức Tản Viên thì cón có lễ hội cầu (thờ) thái gia đại Vương, tương truyền rằng ông này đi đánh giặc ở Lào về đến quãng sống Bứa (nay thuộc xã Mỹ Thuận, huyện Thanh Sơn) thì ông ta bị quân giặc chém thành 3 phần, nhưng vẫn cưỡi được ngựa, sau đó gặp một người phụ nữ đi úp cá ở bờ sông và hỏi “Bà ơi cho tôi hỏi, liệu một người bị chém thành 3 phần liệu có thể sống được không?” và bà trả lời rằng “Chặt thành 3 phần thì sống làm sao được”. Sau đó người ông đã rời nhau và dơi thành 3 khúc trôi ở trên sông. + Khúc đầu : trôi về Văn Lang (nay thuộc Võ miếu, huyện Thanh Sơn) người dân Mường ở đây đã lập đền Võ ở cửa sông để thờ ông. Ngoài ra 3 năm ở đây còn tổ chức lễ hội một lần, cầu cho mùa màng xanh tốt, gia đình ấm no, hạnh phúc. + Khúc giữa : trôi về tới cuối Xuân Đài (nay thuộc xã Minh Đài, huyện Thanh Sơn) người dân Mường ở đây đã lập miếu thờ và lấy tên là (miếu gốc Đa), thường được thờ vào các ngày lễ tết. + Khúc cuối : trôi và mắc vào một hòn đảo, nay thuộc xã Quang Húc, tỉnh Phú Thọ, ở đây và lập đền thờ Thái Gia đại Vương và thường được dân Mường ở đây hương ứng rất mạnh mẽ. à Có thể nói rằng tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mường cực kì là đặc sắc và chứa biết bao điều tiềm ẩn, mà ở đề tài này do có hạn nên mới chỉ giải quyết được phần nào. 2.2. TÍN NGƯỠNG THỜ TỔ TIÊN VÀ QUÁ TRÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI TÍN NGƯỠNG NÀY ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG HIỆN NAY. Cũng như người Kinh chúng ta, thì tín ngưỡng tổ tiên của dân tộc Mường đã in dậm trong tâm thức người Mường từ rất lâu rồi. Người Mường quan niệm người chết thể xác hoá thân vào vũ trụ (trời đất), nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ. Vì vậy bổn phận của người sống phải phụng sự linh hồn no đủ để linh hồn phù trợ cho người sống yên ổn, khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Trong ngôi nhà người Mường bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở vóng gian giữa nhà. Người con trưởng phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (ngũ đại). Mỗi đời thể hiện bằng một bát hương xếp theo hàng ngang. Người con thứ chỉ lập một bát nhang thờ trực tiếp bố mẹ sinh ra minh, khác với người Kinh (con gái đã về nhà chồng thì không được lập bàn thờ thờ cha mẹ đẻ), người phụ nữ Mường sau khi đã về nhà chồng cha mẹ chồng qua đời không có con trái thờ cúng thì nhà chồng cho phép họ lập một bàn thờ cha mẹ đẻ ở nhà chồng ở của vóng khách, nhưng bàn thờ phải nhỏ hơn bàn thờ của nhà chồng. Người Mường ở Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ là những nơưi tiếp giáp người kinh có duy trì việc cúng giỗ tổ tiên (ông bà, cha mẹ). Nếu người kinh lấy ngày chết của tổ tiên làm ngày giỗ thì người Mường lại khác. Họ lấy ngày người chết rời khỏi nhà đưa đi chôn (đưa ra đồng) làm ngày giỗ chính. Họ cho rằng người chết con nằm ở nhà nghĩa là sợi dây tình cảm giữa người sống và người chết trong gia đình chưa cắt lìa nhau. Chỉ khi người chết được đào chôn sâu, chôn chặt ở dưới đất (người Mường không có tục cải táng) thì người sống và người chết mới thực sự xa nhau. Vì lẽ đó, trước năm 1945, ở nhiều vùng Mường có hư cha mẹ hoặc mẹ chết, gia chủ quân quang tàn giỗ để ở trong nhà hàng năm đợi đến khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất mới gọi là thân tộc, dân làng đến làm ma cho người chết và đưa người chết ra đồng, lúc ấy người chết mới thực sự chết trong con mắt người sống. Từ những tư liệu mà như Lê Thanh Hoa trong cuốn “tín ngưỡng dân gian Việt Nam” cho rằng : Ngoài những tín ngưỡng như trên thì người Mường Bi được biết nhiều hộ gia đình ở vùng này trong nhà lập hai nhà thờ bên nội và bên ngoại. Một làm bàn thờ đặt gần cáng ngoài thờ tổ tiên bên nội, còn một bàn thờ đặt gần vóng phía bên trong thờ tổ tiên họ ngoại. Người Mường Bi không duy trì từ tục thờ cúng tổ tiên theo ngaỳ mất trong năm mà thường lấy ngày lễ tết, ngày cơm mới, ngày làm vía, ngày cầu mát cúng gọi tổ tiên. Việc cùng tồn tại trong ngôi nhà của người Mường hai bàn thờ bên nội bên ngoại chứng tỏ trong xã hội phụ quyền của người Mường trước đây chưa đủ mạnh để gạt bỏ mọi dấu tích ghi nhận vai trò của mầu quyền trong đời sóng văn hoá của dân tộc Mường. Người Mường đã chọn cho họ một lối ứng xử mềm dẻo để dung hoà hai thể đối lập này, tạo ra thế lưỡng hợp ngay trong chính vị ngôi nhà có vai trò do người nam giới cai quản. Trong đời sống xã hội thì tín ngưỡng nó có ảnh hưởng khá sâu rộng, tác động và vai trò của nó dần được phát huy, tín ngưỡng là gì mà có ma lực cuốn hút người ta và khiến người ta sùng tín mãnh liệt như vậy ? đó là mộtcâu hỏi lớn đặt ra cho các nhà khoa học, và đang tìm cách giải đáp. Từ thời nguyên thuỷ cho đến nay là có một khoảng thời gian dài dằng dặc với những khác biệt về lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… nhưng, niềm tin của con người vẫn không mấy thay đổi đối với các lực lượng tự nhiên và xã hội tồn tại xung quanh mình. Lúc đó do trình độ nhận thức thế giới xung quanh còn lại hạn chế, nhất là trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém, con người Nguyên thuỷ đặt niềm tin và cầu mong sự phù hộ của các lực lượng tự nhiên và xã hội là điều dễ hiểu. Nhưng đối với con người hiện đại cộng với sự nhận thức khoa học kỹ thuật nhanh chóng, nhạy bén, thậm chí ở một góc độ nào đấy có thể cải tạo và làm chủ được thiên nhiên với nền khoa học hiện đại mà lại vẫn còn tin. Nếu không nói là ngày càng tin tưởng hơn vào các thế lực siêu nhân quả là một vấn đề chưa dễ gì lý giải được. -Cho tới nay, đã có nhiều ngành khoa học cố gắng đi tìm con đường giải đáp vấn đề đó, nhưng, những lời giải đáp đó vẫn chưa có sức thuyết phục cao. Có ý kiến đứng về mặt chức năng để giải quyết vấn đề đó và có ý kiến lại nhìn nhận từ góc độ bản chất của nó từ một nhậnthwcs luận và cho rằng tín ngưỡng là sản phẩm của sự u mê, ngu dốt, là sự phản ánh méo mó, hư ảo cái thế giới khách quan vào trong bộ não con người, thậm chí là thế giới quan tiền khoa học, đối lập với khoa học. Nhưng những ý kiến đó cho rằng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xã hội văn minh, những niềm tin đó sẽ bị thu hẹp dần và đi tới chỗ diệt vong. Cách nhìn nhận như vậy về tín ngưỡng không hoàn toàn sai, nhưng cũng không phải là đúng và thiếu sức thuyết phục. Bởi vì, trong thực tế từ xưa nhiều người sùng tín tự nhiên không phải họ ở trình độ thấp kém về nhận thức, thậm chí trong số đó có người đang và đã tìm cách để khống chế tự nhiên, bắt tự nhiên phải tuân theo ý mình. Nhưng niềm tin củahọ ở các thế lực không phải vì thế mà bị suy giảm, ví dụ như trường hợp sùng bái - thờ cúng Đức thánh Tản Viên khá phổ biến nhưng nhiều khi cũng khó giải thích một số các hiện tượng sayra trong đó. Nhưng cái gì nó đều có tính chất hai mặt. Tuy nó cũng đạt được như vậy nhưng nó cũng còn tồn tại những mặt đối lập, đó là sự lạnh nhạt dần đi trong mối quan hệ giữa người với người về cơ chế thị trường tác động, chi phối. Mặt khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra nhịp độ căng thẳng trong cuộc sống xã hội, sự cô đơn vô định của con người bên cạnh cái khối lượng vật chất đồ sộ so mình tạo ra… đặc biệt là trong lúcđang vận động và tìm cách khống chế tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ cho con người, chúng ta đã gây ra nhiều hậu quả tại hại, nhất là việc huỷ hoại môi trường sinh thái và phải hứng chịu nhiều đòn giáng trả của tự nhiên. Với những tâm trạng vặ hứng chịu đó “Đôi khi người ta muốn quay về lĩnh vực tâm linh, đi tìm niềm an ủi, tìm chỗ sướng gửi số phận mình ở một lực lượng siêu nhân phi vật chất nào đó (1) Trích trong sách : “Tôn giáo và đời sống hiện đại” của Viện thông tin khoa học xã hội (TTKHXH), Hà Nội 1997. . Tuy chưa hẳn họ đã hoàn toàn tin tưởng vào các lực lượng đó. -Thực trạng xã hội trên đây có thể chính là mảnh đất để tín ngưỡng tồn tại, phát triển. Sự phát triển đó đã khiến một số người “Nói đến cơn sốt tôn giáo trên phạm vi toàn cầu”(2) Viện thông tin khoa học kỹ thuật “Tôn giáo và đời sống hiện đại, Hà Nội 1997. , cho dù còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng những hoạt động tôn giáo (tín ngưỡng) với sự sùng tín của con người vẫn còn giữ được nhiều giá trị trong xã hội loài người nói chung của các dân tộc thiếuố và đặc biệt là của dân tộc Mường- Vì đó là các chức năng xã hội cần thiết mà các chức năng xã hội khác không thể thay thế được. Vì vậy cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta vẫn chấp nhận sự tồn tại thậm chí ngày càng phát triển của các hoạt động tín ngưỡng đặt đúng vị trí của nó và cần thiết hiểu biết đúng đắn vai trò của nó trong xã hội các dân tộc. Từ đó có thể hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy các mặt tích cực của nó nhằm xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại nhưng đảm bảo sự phát triển hài hoà, cân đối cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, đặc biệt là trong đời sống tâm linh. Chừng nào con người là con người và có niêm tin vào tôn giáo, được thể hiện qua các loại tín ngưỡng cụ thể còn tồn tại trên cõi trần thế này, thì con người vẫn mong nước sống trong một xã hội công bằng, nhân ái ấm no hạnh phúc. Đó là khát vọng muôn thuở của loài người, song họ lại bất lực, đành tin vầocí “ảo ảnh” của thế giới khác, tin vào sự phù hộ độ trì của các lực lượng siêu nhân. Song, những niềm tin tôn giáo đó nếu chưa đáp ứng một cách hưảo khát vọng của họ thì chắc chắn nó sẽ không tồn tại đăỉng từ khi loài người được sinh ra cho đến nay. Thực ra tín ngưỡng không chỉ là một niềm tin tôn giáo mà còn là sự kiện lịch sử, một hiện tượng văn hoá, nó là nhu cầu cần thiết và có ích cho đời sống con người. Cho nên muốn hạn chế được tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng thì phải có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về tín ngưỡng và các hạot động của nó, đồng thời phải nắm được vai trò, vị trí, lịch sử của những tác động đó trong quá khứ và hiện tại, từ đó đề ra được con đường đúng, đáp ứng được nguyện vọng của thế giới tâm linh, phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước. 2.3. Ý NGHĨA CỦA TÍN NGƯỠNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC MƯỜNG (KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI…) Như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Đảng ta có chính sách dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta …. Phải đoàn kết chặt chẽ giữa các đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đớiongs hoà thuận, ấm nó, xây dựng tổ quốc. Phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo. Ở những vùng tôn giáo có nhiều hợp tác xã nông nghiệp phát triển khá tốt. Nhưng ở một vài nơi, vì có kẻ xấu phản tuyên truyền cho nên một số xã viên thu nhập kém … nguyện vọng của đồng bào giáo dân là “phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Muốn được như thế thì phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập xã viên. Đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do. Nhưng hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của nhân dân, không được trái với chính sách pháp luật của Nhà nước”(1) Hồ Chí Minh - Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận, 8-1962 . Đúng như vậy, tín ngưỡng và lễ hội là một cặp phạm trù mang tính chất tương hỗ. Trong lễ hội bao giờ cũng chứa đựng tín ngưỡng, nhưng tín ngưỡng không chri được thể hiện trong lễ hội. Có thể nói rằng đây là cặp phạm trù không thể tách rới nhau, nhưng phạm vi biểu hiện không hề giống nhau. Lễ hội chính là không gian xã hội để cho tín ngưỡng thể hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvh01 (2).doc
Tài liệu liên quan