Đề tài Tình hình chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1

1.1. Công nghệ. 1

1.1.1. Khái niệm và nội dung công nghệ. 1

1.1.2. Phân loại công nghệ. 3

1.2. Chuyển giao công nghệ. 7

1.2.1.Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ. 7

1.2.2. Các hình thức chuyển giao công nghệ. 8

1.2.3. Cơ sở của hoạt động chuyển giao công nghệ. 10

1.2.4. Vai trò của chuyển giao công nghệ trong hoạt động đầu tư nước ngoài. 11

1.3. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở một số nước. 13

1.3.1.Những thuận lợi và khó khăn trong CGCN ở các nước đang phát triển. 13

1.3.2. Kinh nghiệm CGCN của một số nước. 15

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 20

2.1. Tình hình tổng quát kinh tế- xã hội Việt Nam và trình độ công nghệ tại Việt Nam. 20

2.1.1.Tình hình kinh tế- xã hội tổng quát. 20

2.1.2. Trình độ khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam. 22

2.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ. 24

2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại VN thời gian qua. 26

2.2.1. Đặc điểm chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 26

2.2.2. Đánh giá chung. 27

2.3. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ thời gian vừa qua. 30

2.3.1. Những kết quả đạt được. 30

2.3.2.Những mặt còn tồn tại. 36

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CGCN QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VN 44

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả CGCN ở Việt Nam. 44

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả CGCN qua các dự án đầu tư nước ngoài. 45

3.3. Một số kiến nghị. 48

KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4676 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. Hiệu lực hiệu quả quản lí nhà nước được tăng cường một bước. Cải cách hành chính có những tiến bộ nhất định. Dân chủ xã hội tiếp tục được phát huy. Nhiều vụ tiêu cực, tệ nạn xã hội, tội tham nhũng bị phát hiện và xử lý nghiêm. 2.1.2. Trình độ khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất và của các doanh nghiệp còn lạc hậu. Theo kết quả điều tra về thực trạng DN Việt Nam, hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, do đó khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. trình độ công nghệ của các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước tụt hậu hai thế hệ so với thế giới. Theo đó, hơn 70% máy móc thiết bị (MMTB) được sản xuất từ những năm 1970; 75% MMTB đã hết thời gian khấu hao; 50% MMTB mới tân trang. Nhìn chung, có đến 52% MMTB được đánh giá là lạc hậu và rất lạc hậu. Về trình độ công nghệ, không có DN nào đạt trình độ công nghệ tốt; trong khi đó có 35% và 44% DN có trình độ công nghệ trung bình, lạc hậu và rất lạc hậu; trình độ công nghệ khá cũng chỉ khiêm tốn ở mức 21%. Mức đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) tuy đã tăng, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và vẫn dựa chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, chưa huy động được các nguồn đầu tư xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa được tháo gỡ để tạo nguồn lực và động lực cho các tổ chức và các nhà khoa học phát huy tối đa năng lực sáng tạo và đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh. Công tác hội nhập quốc tế về KH&CN cũng chưa được quan tâm đẩy mạnh để tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, tiến tới cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài phục vụ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Ngoài ra, sự gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu- sản xuất, kinh doanh; quan hệ hợp tác giữa các tổ chức KH&CN; chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu và việc đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế. Trong số 117 nước được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) điều tra năm 2005, chỉ số ứng dụng công nghệ của Việt Nam nằm trong nhóm nước lạc hậu (đứng thứ 92); chỉ số đổi mới có cao hơn, song vẫn thua Thái Lan 42 bậc. Công nghệ và nhân lực KH&CN doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ ở nước ta còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực KH&CN doanh nghiệp chiếm 7,24% lực lượng lao động. Trong số này, 71,9% có trình độ đại học; 26,9% cao đẳng; 0,9% là thạc sỹ; trình độ tiến sỹ và tiến sỹ khoa học 0,14%. Lực lượng KH&CN phân bổ không đều; trung bình 1 doanh nghiệp nhà nước có 64 lao động KH&CN, gấp 2,6 lần bình quân chung. Phân tích thực trạng lao động KH&CN cho thấy: Bình quân 1 doanh nghiệp có 1 người làm việc trong lĩnh vực KH&CN; bằng 0,3% tổng số lao động. Việc phân bổ lao động hoạt động KH&CN không đều, còn bất hợp lý trong các loại hình doanh nghiệp và giữa các nhóm ngành. Đầu tư đổi mới công nghệ là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Trong tổng số vốn nghiên cứu và phát triển công nghệ, 87,2% dược dùng vào đổi mới. Hoạt động đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 90,6% tổng nguồn vốn thực hiện; DN nhà nướckhoảng 8,7% và DN ngoài nhà nước chỉ chiếm 0,67%. Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước đang là cản trở nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nhiều ngành hàng. Đây có thể là nguyên nhân vì sao trên 80% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia xuất khẩu, trong khi chỉ có 31,7% doanh nghiệp ngoài nhà nước và 31,3% số doanh nghiệp nhà nước có hoạt động này. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ thiết thực đối với các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Công tác hội nhập quốc tế về KH-CN cũng chưa được quan tâm đẩy mạnh để tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, tiến tới cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài phục vụ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Ngoài ra, sự gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất, kinh doanh, quan hệ hợp tác giữa các tổ chức KH-CN, chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu và việc đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp thờ ơ với việc nâng cao trình độ công nghệ: Các doanh nghiệp nhà nước lớn cũng ít quan tâm đến đổi mới công nghệ vì thường có vị thế độc quyền, không chịu sức ép cạnh tranh và có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước. Ngay cả các DN ngành công nghiệp, được coi là chủ lực cũng tương tự. Theo Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm, như dệt may có đến 45% cần phải đầu tư nâng cấp và 30 - 40% cần thay thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ. Đầu tàu kinh tế của cả nước là TP.HCM cũng chỉ có 25% DN có công nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình và lạc hậu, trong đó DN có công nghệ lạc hậu chiếm 20%. Bên cạnh đó, cơ chế bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghệ còn yếu, chưa có chiến lược chuyển giao công nghệ hữu hiệu Thể chế bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp chưa tạo đủ lòng tin cho các nhà đầu tư thành lập và phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Điều này liên quan đến hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Hệ thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện cho nên khó có thể nói đến tính chuẩn mực của các qui định pháp luật theo hướng tương thích với các nước trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ nhập, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tăng cao, ngành công nghiệp mới, ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực; cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển giao công nghệ để đảm bảo cho hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ có hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp thường xuyên đổi mới công nghệ; hoàn thiện cơ sở pháp lý về nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về chuyển giao công nghệ; phát triển mạnh mẽ các tổ chức dịch vụ tư vấn, đánh giá, định giá, giám định, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ. Từ năm 1988 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành hơn 30 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ, trong đó, có hiệu lực pháp lý cao nhất là Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ chưa thống nhất và đồng bộ. Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định 4 điều mang tính nguyên tắc về chuyển giao công nghệ. Những quy định cụ thể chủ yếu nằm trong các văn bản hướng dẫn thi hành, hiệu lực pháp lý thấp, thiếu ổn định, ảnh hưởng tới niềm tin của các chủ thể nắm giữ công nghệ, đặc biệt là các đối tác nước ngoài khi tiến hành đầu tư, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Ngày 29-11-2006 quốc hội khóa XI kì họp thứ 10 đã ban hành luật CGCN mới qui định về các hoạt động chuyển giao công nghệ.Điều 6 luật CGCN qui định chức năng quản lí nhà nước về hoạt động CGCN: . - Ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyển giao công nghệ. - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ. - Quản lý thống nhất hoạt động chuyển giao công nghệ. - Hợp tác quốc tế về hoạt động chuyển giao công nghệ. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chuyển giao công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ. 2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại VN thời gian qua. Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam hiện nay bao gồm các hình thức chủ yếu là chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước và chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Mặt khác, một số đánh giá khác thì phân chia việc chuyển giao công nghệ chủ yếu theo hai luồng chính là: từ công ty mẹ chuyển giao cho các công ty con trong các công ty 100% vốn nước ngoài, hoặc trong các công ty liên doanh. Luồng thứ hai là các hoạt động chuyển giao công nghệ thương mại thuần túy. Thực tế diễn ra tại Việt Nam phần nhiều là các hoạt động chuyển giao công nghệ theo hình thức thứ nhất. Một số nghiên cứu trong nước cho kết quả: 90% hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết với các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.1. Đặc điểm chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn chung, công nghệ chuyển giao vào Việt Nam được chia thành bốn nhóm: Nhóm 1: Bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu hơn mức trung bình của thế giới khoảng 1 – 2 thế hệ, đang phổ biến tại các ngành lắp ráp điện tử, ôtô, lắp máy xây dựng, thuỷ sản đông lạnh... Nhóm 2: Bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu khoảng 2 – 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới; tồn tại trong các ngành điện, giấy, đường, chế biến thực phẩm... Nhóm 3: Bao gồm các thiết bị và công nghệ lạc hậu từ 3 – 5 thế hệ so với mức trung bình của thế giới; chủ yếu trong các ngành đường sắt, đường bộ, cơ khí, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng... Nhóm 4: Bao gồm các loại thiết bị và công nghệ có độ lạc hậu cao hơn. - Công nghệ đưa vào Việt Nam chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nhà đầu tư thường là người chuyển giao công nghệ. - Công nghệ được sử dụng trong dự án đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài là bên chuyển giao hoặc giới thiệu. - Công nghệ trong dự án đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài không nhất thiết phải chuyển từ công ty ở chính quốc mà được chuyển giao từ một công ty khác. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá chung về hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua. 2.2.2. Đánh giá chung. Một số nghiên cứu trong nước cho kết quả, 90% hợp đồng chuyển giao công nghệ được kí kết với các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài. Tại Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay mới chỉ có trên 200 hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký, chiếm phần rất nhỏ trong số các dự án chuyển giao công nghệ thực thi tại Việt Nam. Theo báo cáo về sức cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy năm 2004 tính trên 104 nền kinh tế được nghiên cứu, Việt Nam xếp hạng 79 về mức độ sử dụng bằng sáng chế, hạng 99 về mức sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài. Bảng 1. Chỉ số xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2004 Chỉ số xếp hạng về công nghệ 92 Chỉ số về sáng tạo công nghệ 79 Chỉ số về công nghệ thông tin 86 Chỉ số về chuyển giao công nghệ 66 Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) (2004) “Báo cáo năng lực cạnh tranh” Về chuyển giao công nghệ, Việt Nam đã bị Thái Lan bỏ xa tới 62 bậc. Theo đánh giá của nhiều tổ chức nước ngoài, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam thấp (khoảng 20%); vào thời điểm này, Philippin đã đạt được 29%, Malaysia là 51% và Singapore tới 73%. Tổ chức tình báo kinh tế EIU cho biết, chỉ số sẵn sàng điện tử Việt Nam xếp thứ 61 trong 65 nước phân tích, kém  Malaysia 30 bậc và Singapore tới 54 bậc. Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ đã và đang diễn ra trên hầu hết các ngành, các lĩnh vực nhưng với mức độ, trình độ khác nhau. Bước đầu chuyển giao công nghệ đã gắn với phương hướng kinh doanh và được định hướng theo thị trường. Đây là đòi hỏi tất yếu của quá trình cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh: hoàn thiện sản phẩm trên cơ sở đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngành dệt may, giày da là một trong những ngành thực hiện đổi mới công nghệ theo hướng này, gắn đơn đặt hàng lớn với việc khai thác thị trường tương đối ổn định. Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh trên cơ sở sự điều chỉnh của Nhà nước. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp đã chủ động nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất thông qua chuyển giao công nghệ. Mặc dù còn nhiều hạn chế song chính họ là người quyết định hiệu quả của chuyển giao công nghệ thông qua quá trình tìm tòi, lựa chọn, đàm phán và kí kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đồng thời, chuyển giao công nghệ đã thực hiện một cách có trọng điểm gắn với đầu tư chiều sâu và nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát, các doanh nghiệp đều tiến hành lần lượt từng dây chuyền, từng sản phẩm hoặc một số giai đoạn trong toàn bộ dây chuyền, sau đó triển khai tiếp. Trong xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, cùng với sự mở rộng các quan hệ kinh tế song phương và đa phương, chuyển giao công nghệ cũng được thực hiện chủ yếu qua con đường này. ở đây, phần chủ động thường thuộc về phía nước ngoài. Phía Việt Nam dễ phải chịu thua thiệt, đặc biệt là nếu người chịu trách nhiệm đàm phán lại thiếu kiến thức về công nghệ và chuyển giao công nghệ. Thực tế cho thấy, nhiều dự án gặp vướng mắc trong vấn đề chuyển giao công nghệ mà hai bên phải đàm phán, thảo luận đi lại nhiều lần, phải bổ sung, điều chỉnh lại các văn bản liên quan... khiến các bên tốn kém thời gian, tiền của mà hiệu quả rất hạn chế. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ gắn với hàng loạt các vấn đề kinh tế – xã hội khác như: việc làm người lao động, mức sống, nền văn hoá dân tộc... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung phải lưu tâm trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp. Một vấn đề mà chúng ta đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay là: chuyển giao công nghệ phần nhiều là yếu tố kĩ thuật( máy móc, thiết bị ) mà những bí quyết kĩ thuật, phương pháp quản lý... lại ít được chuyển giao. Phải chăng đây là một trong những vấn đề bức xúc và rất có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào nền công nghệ chính quốc tại các nước đang phát triển? Đánh giá chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài, người ta không thể không đánh giá chất lượng công nghệ được chuyển giao thông qua chính nhà đầu tư nước ngoài – người đóng vai trò quyết định trong việc đưa công nghệ nào vào nước sở tại. Đến nay, chưa có một số liệu thống kê chính xác cho biết cơ cấu đối tác chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Nhưng nhìn vào bảng số liệu sau, người ta cũng có thể nhận thấy được một phần điều băn khoăn trên: BẢNG 2: CƠ CẤU ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM. ®Çu tƯ trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo níc 1988-2007 (tÝnh tíi ngµy 31/12/2007 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT Níc, vïng l·nh thæ Sè dù ¸n Vèn ®Çu t Vèn ®iÒu lÖ §Çu t thùc hiÖn 1 Hµn Quèc 1857 14,398,138,655 5,168,461,054 2,738,114,393 2 Singapore 549 11,058,802,313 3,894,467,177 3,858,078,376 3 §µi Loan 1801 10,763,147,783 4,598,733,632 3,079,209,610 4 NhËt B¶n 934 9,179,715,704 3,963,292,649 4,987,063,346 5 BritishVirginIslands 342 7,794,876,348 2,612,088,725 1,375,722,679 6 Hång K«ng 457 5,933,188,334 2,166,936,512 2,161,176,270 7 Malaysia 245 2,823,171,518 1,797,165,234 1,083,158,348 8 Hoa Kú 376 2,788,623,488 1,449,742,606 746,009,069 9 Hµ Lan 86 2,598,537,747 1,482,216,843 2,031,314,551 10 Ph¸p 196 2,376,366,335 1,441,010,694 1,085,203,846 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư. Chúng ta đã biết mối quan hệ mật thiết giữa các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với hoạt động chuyển giao công nghệ. Đây không những là mong muốn được tiếp nhận những công nghệ mới, tiên tiến của các nước sở tại mà còn là mong muốn kéo dài vòng đời công nghệ, thải hồi những công nghệ lạc hậu ở các quốc gia phát triển của nhà đầu tư thông qua các dự án đầu tư trực tiếp. Bởi vậy nhìn vào bảng số liệu trên, người ta có thể thấy rằng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam những năm qua chủ yếu là từ các nước trong khu vực ASEAN, mà đứng đầu là Singapore và Đài Loan. Ở phần “ đánh giá trình độ công nghệ của Việt Nam”, đề án cũng đưa ra một bảng điểm về trình độ công nghệ của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN. Các nước này có trình độ công nghệ không phải là cao trên thế giới. Vậy thì khó có thể hy vọng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam là hiện đại, tiên tiến nếu như không tăng cường các biện pháp chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ phát triển như EU, Mỹ... Một cách khái quát, có thể nói rằng, chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua đã đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển nền kinh tế song chưa thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng. 2.3. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ thời gian vừa qua. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Kể từ năm 1986, nền kinh tế nước ta bắt đầu mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu được đẩy mạnh. Hoạt động này đã thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Mặc dù còn nhiều thua kém so với các nước trong khu vực nhưng bước đầu, bức tranh về một nền công nghệ tồi tàn, lạc hậu đã được cải thiện. Đây là những cơ sở, những định hướng để chúng ta xây dựng một nền công nghệ hiện đại trong tương lai. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. a. Về trình độ công nghệ: Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao rõ rệt trình độ công nghệ của sản xuất so với thời kì trước đây. Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v) Trong hầu hết các ngành, công nghệ tiên tiến của nước ngoài đã được đưa vào dưới dạng đổi mới đồng bộ hay từng dây chuyền công nghệ. Thực tiễn “ chiến lược đón đầu công nghệ” – một ưu thế của kẻ đi sau, các ngành bưu chính viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, một số dây chuyền sản xuất tự động đã được đưa vào trong nước như công nghệ CAD, CAM đưa vào trong thiết kế cơ khí chế tạo, dệt may, nhựa.Thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, một số công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như công nghệ sản xuất ống gang chịu áp lực bằng gang graphit cầu, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất cáp quang, sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quí với qui mô công nghiệp bằng phương pháp đúc khuôn mẫu chảy… đã tiếp nhận được những công nghệ tiên tiến so với khu vực và thế giới. Một số ngành khác cũng cải thiện được phần lớn dây chuyền sản xuất, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nước như: may mặc, giầy da, chế biến thuỷ sản... Ngoài ra còn phải kể đến sự vực dậy của Công ty gang thép Thái Nguyên thông qua một loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Đài Loan... Như vậy, sự nâng cao trình độ công nghệ tại một số ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân cũng như tại các doanh nghiệp trung ương và địa phương đã góp phần nâng cao trình độ của nền công nghệ Việt Nam thời gian qua. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng vốn FDI chiếm tỷ lệ thấp , tuy nhiên nhiều dây chuyền công nghệ mới đã được chuyển giao vào Việt Nam như dây chuyền sản xuất các loại rau quả hộp, nước trái cây, một số liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam để xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm như liên doanh sản xuất thịt lợn ở Bình Dương, bột mì cao cấp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, liên doanh chế biến chè, hồ tiêu... Một số giống cây mới đã được đưa vào Việt Nam cho năng suất cao như giống dứa Cayen, giống mía ấn Độ, Đài Loan, châu Mỹ La tinh. Nhiều loại thiết bị chế biến đã được đưa vào Việt Nam thuộc loại tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền xay xát gạo Satake của Nhật Bản, dây chuyền sản xuất bột mỳ của Xinhgapo, Inđônêxia, các dây chuyền chế biến rau quả của ý, Hà Lan, các dây chuyền chế biến thịt của úc, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ, Pháp, Hà Lan, các dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan, các nhà máy đường của Anh, Pháp, ấn Độ, úc, Nhật, Đài Loan, liên doanh chế biến sữa và các sản phẩm sữa, liên doanh sản xuất bia, nước giải khát, liên doanh chế biến hải sản.... Các công nghệ mới này góp phần tạo ra một khối lượng hàng nông sản xuất khẩu lớn, chất lượng cao và giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường  thế giới. b. Về trang thiết bị. Có thể nói công nghệ chuyển giao vào Việt Nam qua các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là phần cứng của công nghệ dưới dạng các trang thiết bị phục vụ sản xuất. So với thế giới, các công nghệ này có độ lạc hậu ít nhất từ 1 – 2 thế hệ. Nhưng so với nền công nghệ Việt Nam, đây là những trang thiết bị tương đối đồng bộ và có trình độ cơ khí hoá cao hơn công nghệ trong nước. Phần lớn các thiết bị đó được trang bị các bộ gá chuyên dùng kèm theo các phương tiện nâng hạ vận chuyển phục vụ cho dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa(các máy đột, ép, đập trên các dây chuyền sản xuất các kết cấu kim loại..). Các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam các thiết bị riêng lẻ có trình độ tự động hoá cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, tổng đài tự động kỹ thuật số, lắp ráp các mặt hàng điện tử... Tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 lên 21,72 tỷ USD, tăng 31,6% so với  năm trước và chiếm 34,3% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước.Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2007 đạt trên 11,12 tỷ USD, tăng 67,8% so với năm trước. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI là 3,33 tỷ USD, tăng 31,1% và khu vực trong nước là 7,79 tỷ USD, tăng gần 91% so với năm 2006. Nhập khẩu nhóm hàng này đạt trị giá lớn nhất, chiếm 17,74% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước và cũng là mặt hàng đóng góp nhiều nhất 4,49 tỷ USD (25,3%) trong phần tăng thêm 17,79 tỷ USD của nhập khẩu. Công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu trước mắt của các nhà đầu tư nước ngoài trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó cũng phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường , đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động , đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là những công nghệ đã ổn định và phổ cập trong việc sử dụng ở các nước đang phát triển, phù hợp với qui mô sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. c. Bố trí lại cơ cấu kinh tế. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành ®Çu t trùc ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24947.doc
Tài liệu liên quan