Đề tài Tình hình thực hiện công tác kế toán tiêu thụ tại Công ty Chế biến và Kinh doanh than Quảng Ninh

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

II. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ hàng hoá. 7

1. Khái niệm hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá. 7

1.1. Hàng hoá 7

1.2. Tiêu thụ hàng hoá và sự cần thiết phải hạch toán tiêu thụ hàng hoá. 8

2. Tính giá hàng hoá 11

2.1. Tính giá nhập 11

2.2. Tính giá xuất 11

3. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá và phương thức thanh toán 15

3.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá. 15

3.2. Các phương thức thanh toán. 19

4. Yêu cầu đối với kế toán tiêu thụ hàng hoá. 22

5. Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá. 23

III. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ. 24

1. Hạch toán ban đầu. 24

2. Hạch toán chi tiết hàng hoá 26

3. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 28

3.1. Tài khoản sử dụng. 28

3.2. Phương pháp hạch toán. 31

4. Hạch toán theo phương pháp kê định kỳ. 35

4.1. Tài khoản sử dụng. 36

4.2. Phương pháp hạch toán. 36

IV. Sổ sách kế toán. 38

1. Hình thức chứng từ ghi sổ. 39

2. Hình thức nhật ký chứng từ. 40

3. Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái. 41

4. Hình thức nhật ký chung. 42

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN QUẢNG NINH. 44

I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 44

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 44

2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty. 44

2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 44

2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 47

3. Tổ chức công tác kế toán. 48

3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 48

3.2. Tổ chức sổ kế toán. 51

II. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tạicông ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh. 53

1. Các phương thức thanh toán và tiêu thụ hàng hoá 53

2. Phương pháp kế toán 54

2.1 . Tổ chức hạch toán ban đầu 54

2.2 . Hạch toán tổng hợp 58

PHẦN III . PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN QUẢNG NINH. 72

I. Đánh giá khái quát về công tác hạch toán tiêu thụ của Công ty 72

II. Một số kiến nghị đề xuất nhằm cải thiện về công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá. 73

1. Phương hướng hoàn thiện hoàn thiện 73

2. Các giải pháp hoàn thiện 75

3. Phương hướng nâng cao hiệu quả 80

PHẦN KẾT LUẬN 81

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện công tác kế toán tiêu thụ tại Công ty Chế biến và Kinh doanh than Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định đựơc lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng hoá. 2.3.1. Tài khoản sử dụng * TK 156. Hàng hoá : Dùng để phản ánh trị giá thực tế hàng hoá tại kho, tại quầy chi tiết theo từng kho quầy, từng loại, nhóm... hàng hoá Bên Nợ : - Phản ánh giá trị thực tế của hàng hoá nhập kho (giá mua và chi phí thu mua) Bên Có : - Trị giá mua của hàng hoá xuất kho, quầy. - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ Số dư Nợ : Trị giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy. TK 156 chi tiết thành 2 tài khoản cấp II. - TK 1561 - Giá mua hàng hoá - TK 1562 - Chi phí thu mua hàng hoá. * TK 157. Hàng gửi bán: Dùng để phản ánh trị giá mua của hàng gửi bán, ký gửi đại lý chưa được chấp nhận. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hàng, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi đến khi được chấp nhận thanh toán. Bên Nợ: - Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận. Bên Có: - Giá trị hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. - Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại. Số dư Nợ: - Giá trị hàng gửi bán chưa đựơc chấp nhận * TK 511 - Doanh thu bán hàng Tài khoản 511 được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp cũng như đỗi với các đối tượng không chịu thuế VAT) hoặc giá không có thuế (với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ) Bên Nợ: - Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) tính trên doanh số bán ra trong kỳ. - Số giảm giá hàng hoá và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu. - Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ. Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. TK 511 không có số dư cuối kỳ và gồm 4 tài khoản cấp II - TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá. - TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm. - TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. - TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá * TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, lao vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ, giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng 1 công ty, tổng Công ty, tập đoàn... hạch toán toàn ngành. Ngoài ra tài khoản này còn sử dụng để theo dõi các khoản được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương, trả thưởng cho công nhân viên chức.. TK 512 có kết cấu nội dung tương tự như tài khoản 511 và có 3 tài khoản cấp II - TK 5121 . Doanh thu bán hàng hoá - TK 5122 . Doanh thu bán sản phẩm - TK 5123 . Doanh thu cung cấp dịch vụ. * TK 531 - Hàng bán bị trả lại. Tài khoản 531 dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản điều chỉnh của TK 511 để tính toán doanh thu thuần. Bên Nợ : -Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại Bên Có : -Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. * TK 532 - Giảm giá hàng bán. Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận. Được hạch toán vào tài khoản này bao gồm các khoản giảm giá do những nguyên nhân thuộc về người bán. Bên Nợ: -Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có: -Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán TK 532 Không có số dư cuối kỳ. * TK 632 - Giá vốn hàng bán. Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Bên Nợ: -Trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp ( đã được coi là tiêu thụ trong kỳ) Bên Có: -Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốn của số hàng bán bị trả lại. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. Ngoài các tài khoản trên, kế toán bán hàng còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như : TK111, TK 112, TK131, TK 138 ,TK3331,... 2.3.2. Phương pháp hạch toán. * Phương pháp kế toán nghiệp vụ tiêu thụ đối với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Bán buôn theo phương thức trực tiếp Khi chuyển giao hàng hoá cho người bán kế toán phản ánh các bút toán sau: BT1, Trị giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ Nợ TK 632 : Trị giá mua của hàng hoá tiêu thụ Có TK 156 (1561): Bán buôn qua kho Có TK 151,331,111,112: Bán buôn vận chuyển thẳng ( không qua kho) có tham gia thanh toán. Phản ánh số thuế gtgt được khấu trừ Nợ TK 1331: Có TK 331,112,111: BT2, Doanh thu của hàng tiêu thụ: Nợ TK 111,112,131,1368... : Tổng giá trị thanh toán Có TK 511.512: Doanh thu bán hàng ( không thuế VAT) Có TK 3331: Thuế VAT đầu ra phải nộp. BT3, Các khoản chi hộ cho bên mua( nếu có) Nợ TK138 ( 1388) Có TK 111, 112,331... Khoản giảm giá hàng bán phát sinh: Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán ( Không kể thuế VAT) Nợ TK 3331: Thuế VAT tương ứng với só giảm giá. Có TK 131, 111,112,3388...: Tổng số giảm giá ( Cả thuế VAT ) trả cho khách hàng . Doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531: Số doanh thu hàng bán bị trả lại (không kể thuế VAT) Nợ TK 3331: Thuế VAT tương ứng với số doanh thu của hàng bị trả lại Có TK 131,111,112,3388... Tổng số doanh thu hàng bán bị trả lại ( cả thuế VAT ) trả cho hàng. Giá vốn hàng bị trả lại: Nợ TK 1561,154... Có TK 632. Số chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ. Nợ TK 811: Số chiết khấu thanh toán phát sinh. Có TK 131,111,112,3388...: Tổng số chiết khấu thanh toán chấp nhận trả cho khách hàng Bán buôn theo phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận. Khi chuyển hàng đến cho người mua, ghi: Nợ TK 157: Trị giá mua của hàng xuất kho chuyển đi. Có TK156 ( 1561) : Trị giá mua của hàng xuất kho gửi đi. Khi hàng hoá được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán BT1, Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131,136,111,112,...: Tổng giá thanh toán Có TK 511,512: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế VAT đầu ra phải nộp. BT2, Phản ánh trị giá mua của số hàng được chấp nhận . Nợ TK 632 Có TK 157 Các bút toán về chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phản ánh tương tự như trường hợp bán buôn trực tiếp. Ÿ Bán buôn vận chuyển thẳng, không tham gia thanh toán. Về thực chất ở đây doanh nghiệp thương mại chỉ đứng ra làm trung gian môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng. Số hoa hồng môi giới được hưởng ghi: Nợ TK 111,112,131,...: Tổng số hoa hồng ( cả thuế VAT) Có TK 511,512, : Hoa hồng môi giới được hưởng Có TK 3331 : Thuế VAT phải nộp. Các chi phí liên quan đến bán hàng Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 133 ( 1331) :Thuế VAT đầu vào ( nếu có) Có TK 111,112,338. Ÿ Bán lẻ thu tiền tập trung, thu tiền trực tiếp, tự chọn. Căn cứ vào báo cáo bán hàng, giấy nộp tiền và bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ để phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK 111,112,....:Tổng giá bán cả thuế Có TK 3331 : Thuế VAT đầu ra Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Trường hợp nộp thừa tiền bán hàng ( hoặc thiếu tiền): Số tiền thừa ( hoặc thiếu) chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý được chuyển vào bên nợ TK 1381 ( nếu thiếu) hoặc bên có Tk 3381 ( nếu thừa). Phản ánh trị giá mua của hàng hoá xuất: Nợ TK 632 Có TK 156 ( 1561) Trường hợp bán hàng trả góp BT1, Nợ TK 131 : Tổng số tiền phải thanh toán Có TK511 : Giá bán theo phương thức thông thường ( trả 1 lần ) Có TK 711 : Tổng số lợi tức trả chậm Có TK 3331: Thuế VAT đầu ra tính trên giá bán trả 1 lần BT2, Nợ TK 111,112 Phần thanh toán ngay Có TK131 Phản ánh trị giá mua của hàng hoá xuất Nợ TK 632 Có TK 156 ( 1561) Trường hợp hàng đổi hàng BT1. Phản ánh trị giá vốn hàng đem đị trao đổi Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 156 BT2. Phản ánh gía trị trao đổi Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi Có TK 511: Doanh thu tiêu thụ của hàng đem đi trao đổi Có TK 3331: Thuế VAT đầu ra phải nộp của hàng đem đi trao đổi BT3. Phản ánh giá trị hàng hoá nhận về Nợ TK 152,153,156: Trị giá hàng hoá nhập kho theo giá không thuế Nợ TK 1331: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ Có Tk 131: Tổng giá thanh toán của hàng nhận về Ÿ Trường hợp doanh nghiệp bán hàng ký gửi, đại lý Khi nhận hàng, căn cứ vào giá trị trong hợp đồng ghi: Nợ TK 003. Khi xuất hàng đại lý, ký gửi đem bán ,phải lập hoá đơn GTGT giao cho người mua. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan khác, kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của số hàng đại lý, ký gửi đã bán được. Nợ TK 111,112,131... Có TK331... số tiền phải trả cho chủ hàng Đồng thời xoá sổ số hàng đã bán ( hoặc trả lại ) :CóTK 003 Xác định hoa hồng được hưởng và lập hoá đơn GTGT về hoa hồng được hưởng ghi tăng doanh thu: Nợ TK 331: Hoa hồng được hưởng Có TK 511: Hoa hồng được hưởng Khi thanh toán tiền cho chủ hàng. Nợ TK 331 : Số tiền hàng đã thanh toán Có TK 111,112,...: Số đã thanh toán. * Phương pháp kế toán nghiệp vụ tiêu thụ với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế VAT. Đối với các doanh nghiệp này, quy trình và cách thức hạch toán cũng tương tự như các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác trong chỉ tiêu doanh thu ( ghi nhận ở tài khoản 511,512 bao gồm cả thuế VAT) .Thuế VAT cuối kỳ ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu của hàng tiêu thụ được phản ánh như sau: Nợ TK 111,112,131,1368...: Tổng giá thanh toán. Có TK 511,512 : Doanh thu bán hàng ( cả thuế VAT) Thuế VAT phải nộp trong kỳ: Nợ TK 642 ( 6425) Có TK 3331 2.4. Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó, xác định lượng hàng hoá xuất cho bán hàng theo công thức. Giá trị hàng hoá = Giá trị hàng hoá + Giá trị hàng hoá - Giá trị hàng hoá xuất bán tồn đầu kỳ tăng thêm trong kỳ tồn kho cuối kỳ Độ chính xác của phương pháp này không cao, mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau, có giá trị thấp thường xuyên xuất bán. 2.4.1. Tài khoản sử dụng. * TK 156 - Hàng hoá: Tài khoản này được sử dụng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá Bên Nợ: -Phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ Bên Có: -Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ Số dư Nợ: - Phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho tại thời điểm kiểm kê. Tài khoản 156 được chia thành 2 tài khoản cấp II -TK 1561 - Giá mua hàng hoá -TK 1562 - Chi phí thu mua hàng hoá * TK 157 - Hàng gửi bán: Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa bán được tại thời điểm kiểm kê. Bên Nợ : -Trị giá vốn hàng gửi bán cuối kỳ Bên Có : -Kết chuyển trị giá vốn hàng gửi bán đầu kỳ. Số dư Nợ :-Trị giá vốn hàng gửi bán chưa bán được tại thời điểm kiểm kê *TK 611- Mua hàng hoá: Tài khoản này phản ánh trị giá hàng hoá mua vào theo giá thực tế và được mở chi tiết theo từng thứ, từng kho quầy hàng hoá Bên Nợ: -Trị giá thực tế hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ. Bên Có: - Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại - Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ - Trị giá thực tế của hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ. TK 611 không có số dư cuối kỳ * TK 632 - Giá vốn hàng bán: Dùng để xác định giá vốn hàng tiêu thụ Bên Nợ: - Trị giá vốn hàng đã tiêu thụ trong kỳ Bên Có: - Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. TK 632 không có số dư cuối kỳ Ngoài các tài khoản trên kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ còn sử dụng các tài khoản khác tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. 2.4.2. Phương pháp hạch toán Đầu kỳ, kết chuyển trị giá hàng chưa tiêu thụ. Nợ TK611 Có TK 156 : Hàng tồn kho, tồn quầy đầu kỳ Có TK 157 : Hàng gửi bán, ký gửi đầu kỳ. Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường đầu kỳ. Trong kỳ phản ánh trị giá hàng tăng thêm (Kể cả chi phie thu mua). Nợ TK 611 Nợ TK 133( 1331) : Thuế VAT đầu vào được khấu trừ (nếu doanh nghiệp áp dụng VAT theo phương pháp khấu trừ) Có TK 331... : Giá mua và chi phí thu mua Nếu doanh nghiệp áp dụng VAT theo phương pháp trực tiếp thì giá trị thực tế mua và chi phí thu mua bao gồm cả thuế VAT Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khấu thanh toán khi bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ ghi giống các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định hàng đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ. Kết chuyển trị giá hàng còn lại chưa tiêu thụ Nợ TK 151,156,157: Trị giá thực tế hàng chưa tiêu thụ Có TK 611: Trị giá thực tế hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ. Xác định trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng tiêu thụ Có TK 611: Trị giá vốn hàng tiêu thụ Như vậy, khác với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng hoá tồn kho không được ghi liên tục. Muốn xác định trị giá hàng hoá xuất bán thì phải dựa vào kết quả kiểm kê thực tế của hàng tồn kho.Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK hạch toán tiêu thụ khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX trong việc tính giá vốn hàng xuất kho và tiêu thụ, còn việc phản ánh doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu hoàn toàn giống nhau. III. Sổ sách kế toán Sổ kế toán là sổ dùng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ ban đầu nhằm cung cấp những chỉ tiêu cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán theo trình tự và phương pháp nhất định. Tổ chức hệ thống sổ kế toán là việc xây dựng lên các mẫu sổ cần thiết, có liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo đúng phương pháp kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán. Tổ chức sổ kế toán phải đảm bảo nguyên tắc: Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức, kết cấu và phương pháp ghi sổ phải phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ, thể lệ kế toán của nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hệ thống sổ kế toán sao cho có hiệu quả nhất nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp đang sử dụng các hình thức ghi sổ kế toán sau 3.1. Hình thức chứng từ ghi sổ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn ) Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết (TK 131, 156, sổ chi tiết tiêu thụ) Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết (TK 131, 331) Sổ cái (TK 632, 511) Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 3.2. Hình thức nhật ký chứng từ Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ (Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn ..) Bảng kê (8, 11, 1, 2,) Nhật ký chứng từ (NKCT 8) Thẻ và sổ kế toán chi tiết (TK 156, 131, 331, sổ chi tiết tiêu thụ) Sổ cái (TK 632, 511) Bảng tổng hợp chi tiết (TK 131, 331, ) Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 3.3. Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - sổ cái Chứng từ gốc (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng , phiếu xuất kho, vận đơn ) Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết (TK131, 331, sổ chi tiết tiêu thụu) Nhật ký - Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết (TK131, 331) Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra 3.4. Hình thức nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc (Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn) Sổ nhật ký chung Báo cáo tài chính Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết (TK131,331, sổ chi tiết tiêu thụ) Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết (TK 131, 331) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Mỗi hình thức kế toán đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Lựa chọn áp dụng hình thức kế toán nào phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý.Doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán đã lựa chọn về sổ kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ cũng như trình tự và phương pháp ghi sổ. Chọn áp dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ phát huy đầy đủ vai trò kế toán trong quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vững vàng. Phần II : Tình hình thực hiện công tác kế toán tiêu thụ tại công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh. I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Năm 1973 Bộ điện và than (nay là Bộ công nghiệp) thành lập Công ty cung ứng than Quảng Ninh trực thuộc tổng Công ty cung ứng than. Chức năng nhiệm vụ của công ty là tổ chức tiếp nhận than do các mỏ khai thác ra, phân bổ số lượng than này cho các hộ tiêu dùng theo kế hoạch của Nhà nước. Năm 1995 do sự ra đời của tổng công ty than Việt Nam đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của ngành than. Từ chỗ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước chuyển sang sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đảm bảo kinh doanh không lỗ và tiến tới phải có lãi. Ngành than đã đưa ra nhiều biện pháp để thúc đẩỵ sự phát triển của ngành trong đó có sự sắp xếp laị mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, đồng thời thay đổi lại bộ máy quản lý của một số doanh nghiệp thành viên. Vì vậy Công ty cung ứng than Quảng Ninh được thành lập lại và đổi tên là chi nhánh Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc. Ngày 28/12/1998, Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp Tổng Công ty than Việt Nam đã đổi tên Chi nhánh than Miền Bắc thành Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc. Trụ sở của Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh đóng tại 11 Lê Thánh Tông - TP Hạ Long - Quảng Ninh. 1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty. 1.2.1 . Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Yêu cầu đặt ra đối với bộ máy quản lý của một Công ty hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay là cần phải được bố trí sắp xếp sao cho vừa đảm bảo tính linh hoạt, nhanh nhạy nắm bắt được thông tin của thị trường vừa phải đảm bảo hoạt động chính xác có hiệu quả dưới sự điều tiết của Nhà nước. Nhận thức được vấn đề này, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty luôn được ban lãnh đạo quan tâm xây dựng củng cố, đổi mới và từng bước hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm quản lý và hạch toán kinh doanh của Công ty nhằm khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của mình. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau: sơ đồ bộ máy quản lý công ty chế biến và kinh doanh than quảng ninh Giám đốc Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc kinh tế Phòng TCHC-LĐTL Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kế toán tài chính Trạm Hoà Bình Trạm Thái Bình Trạm Mạo Khê Trạm Sơn Tây Trạm Uông Bí Trạm Cửa Ông Trạm Cẩm Phả Trạm Hòn Gai Quan hệ phụ thuộc Quan hệ song song độc lập Hiện nay, công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh tổ chức kinh doanh và quản lý theo sơ đồ quan hệ trực tuyến tham mưu, cấp trên chỉ đạo điều hành kiểm tra giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ. Cấp dưới phục vụ cấp trên thông qua việc tham mưu, đề xuất, kiến nghị. Qua sơ đồ ta thấy bộ máy tổ chức quản lý của Công ty đựơc chỉ đạo theo hướng từ trên xuống dưới. Đứng đầu là Giám đốc Công ty. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên, có quyền quyết định cao nhất trong việc đề ra các chính sách, phương thức kinh doanh, phương thức quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quyết định mô hình tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy tài chính kế toán, quy hoạch đào tạo sử dụng cán bộ... Có quyền trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban liên quan trong Công ty. Tiếp sau đó, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc. Chức danh này do giám đốc cơ quan cấp trên bổ nhiệm theo sự phân cấp của than Việt Nam. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Các phó giám đốc chủ động giải quyết công việc của mình phụ trách, có trách nhiệm báo cáo phản ánh tình hình để giám đốc có biện pháp chỉ đạo thông qua các chính sách và chiến lược kinh doanh của Công ty. Các phòng ban chức năng tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành và quản lý tạo điều kiện cho các trạm hoạt động theo từng nhiệm vụ cụ thể. Đối với các trạm thì nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành quản lý và phân phối than cho các hộ tiêu dùng. Đối với phòng ban: - Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương: làm công tác tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức cán bộ, quản lý, lao động tiền lương, văn thư hành chính, đảm nhiệm về mặt kỷ luật, đề bạt... đối với người lao động. - Phòng kinh tế kế hoạch: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch Công ty. Lập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Phòng kế toán tài chính: Theo dõi thường xuyên liên tục sự biến động về tài sản và nguồn vốn bằng sổ sách theo chế độ hiện hành. Lập các báo cáo tài chính. Ngoài ra phòng kế toán còn cung cấp thông tin kịp thời cần thiết cho việc ra quyết định quản trị hoặc cho các đối tượng quan tâm khác. 1.2.2 . Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là chế biến và kinh doanh than mỏ, phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp của những đơn vị kinh tế đóng trong và ngoài tỉnh đồng thời phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ việc thu mua than từ các mỏ sau đó vận chuyển đến các trạm ở các tỉnh, để tiến hành bán buôn cho các doanh nghiệp khác và bán lẻ cho các hộ tiêu dùng. Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hoạt động chủ yếu là khai thác than mà doanh nghiệp lại có chức năng kinh doanh than, cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh than có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Không chỉ có vậy, do vốn kinh doanh ít, lề lối làm việc của thời bao cấp để lại khá nặng nề cộng với cơ sở vật chất cũ nát, thiếu thốn làm cho những khó khăn mà Công ty phải đương đầu càng lớn hơn. Song với sự lãnh đạo đúng đắn của giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Công ty đã mở được nhiều kho trạm của hàng bán than ở nhiều khu vực ở trong tỉnh và cả các tỉnh ngoài như Sơn Tây, Thái Bình, Hoà Bình, đưa than từ Quảng Ninh về các trạm, cửa hàng phục vụ cho khách hàng đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh phải phấn đấu thực hiện tốt các mặt công tác sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh do Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc giao. - Khai thác và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh có hiệu quả cao nhất, bảo toàn được vốn đồng thời tích luỹ và đầu tư để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh của mình. Đổi mới trang thiết bị bù đắp chi phí và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như đối với cấp trên. - Tuân thủ các chính sách về quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành. - Nghiên cứu và thực hiện tốt các biện pháp để nâng cao chất lượng hàng hoá nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng các khoản nộp ngân sách. Trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi Công ty phải khai thác triệt để các thế mạnh sẵn có của mình. Đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các mặt còn yếu kém, nhằm đưa hàng hoá của mình ra tiêu thụ với chất lượng cao nhất, giá cả hợp lý nhất và phương thức phục vụ chu đáo sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra cả về doanh thu và lợi nhuận. 1.3. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh có địa bàn kinh doanh khá rộng. Các trạm được bố trí gần như toàn bộ tỉnh Quảng Ninh và có 3 trạm được mở trên địa bàn tỉnh bạn là trạm Sơn Tây, trạm Thái Bình và trạm Hoà Bình. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán của Công ty vừa tập trung vừa phân tán là rất hợp lý. Việc kiểm tra xử lý thông tin được tiến hành kịp thời chặt chẽ. Lãnh đạo đơn vị có thể kịp thời nắm bắt được các thông tin kế toán, từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6337.doc
Tài liệu liên quan