Đề tài Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán tại công ty cổ phần may I Hải Dương

Do quy trình sản xuất đường là một quy trình công nghệ sản xuất liên tục không phân bước, chu kỳ sản xuất ngắn, ảnh hưởng tới công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở xác định kỳ tính giá thành tức là ảnh hưởng tới công tác tính giá thành sản phẩm .

 

- Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản suất,:

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính Z:

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng với cơ sở, địa điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế của Công ty. Quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty được tổ chức sản xuất ở 5 phân xưởng: Phân xưởng may 1,2,3,4 và phân xưởng hoàn thiện

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là theo một dây truyền, không gián đoạn về không gian và thời gian. Tuy có các loại sản phẩm cùng sản xuất ra trong kỳ nhưng kế toán không tổ chức tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm một cách chi tiết được mà tổ chức tập hợp chi phí cho toàn phân xưởng, đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng loại sản phẩm theo phương pháp tính giá thành thích hợp

Do đó căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ, căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí là các Phân xưởng. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành.

 

doc24 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán tại công ty cổ phần may I Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống báo cáo kế toán theo đúng chế độ và quy định của Nhà nớc và thực hiện tốt các báo cáo về các hoạt động tài chính của Công ty. * Hệ thống báo cáo Tài chính của Công ty gồm: - Báo cáo quyết toán (theo quý, năm) - Bảng cân đối kế toán (theo quý, năm) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (theo quý, năm) - Bảng cân đối tài khoản (theo quý, năm) - Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập (theo năm) - Quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp (theo năm) - Quyết toán thuế GTGT (theo năm) - Thuyết minh báo cáo tài chính (cuối năm) II/ Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty. 1,Hạch toán ban đầu a. Chứng từ kế toán Chứng từ về hàng hoá, vật tư: - Hoá đơn GTGT, hoá đơn mua hàng, bảng kê mua hàng, phiếu nhập kho - Hoá đơn cước vận chuyển, Biên bản kiểm nghiệm của phòng Kỹ thuật-KCS - Bảng kê chi tiết nhập vật tư. - Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy thanh toán tạm ứng, biên bản đối trừ công nợ. Chứng từ bán hàng : - Hoá đơn GTGT, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Hoá đơn hàng gửi bán. - Báo cáo bán hàng, Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ - Giấy nộp tiền - Bảng kê nhận hàng và thanh toán hằng ngày - Bảng thanh toán hàng đại lý Phiếu thu, Giấy báo có của Ngân hàng, Bảng kê nộp séc…. Chứng từ thanh toán: - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kê nộp tiền, bảng kê nộp séc Chứng từ về tài sản cố định: - Biên bản thanh lý tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao…. Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương b. Luân chuyển chứng từ: - Dưới đây trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty Luân chuyển chứng từ Tiền lương: Cuối tháng căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành của các tổ sản xuất gửi lên nhân viên kinh tế của phân xưởng ghi 2 liên xác nhận. 1 liên lưu tại phân xưởng, 1 liên gửi về phòng Tổ chức – Lao động để làm thủ tục tính lương. Phòng Tổ chức – Lao động căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành của các tổ sản xuất gửi lên và đơn giá tiền lương khoán cho từng loại sản phẩm tính lương và lập bảng thanh toán lương. Đối với các phòng ban căn cứ vào Bảng chấm công của các bộ phận gửi lên phòng Tổ chức – Lao động để làm thủ tục tính lương theo thời gian và gửi toàn bộ bảng bảng thanh toán lương của các bộ phận lên phòng kế toán. kế toán tiền lương có nhiệm vụ hoàn tất bảng thanh toán lương tinh toán cụ thể tiền lương thực tế các khoản khấu trừ vào lương và số thực nhận của từng người. Phiếu nhập kho: Căn cứ vào kế hoạch vật liệu trong kỳ đã được phòng kế hoạch lập đầu kỳ và được nhân viên cung ứng thuộc biên chế phòng kế hoạch tổ chức thu mua. Theo chế độ kế toán qui định: Tất cả nguyên vật liệu về đến Công ty đều phải qua kiểm nghiệm của phòng KCS rồi mới làm thủ tục nhập kho. Tại Công ty, nguyên tắc này được đảm bảo tuyệt đối vì nếu nguyên vật liệu nhập kho không đảm bảo chất lượng theo đúng qui định thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó gây thiệt hại rất lớn đến Công ty. Việc kiểm nghiệm được thực hiện bởi các nhân viên của phòng KCS. Người kiểm nghiệm phải ký tên vào biên bản kiểm nghiệm. Sau đó dựa vào biên bản kiểm nghiệm, hoá đơn mua hàng GTGT(hoá đơn này đã được nhân viên phòng kế hoạch kiểm tra), hợp đồng mua hàng; kế toán vật liệu viết phiếu nhập kho vật tư, phiếu nhập kho vật tư được lập thành 03 liên: liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho thủ kho rồi chuyển đến phòng kế toán để kế toán ghi sổ, liên 3 giao cho người giao hàng. Phiếu nhập kho sau khi đã có đầy đủ chữ ký, một bản giao cho kế toán thanh toán, một bản còn lại ghi vào thẻ kho được chuyển cho kế toán vật liệu để làm căn cứ ghi sổ. Phiếu xuất kho vật liệu: Căn cứ vào kế hoạch của phòng kế hoạch và nhu cầu sản xuất thực tế của các bộ phận, các đơn vị có nhu cầu sử dụng làm phiếu xin lĩnh vật tư. Các loại vật liệu xin lĩnh được ghi theo danh mục cần dùng, số lượng quy cách, phẩm chất.Phòng kế hoạch viết phiếu xuất vật liệu theo yêu cầu. Thủ kho và người nhận vật liệu ký xác nhận số vật liệu thực xuất vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại cuống, liên 2 thủ kho sử dụng để ghi vào sổ và chuyển lên phòng kế toán cho kế toán vật liệu, liên 3 giao cho người lĩnh vật tư. Thẻ kho: Được mở riêng cho từng loại vật tư, hàng hoá, mỗi thẻ kho theo dõi tình hình xuất-nhập-tồn của từng loại vật tư, hàng hoá.Thẻ kho là căn cứ để xác định lượng hàng xuất-nhập- tồn để lập nên bảng tổng hợp cuối tháng. Bảng kê nộp tiền: Khi nhân viên phòng kinh doanh nộp tiền cho thủ quỹ, kế toán thanh toán hoặc thủ quỹ viết phiếu thu tiền đồng thời người nộp tiền kí nhận vào bảng kê nộp tiền... c. Đánh giá ưu nhược điểm: Hệ thống chứng từ kế toán Công ty sử dụng đầy đủ, đúng chế độ hướng dẫn ghi chép ban đầu do bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê quy định. Việc sử dụng chứng từ phù hợp với Công ty. Trình tự lập chứng từ và luân chuyển chứng từ khoa học hợp lý khẳng định sự liên kết giữa các phòng ban trong công ty, nó được thực hiện một cách đơn giản, gọn nhẹ nhưng lại hợp lý nhằm thể hiện sự chặt chẽ trong công tác kế toán. Nó tuân thủ theo đúng chế độ. Quá trình luân chuyển chứng từ khoa học hợp lý đã tạo điều kiện cho việc ghi sổ kế toán và thông tin số liệu một cách nhanh chóng đồng thời cũng giúp Công ty quản lý chặt chẽ tài sản. Việc quy định thời gian dừng của Chứng từ ở các bộ phận nghiêm ngặt đã tạo điều kiện luân chuyển chứng từ nhanh chóng gọn nhẹ tăng hiệu suất công tác kế toán. 2. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 2.1. Hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng Công ty dựa theo hệ thống TK hiện hành theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Tài chính có sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 89/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ tài chính về "Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán". Thông tư số 105/TT-BTC ngày 4/11/2003 của Bộ tài chính về "Hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán". Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là xây lắp cho nên hệ thống TK kế toán mà Công ty sử dụng bao gồm 74 loại kế toán trong bảng được chia thành 9 loại đánh số hiệu từ 111 đến 911 và 7 tài khoản ngoài bảng được đánh số hiệu từ 001 đến 009. Trong tổ chức kế toán của Công ty việc vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán tổng hợp áp dụng như hệ thống tài khoản kế toán Việt nam. Riêng việc tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ, doanh thu phù hợp với yêu cầu quản lý. Các TK 621, 622, 627, 154 được mở chi tiết theo từng sản phẩm Các tài khoản 131,331 chi tiết theo từng khách hàng, người bán…. 2.2. Khái quát việc sử dụng tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty I. Kế toán NVL và thanh toán tiền mua nguyên vật liệu: 1. Đối với NVL mua về dùng để SXKD, hàng hoá: - Khi mua vật tư về phục vụ SXKD. Hàng và hoá đơn cùng về: Kế toán ghi. Nợ TK 152 (Chi tiết ra TK cấp 2 NVL nhập kho) Nợ TK 621, 641,642,627 (Chi tiết ra TK cấp 2 đưa vào PVSXKD ngay) Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 141: Tạm ứng ( CB vật tư ứng tiền đi mua) Có TK 331: Phải trả người bán (Mua chịu, trả tiền theo HĐ đã ký) Có các TK 1111,1121,311,341 - Cuối tháng hoá đơn về mà NVL... vẫn chưa về nhưng đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi. Nợ TK 151:Hàng mua đang đi trên đường Nợ TK 1331:Thuê GTGT được khấu trừ Có TK 141 Tạm ứng ( CB vật tư ứng tiền đi mua) Có TK 331 Phải trả người bán (Mua chịu, trả tiền theo HĐ đã ký) - Sang tháng sau, khi NVL về nhập kho căn cứ vào hoá đơn, biên bản nghiệm thu hàng và các chứng từ khác có liên quan kế toán ghi. Nợ TK 152 (Chi tiết ra TK cấp 2 NVL nhập kho) Nợ TK 621, 641, 642, 627 (Chi tiết ra TK cấp 2 Đưa vào PVSXKD ngay) Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 151 Hàng mua đang đi đường - Các chi phí phát sinh liên quan đến mua NVL kể cả hao hụt định mức, ghi. Nợ TK 152,151,621,622,627,641,642(Chi tiết ra TK cấp 2) Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1111,1121,331... - Khi nhập lại kho số NVL gia công chế biến xong Nợ TK 152 (Chi tiết ra TK cấp 2 NVL) Có TK 154 (Chi tiết từng Nhà máy CPSXKD dở dang) - Khi thanh toán cho bên bán có phát sinh giảm giá ,trả lại hàng mua do không đảm bảo chất lượng qui cách ghi trong hợp đồng kế toán phản ánh: Nợ TK 331- phải trả người bán Có TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,311,152,621,627,641,642...(Chi tiết TK cấp 2) 2. Kế toán xuất NVL : - Xuất kho NVL dùng cho SXKD, căn cứ váo giá thực tế xuất kho kế toán ghi. Nợ TK 621,627,641,6422,241(Chi tiết TK cấp 2) Có TK 152 (Chi tiết TK cấp 2 NVL) - Xuất kho NVL để đưa đi gia công: Nợ TK 154- (Chi tiết cho từng Nhà máy Chi phí SXKD dở dang) Có TK 152 (Chi tiết TK cấp 2 NVL) 3 - Kế toán công cụ dụng cụ cũng hạch toán tương tự như phần kế toán NVL II- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Do quy trình sản xuất đường là một quy trình công nghệ sản xuất liên tục không phân bước, chu kỳ sản xuất ngắn, ảnh hưởng tới công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở xác định kỳ tính giá thành tức là ảnh hưởng tới công tác tính giá thành sản phẩm . - Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản suất,: + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính Z: Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng với cơ sở, địa điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế của Công ty. Quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty được tổ chức sản xuất ở 5 phân xưởng: Phân xưởng may 1,2,3,4 và phân xưởng hoàn thiện Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là theo một dây truyền, không gián đoạn về không gian và thời gian. Tuy có các loại sản phẩm cùng sản xuất ra trong kỳ nhưng kế toán không tổ chức tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm một cách chi tiết được mà tổ chức tập hợp chi phí cho toàn phân xưởng, đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng loại sản phẩm theo phương pháp tính giá thành thích hợp Do đó căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ, căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí là các Phân xưởng. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất - Công ty có các Phân xưởng sản xuất khác nhau nên do yêu cầu quản lý tập hợp chi phí sản xuất kế toán tập hợp chi phí cho từng nhà máy, sau đó tổng hợp lại thành tổng chi phí. 1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chứng từ ban đầu: Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp phòng kế toán Công ty sử dụng tài khoản 621” Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “. Mặt khác để phục vụ cho việc tập hợp CPNVL trực tiếp kế toán tập hợp chi phí phải căn cứ vào các tờ kê chi tiết để tính giá thành NVL trực tiếp và tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Chi phí NVL trực tiếp được phản ánh ở tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621, các tờ kê chi tiết ghi nợ tài khoản 621. NVL xuất dùng được phản ánh ở bảng phân bổ NVL và các tờ kê ghi có tài khoản 152, 153. Kế toán áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp đối với các nguyên liệu xuất dùng trong kỳ. Thông thường chi phí NVL trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chí phí cụ thể. Để dễ cho việc kiểm tra đối chiếu Công ty tổ chức một bộ phân thống kê ở mỗi Phân xưởng để theo dõi tình hình nhập tồn vật tư và quản lý các khoản chi phí liên quan đến CPNVL trực tiếp, cuối tháng lập tờ kê ghi nợ tài khoản 621 tương ứng ở từng Phân xưởng gửi cho phòng kế toán. Kế toán tập hợp chi phí SX căn cứ vào bảng phân bổ NVL để tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm nhiều khoản mục nên cần phải tổ chức tập hợp theo từng khoản mục đó và theo dõi chi tiết để tính đúng, tính đủ được chi phí. Mặt khác để cấu thành nên giá mua NVL chính bao gồm có rất nhiều khoản chi phí được tập hợp một cách trực tiếp. - Khi xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi. Nợ TK 621 (Chi tiết từng Phân xưởng chi phí NVL) Có TK 152(Chi tiết TK cấp 2, NVL) - Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ NVL, kết chuyển chi phí NVL cho từng Phân xưởng sử dụng Nợ TK 154(Chi tiết từng Phân xưởng chi phí SXKD dở dang) Có TK 621 (Chi tiết từng Nhà máy chi phí NVL trực tiếp) 2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Hàng tháng căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương ghi: Nợ TK 622(Chi tiết từng Phân xưởng chi phí nhân công trực tiếp) Có TK334 (Chi tiết TK cấp 2 phải trả công nhân viên) Có TK 338 (Chi tiết TK cấp 2 Phải trả phải nộp khác) Có TK 335- chi phí phải trả - Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương theo từng đối tượng tập hợp chi phí, kết toán ghi. Nợ TK 154 (Chi tiết từng Phân xưởng chi phí SXKD dở dang Có TK 622(Chi tiết từng Phân xưởng chi phí nhân công TT) 3- Kế toán chi phí sản xuất chung: Khi xuất NVL, CCDC, tính lương, các khoản phụ cấp và trích các khoản BH, kinh phí CĐ, trích khấu hao máy móc thiết bị, chi phí DV mua ngoài kế toán ghi . Nợ TK 627(Chi tiết ra TK cấp 2 chi phí SXC) Nợ TK 1331 VAT được khấu trừ(nếu có) Có TK 152(Chi tiết ra TK cấp 2 NVL) Có TK 1531(Chi tiết ra TK cấp 2 CCDC) Có TK 334- Phải trả Công nhân viên Có TK 338- Phải trả phải nộp khác Có TK 214- Hao mòn TSCĐ Có TK 331- Phải trả người bán Có TK 1111,1121, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng . Trừơng hợp công cụ dụng cụ có giá trị lớn phải phân bổ ta ghi. Nợ TK 142(Chi tiết ra TK cấp 2 - Chi phí trả trước) Có TK 153(chi tiết ra TK cấp 2 CCDC) Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí SXC ta ghi : Nợ TK 627(Chi tiết ra TK cấp 2 chi phí SXC) Có TK 142(Chi tiết ra TK cấp 2 Chi phí trả trước ) Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC váo TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất . Nợ TK 154(Chi tiết từng Nhà máy Chi phí SX doanh dở dang) Có TK 627(Chi tiết ra TK cấp 2 Chi phí SXC) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất - kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: Do tính chất trong SXKD, do yêu cầu quản lý tập hợp chi phí SX, nên kế toán tổ chức sử dụng tài khoản cấp 2 của TK 154 tương đương với các Phân xưởng. TK sử dụng : TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Cuối tháng căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ, các sổ chi phí NVL, nhân công trực tiếp..., ghi. Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang . Có TK TK 621 - Chi phí NVLtrựctiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trựctiếp Có TK 627 - Chi phí SXC Giá thành SP hoàn thành nhập kho ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Công ty không có trường hợp sản xuất xong bán thẳng. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ để ghi vào các cột các dòng tương ứng và tập hợp chi phí sản xuất theo định khoản sau: Nợ TK 1541 - Chi tiết Phân xưởng may Có TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp Căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng trích khấu hao cơ bản TSCĐ, bảng tính chi phí SCL TSCĐ cùng với các chi phí khác kế toán ghi khoản mục chi phí sản xuất chung và ghi chuyển vào sổ tập hợp chi phí sản xuất trên các dòng và các cột tương ứng theo định khoản sau : Nợ TK 1541 - Chi tiết Phân xưởng may Có TK 627- Chí phí SXC Như vậy để tính giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của các Phân xưởng trên tài khoản 154. Số liệu trên sổ tập hợp chi phí sản xuất, sau khi được kế toán kiểm tra số liệu với các bảng phân bổ, tờ kê chi tiết chi phí kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo những phương pháp thích hợp . Tính giá thành sản phẩm Hiện nay Công ty Cổ phần may I Hải Dương có 2 nhóm xuất sản phẩm may mặc chính: May xuất khẩu và may tiêu thụ thị trường trong nước. Hai nhóm sản phẩm này được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm, do đó trên cùng 1 dây truyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng sự tách biệt về mặt thời gian. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty liên tục sản xuất với số lượng hàng may sẵn khối lượng lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá do đó chu kỳ sản xuất ngắn sản phẩm sản xuất lẫ áo sơ mi, vectons, quần âu. Vì vậy mà đặc điểm sản xuất cuả Công ty là không có sản phẩm dở dang. Do vậy tổng chi phí phát sinh trong kỳ tập hợp theo từng phân xưởng chính là tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Trên cơ sở báo cáo giá thành của phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm. Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang . III. Kế toán tiêu thụ thành phẩm: - Hạch toán bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. Khi xuất hàng giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng. Nợ TK 1111, 1121: Tổng giá thanh toán của hàng bán Nợ TK131 : Tổng giá thanh toán được người mua chấp nhận . Có TK 5112 : Doanh thu bán hàng chưa có thuế VAT. Có TK 33311: Thuế VAT phải nộp. Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán: Nợ TK 632 : Trị giá vốn hàng bán . Có TK 155 : Thành phẩm Khi Thanh toán số tiền còn phải thu của người mua. Nợ TK 1111,1121 : Nếu đã thu = TM,TGNH . Có TK 131 : Giảm trừ số cộng nợ của khách hàng. Khi phát sinh chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại, giám giá, kế toán ghi. Nợ TK 521 : Chiết khấu bán hàng hoá. Nợ TK 531 : Hàng bán bị trả lại. Nợ TK 532 : Giảm gía hàng bán. Nợ TK 3331:Thuế VAT phải nộp. Có TK 1111,1121,131. Nhập kho số thành phẩm bị trả lại theo giá thành thực tế kế toán ghi. Nợ TK 155 : Thành phẩm Có TK 632 : Giá vốn hàng bán - Cuối kỳ kết chuyển số tiền Chiết khấu bán hàng, giảm gía hàng bán, hàng bán bị trả lại sang TK 5112 kế toán. Nợ TK 5112 : Doanh thu bán thành phẩm Có TK 521 : Chiết khấu bán hàng hoá. Có TK 532 : Giảm gía hàng bán. Có TK 531 : Hàng bán bị trả lại. - Cuối kỳ tính và kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 xác định kết quả KD: Kế toán ghi : Nợ TK 5112 : Doanh thu bán hàng (TP) Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. - Công ty không có nghiệp vụ phát sinh hàng gửi bán. - Khi xuất thành phẩm phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty. Nợ TK 641 (Chi tiết ra TK cấp 2 Chi phí bán hàng) Nợ TK 642 (Chi tiết ra TK cấp 2 Chi phí quản lý doanh nghiệp) Có TK 155 – Thành phẩm (Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ) - Công ty không phát sinh các trường hợp: Như hàng đổi hàng, dùng hàng để thanh toán cho CBCNV. IV. Kế toán tài sản cố định: Công ty tôn trọng các nguyên tắc khi thay đổi về tài sản, như TSCĐ mới đưa vào sử dụng thì lập hồ sơ TSCĐ, mở thẻ TSCĐ, khi giảm thì tuỳ theo từng nguyên nhân mà lập biên bản giao nhận, thanh lý TSCĐ làm cơ sở cho việc ghi chép. *Kế toán tăng giảm TSCĐ Trong những năm gần đây nguyên nhân tăng giảm chủ yếu của Công ty là. Tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng và mua sắm mới. TSCĐ giảm là do chuyển một số TSCĐ không đủ tiêu chuẩn TSCĐ thành CCDC. * Trình tự hạch toán tăng TSCĐ Khi mua TSCĐ bằng TM, TGNH, nợ nhà cung cấp, vay ngắn hạn, vay dài hạn căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán phản ánh Nợ TK 211(Chi tiết ra TK cấp 2Ghi nguyên giá TSCĐ+thuế NK nếu có) Nợ TK 1332 Thuế VAT được khấu trừ. Có TK 1111,1121,141,331,311,341,... Có TK 3333 thuế xuất khẩu Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn XDCB hoặc các quỹ của DN, thì kế toán ghi đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ bút toán sau: Nợ TK 414: Quĩ đầu tư XDCB Nợ TK 441: Dùng nguồn Vốn ĐTXDCB Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh. - Tăng do XDCB: Khi công trình XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng: Nợ TK 2112: Tổng giá trị quyết toán công trình XDCB Có TK2412: Tổng giá trị quyết toán công trình XDCB - Đồng thời kết chuyển nguồn vốn dùng để xây dựng: Nợ TK 414: Dùng quĩ đầu tư Nợ TK 441: Nguồn vốn ĐT XDCB Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. *Trình tự hạch toán giảm TSCĐ: Đây là trường hợp TSCĐ của Công ty giảm do chuyển một số TSCĐ không đủ tiêu chuẩn TSCĐ sang CCDC. - Trường hợp giá trị còn lại của TSCD nhỏ, toàn bộ giá trị còn lại của TSCĐ tính vào chi phí, kế toán ghi. Nợ TK 642,642 Chi phí BH và Chi phí QLDN Nợ TK 214- hao mòn TSCĐ Có TK 211(Chi tiết TK cấp 2- TSCD) Trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần phân bổ vào chi phí nhiều kỳ: Nợ TK 142(Chi tiết ra TK cấp 2- Chi phí trả trước) Nợ TK 214(Chi tiết ra TK cấp 2- Giá trị hao mòn) Có TK 211(Chi tiết ra TK cấp 2- NGTSCĐ) - Trường hợp giảm do mang TSCĐ đi góp vốn liên doanh với Công ty khác. Nợ TK 222 (Chi tiết TK cấp 2 – Góp vốn liên doanh) Nợ TK 214- Giá trị hao mòn (Nếu là TSCĐ cũ) Có TK 211(Chi tiết TK cấp 2- NGTSCĐ) * Kế toán khấu hao TSCĐ: Để thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ trong quá trình tham gia hoạt động Công ty đã tiến hành trích khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá TSCĐ theo thời gian hữu dụng ước tính, mức khấu hao theo quyết định của HĐQT có điều chỉnh vào quí 4. Đảm bảo trong khung theo quyết định số 206/203/QĐBTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính. Công ty lập bảng phân bổ khấu hao cho từng quí. - Tài khoản sử dụng: TK 214, 009, 641,642 Tại công ty căn cứ vào mức khấu hao đã tính, kế toán ghi: Nợ TK : 627, 641,642: Số KHTSCĐ Có TK 214: Tổng mức khấu hao. Đồng thời ghi tăng nguồn vốn khấu hao Nợ TK 009 V. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Khi tính lương, các khoản phụ cấp , trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền thưởng, lương nghỉ phép thực tế…..; Kế toán ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang Nợ TK 622 – CPNC trực tiếp Nợ TK 627 – Chi tiết ra TK cấp 2-CPSXC Nợ TK 641- Chi tiết ra TK cấp 2 – CP bán hàng Nợ TK 642 – Chi tiết ra TK cấp 2 – CPQL Nợ TK 341 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ TK 335 – Chi phải trả Nợ các TK khác có liên quan Có TK 334 – phải trả CNV Có TK 338 – Chi tiết ra TK cấp 2 –phải trả phải nộp khác - Khi tính tiền BHXH ốm đau thai sản…. Nợ TK 338 Chi tiết ra TK cấp 2 –phải trả phải nộp khác Có TK 334 phải trả CNV - Các khoản khấu trừ vào lương, thuế thu nhập cá nhân, các khoản khác… Nợ TK 334 phải trả CNV Có TK 141- Tạm ứng Có TK 3338 - thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 1111- TM Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan cấp trên , chi quỹ BHXH, KPCĐ, ghi: Nợ TK 338 – Chi tiết ra TK cấp 2 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 1121 – Tiền GNH Có TK 1111- TM Có các TK khác có liên quan Sơ đồ kế toán tiền lương ,thanh toán tiền lương cho nhân viên công ty TK334 TK3383 TK641 (5) (1) TK 642 TK384 (2) (6) TK111,112 TK627 (7) (3) TK141 (8) TK622 (4) TK111,112 (9) TK3383 TK3388 (10) Chú thích sơ đồ: (1), (2), (3), (4): Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương ,phản ánh tiền lương phải trả cho các bộ phận (Bộ phận bán hàng ,bộ phận quản lý.... (5): Phản ánh sổ BHXH được phép khấu trừ vào tiền lương của người lao động (6): Phản ánh số BHYT được phép khấu trừ vào tiền lương của người lao động . (7): Phản ánh số đã tạm ứng cho người lao động kỳ I (8): Phản ánh số phải thu hồi tạm ứng. (9): Phản ánh số tiền thanh toán tiền lương kỳ II cho người lao động, (10): Phản ánh các khoản người lao động được BHXH trả thay lương . Các nghiệp vụ về thanh toán tiền lương ở công ty được thực hiện đúng ,kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công cuối tháng để tính lương theo đúng chính sách ban hành. Sơ đồ kế toán BHXH,BHYT,KPCĐ: TK3382,3383,3384 TK111,112 Phản ánh số phải nộp lên cấp trên Tk622 Trích lập BHXH,BHYT,KPCĐ Tính vào chi phí KD của DN TK641 Trích lập BHXH,BHYT,KPCĐ Tính vào chi phí KD của DN TK334 Số BH th.tế p/sinh chi TK627 cho người lđ Trích lập BHXH,BHYT,KPCĐ Tính vào chi phí KD của DN TK111 TK642 P/a chi phí hoạt động CĐ Trích lập BHXH,BHYT,KPCĐ Tính vào chi phí KD của DN TK334 Phản ánh nguồn lđ phải đóng Nghiệp vụ kế toán này của công ty cũng thực hiện theo đúng chế độ, người lao động tại công ty được hưởng đầy đủ các chế độ theo luật lao động như thai sản, ốm, nghỉ phép .... VI. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. Trong kỳ tính lương phải trả cho NVBH, NVQLDN, trích BHXH,BHYT, KPCĐ, xuất CCDC, NVL, trích KHTSCĐ, trích trước SC lớn TSCĐ và các CPDV mua ngoài, CP khác bằng tiền. Nợ TK 641,642(Chi tiết ra TK cấp 2 CPBH, COQL) Nợ TK 1331 Thuế VAT đầu vào( nếu có) Có TK 334(Chi tiết ra TK cấp 2-Tổng số tiền lương và phụ cấp) Có TK 338(Chi tiết ra TK cấp 2- Trích quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ Có TK 153(Chi tiết ra TK cấp 2- Toàn bộ số CCDC xuất dùng Có TK152(Chi tiết ra TK cấp 2 - NVL –SD cho BH,QL Có TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 1111,1121,331: Tổng số thanh toán + Khi trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận BH,QL Nợ TK 6414 : Tập hợp chi phí khấu hao bộ phận bán hàng Nợ TK 6424 : Tập hợp chi phí khấu hao bộ phận quản lý Có TK 214 Tổng số khấu hao - Đồng thời ghi Nợ TK 009 nguồn vốn khấu hao + Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi. Nợ TK 6426- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -Khi phát sinh các khoản thu hồi ghi giảm chi phí bán hàng chi phí quản lý: Nợ TK 111,152 (Chi tiết ra TK cấp 2) Toàn bộ giá trị thu hồi Có TK 6418,642 (Chi tiết ra TK cấp 2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, CP quản lý XĐKQ Nợ TK 911 Có TK 641 K/C chi phí BH (chi tiết theo từng khoản) Có TK 642 K/C chi phí QL (chi tiết theo từng khoản) VII - Kế toán tài sản bằng tiền: Tiền của Công ty bao gồm: Tiền mặt VNĐ tại quỹ, tiền gửi ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN Công ty cổ phần May I Hải Dương.doc
Tài liệu liên quan