Đề tài Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005

Bảo hiểm hoả hoạn là nghiệp vụ có tính kỹ thuật cao và phức tạp ở tất cả các khâu của nghiệp vụ. Trong khi đó, muốn khai thác tốt nghiệp vụ này không phải chỉ cần các kiến thưc về bảo hiểm mà còn cần các kiến thức khác có liên quan chặt chẽ như kiến thưc về phòng cháy chữa cháy, về an toàn lao động Do đó, đội ngũ các cán bộ bảo hiểm hoả hoạn cần phải có kiến thức sâu rộng, toàn diện về các lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ để khai thác có hiệu quả hơn. Để nâng cao hơn trình độ chuyên môn của đội ngũ này, công ty nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ, mời các chuyên gia giảng dạy, cử cán bộ đi học ở nước ngoài để hoạ hỏi thêm các cong nghệ kỹ thuật hiện đại .Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải nâng cao năng lực trình độ cán bộ quản lý, củng cố tổ chức bộ máy điều hành để có được sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành.

Đồng thời với công tác đào tạo thì công ty cũng cần phải chú trọng quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy công ty. Không chỉ ở doanh nghiệp bảo hiểm mà ở tất cả các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, công tác tổ chức cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng. Tổ chức nhân sự là việc sắp xếp công việc cho phù hợp với khả năng của mỗi người, làm sao cho họ phát huy được hết khả năng của họ. Trong kinh doanh bảo hiểm, việc bố trí nhân sự này lại càng có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả doanh thu, lợi nhận của công ty.

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đối với nhà cửa: căn cứ vào chi phí sửa chữa - Đối với thành phẩm: Căn cứ là giá thành sản xuất, nhưng trong trường hợp giá thành sản xuất cao hơn giá bán thì lại phải căn cứ vào giá bán. - Đối với bán thành phẩm: căn cứ vào chi phí sản xuất tính đến thời điểm xảy ra tổn thất. - Đối với hàng hoá trong kho và ở các của hàng: căn cứ vào giá mua mà người tham gia bảo hiểm đã trả. - Đối với máy móc thiết bị và các tài sản khác: nếu có thể sửa chữa ược thì căn cứ vào chi phí sửa chữa còn nếu không sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng chi phí sửa còn cao hơn cả giá mua mới thì căn cứ vào chi phí mua mới trừ đi khấu hao (nếu bảo hiểm theo giá trị còn lại). Đối với bảo hiểm hoả hoạn, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào biên bản giám định để xét bồi thường theo một trong hai cách sau: Cách 1:Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí Trong trường hợp nếu người tham gia bảo hiểm chưa nộp đầy đủ mức phí đã ấn định mà đã xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường của bảo hiểm được tính toán như sau: Số tiền Giá trị tổn thất Phí bảo hiểm đã đóng = * bồi thường thực tế Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng Cách 2: Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ số tiền bảo hiểm Mục đích là tránh cho công ty bảo hiểm phải chịu những phiền toái về khiếu nại đồng thời ngăn ngừa người tham gia bảo hiểm trục lợi bảo hiểm. Theo cách này, việc bồi thường được quy định như sau : - Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất STBH bằng với GTBH của tài sản thì STBT ngang bằng với giá trị tổn thất thực tế. - Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất số tiền bảo hiểm (STBH) nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì số tiền bồi thường (STBT) được tính : Số tiền bảo hiểm Số tiền bồi thường = GTTT thực tế * Giá trị bảo hiểm - Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của tài sản trên thị trường lớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm theo đánh gía thì số tiền bồi thường là: Giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm STBT = GTTT thực tế * Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất - Nếu tại thời điểm tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng trong khi bảo hiểm mà tài sản được bảo hiểm bằng một HĐBH khác thì công ty bảo hiểm cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn ở phần tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỷ lê. Cụ thể: Giá trị tài sản đánh giá khi Tỷ tham gia bảo hiểm lệ STBT = GTTT thực tế * * bảo Giá trị tài sản tại thời điểm hiểm xảy ra tổn thất IV.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt IV.1. Hiệu quả hoạt động khai thác Hiệu quả của hoạt động khai thác không như các hiệu quả của các khâu khác, nó được thể hiện trực tiếp qua doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm. Kết quả khâu này thể hiện chủ yếu ở một số chỉ tiêu như sau: - Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm (số hợp đồng bảo hiểm đã được kí kết, số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp), - Số phí bảo hiểm thu được, - Số tiền bảo hiểm, - Số tiền bảo hiểm bình quân/đơn, - Tốc độ phát triển của phí bảo hiểm… Hoạt động khai thác mà tốt thì số lượng khách hàng tham gia càng đông, số phí bảo hiểm nhờ đó mà cũng tăng nhanh, số tiền bảo hiểm cũng tăng…Nhìn chung đây là khâu mà hiệu quả của nó có tác động lớn nhất tới hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động khai thác này cần phải được đánh giá một cách chính xác và đúng đắn nhất vì đó chính là cơ sở chính để doanh ngiệp đưa ra những kế hoạch và phương pháp khai thác trong những năm tiếp theo.Hiệu quả của khâu này có thể được tính theo công thức sau: Hiệu quả khai thác Kết quả khai thác trong kỳ = bảo hiểm Chi phí khai thác trong kỳ IV.2. Hiệu quả hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất là một điều rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, nếu đánh giá được hiệu quả của công tác này thì sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp bảo hiểm vì nó không những giúp giảm chi phí mà còn là cơ sở để đề ra các biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả cho doanh nghiệp trong những năm sau. Ta có thể đánh giá hiệu quả của công hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất qua hai cách sau: - Phân tích mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra trong khâu này với số vụ tổn thất xảy ra với số tiền bồi thường thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì như ta đã biết, hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất không được phản ánh trực tiếp lên doanh thu như hiệu quả của hoạt động khai thác mà nó lại được thể hiện gián tiếp qua số tiền bồi thường. Số tiền chi cho đề phòng hạn chế tổn thất sẽ góp phần giúp khách hàng của công ty thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại dẫn tới số tiền bồi thường cũng vì thế mà giảm. Nếu so sánh tương quan thì số tiền bỏ ra chi cho hoạt động đề phòng hạn chế này là nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền bồi thường tiết kiệm được do thực hiện tốt các biện pháp đó. Như vậy, tổng chi cho hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cũng giảm, từ đó mà góp phần vào sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty. - So sánh đánh giá các vụ tổn thất xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, so với cùng kỳ hoặc so với kỳ trước khi thực hiện các biện pháp phòng tránh. Theo cách này thì tuy cùng một nguyên nhân xảy ra tổn thất nhưng số vụ tổn thất và mức độ thiệt hại giữa các kỳ là nhau. Có được điều đó là do côngty bảo hiểm đã tiến hành các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất giữa các kỳ là khác nhau. ở kỳ nào mà công ty áp dụng tốt các biện pháp phòng tránh, hạn chế tổn thất tốt thì không những số vụ tổn thất có xu hướng giảm mạnh mà mức độ thiệt hại cũng giảm. Và ngược lại, số vụ tổn thất với mức độ thiệt hại lớn lại gia tăng vào các kỳ mà công tác đề phòng hạn chế tổn thất không được quan tâm, chú ý. Như vậy, hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế cần phải được nhìn nhận một cách khách quan và chính xác để từ đó công ty có những quan tâm đúng đắn và hợp lý hơn đối với công tác này. Hiệu quả của công tác này có thể được tính theo công thức sau: Hiệu quả đề phòng Lợi nhuận trong kỳ = hạn chế tổn thất Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ IV.3. Hiệu quả hoạt động giám định bồi thường Không như hiệu quả của hoạt động khai thác được thể hiện ngay trong doanh thu bảo hiểm mà hiệu quả của khâu giám định bồi thường này lại được thể hiện trực tiếp qua số tiền bồi thường, tức là chi phí bỏ ra trong kỳ của doanh nghiệp. Hiệu quả của hoạt động giám định bồi thường tổn thất có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu như : - Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ - Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ - Số vụ tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ - STBT thực tế trong kỳ - Thời gian xử lý ban đầu… Hiệu quả của hoạt động giám định bồi thường có ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bồi thường, và do đó cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, muốn tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững thì doanh nghiệp bảo hiểm cần hết sức quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác này. Hiệu quả của hoạt động giám định bồi thường có thể được tính theo công thức sau: Hiệu quả giám định Kết quả giám định trong kỳ = bồi thường Chi phí giám định trong kỳ IV.4. Hiệu quả chung Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận có ảnh hưởng sống còn đến sự tồn tại hay phá sản của mọi daonh nghiệp. Lợi nhuận vừa là mục tiêu đồng thời cũng là phương thức để doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, lợi nhuận lại được tính bằng công thức: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí. Như vậy, hai yếu tố quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm cuối cùng cũng là doanh thu và chi phí. Để đánh giá chính xác hiệu quả chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta phải đồng thời sử dụng cả hai yếu tố trên vì tuy doanh thu có cao nhưng chi phí bỏ ra lớn thì lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp cũng là nhỏ. Để có thể tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể tính theo hai cách sau: - Hiệu quả kinh doanh = Doanh thu/chi phí - Hiệu quả kinh doanh = Lợi nhuận/ chi phí chương II Tình hình triển khai bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn2000 – 2005. I.Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Minh Hà Nội I.1. Tổng công ty cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh Tổng công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 1146TC/QĐ/TCCP ngày 28-11-1994 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ban đầu Bảo Minh là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ tài chính nhưng đến 01/10/2004, Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển đổi thành Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh ( Bảo Minh). Là một trong những công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam, Bảo Minh đã nhanh chóng tự hoàn thiện mình và đã khẳng định được vị thế của mình qua một loạt các khách hàng và cũng là những cổ đông lớn, quan trọng như: Tổng công ty lương thực I (Vina Food I), Tổng công ty Vinamilk, Tổng công ty hàng không Việt Nam Airlines, Tổng công ty hàng hải Việt Nam,Tổng công ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty hoá chất, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông…. Bảo Minh có phạm vi hoạt động rộng khắp trên cả nước, được mở chi nhánh ở nước ngoài và kinh doanh trên cả 3 lĩnh vực chính là bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Để đảm bảo phục vụ khách hàng, Bảo Minh đã thiết lập được một mạng lưới phục vụ rộng khắp trên cả nước , bao gồm hơn 44 công ty chi nhánh, một văn phòng đại diện với tổng số hơn 1000 nhân viên. Với tôn chỉ hoạt động: “sự an toàn, hạnh phúc, thành đạt của khách hàng và xã hội là mục tiêu hoạt động của chúng tôi.” và phương châm hoạt động: “Bảo Minh – tận tình phục vụ” , Bảo Minh đã tiến hành giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho các vụ tổn thất điển hình như vụ rơi máy bay TU 134B ở Campuchia năm 1997 với số tiền bồi thường lên tới hơn 10 triệu USD, các vụ tổn thất tàu bè, tài sản do bão lũ… Ngoài việc tiến hành nhượng tái cho Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam theo quy định của Bộ tài chính, Bảo Minh cũng luôn quan tâm chú trọng đến việc phát triển quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trong và ngoài nước, các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài, các đại lý giám định bồi thường…Ngược lại, Bảo Minh cũng là đại lý xét giải quyết bồi thường của các công ty , hiệp hội bảo hiểm nước ngoài. Trong hoạt động đầu tư liên doanh, việc liên doanh với các công ty bảo hiểm danh tiếng đã mang lại cho Bảo Minh nhiều cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh bảo hiểmvà hợp tác quốc tế, tận dụng mọi thế mạnh cạnh tranh. Trong lĩnh vực liên doanh bảo hiểm phi nhân thọ, năm 1997, Bảo Minh đã tiến hành liên doanh với công ty Yasuda Fire & Marine Insurance Co.Itd và công ty Mitsui Marine & Fire Insurance Co.Itd thành lập công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC) với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 6.000.000 USD trong đó tỷ lệ góp vốn của Bảo Minh là 51%. Công ty Bảo Minh – CMG cũng là một liên doanh của Bảo Minh với công ty Clonial Mutual Group của úc trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.Tổng số vốn đầu tư ban đầu của công ty là 6 triệu USD nhưng đã tăng lên là 10 triệu USD trong đó Bảo Minh góp 50% vốn. Ngoài ra, Bảo Minh cũng tiến hành tham gia góp vốn với tỷ lệ vốn góp là 10% trong công ty bảo hiểm cổ phần bưu điện (PTI). Năm 2000, Bảo Minh đã bắt đầu thực hiện hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9002 và chỉ sau một năm công ty đã được nhận hai chứng chỉ ISO 9002 và trở thành doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Sang năm 2001, sở giao dịch Bảo Minh ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chính thức đi vào hoạt động.Trước khi sở giao dich ra đời, công ty trực tiếp quản lý các phòng bảo hiểm khu vực và tại văn phòng công ty cũng có 3 phòng khai thác trực tiếp là phòng hàng hoá, phòng tàu thuỷ, và phòng tài sản. Tức là trong thời gian này, Bảo Minh vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng kinh doanh. Như vậy, với sự ra đời của sở giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty đã chính thức tách hoạt động quản lý ra khỏi hoạt động kinh doanh tại địa bàn này. Hiện nay, Bảo Minh cũng là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam áp dụng giải pháp phần mền tích hợp doanh nghiệp (EPR) thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới của hãng SAP. Với phương châm hoạt động là hướng mọi hoạt động tới khách hàng với khẩu hiệu: “Bảo Minh – tận tình phục vụ”, Bảo Minh luôn cố gắng mở rộng các loại hình nghiệp vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Hiện tại, công ty đang kinh doanh các loại hình nghiệp vụ sau: 1.Bảo hiểm con người -Bảo hiểm tai nạn: - Bảo hiểm tai nạn và y tế - Bảo hiểm học sinh - Bảo hiểm người lao động - Bảo hiểm du lịch 2.Bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt - Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản - Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh - Bảo hiểm trộm cướp - Bảo hiểm tiền - Bảo hiểm lòng trung thành - Bảo hiểm đèn quảng cáo - Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng và nhà ở - Bảo hiểm hoả hoạn nhà tư nhân 3.Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển. 4.Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới - Bảo hiểm tự nguyện xe mô tô - Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô 5.Bảo hiểm hàng không - Bảo hiểm vật chất - Bảo hiểm trách nhiệm - Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay - Bảo hiểm mất khả năng sử dụng máy bay 6.Bảo hiểm tàu thuỷ - Bảo hiểm thân tàu - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) chủ tàu (P & I). - Bảo hiểm cước phí, phạt lưu trì tàu và chi phí kiện tụng (FD &D) - Bảo hiểm trách nhiệm nhà thầu đóng tàu. 7.Bảo hiểm kỹ thuật - Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng lắp đạt - Bảo hiểm hư hỏng máy móc - Bảo hiểm mất lợi nhuận do hư hỏng máy móc - Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu - Bảo hiểm thiết bị điện tử - Bảo hiểm nồi hơi - Bảo hiểm hư hỏng hàng hoá trong kho lạnh - Bảo hiểm công trình dân dụng hoàn thành 8.Bảo hiểm trách nhiệm - Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý chung( trách nhiệm công cộng) - Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp - Bảo hiểm trách nhiệm ban điều hành doanh nghiệp - Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động 9.Bảo hiểm nông nghiệp Với chiến lược kinh doanh tổng thể, Bảo Minh đã trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ hai ở Việt Nam với tổng doanh thu đạt được năm 2005 là 1.285 tỷ đồng.Qua 10 năm hoạt dộng, thị phần Bảo Minh trên thị trường bảo hiểm liên tục tăng và có tính ổn định như sau: Biểu 1: Thị phần của Bảo minh (2000 -2005) Đơn vị: phần trăm(%) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Thị phần 25,1 25,9 28,08 28,79 29,3 29,86 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Bảo Minh) Tổng phí bảo hiểm cũng tăng đều qua các năm: Biểu 2: tổng phí bảo hiểm bảo minh (2000 – 2005) Đơn vị: triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng phí bảo hiểm 446.882 595.101 897.992 1.043.544 1.077.654 1.103.514 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Bảo Minh) Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội (Bảo Minh Hà Nội) thành lập ngày 05/05/1995, là một trong số 44 công ty thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh và là chi nhánh lớn nhất của Bảo Minh tại miền Bắc. Hiện nay, chi nhánh có 60 cán bộ nhân viên tổ chức theo 6 phòng ban, 9 văn phòng khu vực và đã triển khai hầu như tất cả các nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Sơ đồ tổ chức phòng ban của chi nhánh được thể hiện như sau: Biểu 3: Cơ cấu tổ chức bảo minh hà nội Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P. tổ chức P. kế toán P. TS - KT P. hàng hải P. phi hàng hải P. quản lý đại lý KV2 KV3 KV4 KV5 KV6 KV7 KV8 KV9 (Nguồn: Bảo Minh Hà Nội) Theo cơ cấu này, đứng đầu là giám đốc, chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý.Phó giám đốc quản lý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ giám đốc giải quyết các vụ việc liên quan từng phần nghiệp vụ. Các phòng ban sẽ thực hiện chức năng chuyên môn của mình một cách hiệu quả nhất đồng thời hỗ trợ cho nhau để có thể hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao. 1.Phòng tổ chức tổng hợp Phòng tổ chức tổng hợp ( tổ chức cán bộ, tiền lương, đào tạo, pháp chế thanh tra…) thuộc bộ máy của công ty Bảo Minh Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ là: - Tham mưu, giúp cho giám đốc xây dựng được mô hình tổ chức hoạt động của công ty phù hợp với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Đề xuất các phương án tuyển chọn, đào tạo và bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công ty. - Tổ chức chỉ đạo theo dõi kiểm tra , thực hiện các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước,điều lệ của công ty về tổ chức cán bộ và công tác bảo vệ trong toàn thể công ty. - Tư vấn về pháp luậtcho Giám đốc soạn thảo quản lý thống nhất các văn bản có tính pháp quy thuộc quyền của Giám đốc . 2.Phòng kế toán - Tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác các hoạt động tài chính của công ty. Hạch toán chính xác kết quả kinh doanh với từng nghiệp vụ, tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty. - Tổ chức và hướng dẫn bộ phận kế toán của các chi nhánh khu vực làm tốt chức nănh nhiệm vụ trong công tác kế toán, thống kê theo phân cấp của công ty. - Giám sát hoạt động tài chính của công ty theo điều lệ của công ty và chế dộ tài chính hiện hành. 3.Phòng quản lí đại lí - Tổ chức mạng lưới, theo dõi và quản lí hoạt động của tất cả các đại lí. - Tiến hành hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các nghiệp vụ bảo hiểm của các đại lí đang triển khai trong toàn công ty. - Khai thác tất cả các nghiệp vụ mà công ty đang triển khai theo kế hoạch. 4.Phòng bảo hiểm phi hàng hải - Bảo hiểm phương tiện đường sắt, đường bộ và đường hàng không. - Bảo hiểm con người bao gồm cả trong nước và ngoài nước. 5.Phòng bảo hiểm hàng hải -Tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải bao gồm hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hoá vận chuyển nội địa, bảo hiểm thân tàu, thuyền và trách nhiệm dân sự của chủ tàu thuyền hoạt dộng trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Thực hiện hưỡng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đối với chi nhánh khu vực và đại lí dưới quyền. 6.Phòng tài sản kỹ thuật - Tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, hầng hoá vận chuyển nội địa, bảo hiểm cháy nổ, xây dựng lắp đặt, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm phi hàng hải. - Thực hiện hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các nghiệp vụ đối với, cho nhánh khu vực. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh nhau gay gắt như hiện nay, Bảo Minh Hà Nội vẫn luôn nỗ lực để cải tiến nghiệp vụ, mở rộng thị trường , đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh còn liên kết chặt chẽ với 43 chi nhánh, văn phòng đại diện và hơn 50 tổng đại lý của Bảo Minh trên toàn quốc. Biết phát huy nội lực và tận dụng tốt các thế mạnh của mình, Bảo Minh trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của tổng công ty. Hằng năm. tốc độ tăng trưởng đạt từ 10 – 15%, đóng góp tới 20% doanh thu phí vào tổng doanh thu của toàn công ty, lợi nhuận không ngừng tăng cao.Trong đó, đứng đầu doanh thu phí bảo hiểm gốc là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, tiếp đó là bảo hiểm hàng không. Tuy nhiên, đến năm 2001, sau sự kiện 11/9 các hãng hàng không đã nhận thấy rõ hơn tác dụng của Bảo hiểm và do đó doanh thu phí bảo hiểm hàng không đã vượt qua nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm cháy với đóng góp trên 10% vào tổng doanh thu phí của toàn chi nhánh.Tình hình lợi nhuận của Bảo Minh Hà Nội thể hiện qua bảng số liệu sau: Biểu 4: Lợi nhuận của bảo minh hà nội (2000 – 2005) Đơn vị :triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận 30.567 31.435 33.021 35.066 51.773 53.327 (Nguồn:Số liệu tổng kết của Bảo Minh Hà Nội) Như vậy, có thể thấy rằng chi nhánh có tiềm năng rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường, để từ đó ngày càng mở rộng thị phần, khẳng định vị thế của mình trong thị trường bảo hiểm Việt Nam. II. Những thuận lợi và khó khăn của Bảo Minh Hà Nội trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt II.1.Thuận lợi Có thể nói thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ thực sự mới phát triển trong khoảng hơn chục năm vừa qua.Và trong hơn 10 năm đó, nó đã có nhiều biến động to lớn do ảnh hưởng của nền kinh tế – xã hội trong nước cũng như sự tác động của tình hình kinh tế – tài chính khu vực và thế giới.Do vậy, cũng như bất kỳ một nghành kinh doanh mới nào, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đang rất cần có một khung pháp lý cụ thể và rõ ràng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình.Đầu tiên phải kể đến là sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2001, tiếp theo đó là các nghị định của Chính phủ như: nghị định số 42/2001/NĐ- CP về việc “qui định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm”, nghị định số 43/2001/NĐ- CP về việc “qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm”; các thông tư của Bột tài chính như: thông tư 71/2001/TT – BTC , thông tư 72/2001/TT-BTC về việc hướng dẫn triển khai các nghị định 42/2001/NĐ-CP và 43/2001/NĐ-CP. Các nghị định, thông tư trên chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự ổn định và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn mới này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành các quy định về việc thành lập tổ chức và hoạt đông của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Như thế có thể thấy rằng khung pháp lý về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện và cơ chế thông thoáng hơn. Với khung pháp lý này, các doanh nghiệp bảo hiểm trong thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng vừa có những cơ hội nhưng cũng vừa phải đối mặt với những thách thức nhất định. Trong những năm đầu mới thành lập, Bảo Minh là doanh nghiệp Nhà nước, có được sự bảo trợ của nhà nước nên công ty dễ dàng tạo được niềm tin với khách hàng và thị trường bảo hiểm. Điều này hết sức có ý nghĩa đối với bầt cứ một doanh nghiệp bảo hiểm nào trong giai đoạn này vì khi thị trường bảo hiểm Việt Nam mới phát triển như hiện nay, người dân cũng như các tổ chức ít quan tâm tới việc tham gia bảo hiểm. Việc Bảo Minh có được sự bảo trợ của nhà nước sẽ giúp họ tìm kiếm khách hàng một cách dễ dàng hơn các doanh nghiệp bảo hiểm khác mà không có được sự giúp đỡ của nhà nước. Phạm vi kinh doanh của công ty không chỉ gói gọn trong phạm vi Hà Nội mà còn rộng khắp trên cả nước và cả ở nước ngoài. Việc công ty được phép hoạt động trên một thị trường rộng lớn cũng tạo điều kiện cho công ty mở rộng mạng lưới khách hàng và phát triển nghiệp vụ nói chung. Trong những năm nền kinh tế mở cửa như hiện nay, Nhà nước đang có nhiều chính sách để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Với việc thực hiện nền kinh tế mở thu hút đầu tư nước ngoài vào thì đây là điều kiện thuận lợi cho nghành bảo hiểm nói chung và Bảo Minh nói riêng vì các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng tới việc đề phòng hạn chế rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là các biện pháp phòng cháy chữa cháy cũng như việc thực hiện mua bảo hiểm luôn được ưu tiên hàng đầu.Đây cũng là thói quen của các nhà doanh nghiệp nước ngoài, nơi mà thị trường bảo hiểm rất phát triển. Hơn thế, Hà Nội lại là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật hàng đầu của cả nước và trong những năm qua đã và đang thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Thông qua đó mà nhu cầu nhu cầu mua bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn ngày càng tăng lên. Đồng thời, Hà Nội là nơi tập trung của nhiều các đơn vị sản xuất kinh doanh, các văn phòng, các khách sạn, nhà hàng, công trình…và các doanh nghiệp này cũng đã quan tâm hơn tới việc tham gia bảo hiểm để bảo toàn đồng vốn kinh doanh. Hệ thống thông tin đại chúng của Hà Nội lại rất tộng lớn và nhanh nhạy, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Bảo Minh nói riêng trong việc tuyên truyền, quảng bá tới mọi khách hàng. Riêng đối với Bảo Minh thì công ty có một đội ngũ nhân viên tận tình, năng động, có trình độ chuyên môn và một đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, kiến thức thực tế và nhanh nhạy với tình hình biến động của thị truờng. Bên cạnh đó công ty cũng luôn nhận được sự giúp đỡ của Bộ tài chính và các cơ quan chức năng…trong việc triển khai các nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn thì Luật phòng cháy chữa cháy mới được công bố chính là cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai nghiệp vụ này. Trong thời gian tới, các nghị định, thông tư sắp được ban hành hướng dẫn cụ thể việc bắt buộc tham gia bảo hiểm hoả hoạn đối với các daonh nghiệp cũng là điều kiện rất thuận lợi cho việc triển khai nghiệp vụ này một cách sâu rộng hơn. II.2.Khó khăn Song song với những thuận lợi thì cũng có những khó khăn chung cùng tồn tại tác động tới hoạt động kinh doanh của các công ty như tình hình tổn thất trên thế giới, sự cạnh tranh gay gắt, các đòi hỏi của khách hàng, các thay đổi về chính sách… Thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ là một thị trường nhỏ và nó chịu rất nhiều sự tác động của thị trường nói chung và thị trường bảo hiểm quốc tế nói riêng. Bắt đầu từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0056.doc
Tài liệu liên quan