Đề tài Tình hình xét hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

TÌNH HÌNH XÉT HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2

I. Tổng quan về chế độ hưu trí. 2

1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí. 2

2. Điều kiện xét hưởng chế độ hưu trí 2

2.1. Đối với người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. 2

2.2. Đối với người suy giảm khả năng lao động. 3

3. Mức lương hưu được hưởng. 4

4. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội qua các giai đoạn 5

II. Quy trình xét hưởng chế độ bảo hiểm hưu 7

1. Quy trình giải quyết chế độ hưu trí: 7

2. Hồ sơ xét giải quyết chế độ hưu trí 7

III. Tình hình xét hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam 9

1. Mô hình chi trả chế độ hưu trí ở Việt Nam 9

2. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc xét hưởng và chi trả chế độ hưu trí 11

3. Một số ý kiến để xuất: 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình xét hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong một xã hội ngày càng phát triển bảo hiểm hưu ngày càng trở nên quan trọng và là mối quan tâm của mỗi người ngay từ khi họ bắt đầu có khả năng lao động tạo thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của mìnng. Bằng việc tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được đảm bảo về mặt tài chính bằng lương hưu khi họ không còn khả năng lao động. Tuy nhiên tình hình xét hưởng và chi trả lương hưu còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm xem xét. Chính vì vậy thông qua bài thảo luận này chúng em muốn tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề về tình hình xét hưởng hưu ở Việt Nam. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong cô và các bạn đóng gop ý kiến để bài viết này được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! TÌNH HÌNH XÉT HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. Tổng quan về chế độ hưu trí. 1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH: a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên. b) Cán bộ, công chức, viên chức. c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an. d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân. đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn. e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc. 2. Điều kiện xét hưởng chế độ hưu trí 2.1. Đối với người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. a) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi. - Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB-XH và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. b) Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác. - Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB-XH và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. 2.2. Đối với người suy giảm khả năng lao động. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên. - Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. 3. Mức lương hưu được hưởng. - Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. - Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu trong trường hợp suy giảm khả năng lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung - Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đối tượng Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định trong trường hợp đối với người đủ điều kiện hưởng mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội. b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội. c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội. d) Ra nước ngoài để định cư. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Mức hưởng BHXH một lần Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. 4. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội qua các giai đoạn Trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. Từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực. 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: a) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu năm cuối trước khi nghỉ hưu. b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tám năm cuối trước khi nghỉ hưu. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. Từ ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực. 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mười năm cuối trước khi nghỉ hưu. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. II. Quy trình xét hưởng chế độ bảo hiểm hưu 1. Quy trình giải quyết chế độ hưu trí: Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Để đảm bảo việc xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH cho người lao động có tham gia đóng BHXH được kịp thời, thủ trưởng các đơn vị (gọi chung là người sử dụng lao động) có trách nhiệm đóng đủ BHXH cho người lao động thuộc đơn vị mình đến thời điểm giải quyết chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội Trách nhiệm của phòng tổ chức cán bộ: lập hồ sơ xét hưởng bảo hiểm hưu trí trước khi người lao động nghỉ việc 3 tháng. Trách nhiệm của người lao động: hoàn thành các hồ sơ để được xét hưởng chế độ hưu trí. 2. Hồ sơ xét giải quyết chế độ hưu trí Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng: 1. Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của người sử dụng lao động (theo mẫu) 2. Bản xác nhận quá trình tham gia BHXH (do người sử dụng lao động lập theo mẫu đính kèm), kèm theo sổ BHXH. 3. Quyết định hưởng bảo hiểm xã hội của giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh (thành phố). 4. Trường hợp người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí nhưng chưa đủ tuổi đời thì phải có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc người ghỉ hưu theo Nghị định 93/1998/NĐ-CP ngày 12.11.1998 của Chính phủ thì phải có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi. Hồ sơ của người nghỉ việc chờ đủ tuổi để hưởng hưu trí hàng tháng : 1. Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của người sử dụng lao động (theo mẫu) nhưng chưa xác định ngày tháng năm hưởng lương hưu.   2. Bản xác nhận quá trình tham gia BHXH (do người sử dụng lao động lập theo mẫu đính kèm). 3. Đơn tự nguyện của người lao động nghỉ việc chờ đủ tuổi để hưởng hưu trí hàng tháng, có xác nhận của người sử dụng lao động và của tổ chức công đoàn (nếu có). 4. Trường hợp trong thời gian đang chờ đủ tuổi để hưởng hưu trí hàng tháng, nếu người lao động bị suy giảm sức khoẻ muốn hưởng mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại Điều 26 - Điều lệ BHXH thì người lao động phải có đơn gửi BHXH thành phố; BHXH thành phố giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức độ suy giảm khả năng lao động làm căn cứ xét hưởng chế độ hưu trí theo Luật định. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp 1 lần : 1. Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của người sử dụng lao động (theo mẫu). theo mẫu đính kèm), kèm theo sổ BHXH. 3. Đơn tự nguyện của người lao động xin hưởng trợ cấp một lần có xác nhận của người sử dụng lao động và của tổ chức công đoàn ( nếu có ). III. Tình hình xét hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam 1. Mô hình chi trả chế độ hưu trí ở Việt Nam Bảo hiểm xã hội huyện - Chủ sử dụng lao động - Người lao động - Hỗ trợ từ ngân sách NN Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam Đại lý chi trả ở phường xã Bảo hiễm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (Chi trả gián tiếp) (Trả lương qua thẻ ATM) Đối tượng hưởng lương hưu ] (Chi trả trực tiếp) Chi trả qua ATM là một hình thức mới được áp dụng. Đến hết tháng 2/2007 cả nước có trên 9710 người thuộc 6 tỉnh thành phố sử dụng thẻ lương hưu qua hệ thống ATM các ngân hàng trong đó Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh là 2 địa phương có nhiều người sử dụng nhất. Thành phố Hà Nội đến ngày 1/5/2007 sẽ tiến hành thí điểm trả lương hưu qua thẻ ATM đối với 5 quận. Với thẻ ATM người về hưu có thể nhận lương trước ngày quy định của BHXH Việt Nam, nếu chưa lấy ngay thì số tiền còn lại trong tài khoản sẽ được tính lãi ngân hàng - Lợi ích : + Người nhận lương hưu có thể lấy tiền lương từ nhiều địa điểm khác nhau. + Chủ động về thời gian nhận,có thể nhờ người lấy hộ mà không cần giấy uỷ quyền. + Tiền trong tài khoản được hưởng một tỷ lệ lãi suất nhất định do các ngân hàng cung cấp (0.25% một tháng ). + Có thể tiếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như khách hàng được hưởng dịch vụ thấu chi lên đến năm tháng, ngoài ra có thể thanh toán chi phí điện nước, điện thoại...qua thẻ. + Với cơ quan bảo hiểm xã hội có thể giảm được chi phí trong hoạt động chi trả lương hưu. + Nâng cao được hiệu quả của công tác chi trả chống thất thoát và đảm bảo được sự an toàn tiền mặt trong vấn đề chi trả. - Những vướng mắc. + Mạng lưới hệ thống máy ATM còn hạn chế, các ngân hàng mới chỉ dừng ở sự liên kết cục bộ nên việc lĩnh lương qua hệ thống này còn bị hạn chế + Ngoài ra những vướng mắc trong việc sử dụng hình thức này kể đến như là trục trặc máy ATM, máy ATM hết tiền, báo lỗi không giao dịch được, nuốt thẻ, người tham gia làm mất thẻ, máy ATM không chấp nhận tiền lẻ… + Đặc biệt đối với những người có tuổi việc hướng dẫn sự dụng này gặp rất nhiều khó khăn và trong quá trình thực hiện gây ra nhiều phiền toái cho những người này. + Một số ngân hàng chỉ miễn phí thường liên trong thời gian đầu sau đó thì sẽ thu phí từ 50.000đ đến 100.000đ/năm. Khoản tiền này không nhiều nhưng cũng không nhỏ đối với các đối tượng chính sách có thu nhập thấp 2. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc xét hưởng và chi trả chế độ hưu trí Người sử dụng lao động Hiện nay các chủ sử dụng lao động đã có nhiều mánh khoé để trốn đóng BHXH. Để trốn đóng BHXH các doanh nghiệp đã không ký kết hợp đồng với người lao động hay chậm ký hợp đồng lao động. Khi tuyển dụng các doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng thử việc, học nghề. Khi bị cơ quan chức năng kiểm tra thì họ mới tiến hành ký hợp đồng lao động nhưng lại ký với mức lương thấp hơn thực tế. Một số lớn doanh nghiệp mặc dù đã thu tiền đóng BHXH của người lao động nhưng vẫn cố tình chậm đóng để dùng số tiền này cho mục đích khác. Việc này sẽ gây khó khăn cho việc xét hưởng hay chi trả chế độ hưu trí cho người lao động sau này Người lao động Để được xét hưởng chế độ hưu người lao động phải có đủ điều về tuổi và thời gian đóng BHXH. Trong một số trường hợp người lao động đã khai man một trong hai yếu tố hoặc cả hai yếu tố để có thể nhận được lương hưu sớm. Ngoài ra có một số người lao động làm việc trong các nghành nghề độc hại, họ đã tìm cách khai khống hoặc làm sai lệnh về tình hình sức khoẻ hiện tại để nhận được các ưu đãi…Đây cũng là những vấn đề mà cơ quan quản lý BHXH phải quan tâm giải quyết và xử phạt một cách thích đáng Các trường hợp chi sai đối tượng còn diễn ra như trường hợp người được hưởng lương hưu đã đi ở nơi khác nhưng để sổ ở nhà cho người thân lĩnh hộ và đến khi đối tượng hưởng lương hưu tử vong người ở nhà vẫn hưởng lương hưu của người này.... Cơ quan BHXH - Cán bộ chi trả chiếm dụng tiền lương hưu của người hưởng lương - Do phương thức chi trả, đặc biệt ở những vùng quê, vùng sâu vùng xa công tác chi trả lương hưu còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề an toàn tiền mặt. Cán bộ chi trả rút tiền mặt về chi trả, trong quá trình vận chuyển chủ yếu bằng xe tự có thô sơ không đảm bảo an toàn. Mặt khác ở các cơ sở địa phương việc cất trữ tiền mặt không được đảm bảo an toàn. 3. Một số ý kiến để xuất: Đối với người sử dụng ao động - Thực hiện nghiêm túc việc đóng BHXH cho ngưòi lao động - Thực hiện công khai minh bạch các quy định về thủ tục, thời điểm thông báo, thời điểm ra quyết định nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí đối với ngưòi lao động đủ điều kiện và đủ tuổi nghỉ hưu. Đối với người lao động - Khai báo trung thực độ tuổi và thời gian tham gia đóng BHXH, kể cả lúc thuyên chuyển công tác - Nâng cao ý thức về trách nhiệm và quyền lợi của việc tham gia BHXH Đối với cơ quan BHXH - Công khai về hồ sơ, thủ tục, quy trình tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ tại công sở làm việc của cơ quan BHXH các cấp, thực hiện triệt để cơ chế 1 cửa - Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng hưu - Thực hiện giải quyết việc xét hưởng chế độ hưu kịp thời, nhanh chóng, chi trả đúng đối tượng, đúng mức hưởng - Hoàn thiện mô hình trả lương qua thẻ ATM KẾT LUẬN Bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ hưu trí nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với người lao động vì nói không chỉ cung cấp sự hỗ trợ về mặt tài chính cho người lao động lúc về hưu mà nó còn góp phần đem lại sự ổn định, an toàn cho xã hội, sự ấm no công bằng hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy công tác xét hưởng chế độ hưu trí được quan tâm hơn bao giờ hết. Để nâng cao hiệu quả của quá trình xét hưởng và chi trả chế độ hưu trí thì đó là trách nhiệm không những của cơ quan bảo hiểm xã hội mà còn là trách nhiệm của chủ sử dụng lao động cũng như người lao động. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm 2. Luật Bảo hiểm xã hội 3. Điều lệ Bảo hiểm xã hội 4. Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 7/2007 5. Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 10/2006 6. Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục nghỉ hưu đối với cán bộ công chức đủ diều kiện nghỉ hưu 7. www.laodong.com.vn 8. www.tienphong.vn DANH SÁCH NHÓM 2 – BH 46A 1. Nguyễn Thị Kim Chi 2. Phạm Thuỳ Dương 3. Nguyễn Tuấn Dũng 4. Đặng Thị Vân Dung 5. Nguyễn Văn Định 6. Mai Hương Giang 7. Phùng Hương Giang 8. Phan Thị Minh Hằng MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36103.doc
Tài liệu liên quan