Đề tài Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh gia nhập kinh tế quốc tế

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I 2

Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu cà phê trong bối cảnh hội nhập 2

1.1. Bản chất, vai trò của xuất khẩu hàng hoá. 2

1.1.1,Khái niệm về xuất khẩu. 2

1.1.2,Vai trò nhiệm vụ của xuất khẩu. 2

1.1.2.1_ Vai trò của xuất khẩu. 2

1.1.2.2, Nhiệm vụ của xuất khẩu. 2

1.1.3. Ý nghĩa của xuất khẩu. 3

1.1.4. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu. 3

1.1.4.1. Nghĩa vụ giao hàng. 3

1.1.4.2. Tiêu chuẩn hang hoá xuất khẩu. 4

1. 2. Cây cà phê ở Việt nam và vai trò xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân. 4

1.2.1_Cây cà phê ở Việt nam. 4

1.2.1.1 Giới thiệu chung về cây cà phê. 4

1.2.1.2_Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê ở Việt nam. 5

1.2.2_Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân 7

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê. 8

Chương II 11

Phân tích thực trạng của xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 11

2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm đầu hội nhập (số liệu của các năm 2004,2005,2006,2007, đầu năm 2008). 11

2.2_ Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 16

2.2.1_Một số thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu cà phê 16

2.2.1.1_Thuận lợi. 16

2.2.1.2_Khó khăn 17

2.3-Những kết luận đánh giá rút ra từ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê. 19

2.3.1.Ưu điểm. 19

2.3.2.Nhược điểm. 20

Chương III 23

Phương hướng và giải pháp cho xuất khẩu cà phê trong thời gian tới 23

3.1_Mục tiêu phương hướng phát triển xuất khẩu cà phê trong thời gian tới. 23

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 23

3.2.1. Nghiên cứu xâm nhập thị trường thế giới về xuất khẩu cà phê. 24

3.2.2. Đối thủ cạnh tranh. 27

3.2.3. Biện phấp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. 30

3. 2.3.1. Chất lượng hiện tại. 30

3. 2.3.2 Các biện pháp. 31

KẾT LUẬN 36

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh gia nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu cà phê, đặc biệt là các hợp đồng đã ký kết trước đây…Nhưng cung không phải môtj sớm một chiều mà chúng ta có thể thay đổi được tập quán canh tác của những người dân địa phương .Có thể nói đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê xuất khẩu . Nhìn nhận được tất cả những yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê dù trực tiếp hay gián tiếp,nó cũng giúp chúng ta tìm ra những biện pháp khắc phục để tăng chất lương và số lượng trong xuất khẩu cà phê. Chương II Phân tích thực trạng của xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm đầu hội nhập (số liệu của các năm 2004,2005,2006,2007, đầu năm 2008). Bảng: Kinh ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 STT Năm KNXK 1 2004 590 triệu USD 2 2005 700-800 triệu USD 3 2006 950 triệu USD 4 2007 1878 triệu USD 5 2008 Dự kiến trên 1800 triệu USD Bảng số liệu trên đã khái quát tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam trong những năm đầu hội nhập kinh tế quốc tế.Có thể nói xuất khẩu cà phê của ta đã trải qua những bước thăng trầm với những khó khăn đến đỉnh điểm và rồi ngoạn mục tăng vọt với những con số đến bất ngờ.Vào năm 2004,chịu tác động lớn của tình hình xuất khẩu cà phê trên thế giới,xuất khẩu cà phê của việt nam cũng gặp khá nhiều khó khăn.Tuy nhiên năm 2004 cũng là năm đầu tiên xuất khẩu cà phê bắt đầu có dấu hiệu hội phục sau 4 năm thua lỗ nặng nề(2000-2003) .Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã lên tới 602 triệu đô la, tăng 31,1% so với cùng Kỳ năm ngoái tuy lượng xuất khẩu có sút giảm. Bản tin hôm thứ tư của Tân hoa xã trích dẫn các số liệu của Bộ Thương mại ở Hà Nội cho biết từ tháng giêng đến tháng 6, các công ty Việt Nam đã bán ra nước ngoài 525 ngàn tấn cà phê, chủ yếu là bán cho các nước thuộc Liên hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Singapore. Lượng cà phê xuất khẩu đã giảm 12,4%. Tính đến giữa năm 2005, Việt Nam có khoảng nửa triệu héc ta trồng cà phê và là nước xuất khẩu cà phê lớn hàng thứ nhì thế giới. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê ở Hà Nội, năm 2005 Việt Nam xuất khẩu 885 ngàn tấn cà phê, thu về 725 triệu đô la. Năm 2007, sau khi sụt giảm vào cuối tháng 8, trong tháng 9 giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh. Giá trung bình tháng 9 ở mức 1738 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với giá mức trung bình 1679 USD của tháng 8. Giá xuất khẩu bình quân chung 9 tháng đầu năm đạt 1.507 USD/tấn, tăng 29% cùng kỳ năm trước (khoảng 340 USD/tấn). Hiện nay cà phê xuất khẩu của Việt Nam được định giá dựa theo biến động giá trên thị trường robusta kỳ hạn tại Luân Đôn. Giá cà phê tại Luân Đôn tăng cao kéo giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng theo. Nguyên nhân tăng giá do lo ngại về tình trạng thiếu hụt cung robusta trong ngắn hạn trước vụ thu hoạch mới của Việt Nam. Thu hoạch cà phê ở nước ta, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới bắt đầu vào cuối tháng 10 trong khi những dự báo cho thấy La Nina đang hình thành ở khu vực Cao nguyên Trung bộ kèm theo mưa và lũ, có thể sẽ gây khó khăn cho việc phơi khô và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cà phê. Nguy cơ trời sẽ mưa vào giai đoạn cuối cuả vụ thu hoạch kèm theo dự báo về việc thâm hụt cà phê trên thế giới khiến giới kinh doanh trên thị trường Luân Đôn đẩy giá cà phê robusta lên cao. Thêm vào đó đà tăng giá mạnh trên thị trường arabica kỳ hạn tại Niu Yóoc trong bối cảnh mùa vụ cà phê của Braxin có thể bị thiệt hại do hạn hán kéo dài đã tác động đáng kể lên giá cà phê robusta của Việt Nam. Tại thị trường Đắk Lắk, giá cà phê nhân xô trong tháng 9 tăng so với tháng 8 nhưng biến động thất thường. Vào những ngày đầu tháng, giá cà phê đứng ở mức 25.850 đồng/kg (4/9/07) và tăng ở giữa tháng, đạt 26.900 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày đầu tháng nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ vào cuối tháng. Tính chung giá bình quân tháng 9 đạt mức 26.691 đồng/kg, tăng 304đồng/kg so với tháng trước và tăng 4.844 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.Ư ơc t ính xuất khẩu cà phê tháng 9/2007 đạt khoảng 40 ngàn tấn, kim ngạch đạt 67 triệu USD, so cùng kỳ năm trước lượng giảm khoảng 17%, kim ngạch tăng gần 9%. Xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2007 thuận lợi về giá cả và thị trường, giá cà phê tuy có biến động ngắn hạn nhưng ở xu hướng chung là tăng về dài hạn. Năm 2007 là năm đầu tiên kim ngạch XK cà phê vượt kim ngạch XK gạo với mức 13%. Ước lượng cà phê XK 9 tháng đạt 975 ngàn tấn, kim ngạch 1,47 tỉ USD. So cùng kỳ năm trước lượng tăng 45%, kim ngạch tăng 87%. Về thị trường xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm: các thị trường truyền thống về cơ bản ổn định, một số thị trường được mở rộng. Trong bảng xếp hạng các nước nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 với thị phần trên 14%, tiếp theo là Mỹ trên 10%, Ý, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ với mức thị phần trên 7% mỗi nước. Tuy đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước sản xuất cà phê khác khoảng 50-70 USD/tấn. Theo phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam Đoàn Triệu Nhạn, nguyên nhân là do Việt Nam mua bán cà phê không theo qui trình, tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Nông dân trồng cà phê vẫn chưa bỏ thói quen thu hái cà phê cả hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và chế biến thủ công khiến chất lượng giảm. Cả người bán và người mua vẫn có thói quen sử dụng tiêu chuẩn cũ chỉ đánh giá chất lượng cà phê dựa trên ba tiêu chí là hàm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất. Trong khi đó, tiêu chuẩn mới đánh giá theo số lỗi của hạt cà phê. Việc chưa áp dụng tiêu chuẩn mới phù hợp với quốc tế phản ánh những yếu kém trong quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam. Trước sự bất cập này, Nhà nước cần đưa mặt hàng cà phê vào danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất l ư ợng s ản ph ẩm tr ư ớc khi th ông qua. Từ cuối tháng 01/2008 đến nay, giá cà phê trên thị trường thế giới đồng loạt tăng rất mạnh. Trên thị trường London, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 3/2008 đạt mức 2.242 USD/tấn, tăng 12,78% so với trung tuần tháng 01/2007 và tăng 41,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường New York, giá cà phê arabica giao kỳ hạn gần nhất đã tăng lên đến 157,2 Uscent/lb (3.462,48 USD/tấn) – mức cao kỷ lục trong 10 năm qua, tăng 16,5% so với trung tuần tháng trước và tăng 37,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với những diễn biến trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta xuất khẩu của nước ta tiếp tục tăng rất mạnh. Cụ thể, giá cà phê robusta loại II của nước ta đã vượt ngưỡng 2.000 USD/tấn, lên mức 2.130 – 2.150 USD/tấn, tăng 21,13% so với đầu năm 2008 và tăng 19,44% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, sau khi vượt ngưỡng 30,000 đồng/kg vào trung tuần tháng 01/2008, trung tuần tháng 02/2008, giá thu mua cà phê nhân trong nước tiếp tục tăng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 01/2008, lên mức 33.000 – 33.200 đồng/kg, và tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu thống kê, trong 20 ngày đầu tháng 01/2008, cả nước đã xuất khẩu 108 nghìn tấn cà phê với trị giá 193,93 triệu USD, giảm 32,27% về lượng và giảm 15,45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê có thể đạt mức kỷ lục !(20/02/2008 08:32)Giá cà phê trong nước đã leo lên mức cao mới: 32.000-35.000 đồng/kg. Nhiều chuyên gia dự báo, do sản lượng cà phê Việt Nam sụt giảm nên mức giá này có thể đạt mức 40.000 đồng/kg. Nhiều DN đang găm hàng, chờ giá lên cao hơn mới bán. C ó th ể n ói th ị tr ư ờng xu ất kh ẩu c à ph ê ch ưa bao gi ờ s ôi đ ộng đ ến v ậy. Nguyên nhân khiến giá cà phê leo thang ngay trong những ngày đầu năm là do sản lượng cà phê Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới, niên vụ 2007-2008 hao hụt 20-30% so với dự tính. Hạn hán đầu vụ cộng với mưa lũ trong tháng 8/2007 đã làm nhiều vườn càphê ở thủ phủ Đắk Lắk bị hư hại, chất lượng kém, năng suất giảm từ 30-70%.  Xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đã vượt qua con số 1 tỷ USD và chiếm vị trí thứ 2 thế giới, đứng sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, Việt Nam còn đứng trên cả Brazil và trở thành lớn nhất thế giới. Khu vực các tỉnh Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê Việt Nam. Thông tin từ Bộ thương mại cho biết, hiện thời cũng như những năm sắp tới, cà phê là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường, cung - cầu và giá cả dễ biến động do đó nếu không chủ động đối phó rất dễ xảy ra tình trạng năm này tăng diện tích ào ạt, năm sau lại chặt phá như đã xảy ra ở một số địa phương./. Giá cà phê thị trường thế giới và trong nước vừa qua đã bị đẩy lên rất cao.Một kg cà phê ở Gia Lai có lúc đạt 42.000 đồng/kg, mức kỷ lục. Vậy nên, thay vì bán ra, nhiều nhà vườn đã găm hàng lại. Nhiều người bắt đầu mơ về thời hoàng kim của cà phê những năm 1990. Tuy nhiên, "nhân tính không bằng trời tính", khi giá cà phê thế giới bỗng đột ngột giảm mạnh, nhiều người đã mất trắng hàng trăm triệu đồng chỉ sau một đêm chậm chân không bán ra. Lâu lắm rồi cà phê Việt Nam mới có cơ hội… “một mình một chợ”. Thời vụ thu hoạch cà phê ở phía Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà phê Việt Nam. Nhất là trong niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu bị mất mùa cà phê trong đó Brazil giảm tới 23%, Indonesia giảm 19%... Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê cũng đang tăng cao khiến một số nước như Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê trong quý 1/2008. Sản lượng thiếu cũng dẫn đến nhiều quỹ đầu tư và các nhà rang xay sẽ tăng mua để dự trữ. Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với vị trí đầu bảng của Brazil về xuất khẩu cà phê trên thế giới với sản lượng 800.000 tấn/năm, đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta, cà phê Việt Nam hiện đang chi phối thị trường thế giới. Việc thiếu hụt cà phê do sản lượng giảm sút mạnh trong niên vụ này đã đẩy giá thị trường cà phê thế giới lên rất cao. Đã vậy, thấy giá cao, nhiều hộ kinh doanh cà phê “găm” hàng không bán. Theo đà, giá cà phê trong nước cũng tăng lên mức kỷ lục. Tuần trước ở Tây Nguyên, giá mua vào cà phê rubusta nhân có lúc đạt mức 42.000 đồng/kg, đạt mức giá cao nhất trong 14 năm qua. Trong khi đó, giá cà phê robusta trên sàn London vào ngày 3/3 ở mức 2.757 USD/tấn, tăng 34 USD/tấn so với cuối tuần trước; giá cà phê robusta giao tại cảng Tp.HCM đạt mức 2.635 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn so với cuối tuần trước đó. Giá cà phê như giá cổ phiếu một thời, tăng dần lên từng ngày. 2.2_ Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 2.2.1_Một số thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu cà phê 2.2.1.1_Thuận lợi. Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức thiết của đất nước ta. Nhận rõ lợi thế và thách thức để chủ động hội nhập là điều hết sức cần thiết. Có vậy chúng ta mới đẩy nhanh quá trình hội nhập với quy mô rộng hơn, trình độ cao hơn… Nếu nói không sai, thì trên thực tế kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ lâu, nhưng vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay, tuy kinh tế Việt Nam tham gia vào AFTA, ASEAN, nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng ...Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy nhanh tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX và X đều khẳng định phải “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, với quy mô rộng hơn và trình độ cao hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử không công bằng. Hiện nay Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thao túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới, nên chúng ta đã có rất nhiều thuận lợi trong xuất khẩu cà phê trên thị trường quốc tế. Nhờ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe của hiệp hội cà phê. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa hội nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta. Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt nào hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mất truyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà xã hội lành mạnh và phát triển. Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng đúng lợi thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ…. 2.2.1.2_Khó khăn Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đó chính là tiêu chuẩn khắt khe của hiệp hội cà phê thế giới, đây là yêu cầu cấp thiết cần phải thay đổi sau khi gia nhập các tổ chức thế giới đặc biệt là trở thành thành viên chính thức của WTO. Tiêu chuẩn mới cho cà phê (TCVN 4193-2005) ban hành từ 2005, đến nay mới có 10% số DN áp dụng, với khoảng 1-1,5% lượng cà phê xuất khẩu hàng năm. Vụ cà phê mới đã bắt đầu, song các DN vẫn lấn cấn vì chưa có quyết định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn mới từ Bộ KH-CN. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cảnh báo, trong 6 tháng (tính từ tháng 3/2007 về trước), cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam bị thải loại chiếm tới 88% tổng số cà phê bị thải loại của thế giới, tăng 19% so với 6 tháng trước đó. Mất tiền tỷ đã đành, cà phê Việt Nam còn bị mang tiếng xấu về chất lượng, uy tín sụt giảm. Điều đó nói lên sự cấp thiết về việc áp dụng tiêu chuẩn mới cho cà phê Việt Nam. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm càphê (CAFECONTROL), chất lượng càphê do người nông dân sản xuất sấy không đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch càphê cũng là điều đáng lo ngại khi tình trạng “vơ tuốt” quả xanh, quả chín vẫn diễn ra phổ biến; thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50-70%.Nguyên nhân của thực trạng trên là do người nông dân thường thu hoạch sớm (trước Tết Nguyên đán), điều này đã làm dịch chuyển lịch thời vụ về gần mùa mưa, khiến hạt càphê bị đen, mốc, sản lượng giảm, mất đi hương vị đích thực. Chính vì vậy, nhiều nhà nhập khẩu e ngại khi mua càphê Việt Nam, mặc dù vẫn công nhận hương vị thuộc loại hàng đầu thế giới. Đã đến lúc người nông dân phải thực sự thấy rõ việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp bách, không thể phó mặc cho doanh nghiệp hoặc trông chờ vào sự ăn may như lâu nay. Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân thay đổi phương thức sản xuất, từ bỏ cách làm ăn cũ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những bước đi đồng hành trong việc đề ra chính sách thu mua hợp lý, không nên đánh đồng mọi sản phẩm bằng nhau về giá cả. Đồng thời mạnh dạn đặt ra những điều kiện ràng buộc về chất lượng sản phẩm đối với người bán, gắn việc xuất khẩu với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ở cơ sở. Nếu để tình hình sản xuất càphê như hiện nay, người sản xuất rất khó thực hiện được yêu cầu kỹ thuật từ thu hái đến bảo quản. Cây càphê không chỉ là lợi thế của Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chính vì thế, bên cạnh những chính sách vĩ mô, chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất: Thay đổi nhận thức của nông dân, bởi chỉ có họ mới quyết định được chất lượng càphê xuất 2.3-Những kết luận đánh giá rút ra từ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê. 2.3.1.Ưu điểm. “Việt Nam sẽ trở thành nhà sản xuất cà phê thô lớn nhất thế giới trong năm 2007 với tổng sản lượng thu hoạch tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái”, Bộ Nông nghiệp Mỹ nhận định. Theo báo cáo kinh tế do Sứ quán Mỹ tại Việt Nam gửi cho Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng cà phê thu hoạch của Việt Nam tính đến cuối tháng 10/2007 sẽ đạt 18,6 triệu túi (mỗi túi chứa 60 kg cà phê), tăng 38 % so với con số 13,5 triệu túi của năm 2006. Nguyên nhân của vụ mùa bội thu năm nay là do khí hậu và thời tiết ở các đồn điền trồng cà phê tốt, thích hợp với sự tăng trưởng phát triển của loại cây này. Vừa rồi, các chủ trang trại tăng cường nhiều biện pháp chăm sóc hiệu quả nhằm kích thích quá trình tăng trưởng của cà phê. Thêm vào đó, diện tích trồng cà phê tại Việt Nam năm nay cũng được mở rộng, đạt tới 515.000 hecta, tăng 4% so với năm ngoái. Một báo cáo đăng trên website của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, hiện Việt Nam đang tiếp tục trồng và thử nghiệm nhiều hạt giống cà phê mới, thơm ngon hơn, năng xuất cao hơn và rất thích hợp với việc sản xuất, tinh chế cà phê tan. Cơ chế mở cửa và hội nhập kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO sẽ càng làm cho thị trường xuất – nhập khẩu cà phê của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, gây được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Trước những điều kiện này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá rất cao về thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới trong bối cảnh, giá cà phê thô ở thị trường Mỹ và nhiều nước châu Âu đang đội lên rất cao do nhu cầu tiêu thụ tăng nhưng sản lượng nhập khẩu chưa đáp ứng đủ. 2.3.2.Nhược điểm. - Vẫn chủ yếu là xuất thô. Cà phê vốn là một sản phẩm nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam.  Mỗi năm cả nước xuất khẩu trên dưới 900.000 tấn cà phê với kim ngạch xấp xỉ 1,5 tỷ USD, trong đó riêng tỉnh Đắk Lắk đã chiếm 50% tổng số lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Cà phê hiện nay là nguồn thu nhập chính trong đời sống của đa số hộ đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, là mặt hàng chiếm tới trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk mỗi năm.  Chúng ta đã xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, Café Moment, cà phê Buôn Ma Thuột... Tuy nhiên, dù Việt Nam là một nước sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới nhưng có một thực tế đáng buồn là trên 90% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn là cà phê nhân thô ... - Năng suất cao nhất thế giới nhưng chất lượng kém xa chuẩn quốc tế. Theo Công ty Giám định cà phê và Nông sản Xuất nhập khẩu CafeControl, việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn tập quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm nay. Khi đó Việt Nam còn chủ yếu bán cà phê cho các nước châu Á lân cận, khách hàng mua dưới dạng nguyên liệu và tái xuất. Đơn giản nhất, khâu thử nếm của Việt Nam chỉ ''khi có yêu cầu'' trong khi quốc tế là bắt buộc, tạp chất theo quy định Việt Nam là 1% trong khi quốc tế là 0,2%. Chất lượng không được nâng cao trong khi hàng hoá qua các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng tới thị trường tiêu thụ. Đến lúc này, các điểm yếu của chất lượng cà phê Việt Nam mới bộc lộ, gây hậu quả lớn về kinh tế lẫn uy tín cho ngành cà phê Việt Nam. Bởi thế, người mua thường mua hàng Việt Nam với giá thấp hơn so với cà phê của Braxin, Indonesia...  Ngoài ra, người nông dân còn chưa có ý thức tạo sản phẩm tốt. Nguyên nhân chính là sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở chế biến mà giá cả không chênh lệch. Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk, nông dân hiện nay thu hoạch cà phê có tới 60-70% là xanh. Việc thu hoạch xanh như vậy thậm chí đã làm đảo lộn chu kỳ sinh trưởng của cà phê (ra hoa sớm hơn 1 tháng). Mỗi năm, tỉnh Đăk Lăk lãng phí tới 60 tỷ đồng do bón phân thừa, tưới nước thừa, tuy làm tăng năng suất (năng suất cà phê cao nhất thế giới), nhưng lại làm giảm chất lượng cà phê.  - Tranh mua, tranh bán cà phê. Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), cả nước hiện có khoảng 130 DN tham gia xuất khẩu cà phê. Việc có nhiều DN tham gia xuất khẩu cà phê có mặt tích cực là góp phần tiêu thụ hết cà phê cho dân, nhưng cũng tạo ra tình trạng tranh mua, tranh bán, dễ bị khách nước ngoài ép giá, nhất là trong điều kiện khách hàng nhập khẩu lớn của VN chỉ có trên dưới 10 hãng. Do tiềm lực tài chính mạnh, nhiều hãng nước ngoài tiến hành mua cà phê tại thời điểm giá rẻ, sau đó đưa vào kho ngoại quan tại Việt Nam để chờ xuất khẩu. Thậm chí, có trường hợp DN Việt Nam không đủ chân hàng phải nhập khẩu lại cà phê từ kho ngoại quan với giá cao hơn để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu khác.  Ngoài ra, khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ, nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo thường phải bán vội cà phê với giá thấp để trang trải chi phí. Tâm lý vội bán cà phê, kết hợp với việc thu hái không đảm bảo quy trình, nên cà phê bán ra thị trường thường bị ép giá. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh, dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu.  Mặt khác, các DN Việt Nam vẫn phổ biến bán cà phê theo phương thức trừ lùi, chốt giá sau. Đây là một hình thức đầu cơ giá nên có rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, giá giao dịch cà phê diễn biến từng ngày, từng giây, từng phút, đòi hỏi người giao dịch quyết định mua bán hết sức nhạy bén, vì từng lô hàng mua bán có trị giá rất lớn, thậm chí có thể khiến DN bị lỗ, hay phá sản ngay lập tức. Chương III Phương hướng và giải pháp cho xuất khẩu cà phê trong thời gian tới 3.1_Mục tiêu phương hướng phát triển xuất khẩu cà phê trong thời gian tới. Mục tiêu trước mắt của chúng ta đó là tăng năng xuất và chất lượng của cây cà phê bằng cách dần thay đổi những tập quán thu hoach chế biến cà phê, đầu tư cải tiến máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm mục đích đáp ứng tốt yêu cầu về tiêu chuẩn của thế giới.Ngoài rat a còn có những mục tiêu mới cho tương lai vô cùng táo bạo của các doanh nghiệp và nhà nước nhưng ta có những cơ sở để tin tưởng có thể thực hiện được trong tương lai. Đó là việc xây dừng một vùng đất riêng nơi được gọi là ‘’Thi ên đường cà phê’’ nơi mà không chỉ những tín đồ và tất cả mọi nguời -những ai quan tâm đến cà phê có điều kiện tìm hiểu ,thưởng thức cà phê…Đây sẽ trở thành khu truyền bá văn hoá cà phê không chỉ trong nước mà ra toàn thế giới…mang những trọng trách và nhiệm vụ cao cả thể hiện tònh yêu với cà phê và với đất nước. Nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh trong xuất khẩu cà phê của Việt nam,trong một số đề án nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu : cần đưa cà phê VN lên sàn giao dịch quốc tế, đặc biệt ở Anh và Mỹ. Không chỉ nắm tình hình giá cả thị trường thế giới, sàn giao dịch còn đảm bảo kỹ thuật trồng cao so với cà phê thế giới. Ngoài ra, sàn sẽ tác động lại việc sản xuất, đặc biệt là giống. Để thực hiện những mục tiêu trên thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và chính sách nhà nước tạo nên một khối thống nhất,vững mạnh trong xuất khẩu cà phê ra thế giới. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 3.2.1. Nghiên cứu xâm nhập thị trường thế giới về xuất khẩu cà phê. Tình hình Thế giới. Nguy cơ hạn hán trong giai đoạn ra hoa của các đồn điền cà phê Braxin đang trở thành mối lo chính suốt hai tháng qua, và đặc biệt tác động mạnh lên thị trường cà phê thế giới trong hai tuần cuối tháng 9. Tình trạng khô hạn từ tháng 7 đến tháng 9 là hiện tượng rất bình thường ở Braxin, thậm chí còn có lợi cho việc ra hoa và chín đồng đều của quả, những yếu tố cần thiết để tạo nên chất lượng tốt cho hạt cà phê. Mưa lớn vào tháng 7 làm tăng độ ẩm của đất, thêm vào đó vụ mùa năm 2008/09, được dự báo là sẽ đạt mức cao kỷ lục, có thể vượt qua mức 48 triệu bao đã từng thu được trong vụ mùa năm 2002/03. Nhưng người trồng cà phê ở một số nơi lại nhìn nhận tình hình hiện nay một cách ảm đạm, họ cho rằng vụ mùa tới đã bị thiệt hại và tình thế này sẽ chẳng thể cải thiện được ngay cả khi trời sẽ mưa. Thời tiết đang là yếu tố chi phối thị trường cà phê kỳ hạn tại Luân Đôn và Niu Yóoc. So với tháng 8, giá cà phê tháng 9 tăng rất mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 20/9 giá cà phê arabica đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi (1,3315 USD/lb). Nguyên nhân chính là do hoạt động mua vào của các quỹ và của giới đầu cơ tăng mạnh trước triển vọng nguồn cung cà phê khan hiếm ngày càng rõ nét. Giới kinh doanh cho biết thời tiết khô hạn kéo dài ở Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và động đất mạnh 6,8 độ ricte tại Colombia, nước sản xuất lớn thứ ba thế giới là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê tăng cao. Vành đai cà phê của Braxin đã trải qua những ngày cực kỳ khô hạn trong suốt tháng 8 và đến cuối tháng 9 vẫn chưa có mưa. Thêm vào đó, nguồn cung robusta có dấu hiệu khan hiếm trong ngắn hạn, đặc biệt với hợp đồng tháng 11 vì Việt Nam nước sản xuất robusa lớn nhất thường bắt đầu thu hoạch cà phê vào tháng 10 nhưng năm nay phần lớn sản lượng sẽ không được thu hoạch đúng hạn để giao hàng vào tháng 11 như mọi năm, (xem Biểu đồ 1). Các chuyên gia cho b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12040.doc
Tài liệu liên quan