Đề tài Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU .1

Chương 1: Khái quát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000- 7 tháng đầu năm 2010 .3

1.1. Tình hình xuất nhập khẩu 3

1.1.1. Giai đoạn 2000- 2009 .3

1.1.2. 7 tháng đầu năm 2010 10

1.2. Cán cân xuất nhập khẩu .17

Chương 2: Tình hình xuất khẩu 11 mặt hàng chủ lực của Việt Nam .21

2.1. Dệt may .21

2.1.1. Thực trạng xuất khẩu .21

2.1.2. Thị trường xuất khẩu .26

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng Dệt may .32

2.2. Giày da .40

2.2.1. Thực trạng xuất khẩu .40

2.2.2. Thị trường xuất khẩu .43

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng Giày da .52

2.3. Gạo .55

2.3.1. Thực trạng xuất khẩu 55

2.3.2. Thị trường xuất khẩu 64

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng gạo .68

2.4. Linh kiện điện tử .73

2.4.1. Thực trạng xuất khẩu 73

2.4.2. Thị trường xuất khẩu 75

2.4.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng LK ĐT .80

2.5. Gỗ và sản phẩm gỗ .83

2.5.1. Thực trạng xuất khẩu 83

2.5.2. Thị trường xuất khẩu 85

2.5.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng gỗ .95

2.6. Cao su .103

2.6.1. Thực trạng xuất khẩu .103

2.6.2. Thị trường xuất khẩu .106

2.6.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu cao su . 111

2.7. Thủy sản .116

2.7.1. Thực trạng xuất khẩu .116

2.7.2. Thị trường xuất khẩu .130

2.7.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng thủy sản .150

2.8. Dầu thô .153

2.8.1. Thực trạng xuất khẩu .153

2.8.2. Thị trường xuất khẩu .158

2.8.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu dầu thô .160

2.9. Cà phê .162

2.9.1. Thực trạng xuất khẩu .162

2.9.2. Thị trường xuất khẩu .167

2.9.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng cà phê .175

2.10. Hạt điều .179

2.10.1. Thực trạng xuất khẩu .179

2.10.2. Thị trường xuất khẩu .189

2.10.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hạt điều . .192

2.11. Hạt tiêu .195

2.11.1. Thực trạng xuất khẩu .195

2.4.2. Thị trường xuất khẩu 202

2.4.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hồ tiêu 208

Chương 3:Những giải pháp chung và riêng cho từng ngành hàng cụ thể 211

3.1. Giải pháp chung 211

3.2. Giải pháp riêng cho từng ngành hàng .215

3.2.1. Dệt may .215

3.2.2. Giày da .217

3.2.3.Gạo .219

3.2.4. Linh kiện điện tử 223

3.2.5. Gỗ và sản phẩm gỗ 224

3.2.6. Cao su 226

3.2.7. Thủy sản 228

3.2.8. Dầu thô .229

3.2.9. Cà phê 229

3.2.10. Hạt điều 232

3.2.11. Hạt tiêu .233

KẾT LUẬN .238

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .239

 

doc245 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-25 % so tháng trước và tăng 65-70% so cùng kỳ năm trước. - Chính phủ đã ban hành Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 về Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có 800.000ha cao su và sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 2 tỷ USD. Ngay năm 2010 này, dự kiến ngành cao su sẽ phát triển thêm diện tích từ 30.000-40.000ha, sản lượng sẽ đạt khoảng 770.000 tấn mủ và xuất khẩu 750.000 tấn với trị giá xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD. - Lãnh đạo VRG cho biết hiện đang nghiên cứu các điều kiện ở Tây Bắc để sắp tới triển khai trồng ở địa hình trên 700 m so với mực nước biển. Từ trước đến nay ở Việt Nam chủ yếu trồng ở địa hình dưới 700m. Trong khi đó Tây Bắc rất có tiềm năng trồng cao su ở độ cao trên 700m. ●Nhu cầu: - Trên thế giới, giá cao su thiên nhiên trong tháng 7 giảm nhẹ vào giữa tháng, sau đó phục hồi gần tương đương với giá tháng 6 do nguồn cung của những nước sản xuất cao su lớn như Thái Lan tăng chậm vì thời tiết không thuận lợi. Nhu cầu của nước tiêu thụ nhiều nhất là Trung Quốc được dự báo sẽ tăng nhưng các nhà nhập khẩu vẫn hạn chế nhập và chờ giá giảm thêm mới gia tăng lượng nhập. Tuy nhiên, nhu cầu thực sự về cao su và sản phẩm về cao su, nhất là săm lốp ô tô của các tỉnh giáp Việt Nam là rất lớn. Những tháng đầu năm nay do tình trạng khô hạn nặng nề ở năm tỉnh Tây Nam Trung Quốc nên hàng vạn héc ta cao su trồng ở khu vực này bị chết. Trong khi đó, công nghiệp ô tô ở khu vực này phát triển mạnh, rất cần cao su cho săm lốp ô tô. Chỉ riêng Quảng Tây mỗi năm cũng sản xuất khoảng 3 triệu ô tô các loại và được các nhà hoạch định chiến lược phát triển ô tô Trung Quốc chọn làm bàn đạp để phát triển ô tô giá rẻ Trung Quốc vào Việt Nam và Asean. Hiện tại nhu cầu săm lốp, nhất là xe tải nhẹ ở Quảng Tây và Quảng Châu (Trung Quốc) khá cao do sản lượng xe tải nhẹ tăng vọt. Trong khi nhiều nhà máy săm lốp chạy không hết công suất vì thiếu cao su thiên nhiên. Đặc biệt, những lô hàng săm lốp Việt Nam bắt đầu được xuất đi đã mở đường cho các sản phẩm chế tạo từ cao su thiên nhiên này thâm nhập thị trường phía Nam và Tây Nam Trung Quốc. Nếu nắm bắt được cơ hội này, Việt Nam có thể tham gia chuỗi giá trị trong dây chuyền sản xuất ô tô Trung Quốc, có thể xuất khẩu sản phẩm, chứ không chỉ cung cấp nguyên liệu cao su cho Trung Quốc. - Bên cạnh đó, giá dầu thế giới trong năm nay sẽ khó có khả năng giảm do đà hồi phục kinh tế toàn cầu, nên mủ cao su thiên nhiên vẫn là lựa chọn tối ưu trong ngành sản xuất săm lốp ôtô và thiết bị y tế, báo cáo phân tích. -Những thị trường xuất khẩu cao su truyền thống của Việt Nam rông lớn, nhu cầu về cao su cao. ●Giá tăng cao: Sang tuần đầu tháng 8/2010, giá cao su thiên nhiên đang tăng so với tháng 7/2010 do các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã quay lại thị trường tìm nguồn cung sau thời gian giảm nhập khẩu trong tháng 5 và 6/2010, đồng thời nhiều thị trường khác cũng gia tăng lượng cao su nhập khẩu như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ….- Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, liên tục những ngày qua giá cao su lên cơn “sốt”. Hiện tại giá cao su xuất khẩu đã vọt lên từ 1.400 đến 1.500 USD/tấn, tăng từ 100 đến 150 USD/tấn so thời điểm đầu năm.  Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), năm nay giá trị xuất khẩu cao su sẽ đạt 1,3-1,5 tỉ đô la Mỹ nếu giá cao su vẫn ở mức cao, trên 3.000 đô la Mỹ/tấn như hiện nay... Theo hãng tin Bloomberg, giá cao su thiên nhiên có thể tăng 26% vào năm tới bởi nguồn cung thấp hơn so với nhu cầu. Ngân hàng dự báo giá cao su thiên nhiên sẽ ở mức trung bình 4,5 USD/tấn trong năm 2011, cao hơn so với mức 3.580 USD/tấn trung bình của 6 tháng đầu năm 2010, bởi “Mưa lớn ở miền nam Thái Lan đã làm gián đoạn nguồn cung” và “Mức dự trữ ở Trung Quốc thấp hơn dự kiến” Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, giá mủ cao su năm 2010 có thể tăng khoảng 30% so với 2009 do chính sách khuyến khích sử dụng xe tải nhỏ của Trung Quốc, quốc gia luôn chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Chính phủ nước này mới đây cũng áp dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu cao su. ●Chính sách của Chính phủ nước ngoài Xuất khẩu cao su Thái Lan dự báo sẽ giảm bởi Chính phủ sẽ tăng thuế xuất khẩu cao su, khuyến khích ngành chế biến cao su và đẩy tăng tiêu thụ nội địa.  Chính phủ Thái lan đã thông qua việc tăng thuế xuất khẩu cao su, áp dụng từ ngày 1/10. Mức thuế mới sẽ vào khoảng 0,9 Baht (0,03 USD) đến 5 Baht/kg do giá cao su thực tế giảm. Thuế hiện nay là khoảng 0,9 Baht đến 1,4 Baht. Khó khăn ●Chủ quan: - Do chất lượng cao su Việt Nam còn kém. Hiện tại cơ cấu sản phẩm cao su của VN vẫn còn bất hợp lý, bởi lẽ những sản phẩm thị trường có nhu cầu cao như: ly tâm; SVR 10,20; RSS thì chúng ta lại sản xuất được rất ít. Trong khi những sản phẩm khác thị trường có nhu cầu thấp thì sản lượng của chúng lại chiếm tới 60%. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thế nhưng việc chuyển đổi cơ cấu lại sản phẩm không hề đơn giản chút nào. Hiện nay trong tổng số sản phẩm cao su xuất khẩu của VN sản phẩm thô chiếm tỷ lệ hơn 80%. Và tỷ lệ này làm giảm rất nhiều giá trị xuất khẩu của cao su. - Công tác xúc tiến thương mại luôn được coi là một trong những hoạt động thiết yếu quyết định sự thành bại của mỗi chiến lược kinh doanh. Thế nhưng chương trình xúc tiến thương mại của Tcty cao su vẫn còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. - Chưa có uy tín,việc giao hàng còn chậm trể. - Chưa có môi trường kinh doanh lành mạnh. - Chưa xây dựng được thương hiệu, tạo dựng được lòng tin với khách hàng. - Những thị trường này là những thị trường khó tính. Trình độ công nghệ của chúng ta chưa hoàn thiện, sản xuất tiểu điền còn lớn, cao su Việt Nam đã và đang phải đối phó với những quy định về thương mại và môi trường, thực chất là những “hàng rào xanh”, những rào cản kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ theo các cam kết quốc tế. - Môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp. Năm 2009, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su tăng gấp đôi so với năm trước (năm 2008 có khoảng 230 doanh nghiệp) nhưng phần lớn quy mô xuất khẩu thấp, manh mún. ●Khách Quan Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của cao su Việt Nam xuất khẩu với thị phần khoảng 60%, trong đó xuất khẩu mậu biên chiếm khoảng 80% lượng cao su xuất sang Trung Quốc, tương đương với thị phần 46%. Do các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu phía Trung Quốc hạn chế việc giao dịch cao su qua các cửa khẩu tiểu ngạch, đồng thời cũng bán ra lượng cao su tồn kho, nên làm giảm lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này và ảnh hưởng đến lượng cao su xuất khẩu cả nước. Từ năm 2009, phía Trung Quốc chỉ cho cao su qua cửa khẩu Lục Lâm và họ khống chế số lượng doanh nghiệp Trung Quốc được qua mua cao su. Việc này khiến lượng khách mua ít đi trong lúc người bán vẫn nhiều, từ đó họ có cơ hội phá giá, khống chế giá. Tháng 7 này, các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu Trung Quốc chỉ cho 10 – 15 doanh nghiệp được giao dịch nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam theo cơ chế thị trường tự do tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lâm. Lượng cao su xuất nhập từ đầu tháng 7 đến nay chỉ đạt cao nhất 450 tấn/ ngày, bằng 30% lượng giao dịch trung bình mỗi ngày của quý I/ 2010.Vì thế ở cửa khẩu này luôn ở trong tình trạng cung cao, cầu thấp, dẫn đến giá cả vẫn quanh quẩn mức 20.000 Nhân dân tệ/ tấn. Với giá này, nhà xuất khẩu Việt Nam lợi nhuận ít, rủi ro cao vì giá cao su trong nước đang có xu hướng tăng lên. Các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất băn khoăn, chưa yên tâm về chính sách mậu biên của Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường mậu biên chiếm tới 80% tổng lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Mặc dù cuối tháng 6, Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu cao su trở lại theo đường mậu biên, song cùng với đó là giới hạn số lượng DN nhập khẩu, làm cho việc xuất khẩu cao su tại các cửa khẩu tiểu ngạch không ổn định, giá cao su tăng, giảm thất thường. Một điểm yếu nữa của Việt Nam là về thị trường. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng Trung Quốc lại được đánh giá là thị trường có nhiều biến động thất thường nhất. Khi có những tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ phía chính phủ cũng như từ các đối tác của nước này, ngay lập tức nhu cầu và giá cao su cũng biến động theo ●Giá Giá cao su năm 2004 - 2005 cao gấp 2 lần giá cao su năm 2001. (Vietstock) – Năm 2008 là một năm có nhiều biến động mạnh và phức tạp của ngành cao su thế giới dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giá cao su tăng lên mức kỷ lục 3,000 USD/tấn vào khoảng tháng 8, sau đó giảm mạnh xuống còn 1,200 USD/tấn vào tháng 01/2009. Sự biến động này làm cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam giảm mạnh trong Q4/2008. Giá cao su vào tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.278 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1.419 – 1.485 USD/tấn trong quý 1 và quý 2. Từ tháng 6 đến tháng 12, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục, đến tháng 12 đạt 2.190 USD/tấn, tăng 71,4 % so với tháng 1. Lượng cao su và trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và 4, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, lượng và kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kể so cùng kỳ năm trước. Giá cao su trong tháng đầu tiên của năm 2010 đã bất ngờ hồi phục mạnh mẽ ngoài dự đoán của các nhà xuất khẩu cao su trong nước và gần chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng nhiều năm qua. Tại cửa khẩu cảng Sài Gòn, cao su SVR20 đã lên tới mức 2.850 USD/T (FOB), còn tại Móng Cái cao su SVR3L đạt 2.900 USD/T, tăng hơn gấp đôi so với 1.100-1.200 USD/T cách đây 1 năm, và cao nhất kể từ quý III/2008. Trong tháng 7 năm 2010, giá cao su giảm nhẹ khoảng 4-5% so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn so cùng kỳ năm 2009 khoảng 88%. Chủng loại SVR 3L từ mức 3.195 USD/tấn trong tháng 6 giảm còn 3.045 USD/tấn trong 3 tuần đầu tháng 7. Giá cao su xuất khẩu bình quân từ 2.830 USD/tấn trong tháng 6 giảm còn khoảng 2.788 USD/tấn trong tháng 7. 2.7. Thủy sản 2.7.1. Kim ngạch xuất khẩu Thủy sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp 7,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2009. Nhiều năm liền, thủy sản đã đóng góp một lượng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta và trong tương lai, thủy sản tiếp tục đóng vai trò là ngành hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược bên cạnh dệt may, gạo và một số mặt hàng khác: Sau đây là bảng thống kê các mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây: (ĐVT: triệu USD - Nguồn tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Tổng cục hải quan Việt Nam) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010 Tổng giá trị 1816.4 2021.7 2199.6 2408.1 2732.5 3358.0 3763.4 4510 4251 2020 Tôm 846.2 715.7 943.6 1084.5 1365.7 1262.8 1387.6 1630 1692 1073.2 Cá 248.8 337.5 333.7 491.5 608.8 1083.4 1379.1 1460 1357 718 Mực 139.7 83.7 136.3 62.5 73.9 92.5 60.8 274.2 173.4 Nguồn: TCTK Qua thống kê cho thấy, suốt giai đoạn 2001-2008 sản lượng và giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm, chẳng hạn như năm 2008 giá trị thuỷ sản xuất khẩu đạt 4,51 tỷ USD tăng 153,7% so với năm 2001. Trung bình giai đoạn 2001-2008 về sản lượng tăng bình quân 19,3%/năm, về giá trị xuất khẩu tăng bình quân 14,2%/năm, rõ ràng tốc độ tăng về sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng về giá trị, điều này chứng tỏ rằng để gia tăng kim ngạch thuỷ sản ở Việt Nam không còn cách nào khác là chúng ta phải tăng sản lượng xuất khẩu nhiều hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không chú trọng nhiều đến việc sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng (xuất khẩu với số lượng ít nhưng giá trị thu về được nhiều hơn).  Hiện trạng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2001-2008 Nguồn: VCCI - Về giá xuất khẩu bình quân ở hầu hết các thị trường thuỷ sản của Việt Nam đều có xu hướng giảm xuống. Giá bình quân giá trị xuất khẩu toàn ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2001-2008 giảm 4,3%/năm, thị trường Nhật giảm 1,1%/năm, thị trường EU giảm 2,3%/năm, các thị trường khác giảm 3,9%/năm, chỉ duy nhất có thị trường Mỹ được giá tăng bình quân 1,5%/năm. - Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản cho thấy không có sự biến động nhiều giữa các nhóm sản phẩm, tương tự năm 2008 nhìn chung tôm vẫn là nhóm sản phẩm chủ lực chiếm 40,1%, nhóm sản phẩm cá chiếm 39%, mực và bạch tuộc đông lạnh chiếm 7,5%, hàng khô chiếm 3,9%, và hải sản khác chiếm 9,5%. - Về cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 cũng cho thấy Mỹ, Nhật, EU vẫn là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn của Việt Nam, Năm 2008 Mỹ chiếm 17,1% thị phần thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, Nhật chiếm 16,5%, EU chiếm 20,1%, các nước còn lại chiếm 46,2% (Trung Quốc và Hồng Kông, các nước ASEAN, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Ôxtrâylia…). Nguồn: Tổng cục thống kê Kết quả tính toán cũng cho thấy rõ điều đó, cụ thể các năm 2001, 2002 và các năm giai đoạn 2006-2008 trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị KGXK thuỷ sản ở Việt Nam thì có đến 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra, duy nhất có 2 năm 2003 và 2004 xuất khẩu thuỷ sản có hiệu quả ở mức trung bình, cụ thể trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị KGXK thuỷ sản của 2 năm này yếu tố tăng giá chiếm 50%, còn lại 50% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra. Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP qua các năm ● HIỆU QUẢ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM THUỶ SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM. Đối với sản phẩm tôm các loại. Tương tự như các sản phẩm khác, chỉ duy nhất có năm 2006 xuất khẩu tôm của Việt Nam có hiệu quả trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm thì có 100% là do yếu tố giá tạo ra, các năm 2003,3004 và 2007 xuất khẩu thuỷ sản có hiệu quả mơt mức trung bình trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm thì yếu tố tăng giá chiếm khoảng từ 17,6 cho đến  42,2%, còn lại yếu tố tăng sản lượng chiếm từ 57,8-82,4%. Các năm còn lại 2001, 2002, 2005 và 2008 xuất khẩu tôm của Việt Nam không có hiệu quả,  trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm thì có đến 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra. Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP qua các năm Đối với sản phẩm cá tra.             Cũng nằm trong tình trạng chung của các nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, trong suốt giai đoạn 2005-2008 xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều không có hiệu quả, chỉ duy nhất năm 2006 có hiệu quả ở mức trung bình trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam yếu tố tăng giá chiếm 21,4%, còn lại do yếu tố tăng sản lượng tạo ra chiếm 78,6%. Các năm còn lại xuất khẩu cá tra của Việt Nam không có hiệu quả, trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam thì có đến 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra. Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP qua các năm Đối với sản phẩm ngao. Đối với mặt hàng ngao xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 cũng cho thấy hiệu quả đạt được không cao, chỉ duy nhất có năm 2005 và 2007 xuất khẩu ngao của Việt Nam có hiệu quả, chẳng hạn như năm 2005 trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngao yếu tố tăng giá chiếm 13,9%, còn lại là do yếu tố tăng sản lượng chiếm 86,1%, năm 2007 tăng lên trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngao yếu tố tăng giá chiếm 75,9%, còn lại là do yếu tố tăng sản lượng chiếm 24,1%. Các năm còn lại hầu như xuất khẩu ngao của Việt Nam không có hiệu quả, trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngao thì có 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra. Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP qua các năm Đối với sản phẩm cá rô phi. Kết quả tính toán cho thấy, chỉ duy nhất có năm 2006 xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam là có hiệu quả, trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá rô phi thì có 100% là do yếu tố tăng giá tạo ra, các năm còn lại xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam không có hiệu quả, trong 100% phần tăng lên của tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá rô phi thì có 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra. Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP qua các năm Tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2008: Có thể nói, năm 2008 là một năm “gian khó” của ngành thủy sản nhưng lại là một năm XK thủy sản Việt Nam “vững tay chèo”… Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, cả năm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1.236 nghìn tấn, trị giá 4,51 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Nằm trong bối cảnh chung của hoạt động xuất khẩu của cả nước, thủy sản Việt Nam đã trải qua một năm đầy “sóng gió” ngay đầu năm 2008. Cả thế giới sống trong lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng… Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn cầu thì ngành thủy sản của Việt Nam đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Khó khăn nhất là khi việc Nhà nước đưa ra chính sách siết chặt tín dụng, lãi suất ngân hàng khiến nhiều người nuôi cá lâm vào tình trạng lỗ vốn và phải bỏ ao, hậu quả là giảm khá lớn diện tích nuôi trồng thủy sản nên năm 2009, con cá tra, ba sa khó có cơ hội phát triển mạnh như năm 2008. Ngay từ tháng 10/2008, sản lượng xuất khẩu thủy sản đã giảm dần, nhất là mặt hàng cá, một số doanh nghiệp đã phải giảm công suất chế biến từ 30-50%, thậm chí có nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất. Một số địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long đã cắt giảm diện tích nuôi trồng và số lồng, bè nuôi thủy sản. Tỉnh Vĩnh Long dự kiến thực hiện 2.400 ha nuôi trồng thủy sản (giảm 37ha), số lồng, bè nuôi thủy sản còn 400 chiếc (giảm 29 chiếc so với năm 2008), nhưng tỉnh vẫn phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đến cuối năm đạt 132.700 tấn (tăng 12.000 tấn so với năm 2008). Một số tỉnh khác thì giảm bớt diện tích nuôi trồng tôm sú, cá bè… Vì vậy, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) dự báo rằng, tình hình khó khăn còn kéo dài trong năm 2009. Hơn nữa việc hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra giảm sản lượng xuất khẩu trong những ngày đầu năm đã làm cho xuất khẩu thủy sản năm 2009 giảm khoảng 15- 20% so với năm 2008. Mức sụt giảm này còn tùy thuộc vào mức độ hồi phục của kinh tế thế giới kết hợp với hiệu quả của những giải pháp kích thích xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị và lợi nhuận cho người sản xuất vì nhu cầu của người tiêu dùng các nước đang tăng rất mạnh, chẳng hạn như thị trường Anh, Ailen đã tăng hơn 60% trong 3 tháng cuối năm 2008, hay thị trường Trung Đông và Bắc Phi tăng trưởng từ 100- 200%, ngoài ra tất cả các thị trường khác (trừ Trung Quốc và một số nước Asean) đều tăng mạnh. Trong hoàn cảnh này, người ta thấy rõ nhất sự chuyển hướng các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Họ chuyển từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… để “khai phá” những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập… Năm 2008, Việt Nam XK thủy sản sang 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm khác nhau. Vượt qua khó khăn, XK thủy sản sang các thị trường chính, và các mặt hàng chính (trừ hàng khô) đều tăng, riêng tháng 12, XK chững lại hoặc giảm mạnh… Biểu đồ 1: Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005 - 6 tháng/2010 Tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2009: Cán đích 4,25 tỷ USD Theo thống kê của Hải quan, năm 2009 xuất khẩu (XK) thủy sản của cả nước đạt 1,216 nghìn tấn, trị giá 4,25 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là kết quả khả quan đối với các doanh nghiệp XK, trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu... Năm 2009, Việt Nam XK 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường. Số lượng sản phẩm và thị trường XK đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt đa dạng hóa sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp XK. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%. Những mảng tối… Góp phần đáng kể vào sự sụt giảm XK trong năm 2009 là thị trường EU – nhà nhập khẩu lớn nhất thủy sản Việt Nam, chiếm 25,8% kim ngạch XK. Xuất khẩu sang thị trường này giảm 4,2% về giá trị, đạt 1,096 tỷ USD, trong đó 5 thị trường đơn lẻ là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bỉ chiếm 64% tổng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam vào khối này . XK sang Italia giảm mạnh nhất về giá trị (- 26,5%), sang Hà Lan giảm 16,9% và sang Tây Ban Nha giảm 2,7%. EU chiếm hơn 40% XK cá tra của Việt Nam với 538,7 triệu USD. Năm 2009, XK cá tra sang thị trường này giảm 7,3% vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập. Tuy nhiên, đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với vấn đề chất lượng cá tra Việt Nam và sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu trong thời gian qua. Giá trung bình XK cá tra giảm từ 2,27 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,21 USD/kg năm 2009. Giá trung bình XK cá tra liên tục sụt giảm từ mức 4,09 USD/kg năm 1998 cho đến nay. Sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thủy sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến XK thủy sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Từ tháng 5 đến hết tháng 12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá 84,6 triệu USD, giảm lần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ. Thị trường Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ 2 trong tốp các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam với 758 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2009, tiếp đến là Mỹ với 713,3 triệu USD, giảm 4,2%. XK mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác giảm đáng kể do sản lượng đánh bắt giảm do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, Trung Quốc cấm biển và sự cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng trong các DN chế biến. Xuất khẩu cá ngừ giảm 4,1%, trong khi XK mực, bạch tuộc giảm 13,8%. XK các sản phẩm cá khác giảm 16%. … và mảng sáng Về thị trường, đứng vị trí thứ 4, thứ 5 và thứ 6 trong tốp các thị trường chính của thủy sản Việt Nam, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc là những thị trường ổn định nhất đối với XK thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 với mức tăng trưởng lần lượt là 2,3% và 6,9% và 38,4%. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây là những thị trường thuận lợi về vị trí địa lý, yêu cầu kỹ thuật không khắt khe như những thị trường lớn khác. Về mặt hàng, mặc dù rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến trầm trọng, trong khi sức tiêu thụ của các thị trường chính giảm, nhưng XK tôm năm 2009 vẫn đạt kết quả khích lệ với 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với 1,625 tỷ USD năm 2008. XK tôm sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đều tăng trưởng 2 con số. Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu 2010: Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm. Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới.  Cơ cấu về chủng loại  Trong 6 tháng/2010, lượng xuất khẩu cá các loại đạt gần 449 nghìn tấn, kim ngạch đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 18,9% về lượng và 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu cá các loại trong 6 tháng/2010 là nhóm hàng cá tra, basa với lượng xuất khẩu đạt hơn 304 nghìn tấn, tăng 12,3%, trị giá đạt 653 triệu USD, tăng 6% so với 6 tháng/2009. Tiếp theo là cá ngừ đạt hơn 41 nghìn tấn, tăng 66%, trị giá hơn 155 triệu USD, tăng 83,7%; cá khô: 17,2 nghìn tấn, tăng 61,2% với trị giá là 36,2 triệu USD, giảm 6,3%; cá loại khác: 86,2 nghìn tấn, trị giá gần 229 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với 6 tháng/2009.  Lượng xuất khẩu tôm trong 6 tháng/2010 đạt 87,2 nghìn tấn với trị giá hơn 718 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu tôm sú đạt 48,7 nghìn tấn, tăng 93,5%, trị giá đạt 467 triệu USD, tăng 97,5%; tôm chân trắng đạt 22,5 nghìn tấn, tăng 89%, trị giá hơn 144 triệu USD, tăng 96%; tôm loại khác đạt gần 16 nghìn tấn với trị giá là 107 triệu USD, giảm 55,7% về lượng và 63,1% về trị giá so với 6 tháng/2009.  Bên cạnh đó, đối với mặt hàng mực và bạch tuộc, cả nước xuất khẩu 41,7 nghìn tấn với trị giá là 173,4 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu mực đạt 24,1 nghìn tấn với trị giá là 121 triệu USD, giảm 1,8% về lượng và tăng 9,1% về trị giá; bạch tuộc đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá là 52,5 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 7,3% về trị giá so với 6 tháng/2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài 1.doc