Đề tài Tình hình xuất khẩu hàng song, mây, tre trong những năm qua ở công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ Thương Mại

Để thấy được tình hình xuất khẩu hàng song mây tre trong những năm qua và triển vọng xuất khẩu trong những năm tới, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre. Để tạo ra hàng hoá xuất khẩu phải trải qua quá trình chế biến và sản xuất hàng hoá. Đây là quá trình quan trọng trong hoạt động xuất khẩu vì giá cả và chất lượng hàng hoá do sản xuất và chế biến quyết định. Sản xuất và chế biến hàng song mây tre ở nước ta từ trước đến nay vẫn mang tính chất thủ công, làm bằng tay là chính.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu hàng song, mây, tre trong những năm qua ở công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và đặc biệt là tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Từ cuối năm 1995 công ty đã đưa vào hoạt động xí nghiệp giầy thể thao ở Gia Lâm, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động, chủ yếu là người địa phương. Trong khi đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn đảm bảo, tỷ trọng hàng chuyên doanh, thủ công mỹ nghệ là chủ lực, ngoài ra còn mở rộng và phát triển thêm mặt hàng nông sản xuất khẩu và một số Ýt hàng tiêu dùng. Đồng thời cũng trong thời gian này công ty đã thí điểm mở rộng tổ chức mô hình các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, củng cố các phòng chuyên doanh và trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu, giảm bít bộ máy và các cán bộ làm công việc gián tiếp. Tiếp tục thử nghiệm quy chế khoán trong kinh doanh nên đã phát huy được một số mặt tích cực, tăng được kim ngạch xuất nhập khẩu, phát huy được tính năng động của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Cho đến hết năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong hai năm (1996 - 1997) đã đạt 63 triệu Rúp - USD. Đã mở rộng phát triển xuất khẩu sang 35 thị trường và nhập khẩu từ 22 thị trường thuộc hơn 50 quốc gia trên thế giới. Như vậy so với năm 1971, năm đầu thành lập công ty, với năm 1997 (sau 26 năm thành lập) thì kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khoảng 30 lần, và với số cán bộ công nhân viên lúc đầu (năm 1971) là 26 người thì đến hết năm 1997 toàn công ty đã có 1.534 cán bộ công nhân viên với 4 xí nghiệp sản xuất, 3 chi nhánh và 15 phòng ban thuộc văn phòng công ty có trụ sở chính tại 37 Lý Thường Kiệt - Hà Nội với vốn điều lệ là 24.533.000.000 đồng trong đó: Vốn cố định: 8.653.000.0000 đồng Vốn lưu động: 15.880.000.000 đồng Có tài khoản tiền Việt và Ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Công ty xuất nhập khẩu mây tre là một doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu theo quyết định thành lập số 212 của Bộ thương mại ký ngày 20 tháng 8 năm 1985. Quyền hạn của công ty Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với tất cả các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế; Được phép mở rộng văn phòng đại diện của mình ở tất cả các nước trên thế giới đã có thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Được quyền bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong công ty; Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức công ty kinh doanh hạch toán độc lập, có con dấu công ty. Xuất phát từ quyền hạn chức năng, nhiệm vụ và qui mô hoạt động của mình, công ty xuất nhập khẩu mây tre đã xây dựng bộ máy quản lý của đơn vị như sau: 1.1.2.1 Ban giám đốc Gồm có: 1 giám đốc 2 phó giám đốc Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, giám đốc có quan hệ trực tiÕp xuống các phòng ban theo quan hệ trực tuyến hai chiều, đồng thời các phòng ban còng quan hệ hai chiều với nhau và cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Ngoài ra giám đốc công ty còn kiêm phụ trách chi nhánh Barotex tại thành phố Hồ Chí Minh. Mét phó giám đốc công ty còn kiêm bí thư Đảng uỷ phụ trách xí nghiệp mây tre Kiêu Kị - Gia lâm - Hà Nội và 2 chi nhánh Barotex Hải Phòng và Đà Nẵng. Một phó giám đốc đặc trách công tác phụ trách xí nghiệp sản xuất giầy thể thao Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Phòng tổ chức Xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty với phương châm gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ, sử dụng cán bộ đúng năng lực, đúng chuyên môn, xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, lựa chọn phương thức trả lương ngoài ra còn làm công tác chính sách xã hội. Phòng hành chính bảo vệ Phong kế toán tài chính Phòng kế hoạch thị trường Phòng chuyên doanh 1 Phòng chuyên doanh 2 Phòng chuyên doanh 3 Các phòng tổng hợp 1,2,3,4 Ban kiến thiết cơ bản Trung tâm dịch vụ du lịch và kinh doanh xuất nhập khẩu Chi nhánh Barotex TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Barotex Đà Nẵng Chi nhánh Barotex Hải Phòng Xí nghiệp mây tre xuất khẩu Kiêu Kị Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu 1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre trong những năm qua Để thấy được tình hình xuất khẩu hàng song mây tre trong những năm qua và triển vọng xuất khẩu trong những năm tới, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre. Để tạo ra hàng hoá xuất khẩu phải trải qua quá trình chế biến và sản xuất hàng hoá. Đây là quá trình quan trọng trong hoạt động xuất khẩu vì giá cả và chất lượng hàng hoá do sản xuất và chế biến quyết định. Sản xuất và chế biến hàng song mây tre ở nước ta từ trước đến nay vẫn mang tính chất thủ công, làm bằng tay là chính. 1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn 1.2.1.1 Thuận lợi Ngoài những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ưu tiên khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu (nhất là những ngành hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước như song mây tre, nứa lá ... ) như chính sách thuế, cho vay ưu đãi, ... thì trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre có một số thuận lợi sau: Về lao động Nước ta là nước nông nghiệp, mới bắt đầu phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nên người lao động còn dư thừa nhiều ở các vùng nông thôn. Người lao động Việt Nam vốn cần cù khéo léo và sáng tạo, đấy là những đặc điểm rất phù hợp với nghề thủ công. Ngoài ra nước ta còn có nhiều làng nghề, vùng nghề sản xuất chế biến hàng song mây tre có truyền thống lâu đời, có nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiệt huyết với nghề. Về nguyên liệu Nguyên liệu để sản xuất chế biến hàng song mây tre có hầu hết ở các địa phương trong cả nước. Từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ miền xuôi đến miền ngược. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển hàng song mây tre ở khắp mọi miền đất nước. Về công cụ sản xuất Công cụ dùng trong sản xuất chế biến hàng song mây tre hiện nay ở nước ta hầu hết là dụng cụ cầm tay, đơn giản dễ chế tạo, rẻ tiền. Ở đâu cũng có thể tự sản xuất, chế tạo lấy được. Về khí hậu Nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới nóng Èm, mùa hè có nắng nhiều, mùa rét khí hậu khô hanh nên cũng là một thuận lợi trong khai thác và chế biến hàng song, mây, tre. Ngoài những thuận lợi chính đã nêu ở trên, trong sản xuất và chế biến hàng song, mây, tre không cần vốn đầu tư lớn, diện tích dùng để sản xuất chế biến không cần rộng, không cần nhà xưởng lớn. Có thể sản xuất chế biến song mây tre ngay trong từng gia đình và có thể tận dụng cả thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi giải trí để sản xuất ra sản phẩm. 1.2.1.2 Khó khăn Ngoài những thuận lợi vừa kể trên, trong sản xuất chế biến hàng song mây tre còn gặp nhiều khó khăn nữa như: Đội ngũ lao động của nước ta ở các vùng nghề nhiều nhưng chưa tinh thông, năng lực sáng tạo còn hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản, chưa được đầu tư thích đáng về khoa học kỹ thuật, về công nghệ tiên tiến cho sản xuất chế biến hàng song mây tre. Trong khai thác chế biến còn dùng công cụ thô sơ, vì vậy dẫn đến năng suất rất thấp, chất lượng không cao. Ngoài ra khí hậu nhiệt đới ở nước ta, một mặt cũng gây không Ýt khó khăn cho việc sản xuất chế biến hàng song mây tre nhất là vào mùa xuân, độ Èm không khí rất cao làm cho công tác bảo quản rất khó khăn, sản phẩm dễ bị mốc ải biến mầu nếu như không có phương pháp và hình thức bảo quản thích hợp. 1.2.2 Tiềm năng nguyên liệu và tình hình sản xuất hàng song mây tre 1.2.2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng song mây tre trên thế giới Một điều dễ nhận thấy là không phải nước nào, vùng nào trên thế giới cũng có được cây song, mây, tre và cũng không phải bất cứ nước nào, quốc gia nào có loại cây này đều có ngành song mây tre phát triển. Tình hình cung trên thị trường mây tre trên thế giới Trong nửa đầu thập niên 90, tình hình cung hàng mây tre trên thế giới hầu như không có biến động gì đáng kể. So với những năm 80, lượng cung trung bình những năm gần đây tăng lên rất chậm, hàng năm chỉ tăng trung bình vào khoảng 0,23%/ năm. Trong khi đó chỉ tiêu này của những năm 80 đạt tới 3% / năm. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng 1. Song điều chú ý về cung hàng mây tre trên thế giới là cơ cấu của các nước xuất khẩu mây tre nguyên liệu so với các nước xuất khẩu mây tre thành phẩm hoặc bán thành phẩm đang có thay đổi. Inđônêxia trước kia phần lớn là xuất khẩu song mây nguyên liệu cho Hông Công, Đài Loan, Trung Quốc ... Các nước này nhập khẩu nguyên liệu rồi tổ chức sản xuất ra thành phẩm như chiếu mây, bàn ghế ... rồi lại xuất khẩu sang các nước khác. Nhưng hiện nay Iđônêxia và một số nước khác đang có chính sách cấm xuất khẩu song, mây, tre dưới dạng nguyên liệu. Dự đoán trong tương lai, các nước trước kia xuất khẩu nguyên liệu sẽ chuyển sang xuất khẩu thành phẩm và bán thành phẩm để cung cấp cho thị trường thế giới. Một đặc điểm nữa là cung hàng mây tre là lượng cung ra thị trường luôn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của các nước xuất khẩu, chủ yếu là các nước châu Á. Bảng 1 Kim ngạch trao đổi hàng năm trên thế giới giai đoạn 1985 - 1995 Năm Tổng kim ngạch trao đổi của thế giới (1.000 USD) Tỷ lệ tăng so với năm trước đó (%) 1985 20.303.223 1986 20.810.803 2,5 1987 21.372.694 2,7 1988 22.056.620 3,2 1989 22.828.601 3,5 1990 22.874.258 0,2 1991 22.920.006 0.2 1992 22.965.846 0,2 1993 23.020.964 0,24 1994 23.087.724 0,29 1995 23.173.148 0.37 Trên thế giới, buôn bán đồ dùng gia đình bằng song, mây, tre tăng từ 13,58 tỷ USD (năm 1990) lên 15,2 tỷ USD (năm 1995). Nước cung cấp khối lượng đồ dùng gia đình bằng song, mây, tre lớn trên thế giới hiện nay là Inđônêxia, Philipin, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Công. Tình hình cầu hàng mây tre trên thế giới Điểm qua kim ngạch trao đổi trên thị trường mây tre thế giới những năm gần đây (Bảng 1) ta sẽ thấy rõ điều đó. Ngoài mức tăng về số lượng, nhu cầu về hàng song, mây, tre cũng rất đa dạng, các sản phẩm có kiểu cách đơn điệu vẫn ở dạng thô như hiện nay không được người tiêu dùng ưa chuộng. Sở thích của họ là gọn nhẹ, bền, đẹp và tiện lợi trong sử dụng. Dự báo trong thời gian tới, những sản phẩm có độ tiện lợi cao sẽ có nhu cầu cao nhất. Đó là những sản phẩm: Đồ đạc nội thất trong nhà như giường, tủ, bàn ghế, v.v ... Được sản xuất theo từng bộ với các bộ phận tách rời mà người tiêu dùng có thể tự lắp ráp lấy. Trên thế giới buôn bán đồ dùng gia đình đã chiếm 75 - 80 % tổng lượng buôn bán hàng mây tre. Năm 1995, lượng này tăng lên 15,2 tỷ USD, tức là tăng 12% so với con sè 13,58 tỷ USD của năm 1994. Các nước xuất khẩu hàng mây tre chính trên thế giới Trên thế giới các nước xuất khẩu hàng song, mây, tre tập trung hầu hết ở châu Á, trong đó có 1 số các quốc gia đáng chú ý như: Inđonêxia, Malayxia, Singapo, Philipin, Ên Độ, Trung Quốc ... Giữa các nước này tỷ lệ thị trường chiếm giữ là khá đồng đều. Dưới đây là kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre ở một số nước trên thế giới, xếp theo thứ tự từ các nước xuất khẩu nhiều đến các nước xuất khẩu Ýt (bảng 2). Bảng 2 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre trên thế giới (từ 1997 - 2000) , đơn vị 1.000 USD* Theo tµi liÖu vÒ hµng m©y tre cña Philipine TT Nước xuất khẩu 1997 1998 1999 2000 Kim ngạch Tỷ trọng 1 Inđônêxia 3.890.543 3.901.825 3.916.263 3.928.216 16,09 2 Malasia 3.568.254 3.578.597 3.591.838 3.601.574 15,48 3 Thái Lan 2.923.662 2.932.140 2.942.989 2.954.232 12,70 4 Philipine 2.647.410 2.655.093 2.664.911 2.676.942 11,51 5 Ên Độ 2.371.159 2.378.035 2.386.833 2.390.756 10,28 6 Trung Quốc 2.302.096 2.308.772 2.317.318 2.326.536 10,00 7 Đài Loan 1.657.509 1.662.315 1.668.467 1.672.861 7,19 8 Singapo 1.473.341 1.477.614 1.493.080 1.488.282 6,40 9 Hồng Công 1.289.173 1.292.912 1.297.695 1.301.216 5,59 10 Việt Nam 22.497 25.163 33.722 39.876 0,17 11 Các nước khác 897.817 900.421 903.754 873.760 3,75 12 Tổng 23.020.964 23.087.724 23.173.148 23.254.253 100% Từ bảng trên ta thấy có thể rót ra hai nhận xét: Thứ nhất : Tỷ lệ % kim ngạch của mỗi nước so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong 5 năm qua gần như không đổi. Thứ hai: Kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước tăng lên rất đÒu đặn, không hề có sự tăng giảm đột biến nào. Điều này chứng tỏ là cung mặt hàng này trên thế giới là rất ổn định. Tuy khá đồng đều về lượng kim ngạch, nhưng mỗi nước lại có đặc điểm riêng về nhóm hàng xuất khẩu của mình. Inđônêxia là nước có nguồn nguyên liệu dồi dào nhất, do đó lượng kim ngạch thu về chủ yếu là từ xuất khẩu nguyên liệu. Malaysia có giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp chế biến song, mây, tre cũng tương tự như Inđônêxia chủ yếu đi lên từ xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm. Thái Lan chủ yếu là xuất khẩu hàng mây tre dưới dạng dụng cụ gia đình. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Thái lan tăng rất nhanh chóng. Từ 1 tỷ 103 triệu USD năm 1991 lên đến 1 tỷ 573 triệu USD năm 1995 (tức là tăng 42,6%). Có thể nói ngành xuất khẩu đồ đạc bằng mây tre của nước này đầy triển vọng. Theo trung tâm thông tin về song mây (RIC) đặt tại Malaysia thì hàng năm Philippine có thể khai thác được khoảng 40 - 57 triệu mét song mây, với khối lượng từ 7.000 đến 10 nghìn tấn. Tuy trữ lượng này không nhiều lắm nhưng nước này lại có công nghệ chế biến tiến bộ. Xuất khẩu dụng cụ gia đình của Philippine tăng từ 925 triệu USD năm 1991 lên 1 tỷ 25 triệu USD năm 1995 (tức là tăng 32,4%). Ên Độ và Trung Quốc là 2 nước chủ yếu xuất khẩu bán thành phẩm và thành phẩm. Còn Đài Loan và Hồng Công chuyên nhập khẩu nguyên liệu (thường nhập của Inđônêxia) để đem về công nghiệp trong nước thành sản phẩm hoàn thiện xuất đi các nước khác. 2.2.2.2 Tiềm năng nguyên liệu và tinh hình sản xuất hàng song, mây, tre ở Việt Nam Tiềm năng nguyên liệu Như chóng ta đã biết: Cây song, mây là loại cây leo được phát triển tự nhiên ở những khu rừng nhiệt đới có mưa nhiều. Do đó với ưu thế về rừng chiếm 40% diện tích toàn lãnh thổ, đã tạo cho Việt Nam có một trữ lượng đáng kể về các loại cây. Song, mây, tre, nứa, mai, v.v... Được bắt đầu từ các tỉnh phía Bắc trải dài dọc Trường Sơn, chạy vào phía nam. Đâu đâu người ta cũng có thể tìm thấy cây song, mây, tre. Ở Việt Nam có đủ 5 dòng họ song mây, trong đó có tới 145 loại, chủ yếu là giống song mây calamus, hasces ... mà chúng ta quen gọi là song hèo, song bét, song đá, song cát, mây nước, mây rút... Nguồn nguyên liệu này được tập trung nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam- Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Tây Nguyên... ngoài ra còn một số khu vực trồng vườn như Hưng Yên, Thái Bình. Tình hình sản xuất và chế biến hàng mây tre xuất khẩu ở Việt Nam Bảng.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre của cả nước Đơn vị tính: 1.000 USD Năm 1997 1998 1999 2000 Tổng Tổng kim ngạch 22.823 22.497 25.163 33.722 128.843 1.3 Thực tế xuất khẩu hàng song, mây, tre của Barotex 1.3.1.Thị trường xuất khẩu của Barotex Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu của Barotex* Nguån: Tµi liÖu B¸o c¸o tæng kÕt 5 n¨m (86 - 90) cña Barotex (Đơn vị: triệu Rúp) Nước 1986 1987 1988 1989 1990 Liên Xô cũ 16,4 22 24,9 33,6 27,5 Ba Lan 3,8 2,9 3,8 8,0 5,0 Bulgaria 0,3 0,4 0,1 0,3 0,2 Cu ba 4,1 3,0 3,8 2,6 2,7 CHDC Đức 1,5 1,0 0,4 1,1 1,0 Hung ga ri 1,1 0,7 0,6 0,3 0,3 Rumania 0,4 0,2 0,8 0,7 Tiệp Khắc 0,8 0,6 1,2 2,5 1,3 Tổng cộng 28,4 30,6 36,0 49,2 38,7 Bảng 5. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre từ năm 1991 đến 1995 (Đơn vị: triệu USD) Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre Số thị trường xuất khẩu 1991 1,9 21 nước 1992 2,2 25 - 1993 2,4 25 - 1994 2,8 26 - 1995 7,1 38 - 1996 9,5 52 1997 6,67 54 Hình 1. Sơ đồ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre của Barotex vào một số nước châu Á năm 1995, đơn vị tính USD 1.500.000 NhËt B¶n Singapo §µi Loan 1.000.000 Hµn Quèc Malaysia Hång C«ng 500.000 Bảng 6. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo loại hàng của Barotex vào Nhật Bản (từ 1993 - 1995)* Tµi liÖu vÒ thÞ tr­êng cña c«ng ty Loại 1993 1994 1995 1996 1997 Song mây nguyên liệu 500.575 715.233 897.556 972.836 989.401 Mặt mây 69.800 82.115 96.527 130.216 125.763 Mành các loại 92.100 105.829 120.537 165.312 150.000 Hàng mây tre đan 215.321 251.612 308.856 1.277.101 456.312 Tổng sè 877.796 1.154.789 1.423.476 2.545.465 1.721.476 Hinh 2. Sơ đồ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu của Barotex vào một số nước ở khu vực Tây Băc  u năm 1995* Theo tµi liÖu vÒ thÞ tr­êng cña c«ng ty T©y Ban Nha 1.200.000 Hµ Lan 1.000.000 Italia 800.000 600.000 Ph¸p Thuþ §iÓn 400.000 §øc 200.000 Châu Phi tuy là thị trường rất khó xâm nhập nhưng công ty cũng đang đầu tư tìm hiểu để không để lỡ những cơ hội có thể có. Sang năm 1996, công ty vẫn đầu tư và duy trì phát triển các mặt hàng chuyên doanh song, mây, tre xuất khẩu, cố gắng khai thác thương nhân, thị trường để phát triển mặt hàng mới. Đặc biệt là ở hai khu vực châu Á Thái bình dương và Tây bắc Âu, đồng thời vẫn duy trì phát triển các thị trường khác. Kết quả công ty đã phát triển thêm được nhiều thương nhân, ký thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng mây tre, tăng được kim ngạch xuÊt khẩu, đảm bảo cho công ty hoàn thành kế hoạch năm 1996 và còn kim ngạch gối đầu cho sản xuất và kinh doanh năm 1997. Trong đó ở một số thị trường chính như: Thị trường Nhật tăng 9% so với năm 1995. Thị trường Hàn Quốc tăng 4% so với năm 1995. Thị trường Italia tăng 40% so với năm 1995. Thị trường Tây Ban Nha tăng 22% so với năm 1995. Thị trường Hà Lan tăng 25% so với năm 1995. Bảng 7. Kết quả kim ngạch xuất khẩu mây tre 2 năm (1995-1996) của công ty Barotex (Đơn vị 1.000USD) Mặt Năm 1995 Năm 1996 Hàng Công ty Bắc Trung Nam Công ty Băc Trung Nam Song, mây và tre 7.134 3.034 719 3.381 9.500 4.900 1.900 2.700 Bảng 8. Kim ngạch xuất khẩu song, mây, tre năm 1997 của công ty Barotex. (Đơn vị tính 1000 USD) Năm 1996 1997 Kim ngạch xuất khẩu song, mây, tre 9.500 6.665 Bảng 9. Kim ngạch xuất khẩu song, mây, tre năm 1997 của công ty Barotex sang một số thị trường chính (Đơn vị tính 1000 USD). Thị trường Năm 1996 Năm 1997 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Nhật Tây Ban Nha Ý 2.545 1.025 1.237 26,79 10,79 13,02 1.721 1.111 698 25,82 16,66 10,47 Hà Lan 300 3,15 200 3,0 Thuỵ Điển 407 4,28 201 3,01 Pháp 242 2,54 168 2,52 Singapo 241 2,53 90 1,35 Hàn Quốc 594 6,25 113 1,69 Đài Loan 147 1,54 113 1,69 Các nước khác 2.762 29,07 2.250 33,75 Tổng cộng 9.500 100 6.665 100 1.3.2 Hiệu quả xuất khẩu hàng song, mây, tre của công ty Barotex. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về một số mã hàng song, mây, tre mà công ty Barotex đang xuất. Thí dô 1: Xuất nguyên liệu song sơ chế. Theo số liệu tính toán của phòng chuyên doanh 2 thì chi phí cho việc xuất khẩu 1 tấn song luộc dầu như sau: Chi phí nguyên liệu 3.400.000 đ. Chi phí nhiên liệu 505.000 đ Chi phí bao bì 100.000 đ Chi phí nhân công 225.000 đ Chi phí vận chuyển - lưu kho 500.000 đ Các chi phí khác 287.000 đ Giá thành xuất khẩu 5.017.000 đ Giá bán FOB là 550 USD/1tấn Thí dô 2: Xuất khẩu bàn ghế song mây Theo số liệu tính toán của xí nghiệp sản xuất mây tre Kiêu Kỵ- Gia Lâm- Hà Nội thì xuất khẩu một bộ bàn ghế mã 51020 gồm : một bàn chính, 2 bàn phụ, 2 ghế đi văng thì toàn bộ chi phí sẽ là: Chi phí nguyên liệu song mây các loại 360.000 đ Chi phí nguyên liệu sợi mây vỏ 168.000 đ Chi phí nguyên liệu ruột mây 60.000 đ Chi phí nguyên liệu đinh, vít các loại 9.000 đ Chi phí nguyên liệu xăng 20.000 đ Chi phí nguyên liệu dầu bóng 100.000 đ Chi phí nguyên liệu giấy nháp 10.000 đ Chi phí nguyên liệu bao bì 30.000 đ Các chi phí khác 260.000 đ Giá thành xuất khẩu 1.017.000 đ Giá bán FOB 110 USD/bộ Vậy chi phí để có 1 USD là: đ : 110 USD = 9.245 đ Giá bán 1 USD trên thị trường Việt Nam cuối năm 1997 là 11.500 đ/1USD Vậy 11.500 đ - 9.245 đ = 2.255 đ Như vậy cứ xuất khẩu một bộ bàn ghế song mây với giá 110 USD thì được lãi là: 2.255 đ x 110 USD = 248.050 đ Như vậy tỷ lệ lãi sẽ là: 24%. Thí dô 3: Xuất khẩu hàng mây đan (đĩa mây) mã KK-129. Theo số liệu tính toán của xí nghiệp sản xuất mây tre Kiêu Kỵ- Gia Lâm - Hà Nội thì khi xuất mà KK-129 thì toàn bộ chi phí sẽ gồm: Chi phí mua nguyên liệu 3.500 đ Chi phí lao động 3.000 đ Chi phí bao bì 2.000 đ Chi phí kho bãi, vận chuyển 1.500 đ Chi phí khác 1.700 đ Giá thành xuất khẩu 11.700 đ Giá bán FOB 1,2 USD/chiếc Chi phí để có 1 USD: 11.700 đ : 1,2 USD = 9.750 Giá bán 1 USD trên thị trường Hà Nội cuối năm 1997 là 11.500 đ/1USD. Vậy: 11.500đ - 9.750 đ = 1.750 đ Khi xuất khẩu một mã hàng mây đan với giá 1USD thì người xuất khẩu được lãi: 1.750 x 1,2 = 2.100 đ Như vậy tỷ lệ lãi sẽ là: 18%. PHẦN 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG SONG, MÂY, TRE CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE BỘ THƯƠNG MẠI 2.1 Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng song, mây, tre của công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ Thương Mại Qua công tác nghiên cứu khảo sát, công ty đã chủ động sử dụng tất cả các hình thức để thực hiện mục tiêu tìm kiếm thị trường như: Tăng cường cử các đoàn ra nước ngoài (kể cả những người trực tiếp sản xuất ở các địa phương cũng được đi cùng với các đoàn công ty) để trực tiếp quảng cáo, giới thiệu hướng dẫn và tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài. Chủ động mời, tiếp xúc và lôi kéo khách hàng nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với các cơ sở sản xuất để khách hàng có điều kiện cơ sở để quyết định nhanh việc ký kết hợp đồng. Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài. Tăng cường cải tiến sáng tác đa dạng hoá đề tài, mẫu mã mới và sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo bằng catalogue, lịch, tờ bướm... Gửi đơn chào hàng tới tất cả các khách hàng mới thông qua các đại diện ở các cơ quan thương vụ của ta ở nước ngoài, đồng thời tổ chức các hội nghị khách hàng thông qua các thương vụ, các văn phòng đại diện của các nước khác tại Việt Nam vào các dịp Noel, tết dương lịch v.v... Dưới đây là các biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng song, mây, tre ở công ty trong năm nay và những năm tiếp theo. 2.1.1 Phân loại thị trường xuất khẩu để có biện pháp ứng xử cho phù hợp Hiện nay trong chiến lược thị trường, công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ thương mại phân thị trường tiêu thụ hàng song, mây, tre thành các nhóm: Nhóm 1 : Khu vực Đông Âu - Liên Xô cũ bao gồm các nước SNG, Ba lan, Tiệp khắc, Rumani, Bungari. Nhóm 2: Khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm các nước Nhật, Hồng Công, Singapo, Hàn quốc, Đài Loan... Nhóm 3: là khu vực Tây - Bắc Âu bao gồm các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, ... đây là thị trường rất “ khó tính” vì thế hàng hoá phải có chất lượng cao mới có thể thâm nhập vào được. Nhóm 4: Khu vực châu Mỹ bao gồm Canađa, Hoa kỳ, Cuba, Mêhico, Achentina... Barotex đánh giá cao thị trường này, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ vì ở đây hàng năm có nhu cầu nhập khẩu hàng song, mây, tre rất lớn. Nhóm 5: khu vực Trung cận đông và Châu Phi 2.1.2 Chỉ tiêu về mặt hàng và phương thức kinh doanh xuất khẩu 2.1.2.1 Xác định mây tre là mặt hàng chuyên doanh truyền thống mà công ty đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả, cần tập trung chỉ đạo kinh doanh để đưa kim ngạch, doanh thu hàng mây tre chiếm tỷ trọng cao từ 60% trở lên trong tổng kim ngạch doanh thu hàng xuất khẩu của cả công ty. Công ty phấn đấu phải là đơn vị có kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre lớn nhất trong cả nước. Văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc (trừ xí nghiệp giầy) phải nắm hàng mây tre, không buông lỏng quản lý, không để thông tin về khách hàng, mẫu mã, giá cả xuất khẩu chuyển ra bên ngoài. 2.1.2.2 Tích cực khai thác nguồn hàng, thị trường, mở rộng kinh doanh trên cơ sở tính toán đảm bảo kinh doanh có lãi hoặc Ýt ra đủ bù chi phí để tăng kim ngạch, doanh thu, tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.1.2.3 Về phương thức kinh doanh Đối với hàng song, mây, tre thì chủ yếu tự doanh mua đứt bán đoạn, bằng mọi cách phải tạo đủ vốn dể kinh doanh. 2.1.3 Về tổ chức nguồn hàng xuất khẩu Trong điều kiện hoạt động trong cơ chế thị trường, để duy trì và phát triển kim ngạch mặt hàng song, mây, tre xuất khẩu, vấn đề quyết định hàng đầu hiện nay là vốn, cơ chế chính sách và điều hành chỉ đạo của doanh nghiệp. Thống nhất về nguyên tắc quản lý, điều hành trong sản xuất, thu mua về ngành hàng song mây tre trong nội bộ công ty. Chuyển hướng hoạt động của công ty về cơ sở sản xuất, về các làng nghề có mặt hàng xuất khẩu cho công ty như: Xây dựng các hợp tác xã cổ phần có tham gia vốn của công ty Xây dựng các đại diện cho công ty ở các cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các phòng ban, chi nhánh với công ty để tạo ra mặt hàng và khả năng xuất khẩu. Chấn chỉnh, xem xét để chọn lọc lại các đối tác kinh doanh mua hàng và bán cho công ty, đảm bảo an toàn về vốn và kinh doanh có lãi. Phải ưu tiên đặt hàng cho các cơ sở sản xuất có quan hệ làm ăn lâu dài ổn định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 4.doc
Tài liệu liên quan