Đề tài Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO và những định hướng phát triển

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 2

I. Khái quát các kênh thị trường nông sản hiện nay 2

1. Kênh thị trường các sản phẩm xuất khẩu 2

1.1. Mặt hàng cà phê 2

1.2. Mặt hàng cao su 4

1.3. Mặt hàng điều 6

1.4. Mặt hàng tiêu 8

1.5. Mặt hàng chè 11

1.6. Mặt hàng rau quả 13

2. Thị trường tiêu thụ trong nước 16

II. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tiêu thụ nông sản 23

1. Hệ thống chợ 23

1.1. Chợ bán lẻ, bán buôn loại nhỏ hoặc hỗn hợp bán lẻ, bán buôn 23

1.2. Chợ đầu mối 24

2. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 25

2.1. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh 25

2.2. Siêu thị tại tỉnh Đồng Nai 27

2.3. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ở Hà Nội 27

PHẦN THỨ II: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ NÔNG SẢN 29

I. sức cạnh tranh mặt hàng cà phê xuất khẩu 29

1. Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất của ngành cà phê Việt Nam 29

2. Những tồn tại chủ yếu của mặt hàng cà phê nước ta 31

II. Sức cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu 34

1. Năng lực sản xuất 34

2. Giá thành sản xuất 35

3. Cơ cấu chủng loại mủ cao su 36

III. Sức cạnh tranh Mặt hàng rau quả xuất khẩu 38

1. Năng lực sản xuất 38

2. Cơ cấu chi phí và giá cả 39

3. Chất lượng 42

4. Tính đa dạng của sản phẩm 46

iV. Sức cạnh tranh Mặt hàng chè xuất khẩu 46

V. Sức cạnh tranh Mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu 48

1. Lợi thế cạnh tranh 48

2. Các tồn tại 49

VI. Sức cạnh tranh Mặt hàng điều xuất khẩu 49

1. Lợi thế và sức cạnh tranh trong sản xuất và giá xuất khẩu điều 49

2. Những yếu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh của ngành điều 50

PHẦN THỨ III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 51

I. Mặt hàng cà phê 51

II. Mặt hàng nhân điều 51

III. Mặt hàng chè 51

IV. Mặt hàng Rau quả 52

V. Mặt hàng tiêu 52

VI. Mặt hàng cao su 53

KẾT LUẬN 54

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO và những định hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện đại hoá đất nước thì kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều yếu kém và thách thức, đặc biệt đối với vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Nhìn chung, thị trường nông thôn còn kém phát triển, hoạt động thương mại kém năng động, nguồn cung không ổn định nên giá cả nông sản thường biến động mạnh (khi vào vụ thu hoạch giá thường giảm mạnh, khi giáp hạt lại tăng cao), ảnh hưởng đến thu nhập và gây tâm lý bất an cho người nông dân. Hơn nữa, cơ cấu đầu tư vào khu vực nông thôn chỉ mới nặng vào đầu tư sản xuất, chưa chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ. Cơ sở hạ tầng thương mại hàng nông sản như chợ, cửa hàng hợp tác xã, kho tàng, bến bãi, đường giao thông, phương tiện vận chuyển... còn thiếu nhiều. Trừ một số trung tâm thương mại và chợ ở các thị trấn, thị tứ,... hầu hết các chợ ở nông thôn đều tạm bợ, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn; chưa hình thành được mạng lưới liên kết, đồng bộ trong tiêu thụ hàng nông sản giữa các địa phương. Tất cả những nguyên nhân trên đã hạn chế việc mở rộng và phát triển thị trường nông sản ở khu vực nông thôn. Thị trường miền núi Địa bàn miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất đai của cả nước, đa số dân cư có thu nhập thấp, sống rải rác ở những vùng đồi núi cao, kết cấu hạ tầng kém phát triển, đường sá đi lại khó khăn. So với các vùng khác, thu nhập và chi tiêu của người dân miền núi thường thấp hơn nhiều. Theo kết quả điều tra mức sống năm 2001 - 2002, thu nhập bình quân đầu người ở vùng Tây Bắc đạt mức thấp nhất (196,95 ngàn đồng/tháng), vùng Tây Nguyên ( 244,03 ngàn đồng) trong khi ở vùng Đông Nam Bộ đạt 619,68 ngàn đồng, ĐBSCL 371,31 ngàn đồng, ĐBSH 353,12 ngàn đồng. Tương ứng, mức bình quân chi tiêu cho đời sống là: 178,97 ngàn đồng/người/tháng ở vùng Tây Bắc và 201,83 ngàn đồng ở vùng Tây Nguyên; các vùng khác là 447,59; 258,38; 271,23 ngàn đồng. Trong tổng mức chi tiêu cho đời sống, chi cho gạo ở vùng miền núi chiếm tỷ lệ khá cao (40,9% với mức 13,53 kg/người/tháng ở vùng Tây Bắc, 33,47% với mức 12,51 kg/người/tháng ở vùng Tây Nguyên), tương ứng mức chi cho thịt là 21,96% (1,11 kg/người/tháng) và 19,62% (0,95 kg/người/tháng), rau 2,57% (1,69 kg/người/tháng) và 2,66% (1,39 kg/người/tháng). Người dân miền núi, đặc biệt ở phía Bắc thường tự túc phần lớn các khoản chi tiêu cho ăn uống, lượng mua đổi trên thị trường chiếm tỷ lệ rất thấp: ở Hà Giang là 36,9%; Lai Châu 37,7%; Tuyên Quang 45,9%; Cao Bằng 47,5%; Sơn La 49,9%. Từ khi Đảng và Chính phủ có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, thương mại hàng hoá ở các tỉnh miền núi phát triển hơn trước với sự tham gia ngày càng tăng của lực lượng tư nhân (chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ). Tuy nhiên, các chợ tập trung chủ yếu ở các thị xã, thị trấn, đáp ứng phần lớn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng và vật tư nông nghiệp đồng thời tiêu thụ nông sản hàng hoá do nông dân làm ra. Do đặc điểm địa lý và tập quán sinh sống, chợ vừa là nơi mua bán trao đổi hàng hoá vừa là nơi giao lưu văn hoá. Chính phủ đã và đang có những chính sách như: chương trình 135; chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển một số mặt hàng thiết yếu; chính sách phát triển thương mại miền núi, giao cho các tỉnh quy hoạch phát triển hợp lý các chợ ở trung tâm cụm xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc... để cải thiện đời sống đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, dịch vụ thương mại trên địa bàn miền núi vẫn còn rất nghèo nàn, lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu sinh sống của dân cư. II. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tiêu thụ nông sản Biểu 11. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại kinh doanh nông sản năm 2004 ĐVT: cái Khu vực Chợ bán lẻ, bán buôn (nhỏ hoặc hỗn hợp) Chợ đầu mối Siêu thị, trung tâm thương mại ĐBSH 1.820 4 66 Đông Bắc 1.730 1 3 Tây Bắc 470 Bắc Trung Bộ 1.510 1 2 DHNTB 620 2 Tây Nguyên 450 1 1 ĐNB 530 11 74 ĐBSCL 1.140 2 2 TÔNG CÔNG 8.270 20 150 Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương Mại - Bộ Thương Mại. 1. Hệ thống chợ 1.1. Chợ bán lẻ, bán buôn loại nhỏ hoặc hỗn hợp bán lẻ, bán buôn - Số lượng: Năm 1995 cả nước mới chỉ có hơn 4.000 chợ, đến năm 2004 con số này khoảng gần 8300. Trung bình mỗi chợ ở thành thị có diện tích xấp xỉ 4.000 m2, ở nông thôn khoảng 2.300 m2. Hiện nay, chỉ có hơn 10% tổng số chợ được xây dựng kiên cố, trên 30% được xây dựng bán kiên cố, còn lại là chợ họp ngoài trời. Mặc dù đã khá lớn về số lượng, song hệ thống chợ hiện còn nhiều bất cập từ cơ sở vật chất, qui mô, mật độ phân bổ đến phương thức buôn bán, hiệu quả, quản lý. - Số người bán hàng: có khoảng 2 triệu; tỉ lệ người bán hàng cố định ở chợ thành thị là 59%, còn ở nông thôn là 47%. 1.2. Chợ đầu mối Khác với chợ truyền thống, cấu trúc của loại hình chợ này là ngoài khu vực phục vụ quản lý, dịch vụ.... phải có các khu vực chức năng chủ yếu như: khu dành cho các hoạt động giao dịch buôn bán; khu trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu cung ứng vật tư hàng hoá và các dịch vụ kỹ thuật khác cho nông dân, khu dự trữ bảo quản hàng hoá; khu vực thông tin thị trường và tư vấn kinh doanh (có bản thông tin điện tử, bản tin hàng tuần, tờ rơi hàng ngày, giao dịch qua điện thoại, truy cập qua mạng Internet...). Chợ đầu mối nông sản hiện tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội: - Tại TP Hồ Chí Minh: Hai chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh đã được di dời điểm ra chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (chợ Thủ Đức) và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (chợ Hóc Môn). Chợ Thủ Đức có tổng diện tích 20,3 ha, tổng vốn đầu tư 182 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 41 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng) với gần 600 tiểu thương kinh doanh có hiệu quả, không còn sạp nào tại chợ bị bỏ trống. Gần 300 tiểu thương kinh doanh tại chợ cũng dần đi vào nề nếp, lượng hàng chợ bình quân đạt 600 - 650 tấn/ngày. Cả hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức và Hóc Môn đều đi vào hoạt động từ cuối năm 2003 nhưng doanh thu lại có sự khác nhau do cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động khác nhau. Riêng chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn nhất nước là chợ Bình Điền (quận 8) - do Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn là chủ đầu tư với diện tích 65 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1000 tỷ đồng đón nguồn hàng nông sản thực phẩm từ các tỉnh miền Tây đang còn ở giai đoạn triển khai thi công. Khi đi vào hoạt động, khu vực này sẽ tiếp nhận tiểu thương từ 8 chợ đầu mối nông sản thực phẩm còn lại trong nội thành di dời ra. - Tại Hà Nội:Gần 3 năm kể từ khi khai trương, chợ đầu mối nông sản - thực phẩm Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) vẫn trong cảnh vắng lặng. Các hộ kinh doanh chỉ trụ vài ngày rồi bỏ đi vì không buôn bán được. Các chợ đầu mối Đền Lừ, Bắc Thăng Long, chợ Sóc Sơn hiện nay cũng trong tình trạng vắng vẻ. Các chợ đầu mối ở Hà Nội đang gặp khó khăn bởi quy hoạch có nhiều bất cập. Phần lớn chợ xây dựng từ năm 2000, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Theo Sở Thương Mại, hướng giải quyết thời gian tới là đưa các chợ đầu mối đủ điều kiện trở thành trung tâm thương mại như chợ Đền Lừ, chợ Xuân Đỉnh và thành trung tâm bán buôn nhu chợ Bắc Thăng Long. Ngoài ra, Sở sẽ khai thác chợ và tổ chức cho hộ kinh doanh tiếp xúc với UBND quận, huyện chủ quản để đưa ra phương án tổ chức kinh doanh. - Khu vực Bắc Miền Trung: Bộ Thương Mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Thương Mại Nghệ An vừa khởi công xây dựng chợ đầu mối nông sản khu vực Bắc Miền Trung, với tổng mức đầu tư dự án giai đoạn I là 32 tỷ 173 triệu đồng. Dự kiến tháng 4/2005 công trình này sẽ đi vào hoạt động. Dự án do Sở Thương Mại Nghệ An là chủ đầu tư, có diện tích 7 ha tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) nằm phía Bắc thị trấn Quán Hành. Chợ đầu mối nông sản Bắc Trung Bộ hoàn thành sẽ là loại hình chợ hiện đại bán buôn với phương thức sàn giao dịch trực tiếp cho người sản xuất có nông sản hàng hoá cần lưu thông xuất khẩu với các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản khu vực. Đây cũng sẽ là trung tâm bảo quản, chế biến nông sản với hệ thống kho bảo ôn, thiết bị chế biến hiện đại. Chợ đầu mối còn thiết lập một hệ thống trung tâm thông tin và cơ sở dịch vụ nhằm phục vụ trực tiếp cho nông dân khai thác các nhu cầu về thị trường, giá cả, kiến thức sản xuất và khuyến nông... qua mạng thông tin điện tử. 2. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại Nhìn chung, hiện nay mặt hàng nông sản trong các siêu thị và trung tâm thương mại còn chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, do thu nhập dân cư tăng nhanh và đòi hỏi về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng lên, tiêu thụ loại mặt hàng này tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ ngày càng cao. 2.1. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh Một số hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại điển hình tại TP. Hồ Chí Minh: Siêu thị: Hệ thống siêu thị COOP Mart Hệ thống siêu thị Citi mart Hệ thống siêu thị Maximart Hệ thống siêu thị Metro Hệ thống siêu thị Sài Gòn. Trung tâm thương mại: TTTM Diamon Plaza TTTM Sài Gòn tourist TTTM Savico - Kinh Đô TTTM Tax. Từ năm 1996, chính sách mở cửa kinh tế của Nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, thu nhập và mức tiêu dùng của dân cư. Trước yêu cầu của cư dân Thành phố, tháng 2/1996, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co-op) đã cho ra đời siêu thị Co-op Mart Cống Quỳnh. Đây là hình thức bán lẻ mới , văn minh, hiện đại, phù hợp với xu thế công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003, doanh thu của hệ thống Co-op Mart đạt mức 1.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2002. Thông qua hệ thống Co-op Mart, hàng ngàn mặt hàng được bày bán với chất lượng và VSATTP được đảm bảo, phong cách phục vụ được thực hiện theo hướng “văn minh thương nghiệp” nên được nhiều người tiêu dùng hưởng ứng, kể cả những người có mức thu nhập trung bình hoặc có mức thu nhập thấp. Cùng với hệ thống siêu thị của Saigon Co-op, từ những năm 1996-1997 đến nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều siêu thị khác với quy mô lớn về diện tích và số lượng mặt hàng bày bán như: Maxi mart, Vinamart... Gần đây, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số siêu thị gần đạt tiêu chuẩn của một “supermarket” với diện tích kinh doanh khoảng 3.000 - 4.000 m2, có khoảng 5.000 - 6.000 mặt hàng bày bán và doanh thu đạt vài trăm triệu đồng/ngày như: Maximart, Vinamart, Saigon Superbowl...Đặc biệt, siêu thị Saigon Superbowl (liên doanh giữa Việt Nam với Singapore) là một tổ hợp bao gồm các khu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, các khu thể thao và vui chơi giải trí...Khách hàng đến đây không chỉ đạt được mục đích duy nhất là mua sắm hàng hoá mà cùng một lúc họ còn có thể đạt được nhiều mục đích khác như: Thể thao, giải trí, thư giãn... Cùng tham gia hoạt động kinh doanh siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn có siêu thị Miền Đông được bố trí đầy đủ các khu bày bán hàng hoá, nhà hàng, khu giả trí, bãi đỗ xe...trên tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Siêu thị này hiện đang có doanh thu khá cao do lượng khách đến mua sắm và tiêu dùng dịch vụ hàng ngày rất lớn. 2.2. Siêu thị tại tỉnh Đồng Nai Siêu thị tại khu công nghiệp Biên Hoà thuộc tỉnh Đồng Nai, một đại siêu thị với tổng diện tích là 20.000 m2, tổng vốn đầu tư là 20 triệu USD, với 20.000 mặt hàng được bày bán theo tiêu chuẩn của hệ thống siêu thị trên thế giới đã được đưa vào hoạt động. Đó là tại siêu thị Cora của tập đoàn Bourbon (Pháp). Các siêu thị này hiện đang có doanh thu khá cao do thu hút một lượng khách hàng rất lớn, chủ yếu là người nước ngoài và người Việt Nam ở khu vực này. Trong tương lai, tập đoàn Bourbon sẽ đầu tư xây dựng thêm nhiều siêu thị khác theo mô hình của Cora ở Việt Nam. 2.3. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ở Hà Nội Trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 60 siêu thị, trung tâm thương mại. Phần lớn các siêu thị, trung tâm thương mại được xây dựng trên quy mô nhỏ hẹp. Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại có cơ sở vật chất chưa được nâng cấp đồng bộ. Các siêu thị, trung tâm thương mại đều tận dụng tối đa diện tích để giới thiệu, bày bán hàng hoá nên có nhiều siêu thị chưa đạt theo tiêu chuẩn đã đề ra như diện tích yêu cầu tối thiểu, khu vệ sinh cho khách... Theo tiêu chuẩn diện tích: - Siêu thị tổng hợp loại 1 có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên, có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên. Nếu là siêu thị chuyên doanh loại 1 có diện tích từ 1.000m2 trở lên với 2.000 tên hàng trở lên. - Siêu thị tổng hợp loại 2 có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên, có 10.000 tên hàng trở lên. Nếu là siêu thị chuyên doanh loại 2 có diện tích từ 500m2 trở lên với 1000 tên hàng trở lên. - Siêu thị loại 3 tổng hợp phải có diện tích 500m2 trở lên, có 4.000 tên hàng hoá trở lên. Nếu là siêu thị chuyên doanh loại 3 phải có diện tích từ 250m2 trở lên với 500 tên hàng trở lên. - Ngoài ra các siêu thị loại 1, 2,3 phải có nơi trông xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh siêu thị, có hệ thống kho, thiết bị bảo quản, sơ chế, đóng gói, tổ chức theo ngành hàng, nhóm hàng, công tác phòng cháy chữa cháy. Trung tâm thương mại loại 1 phải có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên, loại 2 là 30.000m2 trở lên; loại 3 là 10.000m2 trở lên. Như vậy theo quy chế ở Hà Nội chỉ có 1 trung tâm thương mại; 1 - 2 siêu thị loại 1; 3 - 4 siêu thị loại 2. Phần lớn là các siêu thị loại 3. Bên cạnh đó còn có 17 siêu thị không đạt tiêu chuẩn siêu thị. Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, siêu thị cũng đã xuất hiện ở các Thành phố và các khu đô thị ở các tỉnh, Thành phố khác để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thành phố Vinh (Nghệ An), Huế, Đà Nẵng....Tuy nhiên, số lượng và quy mô của siêu thị không lớn, hàng hoá bày bán không phải là các loại hàng đắt tiền, đối tượng phục vụ chủ yếu là người nước ngoài và người Việt Nam có thu nhập cao hoặc công nhân các nhà máy trước yêu cầu của nếp sống công nghiệp. Phần thứ hai Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản I. sức cạnh tranh mặt hàng cà phê xuất khẩu 1. Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất của ngành cà phê Việt Nam Việt Nam sản xuất và xuất khẩu cà phê chủ yếu là Robusta nên sự canh tranh sẽ diễn ra khá quyết liệt giữa các nước trồng và xuất khẩu nhiều cà phê Robusta trên thế giới như: Inđonêxia, Cote divoa, Brazin... trước tiên là với các nước trong khu vực, đó là Inđonêxia, Philippin. So với cà phê Việt Nam thì ngành cà phê Inđônêxia có một số điểm mạnh hơn: - Về diện tích gieo trồng cà phê lớn hơn nước ta, năm 2000 đã đạt trên 900 ngàn ha, trong khi đó Việt Nam là 588,3 ngàn ha. Năm 2003 diện tích Inđônêxia đạt 1 triệu ha, Việt Nam là 500 ngàn ha (theo FAO, 2003). - Về khối lượng cà phê xuất khẩu trước năm 1998 thường cao hơn lượng xuất khẩu của Việt Nam (đạt 400.000 - 450.000 tấn). Do vậy tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê Inđonêxia luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta. Mấy năm gần đây do cháy rừng và hạn hán, do giá cà phê giảm sút nên lượng cà phê xuất khẩu của Inđonêxia đã giảm xuống. Tuy vậy, Inđonêxia vẫn là một nước có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Biểu 16. So sánh tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Inđonêxia Năm Khối lượng xuất khẩu (1000 tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Việt Nam Inđonêxia VN/Indo Việt Nam Inđonêxia VN/Indo 1990 89 426 20,9 92 371,0 24,8 1991 93 343 27,1 76 362,0 20,9 1992 116 270 42,9 85 264,0 32,2 1993 122 331 36,8 91 345,0 26,4 1994 176 262 37,2 211 747,0 28,2 1995 212 269 78,8 560 650,0 86,1 1996 233 363 64,2 422 609,0 69,3 1997 346 350 98,8 414 510,7 81,0 1998 390 285 136,8 594 581,0 102,2 1999 480 304 157,9 585 459,1 127,4 2000 645 312 208,0 491 312,2 157,3 2001 874 245 253,3 381 182,9 208,3 2002 718 322,7 222,4 322,3 218,9 147,2 2003 749 504,8 148,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - FAO, Commodity Market Review 2003. Số liệu so sánh cho ta thấy: trước năm 1998 chưa có năm nào khối lượng xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt nam vượt hơn cà phê Inđonêxia. Điều đó chứng tỏ rằng Inđonêxia có một số lợi thế hơn Việt nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, cà phê Việt Nam đã có nhiều lợi thế hơn hẳn tạo ra sức cạnh tranh mới so với cà phê Inđonêxia. + Lợi thế lớn nhất trong sản xuất cà phê Việt Nam là năng suất cao Năng suất cà phê Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới. Năng suất bình quân năm 1995 là 21,8tạ/ha, năm 2000 đạt gần 24 tạ/ha cao gấp 3 - 4 lần so với năng suất cà phê Inđonêxia. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, do giá cà phê xuống thấp, đầu tư chăm sóc kém nên năng suất có xu hướng giảm xuống. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình đạt năng suất cà phê rất cao bình quân đạt trên dưới 30 tạ/ha trên diện rộng với quy mô hàng chục ngàn ha như ở các nông trường Eachurcap, Iasao, Thắng Lợi, Tháng 10, Drao và ở hàng vạn hộ nông dân vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong vài năm nữa, để đạt năng bình quân chung cả nước ở mức 20 - 24tạ/ha cà phê nhân không phải là điều khó khăn gì đối với ngành cà phê Việt nam. Năng suất cây trồng cao là điều kiện tiên quyết cho việc hạ giá thành sản phẩm, tạo thế cạnh tranh cao hơn Biểu 17. So sánh cà phê Việt Nam với Inđônêxia và thế giới Năm Năng suất cà phê (tạ/ha) So sánh (%) Việt Nam Inđô Châu á Thế giới VN/Inđô VN/Ch.á VN/TG 1991 1.370 561 421 469 244,2 325,4 292,1 1996 1.450 559 770 552 259,4 188,3 262,7 1998 1.750 927 818 604 188,8 213,4 289,7 1999 1.900 930 780 680 204,3 243,6 279,4 2000 2.400 478 995 618 502,1 241,2 288,3 2003 1.540 701 Nguồn: Tổng cục Thống kế Việt nam, Bộ Nông nghiệp - FAO, Production Yearbook 2003. + Một lợi thế cạnh tranh nữa trong sản xuất cà phê Việt Nam: bên cạnh khả năng đẩy mạnh thâm canh nhằm nâng cao hơn nữa độ đồng đều về năng suất cà phê trên diện tích kinh doanh hiện có, thì khả năng mở rộng diện tích cây cà phê chè còn nhiều, nhất là ở các tỉnh miền núi Phía Bắc, khu IV cũ và vùng Tây Nguyên (có thể đạt khoảng 100 ngàn ha) nhờ đó có thể tăng nhanh chất lượng cà phê xuất khẩu Việt nam. Đây là những điều kiện quan trọng để Việt Nam tăng khối lượng xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn tới. Về chi phí sản xuất trong nước: nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho ta thấy chi phí sản xuất - chế biến tính bình quân trên 1 tấn cà phê vối nhân khô ở Việt nam vào khoảng 800 USD, trong khi đó chi phí ở ấn Độ là 921 USD, của Inđônexia là 929 USD. 2. Những tồn tại chủ yếu của mặt hàng cà phê nước ta a. Chủng loại mặt hàng đơn điệu, không phong phú, hấp dẫn Trước hết là tỷ lệ cà phê Arabica và Robusta chưa hợp lý. Trong khi nước ta có nhiều vùng khí hậu sản xuất được cà phê Arabica có giá trị cao hơn nhưng sản phẩm của ta hầu hết là Robusta giá trị thấp hơn. Vừa qua thế giới khủng hoảng dư thừa cà phê Robusta làm cho chúng ta càng khó khăn hơn. b. Giá thành cà phê Việt nam còn cao Mặc dù chúng ta thường nói giá thành cà phê Việt Nam thấp, tạo sức cạnh tranh cao hơn nhiều nước khác là vì hai lẽ: năng suất cây trồng cao và giá nhân công lao động thấp hơn. Tuy nhiên nhiều nông dân ở những vùng cà phê tập trung đã dần dần hình thành một phương thức thâm canh cao độ thông qua bón rất nhiều phân hoá học và tưới nhiều nước trong mùa khô nhằm đạt năng suất cao 4 - 5 tấn/ha. Do đó chi phí cho tưới nước cà phê được nâng lên rất cao trong tổng chi phí vật tư và số lượng nhân công bón phân tưới nước. Giá thành sản xuất cà phê vối bị đẩy lên khá cao, tập trung ở phần diện tích cà phê phát triển sau này ở những nơi đất xấu, xa nguồn nước tưới, xa đường giao thông và nhất là tiền khấu hao tài sản vườn cây trong đó có giá mua đất. Như thế giá thành đã lên đến 8.000 đồng/kg trong khi đó ở những vườn cà phê kinh doanh đã lâu, năng suất cao giá thành không tới 6000đồng/kg. Khi đó tính cạnh tranh sẽ kém vì: GNT x TGHĐ > GTG Trong đó: GNT : Giá thành sản phẩm bằng nội tệ TGHĐ : Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ GTG : Giá thế giới của sản phẩm cùng loại. c. Chất lượng cà phê chưa cao Trước hết phải nói cà phê vốn chất lượng cao vì tuy là cà phê Robusta nhưng phần lớn được trồng ở vùng có độ cao trên 400 m, 500m so với mặt biển, nơi có chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn có lợi cho sự tích luỹ vật chất của thực vật. Tuy nhiên, chính việc chế biến chưa được coi trọng, làm chưa đúng quy trình đã làm giảm đi nhiều yếu tố chất lượng “trời cho” đó. Những thiếu sót lớn trong khâu thu hái chế biến thể hiện ở một số mặt sau đây: - Thu hái lẫn lộn cả quả chín quả xanh một lần, gần như “tuốt cả cành” mang về phơi. Một cái được coi là “tiến bộ kỹ thuật” là dùng tấm bạt trải dưới gốc cây, gọi là bạt hái cà phê để hứng tất cả quả cà phê rơi xuống khi “tuốt”. Điều đó dẫn tới cà phê thu hái về lẫn nhiều tạp chất như cành lá khô trên cây rơi xuống và cả đất đá ở gốc cây lẫn vào khi gom cà phê. Như thế gây nhiều khó khăn khi phơi và cũng tạo nhiều điều kiện ô nhiễm sản phẩm. - Cà phê phơi cả quả trên sàn mà phần lớn là sàn đất, khi gặp mưa cà phê lấm đất bùn, khi nắng thì bụi đất lẫn vào, cà phê thu gom lại nhiều bụi đất và sỏi sạn. - áp dụng công nghệ chế biến khô nên không có giai đoạn phân loại trong bể nước kiểu để tách sỏi đá, cành lá, quả xanh ra. Tất cả đưa vào máy xay nên cà phê nhiều tạp chất và đặc biệt nơi chế biến bụi bay mù mịt rất ảnh hưởng đến vệ sinh công nghiệp. - Phơi những lớp cà phê dày nên lâu khô, nhiều hạt cà phê bị ủ có vị lên men và nhân bị đen. - Hệ thống sàng tuyển, phân loại cà phê vẫn sử dụng lao động thủ công, tay nghề thấp, hơn nữa không lắp đặt đủ máy móc, trang thiết bị nên không tách cà phê cỡ hạt lớn ra được và thường thì người bán thích bán xô hơn. - Cà phê chế biến xong độ ẩm còn cao, thường lớn hơn 13% ảnh hưởng xấu đến chất lượng. Cà phê cất giữ lâu thì rất dễ bị mốc. Một số biểu hiện của những thiếu xót trong khâu thu hoạch, chế biến trên mặc dầu chưa nêu hết nhưng cũng là nguyên nhân dẫn tới những yếu tố kém của chất lượng cà phê Việt Nam. Khách hàng châu Âu thường khiếu nại những nhà xuất khẩu Việt Nam về những điểm sau: Độ ẩm quá cao Tạp chất quá nhiều Không đồng đều giữa các lô hàng và ngay trong cùng một lô hàng. Như vậy, những chỉ tiêu đánh giá chất lượng rất đơn giản theo hợp đồng chỉ bằng với 3 chỉ tiêu chủ yếu là độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, vỡ và tỷ lệ tạp chất, thì cà phê Việt Nam thật khó có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra phải cộng thêm những thiếu sót trong quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng do trình độ nghiệp vụ non yếu thường hay bị hớ hênh thua thiệt và dẫn đến không ít nhà xuất khẩu Việt Nam làm mất lòng tin của người mua như không chịu giao hàng theo hợp đồng đã ký về khối lượng, chất lượng, kỳ hạn, thậm chí không chịu giao hàng. Như thế trong tình hình khủng hoảng cung cấp dư thừa hiện nay thì những nước có cà phê chất lượng cao hơn và có nhiều kinh nghiệm buôn bán ở một ngành cà phê lâu đời. c. Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua khâu trung gian Hàng năm cà phê nước ta đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thực ra chỉ bán trực tiếp cho khoảng một chục hãng buôn có đại diện Việt nam. Có thể nói là ngành cà phê Việt Nam đã xuất khẩu cà phê ngay trên sân nhà mình. Rõ ràng như thế chúng ta đã nhượng lợi ích xuất khẩu cho người khác hưởng. II. Sức cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu 1. Năng lực sản xuất Mặc dù có sự phát triển với tốc độ khá cao trong 10 năm qua nhưng so với các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Inđonêxia và Malayxia thì diện tích, sản lượng cao su còn thấp. Năm 2003, sản lượng cao su của Thái Lan đạt 2.615 ngàn tấn, cao gấp khoảng 8 lần sản lượng cao su Việt Nam. Sản lượng cao su của Inđonêxia năm 2003 cũng đạt khoảng 1.792 ngàn tấn, bằng khoảng 5,7 lần sản lượng cao su Việt Nam. Malayxia đã từng là một nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Năm 1990, sản lượng cao su của Malayxia lên tới 1 triệu tấn. Hiện nay, do những biến động của thị trường cùng với sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích trồng cây cao su của Malayxia đã giảm xuống đáng kể và sản lượng cao su của Malayxia năm 2003 chỉ còn trên 589,3 ngàn tấn, tuy nhiên vẫn cao gần gấp 2 lần của Việt Nam. Mặc dù trong những năm gần đây, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục với tốc độ bình quân 1,3%/năm, nhưng so với một số đối thủ cạnh tranh mạnh nằm ngay cạnh chúng ta như Thái Lan, Inđonêxia và Malayxia thì lượng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Theo số liệu của FAO, năm 2002, kim ngạch xuất khẩu cao su của Thái Lan là 1,41 tỷ USD, gấp khoảng 5,2 lần so với kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Inđonêxia cũng đạt 1,03 tỷ USD (gấp khoảng 3,8 lần so với Việt Nam). Mặc dù có xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cao su sang một số loại khác trong thời gian qua nên sản xuất cao su của Malayxia giảm mạnh, năm 2002 Malayxia xuất khẩu khoảng 0,580 triệu USD, gấp khoảng 2,2 lần so với của Việt Nam. Như vậy, hiện nay Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 7,1% thị phần của thị trường cao su thiên nhiên trên thế giới. Trong khi đó, 3 nước Thái Lan, Inđonêxia và Malayxia chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0551.doc
Tài liệu liên quan