Đề tài Tình hình xuất khẩu ở Việt nam

Đánh giá về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm 2008 vừa qua là một năm khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: Nằm trong bối cảnh chung của hoạt động xuất khẩu của cả nước, thủy sản Việt Nam vừa trải qua một năm đầy “sóng gió” ngay đầu năm 2008 như lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hang tăng cao Tuy nhiên theo số liệu của cục hải quan Việt nam cả năm 2008 xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam đạt 1236 nghìn tấn, trị giá 4.509 tỷ USD, tăng 33.7% về khối lượng và 19.8% về giá trị so với cùng kì năm trước.Trong giai đoạn khó khăn như trong năm 2008, các doanh nghiệp đã chuyển từ trọng tâm các cuộc khủng hoảng là Mĩ, EU, Nhật sang những thị trường mới là nga, Ai cập Năm 2008 Việt nam xuất khẩu thuỷ sản sang 160 thị trường với gần 70 sản phẩm các loại.

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 triệu km2 thềm lục địa với hàng nghìn đảo và quần đảo.Nhiệt độ vùng biển tương đối ấm và ổn định quanh năm thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Biển Việt nam có trữ lượng cá lớn và đặc sản biển phong phú: hang chục vạn ha diện tích mặt nước trên đất liền( bao gồm 40 vạn ha hồ lớn, 54 vạn ha vùng ngập nước, 5.7 vạn ha ao và 44 vạn km sôngvà kênh rạch) có thể nuôi tôm, cá và các loại thuỷ sản khác.Do đó, ngành nuôi thuỷ sản nước ta, kể cả thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt, có thể trở thành ngành sản xuất chính. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 á 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... có giá trị xuất khẩu cao được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Tài nguyên thuỷ hải sản nước ta là vô cùng phong phú, đóng góp tích cực cho xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu thuỷ hải sản nước ta là một trong những hoạt động xuất khẩu chiến lược đóng góp một tỷ trọng lớn trong GDP hang năm của nước ta. Chương II:Phân tích thực tế tình hình xuất khẩu thuỷ hải sản ở nước ta 2.1) Nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản Bảng 5. Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam Vùng biển Loại cá Ðộ sâu Trữ lượng Khả năng khai thác (tấn) Tỷ lệ trong toàn bộ biển Việt Nam (%) Tấn Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%) Vịnh Bắc Bộ Cá nổi nhỏ 390.000 57,3 156.000 57,3 16,3 Cá đáy < 50m 39.200 5,7 15.700 5,7 > 50m 252.000 37 100.800 37 Cộng 681.200 272.500 Miền Trung Cá nổi nhỏ 500.000 82,5 200.000 82,5 14,5 Cá đáy < 50m 18.500 3,0 7.400 3,0 > 50m 87.900 14,5 35.200 14,5 Cộng 606.400 242.600 Ðông Nam Bộ Cá nổi nhỏ 524.000 25,2 209.600 25,2 49,7 Cá đáy < 50m 349.200 16,8 139.800 16,8 > 50m 1.202.700 58,0 481.100 58,0 Cộng 2.075.900 830.400 Tây Nam Bộ Cá nổi nhỏ 316.000 62,0 126.000 62,0 12,1 Cá đáy < 50m 190.700 38,0 76.300 38,0 Cộng 506.700 202.300 Gò nổi Cá nổi nhỏ 10.000 100 2.500 100 0,2 Toàn vùng biển Cá nổi đại dương (*) (300.000) (120.000) 7,2 Tổng cộng Cá nổi nhỏ 1.740.000 694.100 Cá đáy 2.140.000 855.900 Cá nổi đại dương (*) (300.000) (120.000) Toàn bộ 4.180.000 1.700.000 100 (*) Số liệu suy đoán theo sản lượng đánh bắt của các nước quanh biển Ðông Bảng 6. Trữ lượng và khả năng khai thác tôm vỗ ở vùng biển Việt Nam Vùng biển < 50m 50 - 100m 100 - 200m > 200m Tổng cộng Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn, Cho phép khai thác, tấn Vịnh Bắc Bộ 318 116 114 42 430 158 Miền Trung 7 3 2.462 899 13.482 4.488 34 12 15.985 5.402 Ðông Nam Bộ 8.160 2.475 2.539 927 6.092 2.224 1.852 676 18.641 6.300 Tây Nam Bộ 9.180 3.351 166 61 9.346 3.412 Cộng 17.664 5.945 5.281 1.929 19.574 6.712 1.886 688 44.402 15.272 Bảng 7. Trữ lượng và khả năng khai thác mực nang ở vùng biển Việt Nam Khu vực Trữ lượng và KN Khai thác (tấn) < 50m 50 - 100m 100 - 200m > 200m Tổng cộng Vịnh Bắc Bộ Trữ lượng 1.500 400 1.900 Cho phép khai thác 600 160 760 Miền Trung Trữ lượng 3.900 3.840 4.500 1.300 13.540 Cho phép khai thác 1.560 1.530 1.800 520 5.410 Nam Bộ Trữ lượng 24.900 10.800 7.400 5.600 48.700 Cho phép khai thác 9.970 4.300 2.960 2.250 19.480 Cộng Trữ lượng 30.300 14.990 11.900 6.910 64.100 Cho phép khai thác 12.130 5.990 4.760 2.770 25.650 Tỷlệ (%) 47,3 23,3 18,6 10,8 100 Bảng 8. Trữ lượng và khả năng khai thác mực ống ở biển Việt Nam Khu vực Trữ lượng và KN Khai thác (tấn) < 50m 50 - 100m 100 - 200m > 200m Tổng cộng Vịnh Bắc Bộ Trữ lượng 9.240 2.520 11.760 Cho phép khai thác 3.700 1.000 4.700 Tỷ lệ % 78,6 21,4 10 Miền Trung Trữ lượng 320 140 2.000 3.000 5.760 Cho phép khai thác 130 180 810 1.190 2.310 Tỷ lệ % 5,5 7,5 35,3 51,7 10 Nam Bộ Trữ lượng 21.300 12.800 2.600 4.900 41.500 Cho phép khai thác 8.500 5.100 1.000 2.000 16.600 Tỷ lệ % 51,3 30,9 6,1 11,7 10 Cộng Trữ lượng 30.900 15.700 1.600 7.900 59.100 Cho phép khai thác 12.400 6.300 1.800 3.100 23.600 Tỷlệ (%) 52,2 26,7 7,8 13,3 10 2.11) Thực trạng nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản nước ta Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản ở Việt Nam phần lớn còn manh mún, nhỏ lẻ,công nghệ nuôi trồng và khai thác còn lạc hậu, năng suất và hiểu quả chưa cao.Hoạt động khai thác chủ yếu ở ven bờ.Sản lượng khai thác tăng bình quân 9%/năm nhưng năng suất giảm dần do sự suy giảm nguồn lợi hải sản đặc biệt là nguồn lợi thuỷ hải sản ven bờ.Mặc dù vùng nước ven bờ chỉ chiếm một diện tích gần 17% tổng diện tích thềm lục địa nhưng phải chịu áp lực khai thác rất cao ( chiếm 70% sản lượng khai thác toàn vùng biển).Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng lượng hải sản ven bờ đã bị khai thác quá mức sản phẩm khai thác có cả các cá thể chưa trưởng thành và các đàn cá đi đẻ.Khai thác xa bờ còn nhiều bất cập, chưa quản lý được hoạt động khai thác dẫn đến khai thác bừa bãi, làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường. Nuôi trồng hải sản nước ta hiện nay mới tập trung vào một số doanh nghiệp, xí nghiệp liên doanh và các hộ có vốn, sản xuất mang tính tự phát ở một số vùng ven biển; còn đại bộ phận người dân ven biển chưa có sự hiểu biết và điều kiện tham gia nuôi trồng hải sản trên biển. Việc sử dụng diện tích mặt nước biển để nuôi hải sản chưa đáng kể, việc giao, cho thuê mặt nước biển còn nhiều bất cập, sản lượng nuôi chưa nhiều, giống loài thủy sản tham gia sản xuất còn ít, giá trị kim ngạch xuất khẩu so với tiềm năng hiện có còn thấp. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì đáng kể để phục vụ yêu cầu sản xuất, đã làm hạn chế phát triển phong trào nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản trong nước Chế biến thuỷ hải sản là một khâu quan trọng nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu.Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản ở nước ta đa phần công nghệ còn lạc hậu, chủng loại mặt hang chế biến còn hạn chế, còn gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.Trong nhiều năm vừa qua, hang thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam luôn gặp các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.Hàng xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu đều bị trả lại và trong trường hợp xấu nhất có thể bị cấm nhập sang nước đó.Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã bị cảnh cáo thậm chí rất nhiều doanh nghiệp bị đình chỉ mặt hàng, cấm xuất khẩu.Lấy ví dụ như nhiều doanh nghiệp thời gian vừa qua đã liên tục bị phía Nhật, EU và ngay cả thị trường dễ tính như Nga ra cảnh báo và cấm xuất một số sản phẩm thuỷ sản sang nước họ. Hiện tại nhiều doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu về chế biến, nhập nguyên liệu thức ăn để tự tổ chức nuôi trồng. Thực trạng này là hậu quả mối quan hệ giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa có mối lien hệ chặt chẽ để cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro>người nuôi không rõ bán cho ai vẫn cứ nuôi còn doanh nghiệp chế biến thì không cần quan tâm đến tổ chức sản xuất nguyên liệu, không liên kết và không có trách nhiệm với người nuôi. Vấn đề môi trường cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm với các doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản nước ta ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của chính doanh nghiệp vì khi buôn bán với nước ngoài, vấn đề môi trường xung quanh doanh nghiệp cũng là một tiêu chí mà họ rất quan tâm khi đặt quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Việt nam.Do vậy mỗi doanh nghiệp chế biến cần chủ động xử lý chất thải công nghiệp của mình không chỉ vì công việc kinh doanh của mình mà còn vì môi trường xã hội xung quanh. 2.3) Thực trạng xuất khẩu và thị trường tiêu thụ thuỷ hải sản Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức: CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: - Sản lượng khai thác hải sản - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tấn - - 1.600.000 1.000.000 600.000 2.174.784 1.454.784 720.000 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 Thu hút lao động thuỷ sản nghìn người 3.000 3.400 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ Nông - Lâm - Thuỷ sản Tổng số Riêng Thuỷ sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản Việc xuất khẩu các mặt hang thuỷ sản của Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn.Trước hết phải kể đến những thiên tai ảnh hưởng đến các vùng nuôi trồng, các vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa như trong năm 2004 đã gây ra không ít khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xuất khẩu với những đòi hỏi khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về kí quỹ trên cơ sở xuất khẩu hang năm với một khoản tiền tương ứng để phòng chống bán phá giá… từ phía nhà nhập khẩu.Ngoài ra, trong thực tế hiện nay hang thuỷ sản xuất khẩu của nước ta khi vào một số thị trường vẫn phải thong qua khâu trung gian hoặc mượn thương hiệu nước ngoài, người tiêu dung nước ngoài chưa quen với thương hiệu, sản phẩm Việt Nam.Các thị trường khác, mặc dù cũng đã được quan tâm xúc tiến xuất khẩu nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn và chưa tương xứng với tiềm năng. Một vấn đề khó khăn nữa với xuất khẩu thuỷ sản Việt nam đó là sự lien kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với nguồn cung nguyên liệu trong nước còn lỏng lẻo, chưa có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa các bên làm cho nguồn cung nguyên liệu của ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản cho các doanh nghiệp xuất khẩu lúc thừa, lúc thiếu, lúc giá cao, lúc thì sụt giá một cách tệ hại.Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa đảm bảo ngay từ khâu nuôi trồng khai thác đến khâu chế biến xuất khẩu Trong năm 2008 vừa qua, do tình hình lạm phát trong nước cao và khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu về nguồn nguyên liệu do nhiều cơ sở đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản giảm cường độ ra khơi và thu hẹp diện tích nuôi trồng do đó đã tao ra một số biến động cho thị trường nguyên liệu.Việc giảm giá thành sản phẩm cũng đang là vấn đề mà doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm trong thời điểm kinh tế suy thoái, đây là một vấn đề tưởng đơn giản nhưng lại khá nan giải cho các đơn vị xuất khẩu khi mà giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục tăng Đánh giá về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm 2008 vừa qua là một năm khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: Nằm trong bối cảnh chung của hoạt động xuất khẩu của cả nước, thủy sản Việt Nam vừa trải qua một năm đầy “sóng gió” ngay đầu năm 2008 như lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hang tăng cao…Tuy nhiên theo số liệu của cục hải quan Việt nam cả năm 2008 xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam đạt 1236 nghìn tấn, trị giá 4.509 tỷ USD, tăng 33.7% về khối lượng và 19.8% về giá trị so với cùng kì năm trước.Trong giai đoạn khó khăn như trong năm 2008, các doanh nghiệp đã chuyển từ trọng tâm các cuộc khủng hoảng là Mĩ, EU, Nhật… sang những thị trường mới là nga, Ai cập…Năm 2008 Việt nam xuất khẩu thuỷ sản sang 160 thị trường với gần 70 sản phẩm các loại. Năm 2008 EU nhập khẩu 349 nghìn tấn thủy sản Việt Nam với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị, chiếm 25,4% cơ cấu thị phần của ngành thủy sản, tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất. Năm 2008, Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong top các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ Việt Nam (nửa đầu năm nhập khẩu mạnh), xuất khẩu tôm đông lạnh và mực bạch tuộc sang thị trường này tăng nhẹ so với năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu những tháng cuối năm giảm mạnh nên tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn năm ngoái, tổng xuất khẩu cả năm chỉ tăng 10%. Dự kiến thị trường đơn lẻ này tiếp tục là thị trường lớn của thuỷ sản Việt Nam song mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này sẽ chững lại vào năm 2009 do kinh tế khó khăn làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Tiếp nối tình trạng tăng trưởng âm từ cuối năm 2006 và sự sụt giảm trong năm 2007 do những rào cản kỹ thuật và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2008, Nhật Bản vươn lên hàng thứ 2 (vượt Mỹ) về nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam với khối lượng 134,9 nghìn tấn và giá trị 828,2 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm 2007. Nằm tại trọng tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế, sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã đưa nước này từ vị trí thứ 2 xuống thứ 3 (sau EU và Nhật Bản). Năm 2008, Mỹ tụt xuống hàng thứ 2 (sau Nhật Bản) về nhập khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam, giảm nhập khẩu hàng khô và các loại cá khác. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và giá cả thủy sản tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tiêu thụ thủy sản của nước này trong năm 2009. Về những thị trường mới của thuỷ sản xuất khẩu Việt nam trong năm 2008 Không thể so sánh với EU, Nhật Bản, Mỹ… về giá trị nhập khẩu thuỷ sản, nhưng năm 2008, Nga và Ucraina đã thực sự trở thành những “hiện tượng”. Tăng 82,9% về giá trị, Nga trỗi dậy từ vị trí số 7 lên vị trí số 5, xét về mặt khối lượng, Nga đứng thứ 3 về nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam (sau EU và Nhật Bản). Có thể nói, năm 2008, Nga là “lực hút” lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam, là thị trường đơn lẻ đứng đầu về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam tăng 142,5% về khối lượng và tăng 109% về giá trị so với năm 2007. Đây quả thực là một mức tăng trưởng xuất khẩu khá ấn tượng, song sang đến quí I/2009 xuất khẩu sang Nga khó đạt được mức tăng trưởng nếu không nói là tăng trưởng âm do Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã ban hành lệnh cấm đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam kể từ ngày 20/12/2008. Ngoài ra, đây cũng là thị trường nhập khẩu chính thủy sản khô của Việt Nam (đứng thứ 4 sau ASEAN, Hàn Quốc & Trung Quốc). Chỉ đứng thứ 7 trong Top các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, nhưng Ucraina thực sự trở thành “hiện tượng” của năm 2008 với mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường tăng 202,6% về khối lượng, 221,1% về giá trị. Với mức  tăng trưởng này, Ucraina đã thế chân Đài Loan trong Top các thị trường nhập khẩu(NK) chính của Việt Nam. Năm 2008, Ucraina tăng khối lượng NK cá tra từ Việt Nam gấp 2,5 lần so với năm trước, đứng thứ 2 (sau Nga) trong các thị trường đơn lẻ NK cá tra, tăng 249% về GT so với năm 2007. Riêng hàng thủy sản khô, Ucraina tăng 120,7% về giá trị (GT) so với năm ngoái. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu: Trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu từ trước đến nay, tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao( khoảng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam).cá tra với khoảng 26% tổng giá trị xuất khẩu, mực và bạch tuộc đông lạnh chiếm khoảng 8% tổng giá trị xuất khẩu, còn lại là các loại khác. Số lượng thị trường xuất khẩu thủy sản trong quý 1 năm nay tụt giảm mạnh và phần lớn các thị trường lớn, truyền thống lâu nay đều bị giảm kim ngạch, trong khi các thị trường nhỏ lại ngoi lên. Đây là điểm đáng chú ý của xuất khẩu thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2009.Trong quý 1/2009, thuỷ sản Việt Nam xuất sang 122 thị trường, giảm 37 thị trường so với năm ngoái. Tính từ đầu năm 2009 tới ngày 15-3, xuất khẩu thủy sản được 166.695 tấn với kim ngạch 579 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 8% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái mà nguyên nhân là do các thị trường tiêu thụ thủy sản chính giảm vì khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và trong nước thì khó khăn về nguồn nguyên liệu . EU hiện vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất và trong quý 1 này, thị trường này chiếm 26% tổng kim ngạch,tuy nhiên do khủng hoảng tài chính, nhu cầu tiêu thụ giảm nên xuất khẩu thuỷ sản sang EU giảm 15% so với cùng kì năm ngoái xuống còn 150,6 triệu USD. Nhật bản vẫn là thị trường mua thủy sản lớn thứ hai nhưng 3 tháng qua vẫn giảm hơn 9%, nhưng đây lại là thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm 1/3 xuất khẩu tôm của Việt Nam. Thị trường Mỹ tiếp tục giảm từ chỗ chiếm 16,5% kim ngạch xuất thủy sản của Việt Nam, quý 1 này giảm xuống chỉ còn 15% do nhu cầu tiêu thụ thủy sản của quốc gia này tụt giảm nhanh hơn các thị trường khác. Thế nhưng điều đặc biệt là xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 3 tháng qua tăng đột ngột đến131%, đạt 18 triệu đô la Mỹ, trở thành thị trường mua cá tra lớn thứ hai sau EU của Việt Nam. Những thị trường được xem là “nhỏ” lâu nay như Trung Quốc, Úc lại tăng mạnh. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong quý 1 tăng mạnh với 140% lên 12,7 triệu đô la Mỹ, còn tính chung cả ngành thủy sản thì xuất sang nước này tăng 38%. Úc cũng tương tự khi tăng mua thủy sản của Việt Nam lên 20% trong quý 1, trong đó riêng mua tôm đông lạnh tăng tới 73%. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh mất đi 61 thị trường xuất khẩu. Cuối năm 2008, tôm đông lạnh Việt Nam vẫn được tiêu thụ tại 90 nước và vùng lãnh thổ, nhưng con số này hiện chỉ còn 29. Việc tìm kiếm thêm thị trường đối với các sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam rất khó khăn do không thể cạnh tranh nổi với tôm xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia. Không riêng gì mặt hàng tôm mà các mặt hàng thủy sản khác như cá tra, cá ba sa cũng đang bị thu hẹp thị trường, khan hiếm nguyên liệu sản xuất… Ngoài các khó khăn kể trên, một vấn đề quan trọng nữa cần phải nhắc đến là vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt nam khi muốn giữ thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới.Theo số liệu thống kê thì trong 5 tháng cuối năm 2006 Nhật Bản đã kiểm tra và phát hiện thuỷ sản của 12 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Nhật có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép, sau đó Nhật đã yêu cầu sẽ kiểm tra ngay tại cửa hải quan 100% lô hang thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào nước này Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng thuỷ sản của các nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ theo các quy định sau. - Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp. - Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.  - Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào EU. Tên nước 1990 1995 2000 2003 2004 EU-25 5.649.497 6.090.814 6.262.869 EU-15 3.474.905 4.709.596 5.320.027 5.659.320 5.818.816 Bảng 6 khối lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (tấn) qua các năm Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các nước thành viên biết. Việc cấm và hạn chế nhập khẩu thuỷ sản vào EU đã được thực hiện không ít lần như trường hợp cấm nhập khẩu cá của Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar năm 1997, bắt buộc kiểm tra toàn bộ hàng thuỷ sản Trung Quốc năm 2001. … Chương III) Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ hải sản. 3.1) Giải pháp về nuôi trồng thuỷ hải sản Trong những năm tới cần thúc đẩy nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm phục vụ cho xuất khẩu do nguồn thuỷ sản ven bờ đã dần cạn kiệt trong khi công nghệ đánh bắt không cho phép ngư dân có thể ra xa bờ. Việc nuôi trồng đến nay đã đạt kết quả tốt. Sáu tháng đầu năm 2005, người dân ven biển tỉnh Phú Yên đầu tư 13.500 lồng và tỉnh Khánh Hòa đầu tư 21.000 lồng nuôi tôm hùm. Năm 2004, nhiều gia đình nuôi tôm hùm thu lãi từ 30 - 80 triệu đồng. Riêng thôn Phú Dương xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là một làng giáp biển trước đây có tới 70-75% số hộ nhận cứu trợ của Nhà nước. Ðến nay nhờ có nuôi tôm hùm trên biển cả thôn không còn hộ nghèo và có tới 20% số hộ thu về tiền tỷ. Những năm gần đây, hình thức nuôi lồng bè đang có bước phát triển ở một số tỉnh như: Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu với các đối tượng tôm hùm, cá song, cá cam, cá giò, v.v. Những địa phương phát triển mạnh là Quảng Ninh, Khánh Hòa và một số tỉnh khác. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111260.doc
Tài liệu liên quan