Đề tài Tình hình xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2006 -2010

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 2

1. Tình hình xuất khẩu 2

2. Tình hình nhập khẩu 6

II. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Thuận lợi – Khó khăn 9

1. Dầu thô 9

2. Dệt may 16

3. Thủy sản 27

4. Da giày 41

5. Gạo 49

6. Hàng điện tử 59

7. Gỗ và sản phẩm gỗ 64

8. Cà phê 71

9. Cao su 79

10. Điều 86

11. Tiêu 92

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 98

1. Giải pháp chung 98

2. Giải pháp riêng cho từng mặt hàng 101

KẾT LUẬN 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

 

doc134 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2006 -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2008 đạt 2,638 tỉ USD, tăng 21,86% so với năm 2007. Điều này đưa thiết bị điện tử và linh kiện điện tử lên hàng thứ sáu trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Năm 2009 hoạt động xuất khẩu nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu ở nhiều mặt hàng bị suy giảm đáng kể tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm điện tử, vi tính và linh kiện đã tăng 4.32% so với năm 2008, đạt 2,763 tỷ USD. Với kết quả đã đạt được trong năm 2009, với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đi vào hoạt động và gia tăng công suất sẽ giúp cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm điện tử, vi tính trong năm 2010 sẽ bứt phá mạnh. Ddự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và vi tính năm 2010 của cả nước sẽ đạt khoảng 3,55 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2009 Theo thống kê của Trung tâm Thông tin Công nghiệp Thương mại, Bộ Công Thương, trong tháng 5/2010, xuất khẩu hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã đạt hơn 272,3 triệu USD, tăng 9% so với tháng trước. Mức tăng trưởng trên đã lạc quan hơn nhiều trong tháng 6, với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã đạt trên 290 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên lên gần 1,55tỷ USD, một con số khá ấn tượng. Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất vẫn là máy in. Tính riêng sáu tháng, với hơn 900.000 thành phẩm xuất đi, các doanh nghiệp thu về 65,7 triệu đô la Mỹ, chiếm một phần ba doanh thu xuất khẩu, tiếp đến là nhóm linh kiện điện tử đạt xấp xỉ 15 triệu đô la, ram máy tính (14 triệu đô la); linh phụ kiện máy in (gần 6 triệu đô la Mỹ). 6.2 Thị trường xuất khẩu chủ yếu Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử Việt Nam theo thị trường chủ yếu ĐVT : 1000 USD, % Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng năm 2010 Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Tổng xuất khẩu 1807840 100 2165162 100 2638378 100 2763019 100 1537354 100 Mỹ 261900 14.49 273559 12.63 304871 11.56 433219 15.68 262660 17.09 CHND Trung Hoa 69558 3.85 119725 5.53 273803 10.38 287187 10.39 242302 15.76 Nhật Bản 252676 13.98 269462 12.45 375696 14.24 380971 13.79 189200 12.31 Hà Lan 111651 6.18 194790 9.00 205875 7.80 188136 6.81 107829 7.01 Xin-ga-po 82966 4.59 133110 6.15 163091 6.18 199975 7.24 107573 7.00 Thái Lan 344496 19.06 370092 17.09 404618 15.34 288087 10.43 97739 6.36 Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 85389 4.72 86775 4.01 131363 4.98 140170 5.07 90707 5.90 Phi-li-pin 145567 8.05 173482 8.01 123143 4.67 101039 3.66 32687 2.13 Tiểu VQ A-rập Thống nhất 7934 0.44 3730 0.17 66581 2.52 62231 2.25 31446 2.05 Ấn Độ 3506 0.19 10810 0.50 29059 1.10 44222 1.60 30919 2.01 (Nguồn : Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương) Thị trường xuất khẩu chính là các nước thuộc khu vực Đông Á, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và thị trường Đài Loan Trong đó nổi bật nhất là thị trường Trung Quốc, điều đáng nói là trong danh sách các chủng loại, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối tháng 6/2010 đã không chỉ còn các sản phẩm chính là máy in, linh kiện điện tử mà thêm vào đó là các sản phẩm máy tính, công nghệ thông tin như: RAM máy tính đạt hơn 8,2 triệu USD, máy tính xách tay đạt hơn 700 nghìn USD. Các nước trong khu vực Đông Á khác vẫn chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng linh kiện, bán thành phẩm của Việt Nam trong nửa cuối tháng 6/2010. Tuy nhiên, trong danh sách đã xuất hiện một số mặt hàng nguyên chiếc hay phụ kiện máy tính, bao gồm bo mạch chủ máy tính. Điển hình như xuất khẩu bo mạch chủ sang Hồng Kông trong nửa cuối tháng 6/2010 vừa qua đạt gần 1.000 chiếc. Đáng lưu ý là toàn bộ số bo mạch chủ xuất khẩu sang Hồng Kông này đều mang thương hiệu Foxconn. Đứng thứ 2 trong danh sách thị trường xuất khẩu là các nước trong khu vực ASEAN. Trong đó nổi bật nhất vẫn là thị trường Singapore, nhưng các sản phẩm xuất sang thị trường này, ngoài máy in ra, đều mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và chưa hoàn chỉnh thành 1 sản phẩm nguyên chiếc có thể đem tới kim ngạch xuất khẩu cao. Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu hàng điện tử, máy tính của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ . Một thị trường khác đáng chú ý là Hà Lan. Xuất khẩu mặt hàng bán thành phẩm sang thị trường này đang tăng trưởng rất tốt, tuy nhiên, các mặt hàng thành phẩm thì thị trường này chiếm tỷ trọng còn khá thấp. 6.3 Thuận lợi và khó khăn 6.3.1 Thuận lợi Nhu cầu gia tăng khi kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng kéo theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm máy tính, điện tử tăng nhanh, đơn đặt hàng và giá xuất khẩu tăng lên đồng thời những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Nhà Nước tiếp tục phát huy tác dụng. Hiện nay về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Theo đánh giá của chuyên gia từ Trung tâm thương mại quốc tế thì thị trường nhập khẩu các sản phẩm điện tử trên thế giới là rất rộng lớn và có mức tăng trưởng vững chắc. Đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam. Trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng khá mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử, linh kiện máy tính của Tập đoàn Intel và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam. Vd: dự án sản xuất chip trị giá 1 tỷ USD của Intel sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7/2010 và theo kế hoạch trong giai đoạn đầu sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 120 triệu USD/năm, và nâng dần khai thác toàn bộ công suất để đạt doanh số từ 5-15 tỷ USD/năm theo từng giai đoạn; dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Vietnam 1 tỷ USD đã bắt đầu cho ra sản phẩm vào tháng 4/2009. Dự kiến năm 2010 công suất của nhà máy sẽ đạt khoảng 6 triệu sản phẩm/tháng với kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD/năm. Theo kế hoạch đến năm 2012 nhà máy sẽ đạt sản lượng 100 triệu sản phẩm/năm... 6.3.2 Khó khăn Thương mại toàn cầu giảm mạnh cùng với việc giá cả một số mặt hàng trong những tháng đầu năm đứng ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường giảm nên mặc dù có sự tăng đáng kể về lượng hàng hóa xuất khẩu, song giá trị xuất khẩu đa số các mặt hàng đều giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn dự báo trước đây là 2,5%. Cùng với tăng trưởng kinh tế, các hoạt động thương mại và đầu tư cũng từng bước phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, quá trình phục hồi của kinh tế thế giới chứa đựng nhiều rủi ro, khó lường. Kinh tế thế giới nhìn chung đang thoát ra khỏi khủng hoảng nhưng chưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, một số quốc gia có dấu hiệu bất ổn về kinh tế tài chính. Mặc dù Việt Nam thu về ngày càng nhiều đôla từ mặt hàng này tuy nhiên chẳng thấm gì so với số tiền từ xuất khẩu của các nước khác mang lại do doanh nghiệp trong nước chủ yếu gia công , lắp ráp lại Thực tế này dẫn đến tình trạng DN gặp khó trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc và các nước ASEAN. Các DN sản xuất lắp ráp máy tính đang phải chịu bất lợi về chênh lệch mức thuế nhập khẩu giữa bộ phận, linh kiện điện tử, máy tính và sản phẩm nguyên chiếc thuộc biểu thuế ưu đãi và biểu thuế ACFTA. Thế nhưng, theo đại diện của Bộ Tài chính, việc tăng hay giảm thuế có những phản hồi trái chiều từ các DN. DN sản xuất linh kiện thì yêu cầu dần tăng thêm thuế, nhưng DN lắp ráp lại bày tỏ nguyện vọng giảm thuế Công nghiệp điện tử ở Việt Nam có thể nói gần như con số không. 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất đi từ Việt Nam chỉ vài phần trăm 7. Gỗ và sản phẩm gỗ 7.1 Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Năm Trị giá Tốc độ tăng ( % ) 2006 1943013 2007 2384640 22.73 2008 2829283 18.65 2009 2597649 -8.19 6T/2010 1521964 ( Nguồn: Tổng cục thống kê ) Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 1,943 tỷ USD, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2003, đã đưa nước ta vượt Indonesia, Thái Lan để trở thành 1 trong 2 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á (xấp xỉ bằng với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Malaysia là 1,98 tỷ USD). Năm 2007, tình hình xuất khẩu gỗ tiếp tục tăng nhanh với tốc độ tăng 22.73% so với năm 2006 ứng với kim ngạch tuyệt đối tăng 441627 ngàn USD. Sự tăng vượt mức này là số lượng gỗ và sản phẩm từ gỗ gia tăng. Sự gia tăng lượng gỗ này chính là do thị trường nhập khẩu gỗ của ta ngày càng nhiều hơn. Việt Nam ngoài xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… thì còn tìm kiếm them khách hang ở các thị trường khác như: Canada, Nga, một số nước Đông Âu, Trung Đông Bước sang năm 2008, xuất khẩu sản phẩm gỗ đã đạt được nhiều thành công lớn. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 18.65% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt được 93,3% kế hoạch năm. Tuy nền kinh tế toàn cầu lại đang gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2009, xuất khẩu sản phẩm gỗ gặp khó khăn hơn nhiều năm trước do bị bạn hàng ép giá khiến đơn giá sản phẩm giảm tới 10%, đến việc áp các quy chuẩn mới về hóa chất sử dụng, quy định chứng minh nguồn gốc nguyên liệu… kim ngạch xuất khẩu giảm 8.19% ứng với 2597649 ngàn USD giá trị tuyệt đối. Tuy vậy, KNXK năm 2009 vẫn đạt mức hơn 2.5 tỷ USD. Theo Hải Quan Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2010 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 1.5 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2008. Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, giá trị đơn hàng mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ký kết hết năm 2010 ước đạt 3 tỷ USD, tăng khoảng 320 triệu USD so với năm ngoái.  7.2 Thị trường xuất khẩu chủ yếu Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam theo thị trường chủ yếu ĐVT : 1000 USD, % Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng năm 2010 Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Tổng xuất khẩu 1943013 100 2384640 100 2829283 100 2597649 100 1521964 100 Mỹ 745268 38.36 877300 36.79 1063990 37.61 1100184 42.35 619537 40.71 Nhật Bản 298555 15.37 321458 13.48 378839 13.39 355366 13.68 188816 12.41 CHND Trung Hoa 94723 4.88 168296 7.06 145633 5.15 197904 7.62 159704 10.49 Vương quốc Anh 136617 7.03 202538 8.49 197651 6.99 162748 6.27 93710 6.16 Hàn Quốc 66009 3.40 86377 3.62 101457 3.59 95130 3.66 62575 4.11 Đức 70742 3.64 98358 4.12 152002 5.37 106047 4.08 54912 3.61 Pháp 84732 4.36 95580 4.01 101316 3.58 70357 2.71 39600 2.60 Ca-na-đa 34051 1.75 46262 1.94 67900 2.40 54579 2.10 37700 2.48 Hà Lan 41118 2.12 50808 2.13 95466 3.37 56736 2.18 32962 2.17 Ô-xtrây-li-a 51213 2.64 64924 2.72 75427 2.67 67492 2.60 30751 2.02 (Nguồn : Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương) Hiện Việt Nam có khoảng 2000 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ trong đó có 500 doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ nội thất. Xuất khẩu đi 120 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới. Hoa Kỳ và EU là hai thị trường lớn nhất, chiếm 44% và 29% tương ứng. Dự kiến, tới năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ đạt tới 7 tỷ USD. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), sau hơn một tháng luật Lacey (Luật khai báo nguồn gốc gỗ khai thác) áp dụng với sản phẩm xuất khẩu vảo Mỹ có hiệu lực, từ ngày 1/5, không có bất cứ một lô hàng nào từ phía Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị trả lại. Mục tiêu ngành gỗ xuất khẩu cả năm 2010 đạt mức 3 tỷ USD là trong tầm tay. Bởi lẽ, hai thị trường chính tiêu thụ mặt hàng này của Việt Nam là EU và Mỹ đều đã phục hồi, giá bán các sản phẩm gỗ của Việt Nam tại đây tăng từ 2-3%. Hiện có tới 80% số doanh nghiệp trong ngành đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010, nguồn nguyên liệu phục vụ cho những đơn hàng trong năm nay đã đủ. Toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác trong nước đều được tiến hành khai báo nguồn gốc theo đúng quy định của luật Lacey áp dụng với sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ và sắp tới là EU. Đến tháng 1/2012, đạo luật FLEGT của EU cũng sẽ có hiệu lực. Đặc điểm chung của cả FLEGT và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của lâm sản, tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch, rõ ràng để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu. Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lại được vị thế của mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có xu hướng tăng khá bền vững. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Năm 2010, nhu cầu từ các thị trường chính gia tăng: Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2010 đạt 385,54 triệu USD; Nhật Bản đạt 126,41 triệu USD; Trung Quốc đạt 90,02 triệu USD Ngoài các thị trường truyền thống trên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nội thất như bàn, ghế, giường và tủ sang các thị trường Canada, Nga và một số nước Đông Âu, Trung Đông. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN dự báo, xuất khẩu đồ gỗ sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới, do các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Pháp, Đức và Hoa Kỳ đang ưa chuộng các mặt hàng đồ gỗ nội thất của VN. 7.3 Thuận lợi và khó khăn 7.3.1 Thuận lợi Các chính sách về đầu tư cho ngành gỗ của Đảng và Nhà nước ta rõ ràng, công minh, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp đầu tư ngành chế biến gỗ. Chính phủ luôn kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này. Nước ta ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, đây là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư vào ngành gỗ tại nước nhà và kể cả cho việc mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành vào đầu tư cùng liên doanh, hợp tác xuất khẩu sản phẩm gỗ Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao đông Việt Nam đủ sức tiếp nhận và ứng dụng nhanh các công nghệ cao cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong ngành gỗ. 1số doanh nghiệp nước ta đầu tư trồng rừng ở Nga, Nam Phi để đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu... Nhà nước nên có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hướng phát triển này Trong năm 2009, nhiều cuộc họp được Bộ Công Thương chủ trì nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ngành hàng đã có tác dụng tốt. Những vấn đề như thiếu vốn cho sản xuất, thiếu nguồn cung nguyên liệu gỗ… thì nay đã cơ bản thoát khỏi tình trạng phải nhập từ ngoài vào với số lượng lớn. Năm 2009 Hiệp hội gỗ đã đưa ra những kiến nghị cho Nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn tín dụng ưu đãi để nhập khẩu các lô gỗ lớn từ 10.000m3 trở lên, nhằm giảm chi phí vận chuyển, hải quan, kho bãi, thời gian cho các doanh nghiệp, đồng thời ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất theo các đơn đặt hàng quốc tế đã ký hợp đồng Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định đối tác kinh tế như Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm dệt may, thủy sản và gỗ chế biến. Trong khi giá xuất khẩu ngày càng tăng đã đẩy giá trị tăng hơn thì giá nguyên vật liệu lại chỉ tăng nhẹ mà hầu hết các doanh nghiệp đã dự trữ sẵn nên triển vọng xuất khẩu gỗ và các mặt hàng gỗ là rất tốt trong năm nay. Sau hơn một tháng luật Lacey (Luật khai báo nguồn gốc gỗ khai thác) áp dụng với sản phẩm xuất khẩu vảo Mỹ có hiệu lực, từ ngày 1/5, không có bất cứ một lô hàng nào từ phía Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị trả lại. Hiện có tới 80% số doanh nghiệp trong ngành đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010, nguồn nguyên liệu phục vụ cho những đơn hàng trong năm nay đã đủ. Toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác trong nước đều được tiến hành khai báo nguồn gốc theo đúng quy định của luật Lacey áp dụng với sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ và sắp tới là EU. 7.3.2 Khó khăn Kinh tế thế giới nhìn chung đang thoát ra khỏi khủng hoảng nhưng chưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, một số quốc gia có dấu hiệu bất ổn về kinh tế tài chính. Việt Nam đất chật, người đông vì vậy con người đã khai thức rừng, phá hủy cây cối để lấy đất sinh sống, trồng trọt nên diện tích rừng bị thu hẹp dần Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật cấm khai thác rừng. Để lo việc làm cho công nhân, doanh nghiệp kỳ công làm hàng mẫu, chi phí tốn kém để tiếp thị và tham gia hội chợ quốc tế. Nhưng khi ký được hợp đồng lớn thì lại không đủ năng lực sản xuất, chia cơ sở khác cùng làm thì không đúng tiến độ, cuối cùng đành… bỏ. Theo các chuyên gia kinh tế, lối làm ăn tiểu nông, nhỏ lẻ… là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ khi bước vào sân chơi lớn WTO. Với những quy định về nguồn cung gỗ, một số nguyên liệu sử dụng trong gia công, chế biến thì quá trình đàm phán cũng cần phải có những chuyên gia thông hiểu các vấn đề về hợp đồng. Như thế lại phải thuê chuyên gia, thêm nhân lực, doanh nghiệp phải cộng thêm chi phí. Với những doanh nghiệp lớn, kim ngạch xuất khẩu cả trăm triệu USD mỗi năm, những chi phí ấy được cho là hợp lý, là đầu tư cho lâu dài. Nhưng không ít doanh nghiệp, mỗi năm chỉ xuất khẩu trên dưới 1 triệu USD, đây là khoản chi lớn mà hiệu quả sử dụng không cao Trong khi Nhà nước đã hạn chế thu ngân sách vì nỗ lực giảm thuế để khuyến khích xuất - nhập khẩu đồ gỗ, thì các doanh nghiệp phải chịu thiệt do các nước áp dụng mức thuế cao, kể cả nhập gỗ nguyên liệu đến xuất khẩu sản phẩm Một thực tế đang làm giảm giá trị của đồ gỗ Việt Nam là các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công và hàng thô. Đối tác nước ngoài thường đến đặt hàng ở Việt Nam và xuất sản phẩm đi nhưng dưới những nhãn hiệu khác. Chính vì vậy, dù kim ngạch luôn tăng nhưng giá trị đích thực của đồ gỗ Việt Nam đã giảm đi nhiều lần. Hầu hết các doanh nghiệp ngành gỗ đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số có thể xuất khẩu 100 container mỗi tháng trở lên hoặc có diện tích rừng trên 10 ha là rất ít. Bên cạnh quy mô sản xuất nhỏ, hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam tự tìm kiếm khách hàng cho mình, dẫn đến tình trạng dìm giá giành hợp đồng đã làm cho thị trường xuất khẩu mất ổn định, thiệt thòi chung cho nền kinh tế ĐGXK Việt Nam đã có quá trình dài hội nhập thế giới qua AFTA, ASEAN,WTO… nhưng hầu hết các doanh nghiệp ĐGXK không có điều kiện tối thiểu xuất khẩu, không có thương hiệu, không quản lý theo ISO và đại đa số đơn vị không có chứng chỉ FSC (loại giấy chứng nhận sản phẩm có nguyên liệu xuất xứ từ khu rừng bảo đảm môi trường - NV)”. Hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là còn yếu ở khâu tiếp cận thị trường nên trong thời gian tới, cần thiết lập hệ thống bán sản phẩm tại chính thị trường. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định trong Hiệp định để tận dụng tối đa lợi thế về ưu đãi thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. ứng phó với các đạo luật Lacey của Mỹ và sắp tới là đạo luật FLEGT của EU thì hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng, bởi vì chưa có hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan chức năng. Bộ tiêu chí chứng chỉ rừng đến nay Nhà nước ta đã xây dựng xong nhưng còn phải chờ các tổ chức quốc tế thẩm định để công nhận. Đến nay, các bộ ngành có liên quan vẫn chưa có ý kiến thống nhất rằng liệu cơ quan Nhà nước hay một tổ chức phi chính phủ sẽ chịu trách nhiệm cấp chứng nhận FSC và CoC cho doanh nghiệp xuất khẩu. Vẫn còn băn khoăn nữa là, các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ lấy tiền đâu mà triển khai và xin cấp chứng chỉ vì mỗi lâm trường trồng rừng nguyên liệu gỗ cần 2 triệu USD thì mới triển khai được. Trong khi các cơ quan chức năng và hầu hết các doanh nghiệp còn lúng túng về vấn đề này thì nhiều đối tác nước ngoài đã và đang chủ động hỗ trợ tháo gỡ. Hầu hết các đối tác mua đồ gỗ của Việt Nam đều đã có quan hệ làm ăn lâu năm nên họ nắm rõ chất lượng hàng, cách thức mua hàng rồi. Nhiều đối tác đã đầu tư vào Việt Nam số lượng vốn khá lớn nhằm tạo nguồn cung hàng ổn định cho họ. Hơn nữa hiện nay Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ các giấy phép như vậy. Trước đây nhập khẩu gỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ rừng FSC nhưng giờ ngoài FSC ra còn cần nhiều chứng chỉ khác. sức cạnh tranh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn kém so với các nước khác như Myanmar, Malaysia và Indonesia... Vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn. các rào cản kỹ thuật thắt chặt hơn, đặc biệt sẽ gây áp lực lớn hơn đối với các nhà sản xuất và cung cấp đồ gỗ.Những hợp đồng ký cho năm 2010 giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đều đã đưa thêm các điều khoản mới liên quan đến vấn đề này. Như là việc tăng cường kiểm soát chì trong sơn, formaldehyde trong keo dán gỗ… chắc chắn sẽ buộc doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho khâu quản lý chất lượng. Một số doanh nghiệp đã rục rịch tính chuyện xây dựng phòng thí nghiệm riêng, dù sẽ phải tốn kém không ít tiền và thời gian chuyển giao công nghệ. Hiện nay, dường như thị trường nội địa ít được doanh nghiệp quan tâm và thực tế trong thời gian qua, các doanh nghịêp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đã bỏ ngỏ và vô tình đã để cho các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc, Malaysia … đã giành lấy thị phần và chính sản phẩm của họ đang chiếm thế thượng phong ngay trên chính sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. 8. Cà phê Việt Nam là một nước có tỷ lệ xuất khẩu rất cao, đáng chú ý là xuất khẩu nông sản, bên cạnh các sản phẩm nông sản như: gạo, tiêu, điều ….thì không thể không kể đến cà phê. Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc xuất khẩu loại hàng hóa đặc biệt này có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil về lượng cà phê xuất khẩu. Cà phê Việt Nam đã có mặt tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng khoảng 850.000 tấn/năm. Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, nếu ngành cà phê có đầu tư cơ bản tốt để nâng cao giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam thì việc mang về cho đất nước khoản ngoại tệ trên 2 tỷ USD/năm từ việc xuất khẩu mặt hàng này là hoàn toàn nằm trong tầm tay. 8.1 Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu cà phê Năm Trị giá (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) 2006 1217167 2007 1911463 57.04 2008 2111187 10.45 2009 1600000 -24.21 6 tháng 2010 921315 (Nguồn : Tổng cục thống kê) Năm 2006: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt con số 1 tỷ USD, chiếm vị trí thứ hai thế giới sau Brazil.  Năm 2007:Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 1,8 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm ngoái. Với mức tăng này cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong 10 mặt có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt kim ngạch xuất khẩu gạo với mức 13%. Năm 2008: Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 2,2 tỉ USD với khối lượng xuất khẩu 1 triệu tấn. Con số này đã giảm 18,6% về lượng, nhưng lại được tăng 7,2% về trị giá. Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu cà phê chỉ đạt 1,6 tỷ USD. Theo tin từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong 8 tháng dầu năm, cả nước đã xuất khẩu được khoảng 800.000 tấn cà phê, đạt kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 17% về lượng và giảm 29% so với cùng kỳ năm 2008. 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 748.700 tấn, tương đương 12,48 triệu bao, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê trong tháng 7/2010 đã tăng gần 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap 1.doc
Tài liệu liên quan