Đề tài Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO

MỤC LỤC

 

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1. Khái quát chung về WTO 1

2. Việt Nam gia nhập WTO 1

a) Gia nhập WTO, chúng ta phải tuân theo 2

b) Đổi lại, Việt Nam được 3

3. Một số chính sách thuế đối với nhập khẩu ở Việt Nam 3

II. HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN 6

1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam khi hội nhập WTO 6

2. Những biến chuyển sau khi gia nhập WTO 7

a) Tình hình xuất nhập khẩu những ngày đầu gia nhập WTO 8

b) Tình hình xuất nhập khẩu hiện nay đã được cải thiện như thế nào? 9

3. Bán phá giá 27

a) Bán phá giá là gì? 27

b) Bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam 27

c) Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam 33

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch xuất khẩu . Những biến chuyển sau khi gia nhập WTO CAM KẾT WTO VỀ HẠN CHẾ SỐ LƯỢNG XUẤT NHẬP KHẨU (xem phụ lục) Tình hình xuất nhập khẩu những ngày đầu gia nhập WTO: Những kết quả đã đạt được của chúng ta trong lĩnh vực xuất nhập khẩu những tháng "hậu gia nhập WTO" đầu tiên có thể nói là rất đáng thất vọng. Nhìn một cách tổng quát, trong khi xuất khẩu không có dấu hiệu tăng tốc rõ ràng, thì ở đầu vào của nền kinh tế lại có những dấu hiệu hết sức đáng quan tâm. Cụ thể là, với ước 14,515 tỷ USD trong 4 tháng qua, tuy xuất khẩu vẫn tăng 22,0%, vượt khá xa so với mức phấn đấu 17,4% của cả năm nay, nhưng đây vẫn là tốc độ tăng thấp hơn hẳn so với con số 25,1% của cùng kỳ năm 2006 và cũng chỉ mới bằng 31% tổng kim ngạch xuất khẩu 46,756 tỷ USD do Bộ Thương mại đề ra cho năm nay. Trong khi đó, với ước 16,776 tỷ USD, nhập khẩu tăng với tốc độ cao gần gấp rưỡi so với xuất khẩu (32,8%) và cao gấp gần 5,3 lần so với tốc độ tăng cùng kỳ năm 2006 (6,9%), cho nên cũng đã kịp hoàn thành 32,1% mục tiêu nhập khẩu trong năm nay (52,3 tỷ USD). Chính vì sự "lệch pha" giữa hai đoàn tàu xuất nhập khẩu như vậy, cho nên kim ngạch nhập siêu đã đạt 2,261 tỷ USD và đạt tỷ lệ gần 15,6%. Đây chính là một xu thế mới trong bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta những năm đầu hội nhập, bởi kim ngạch nhập siêu cùng kỳ năm 2006 chỉ là 730 triệu USD, tức là chỉ bằng 32,3% mức nhập siêu hiện tại, còn tỷ lệ nhập siêu cùng kỳ năm 2006 chỉ là 6,1%. Không những vậy, nếu xem xét kỹ lưỡng hơn nữa, bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay vẫn còn một điều rất đáng quan tâm khác. Đó là, theo lôgic hình thức, trong điều kiện gần 2.000 dòng thuế nhập khẩu đã được cắt giảm khi trở thành thành viên WTO, giá hàng hóa nhập khẩu phải giảm xuống và chính yếu tố này là động lực thúc đẩy nhập khẩu gia tăng mạnh, nhưng đáng tiếc thực tế lại không phải hoàn toàn như vậy. Bởi lẽ, trong danh mục 30 mặt hàng chủ yếu nhập khẩu của nước ta hiện nay, có một loạt mặt hàng ở trong tình trạng tốc độ tăng về giá trị nhập khẩu cao hơn so với tốc độ tăng về khối lượng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là, xu thế sốt nóng giá cả trên thị trường thế giới trong những tháng qua vẫn tiếp tục, cho nên sốt nóng giá cả thế giới càng làm khuếch đại tốc độ gia tăng nhập khẩu và nhập siêu của nước ta mạnh thêm. è Những ngày đầu gia nhập WTO, xuất nhập khẩu đi ngược lại với những gì mong đợi, báo động một thời kì tăng bùng nổ nhập khẩu và nhập siêu giống như những năm đầu của thập kỷ trước. Việc làm thế nào để đẩy xuất khẩu mạnh hơn nữa, đồng thời kiềm chế nhập khẩu để hạn chế nhập siêu trong thời kỳ "hậu gia nhập WTO" đã càng trở thành một vấn đề rất bức xúc của một nền kinh tế lệ thuộc quá nặng nề vào nhập khẩu nguyên liệu như nước ta. Tình hình xuất nhập khẩu hiện nay đã được cải thiện như thế nào? Tình hình xuất nhập khẩu năm 2009: Tháng 12, kim ngạch xuất khẩu (5,47 tỷ USD) và nhập khẩu (7,4 tỷ USD) đạt mức cao nhất trong năm, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu . Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 Năm 2009, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 24,18 tỷ USD, chiếm 42,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nhập khẩu là 26,07 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008. Một số mặt hàng xuất khẩu chính: - Dầu thô: lượng xuất khẩu trong tháng là 713 nghìn tấn, tăng 8,3% so với tháng 11, kim ngạch đạt 426 triệu USD. Tính đến hết tháng 12/2009, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 13,4 triệu tấn, giảm 2,8% so với năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh 38,5% so với năm trước (tương ứng giảm 290 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm chỉ đạt 6,19 tỷ, giảm 40,2%. Trong năm qua, dầu thô của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 3,33 triệu tấn, giảm 20,1% so với năm 2008; sang Singapore: 2,25 triệu tấn, tăng 9,5%; sang Malaysia: 1,79 triệu tấn, tăng 50,2%; sang Hoa Kỳ: 1,06 triệu tấn, giảm 27,5%… Biểu đồ 2: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009 - Cà phê: lượng xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 145 nghìn tấn, tăng 79,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu cả năm lên 1,18 triệu tấn, tăng 11,7% so với năm 2008. Do đơn giá xuất khẩu bình quân giảm 26,6% nên trị giá chỉ là 1,73 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước. Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, tăng 0,2% so với năm 2008; Bỉ: 132 nghìn tấn, tăng 49,5%; Hoa Kỳ: 128 nghìn tấn, tăng 20,4%; Italia: 96,2 nghìn tấn, tăng 11,3%;… - Hạt điều: lượng xuất khẩu hạt điều trong tháng là 15,5 nghìn tấn, tăng 3,1% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu của cả nước trong 12 tháng qua lên 177 nghìn tấn, tăng 7,1% và đạt kim ngạch là 847 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2008. Năm 2009, hạt điều của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ với 53,3 nghìn tấn, tăng 9,4% so với năm trước và chiếm 30,1% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc: 38,5 nghìn tấn, tăng 25,7%; Hà Lan: 24,4 nghìn tấn, giảm 12,2%; Úc: 11,9 nghìn tấn, tăng 3,5%;… - Than đá: lượng xuất khẩu trong tháng là 2,42 triệu tấn, giảm 6,7% so với tháng trước, nâng tổng lượng than xuất khẩu của cả nước năm 2009 lên gần 25 triệu tấn, tăng 29,1% và đạt kim ngạch 1,32 tỷ USD, giảm 5,15% so với năm trước. Trong năm 2009, than đá của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc với 20,5 triệu tấn, chiếm 81,8% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 1,78 triệu tấn, Nhật Bản: 1,38 triệu tấn, Thái Lan: 608 nghìn tấn,… - Gạo: năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục với 5,96 triệu tấn, tăng 25,7% so với năm 2008. Tuy vậy, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2,66 tỷ USD giảm 8% so với năm trước. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á đạt 3,21 triệu tấn, tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu với 1,71 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9%; các nước còn lại 1,5 triệu tấn, tăng 52,6%). Tiếp theo là Châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; Châu Mỹ: 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm trước… Biểu đồ 3: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 - Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng 12 đạt 90,4 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này cả năm đạt 731 nghìn tấn, tăng 11,1% so với năm 2008. Mặc dù vậy, do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh đến 31,1%  nên kim ngạch chỉ đạt  1,23 tỷ USD, giảm 23,5% so với năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm qua với 510 nghìn tấn (chiếm 69,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước), tăng 18,4% so với năm 2008. Tiếp theo là sang Malaixia: 30,1 nghìn tấn, tăng 43,3%; sang Hàn Quốc: 28,3 nghìn tấn, giảm 2,4%; sang Đài Loan: 25 nghìn tấn, tăng 18,1%; sang Đức: 21,4 nghìn tấn, giảm 12,4%;… Biểu đồ 4: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 - Hàng dệt may: tháng 12/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 882 triệu USD, tăng 20,8% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhóm hàng này lên 9,06 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2008. Năm 2009, Hoa kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 55,1%; 18,2% và 10,5% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên so với năm 2008, chỉ có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là có tốc độ tăng trưởng dương (tăng 16,3%), đạt kim ngạch 954 triệu USD còn thị trường Hoa Kỳ đạt 4,99 tỷ USD, giảm 2,2% và EU đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,1%. - Giày dép các loại: trong tháng, xuất khẩu nhóm hàng này là 472 triệu USD, tăng 37,6% so với tháng 11, nâng tổng trị giá xuất khẩu cả năm lên 4,07 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Xuất khẩu nhóm hàng này sang EU trong năm qua đạt 1,97 tỷ USD, giảm 21,4% so với năm 2008 và chiếm 48,5% trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là sang thị trường Hoa Kỳ: 1,04 tỷ USD, giảm 3,4%; sang Mexico: 138 triệu USD, giảm 10,1%; sang Nhật Bản: 122 triệu USD, giảm 10,9%;… - Hàng thuỷ sản: năm 2009, hàng thuỷ sản của nước ta xuất khẩu đạt kim ngạch 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2008 (nhưng tăng 14,2% so với năm 2007). Trong đó, tôm đạt 211 nghìn tấn với trị giá: 1,69 tỷ USD; cá Tra & cá Basa đạt 614 nghìn tấn, trị giá: 1,36 tỷ USD. Bảng: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 so với năm 2008 Loại thuỷ sản Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng/giảm (%) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng TTrị giá Cá Tra & Basa 644 1.460 614 1.357 -4,7 7,1 Tôm 192 1.630 211 1.692 9,8 3,8 Loại khác 403 1.419 408 1.203 1,2 15,3 Tổng cộng 1.239 4.510 1.232 4.251 -0,5 5,7 Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các đối tác lớn trong năm qua như sau: thị trường EU đạt 1,12 tỷ USD, giảm 2,9%; sang Nhật Bản đạt 761 triệu USD, giảm 8,4%; sang Hoa Kỳ đạt 711 triệu USD, giảm 3,8%;… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong hai tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này liên tục giảm từ hơn 284 triệu USD của tháng 10 xuống 274 triệu USD trong tháng 11 và tháng 12 là 260 triệu USD. Nhưng tính đến hết năm, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước. Các thị trường chính trong năm 2009 cho sản phẩm này là Hoa Kỳ với 433 triệu USD, tăng 41,2%; Nhật Bản: 381 triệu USD, tăng 1,4%; Thái Lan: 288 triệu USD, giảm 28,8%; Trung Quốc: 287 triệu USD, tăng 4,9%;… - Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng:  liên tục đạt kim ngạch trên 200 triệu USD/tháng trong 4 tháng cuối năm và tính hết năm 2009 xuất khẩu của nhóm hàng này đạt kim ngạch 2,06 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2008. Dẫn đầu về nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng của Việt Nam là Nhật Bản với gần 600 triệu USD, tăng nhẹ (0,6%) so với năm 2008; tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ: 244 triệu USD, giảm 4,4%; Trung Quốc: 134 triệu USD, tăng 44,3%; Hồng Kông: 118 triệu USD, tăng 26,4%; Singapore: 102 triệu USD, tăng 23,6%;… Một số mặt hàng nhập khẩu chính: - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,45 tỷ USD, tăng 9,2% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 lên 12,67 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2008. Nhóm hàng này nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 4,16  tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2008; tiếp đến là Nhật Bản: 2,3 tỷ USD, giảm 13,5%; EU: 2,2 tỷ USD, giảm 14,1%; Hàn Quốc: 808 triệu USD; giảm 15,6%; Hoa Kỳ: 716 triệu USD, tăng 9,4%;… - Xăng dầu: Trong tháng, cả nước nhập khẩu 934 nghìn tấn xăng dầu các loại, tăng 31% so với tháng trước, đạt trị giá là 545 triệu USD. Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước nhập khẩu 12,7 triệu tấn xăng dầu các loại, giảm 2% so với năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng này giảm mạnh (41,8%) so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu là gần 6,3 tỷ USD, giảm tới 43%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với 4,9 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 2,4 triệu tấn, Đài Loan: 2 triệu tấn, Hàn Quốc: 1,3 triệu tấn, Thái Lan: 685 nghìn tấn, Malayxia: 660 nghìn tấn, Nga: 613 nghìn tấn,… - Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: trong tháng, trị giá nhập khẩu là 730 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng 11/2009. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là gần 400 triệu USD, tăng 4,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 191 triệu USD, tăng 0,6%; xơ sợi dệt là gần 94 triệu USD, tăng 14,8% và bông 44,5 triệu USD, tăng 20,4%. Hết tháng 12/2009, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 2,09 tỷ USD, Đài Loan: 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,44 tỷ USD, Nhật Bản: 466 triệu USD, Hồng Kông: 415 triệu USD,… - Sắt thép các loại: trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là hơn 813 nghìn tấn, giảm 1,4% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu cả năm 2009 lên 9,75 triệu tấn, tăng 15,2% so với năm 2008, trong đó lượng phôi thép là 2,4 triệu tấn, tăng nhẹ (1%) so với năm 2008, trị giá đạt hơn 1 tỷ USD. Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu có xuất xứ từ Nga: 1,74 triệu tấn, tăng 179%; Nhật Bản: 1,46 triệu tấn, tăng 11,5%; Trung Quốc: 1,3 triệu tấn, giảm 57,6%; Hàn Quốc: gần 1,3 triệu tấn, tăng 105%; Đài Loan: 1,17 triệu tấn, tăng 32%; Malaixia: 726 nghìn tấn, tăng 98% so với năm 2008;… - Kim loại thường: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là 60,6 nghìn tấn, tăng 21,7% so với tháng trước, trị giá đạt gần 206 triệu USD. Hết tháng 12, tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này là 550 nghìn tấn, tăng 15,1% so với năm 2008, trị giá đạt 1,62 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu  nhóm hàng kim loại chưa gia công tăng cao. Cụ thể: nhôm dạng thỏi và chưa gia công đạt 174 nghìn tấn, chì: 76,7 nghìn tấn, kẽm: 58,6 nghìn tấn,… Trong năm 2009, Việt Nam nhập khẩu kim loại thường chủ yếu có xuất xứ từ: Australia: 102,6 nghìn tấn, Hàn Quốc: 78,6 nghìn tấn, Đài Loan: 68,5 nghìn tấn, Trung Quốc: 57,2 nghìn tấn,… - Chất dẻo nguyên liệu:  nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là hơn 188 nghìn tấn, giảm 2,5% so với tháng trước, trị giá đạt 274 triệu USD. Hết tháng 12, lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu là 2,2 triệu tấn, tăng 25,2% so với năm 2008, trị giá đạt 2,8 tỷ USD. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 404 nghìn tấn, tăng 40,6%; Đài Loan: 329 nghìn tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 283 nghìn tấn, tăng 7,2%;…. - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 150,5 triệu USD, tăng 42,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2009 lên gần 1,77 tỷ USD, tăng 1% so với năm trước. Trong đó, mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 206 nghìn tấn với trị giá 90,2 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên gần 2,5 triệu tấn với trị giá là 1,03 tỷ USD, chiếm 58,2% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ: 470 triệu USD, giảm 41,5%;  Achentina:  đạt 451 triệu USD, tăng 97%; Mỹ: 176 triệu USD, tăng 14%; Trung Quốc: 141 triệu USD, tăng 51% so với năm 2008,… - Phân bón: nhập khẩu phân bón trong tháng là 534 nghìn tấn, tăng 76,3% so với tháng 11. Hết tháng 12/2009, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 4,5 triệu tấn, tăng 48,9% so với năm 2008. Trong đó, lượng phân Urê nhập khẩu tháng 12 là 142,6 nghìn tấn, tăng 98,4% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu cả năm lên 1,43 triệu tấn, trị giá gần 417 triệu USD. Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,95 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 395 nghìn tấn; Hàn Quốc: 348 nghìn tấn; Philippin: 294 nghìn tấn; Nhật Bản: 191 nghìn tấn;… - Dược phẩm: trong tháng nhập khẩu 118,7 triệu USD, tăng 20,7% so với tháng trước và nâng trị giá nhập khẩu 12 tháng lên gần 1,1 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Pháp (193 triệu USD), Ấn độ (149 triệu USD), Hàn Quốc (108 triệu USD), Đức (90 triệu USD),… - Ôtô nguyên chiếc các loại: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là gần 11,3 nghìn chiếc, giảm 2,1% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên 80,6 nghìn chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ là 47,1 nghìn chiếc chiếm 58,4% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu ôtô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 - Linh kiện và phụ tùng ôtô: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt gần 218 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 11, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này cả năm 2009 lên 1,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ: Thái Lan: 406 triệu USD, Nhật Bản: 395 triệu USD, Trung Quốc: 314 triệu USD, Hàn Quốc: 287 triệu USD,… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 441 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 3,95 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng là 284 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 2,55 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.Năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 1,46 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 839 triệu USD, giảm 0,8%; Đài Loan: 309 triệu USD, tăng 8,6%; Hàn Quốc: 307,6 triệu USD, tăng 33,5%, Malaysia: 281 triệu USD, tăng 2,2%; … Tình hình xuất nhập khẩu hiện nay (2010): Tháng 1: Đánh giá chung: Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1/2010 đạt 10,97 tỷ USD, giảm 14,7% so với tháng 12/2009. Cụ thể, nhập khẩu là 5,96 tỷ USD, giảm 19,4%, tương ứng giảm 1,44 tỷ USD và xuất khẩu đạt hơn 5,01 tỷ USD, chỉ giảm 8,3%, tương ứng giảm 454 triệu USD. Mức nhập siêu tháng 01/2010 là 945 triệu USD, chưa bằng ½ mức nhập siêu tháng 12/2009 và bằng 19% kim ngạch xuất khẩu . Xuất khẩu : Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 1 năm 2010 đạt 5,01 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,39 tỷ USD, giảm 6,4% so với tháng 12/2009 và chiếm 47,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gao, dầu thô, than đá, hàng dệt may, hàng giày dép, hàng thủy sản, cà phê, cao su, gỗ, sản phẩm gỗ, máy tính, linh kiện điện tử, đá quý, kim loại quý và sản phẩm. Biểu đồ 1: Lượng và đơn giá gạo xuất khẩu theo tháng năm 2009 – T1/2010 Biểu đồ 2: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu theo tháng năm 2009 – T1/2010 Nhập khẩu: Trong tháng 1/2010, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước là 5,96 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng 12/2009. tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước là 2,39 tỷ USD, giảm 17,6% và chiếm 40,2%. Trong đó những mặt hàng nhập khẩu chính là:.máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, xăng dầu , phân bón các loại, sắt thép,chất dẻo nguyên liệu, ô tô nguyên chiếc,máy vi tính, sản phẩm phụ tùng và linh kiện. Tháng 2: Đánh giá chung: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng năm 2010 là 19,89 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó xuất khẩu là 8,86 tỷ USD, giảm 0,5% và nhập khẩu là 11,02 tỷ USD, tăng 44,4%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,16 tỷ USD, xấp xỉ 24,3% xuất khẩu . Xuất khẩu : Tháng 2/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 3,74 tỷ USD, giảm 25,4% so với tháng 1/2010. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,81 tỷ USD, giảm 24,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này 02 tháng lên 4,23 tỷ USD và chiếm 47,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gao, dầu thô, than đá, hàng dệt may, hàng giày dép, hàng thủy sản, cà phê, cao su, gỗ, sản phẩm gỗ, máy tính, linh kiện điện tử, đá quý, kim loại quý và sản phẩm Biểu đồ 1: Lượng và đơn giá xuất khẩu gạo từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2010 Nhập khẩu: Tháng 2/2010, trị giá nhập khẩu hàng hóa cả nước là 5,07 tỷ USD, giảm 14,9% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 2,03 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt 4,4 tỷ USD, tăng 55,1% so với cùng kỳ năm 2009. %. Trong đó những mặt hàng nhập khẩu chính là:.máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, xăng dầu, thức ăn gia súc và nguyên liệu phân bón các loại, sắt thép,chất dẻo nguyên liệu, ô tô nguyên chiếc, máy vi tính, sản phẩm phụ tùng và linh kiện. Biểu đồ 2: Kim ngạch NK một số nhóm hàng chính 2 tháng/2010 với 2 tháng/2009 Dự đoán kết quả xuất nhập khẩu quý I/2010: Dự báo kinh tế trong nước sẽ tiếp tục phục hồi nhanh hơn trong thời gian tới, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 03 có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 48,65% so với tháng 02; nhập khẩu đạt khoảng 6,4 tỷ USD, tăng 45,45% trong cùng so sánh; nhập siêu duy trì khoảng 900 triệu USD trong tháng tới. Như vậy, trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu khoảng 16,8 tỷ USD; giá trị nhập siêu khoảng 2,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự đoán tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010: Theo chỉ tiêu mà Quốc hội giao, tăng trưởng xuất khẩu của năm 2010 là 6% so với năm 2009, tương ứng với kim ngạch sẽ đạt khoảng 59,9 tỉ USD. Để giữ được tỷ lệ nhập siêu bằng 20% kim ngạch xuất khẩu thì mức nhập siêu năm 2010 có con số tuyệt đối là 12 tỉ USD. Điều này đồng nghĩa với việc năm 2010, cả nước chỉ được phép có kim ngạch nhập khẩu không quá 71,9 tỉ USD. Nhưng theo dự kiến, năm 2010 có nhiều diễn biến bất lợi cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, vì vậy, nhiều khả năng kim ngạch nhập khẩu của năm 2010 sẽ cao hơn mức 71,9 tỉ USD. Theo Bộ Công thương, có nhiều lý do để cho rằng, nhập khẩu năm 2010 sẽ tăng cao. Thứ nhất, do kinh tế thế giới phục hồi, nên giá cả hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đều tăng cao. Giá bình quân nhiều mặt hàng như sắt thép, dầu thô, phân bón, chất dẻo… vào cuối năm 2009 đã tăng mạnh so với đầu năm. Nếu lấy, giá ở các tháng cuối năm 2009 (tăng 10% so với cả năm 2009) để tạm tính cho giá nhập khẩu của năm 2010, dù lượng hàng nhập khẩu được giữ như năm 2009, thì kim ngạch nhập khẩu của 2010 vẫn tăng thêm 10%. Mặc dù trừ đi lượng xăng dầu nhập khẩu sẽ giảm khoảng 3,5 triệu tấn, nhưng giá mặt hàng này trong năm 2010 chắc chắn sẽ tăng, vì thế kim ngạch nhập khẩu xăng dầu có thể sẽ duy trì ở mức như năm 2009. Mặt khác, Bộ Công thương cũng dự đoán, năm 2010, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giải ngân nhiều hơn, dẫn tới nhu cầu gia tăng nhập khẩu các loại máy móc, nguyên liệu. Thứ hai, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua thường thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên khả năng tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của năm 2010 sẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu (dự kiến là 6%). Cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, năm 2009 các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng). Song tỉ trọng của nhóm này chỉ chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2009 (5,98 tỉ USD so với 68,3 tỉ USD, nên nếu áp dụng quyết liệt mọi biện pháp thì mức giảm nhập khẩu cũng không quá lớn. Theo dự đoán của Bộ Công thương, tỉ trọng của nhóm sản phẩm này sẽ được rút xuống còn 8,5% và cũng sẽ đạt con số 6,32 tỉ USD vào năm 2010. Như vậy, nếu muốn giảm nhập siêu bằng cách giảm nhập khẩu thì khó đạt được kết quả cao như mong đợi. Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khóang sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, dầu thô, than đá… sẽ khó có sự tăng trưởng lớn về lượng. Đực biệt, trong năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm khoảng 3,5-4 triệu tấn do  phải dành để phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khóang sản của năm 2010 sẽ giảm khoảng 1,9%. Tại các thị trường xuất khẩu , một số mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt hơn từ các đối thủ. Cụ thể, từ năm 2009, Mỹ đã bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may với Trung Quốc, nên sức cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam tại Mỹ vẫn sẽ căng thẳng. Các hàng rào phi thuế quan cùng các biện pháp bảo hộ đang được các nước dựng lên, khiến cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn. Một điểm đáng chú ý là, kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 nếu trừ xuất khẩu vàng (trị giá 2 tỉ USD) thì chỉ đạt 54,5 tỉ USD. Do đó, nếu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 59,9 tỉ USD tức là tăng tới 9,9% so với năm 2009. Đây là một con số rất cao trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay. Vì vậy, một trong những điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu là công tác xúc tiến thương mại cũng sẽ được quan tâm hơn nữa trong năm 2010. Nhiều khả năng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác xúc tiến xuất khẩu của năm 2010 sẽ tăng hơn nhiều so với mức 172 tỉ đồng của năm 2009. Đây sẽ là điều kiện tốt để các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và địa phương thực hiện các chương trình tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất khẩu một cách hiệu quả hơn. Bán phá giá Bán phá giá là gì? Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Như vậy có thể hiểu đơn giản là nếu giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO.doc
Tài liệu liên quan