Đề tài Tổ chức công tác Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần SMC Composite

Lời nói đầu 1

Phần I 2

Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp. 2

I. Chi phí sản xuất. 2

1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm của chi phí sản xuất. 2

2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. 3

2.1 . Phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh 3

2.2 Phân loại theo yếu tố chi phí. 3

2.3 . Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. 4

2.4 . Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh. 4

2.5 . Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí. 5

2.6 . Phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành. 5

2.7 . Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. 6

II. Giá thành sản phẩm. 6

1. Khái niệm và bản chất giá thành. 6

2. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8

3. Phân loại giá thành. 8

4. Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9

III. Hạch toán chi phí sản xuất. 11

1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất . 11

1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 11

1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 12

2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất . 14

2.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 14

1.3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì. 24

2. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang. 26

2.1. Tổng hợp chi phí. 26

2.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang. 29

2. Các hình thức sổ áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất. 31

VI. Tính giá thành sản phẩm. 34

1. Đối tượng tính giá thành . 34

2. Phương pháp tính giá thành. 35

2.1 Phương pháp tính trực tiếp. 35

2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí. 35

2.3 Phương pháp hệ số. 35

2.4. Phương pháp tỷ lệ. 36

2.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. 36

2.6 Phương pháp liên hợp. 36

3. áp dụng phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp. 37

3.1 Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn. 37

3.2 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. 37

3.3 Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. 37

3.4 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. 38

V. Phân tích thông tin chi phí và giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. 40

Phần II: 44

thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần SMC Composite. 44

1. Tìm hiểu chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . 44

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 44

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cỏ phần SMC Composite 46

2. Chương trình sản xuất. 49

2.1 Phương pháp sản xuất: 49

2.2 Thiết bị sản xuất. 49

2.3 Dây chuyền sản xuất: 49

 

doc102 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần SMC Composite, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp trong một quá trình Sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Tổng giá Giá thành Tổng CPSX Giá trị sản Giá trị sản thành sản = SP chính + phát sinh - phẩm chính - phẩm phụ phẩm chính DD đầu kỳ trong kỳ DD cuối kỳ thu hồi 2.6 Phương pháp liên hợp. Là phương pháp áp dụng trong doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ…. 3. áp dụng phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp. 3.1 Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp sản xuất một hoặc một số ít hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng không đáng kể. Do số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ thẻ hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp. 3.2 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp tính thích hơph như: phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp. Đặc điểm tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳliên quan đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp song sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức thích hợp. Việc tính giá thành trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành không thống nhất lới kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất tập hợp theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. 3.3 Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ thành 3 loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách: Giá thành thực Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch so Tế sản phẩm = mức sản phẩm ± thay đổi định mức ± với định mức. Việc tính giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiến hành ngày đầu kỳ. Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau( theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…). Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức.Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức. 3.4 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. Các doanh nghiệp sản xuất kiểu này quy trình công nghệ thường gồm nhiều bước ( giai đoạn) nối tiếp nhau theo một quy trình nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước lại là đối tượng ( hay nguyên vật liệu ) của bước sau thì phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoạn công nghệ ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sịnh thuộc giai đoạn nào thì sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp theo từng phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp . Tuỳ theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu của công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và không có bán thành phẩm. Theo phương án hạch toán có bán thành phẩm. Phương án này thường được ápn dụng ở những doanh nghiệp có nhu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm ở các bước sản xuất có thể bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển sang bước sau được tính theo giá thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp này được phản ánh qua sơ đồ sau : (với quy trình công nghệ có n bước chế biến thì ta dùng phương pháp kết chuyển tuần tự). Giá thành BTP bước 1 Tổng giá thành thành phẩm bước n Giá thành BTP bước 2 Giá trị SPDD đầu kỳ bước 2 Giá trị SPDD đầu kỳ bước n Giá thành BTP bước n-1 chuyển sang nguyên Chi phí chế biến bước n Giá trị SPDD cuối kỳ bước n Giá thành BTP bước 1 chuyển sang nguyên vật liệu chính Chi phí chế biến bước 2 Giá trị SPDD cuối kỳ bước 2 Giá trị SPDD đầu kỳ bước 1 Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí chế biến bước 1 Giá trị SPDD cuối kỳ bước 1 = + + = + + _ . . . . = + + _ Theo phương án không có bán thành phẩm. Trong những doanh nghiệp yêu cầu hạch toán nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm không thể bán ra được thì tính chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành sản phẩm một cách song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm trong từng bước mà chỉ tính giá thành thành phẩm bằng cách tổng cộng chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Có thể khái quát theo sơ đồ sau: (quy trình công nghệ có n bước chế biến ta dùng phương pháp kết chuyển song song ) Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản phẩm Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm ........ Tóm lại, về thực chất quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể tiến hành theo công việc hoặc theo quá trình sản xuất trên cơ sở các phương pháp tính giá thành mang tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật. Việc xác định giá thành theo công việc thường được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đây là những sản phẩm thường có tính độc đáo, không đồng nhất, giá trị cao, kích thước lớn và được đặt mua trước khi sản xuất. Ngược lại, việc xác định giá thành theo qua trình sản xuất thường áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất đại trà một loại sản phẩm. Những sản phẩm này thường có tính đồng nhất, kích thước nhỏ và được đặt mua sau khi sản xuất. Trong một số trường hợp, một doanh nghiệp có thể áp dụng cả việc xác định giá thành theo công việc ( với những đơn đặt hàng hoặc những lô sản xuất có giới hạn) và xác định giá thành theo quá trình sản xuất (với việc sản phẩm sản xuất đại trà). V. Phân tích thông tin chi phí và giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tốt, phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu chi phí, chỉ tiêu giá thành đánh giá tình hình thực hiện sử dụng chi phí trong quá trình sản xuất phát hiện những khả năng tiềm ẩn để có kế hoạch phát huy. Mặt khác, phân tích các chỉ tiêu chi phí, khoản mục chi phí trong tổng giá thành đưa ra những hạn chế cần khắc phục… từ đó xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, giúp các nhà quản lý có thể điều hành quản lý nội bộ và thích ứng với yêu cầu của thị trường. Cụ thể việc phân tích này giúp cho các nhà quản trị xác định được giá bán, lợi nhuận, sản lượng hoà vốn, mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận và giúp nhà quản lý có cơ sở để ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó, người sử dụng thông tin sẽ có các quyết định tối ưu hơn. Nội dung phân tích chi phí và giá thành sản phẩm bao gồm: Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được. Phân tích tính thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa. Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Phân tích giá thành sản phẩm trong mối liên hệ với sản phẩm thực hiện. ở đâyta phân tích một số chỉ tiêu thông dụng sau: Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh: Sản phẩm có thể so sánh là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tỉến hành sản xuất ở các kỳ trước, đã có tài liệu hạch toán giá thành. Với những sản phẩm này, doanh nghiệp thường lập kế hoạch hạ thấp giá thành nhằm xác định mục tiêu phấn đấu. Đồng thời xác định rõ quy mô chi phí tiết kiệm để tăng lợi nhuận. Trong kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh thường đặt ra hai chỉ tiêu : Mức hạ giá thành: phản ánh quy mô chi phí tiết kiệm. Tỷ lệ hạ giá thành: phản ánh tốc độ hạ giá thành. Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm có thể so sánh, cần thiết phải tiến hành phân tích. Nội dung và trình tự phân tích tình hình thực hiện hạ thấp giá thành của sản phẩm có thể so sánh như sau: + Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch: Để đánh giá chung, cần tính và so sánh giữa kết quả đạt được và kế họach đặt ra trên cả hai chỉ tiêu: mức hạ và tỷ lệ hạ. Nếu cả hai chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh và ngược lại, nếu chỉ hoàn thành một chỉ tiêu thì kết luận là không toàn diện…Cùng với việc so sánh cả hai chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ trên tổng số, cần đi sâu so sánh mức hạ và tỷ lệ hạ trên từng loại sản phẩm để sơ bộ biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới mức biến động chung. +Xác định các nhân tố ảnh hưởng. Nhân tố sản lượng sản xuất: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố sản lượng sản xuất có quan hệ tỉ lệ thuận với mức hạ và không ảnh hưởng tới tỷ lệ hạ. Nhân tố cơ cấu sản lượng sản xuất: Do mỗi sản phẩm khác nhau thì có mức hạ và tốc độ hạ khác nhau nên khi thay đổi cơ cấu sản lượng thì mức hạ và tỷ lệ hạ chung cũng thay đổi. Nhân tố giá thành công xưởng đơn vị: Đây là nhân tố có tính quyết định, phản ánh thành tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lơị nhuận. Chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá . S Q´ Z F = ---------------- ´ 1000 S Q´ G Trong đó: F: chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. Q: sản lượng hàng hoá . Z: giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm . G: giá bán đơn vị sản phẩm. Căn cứ vào công thức tính chỉ tiêu chi phí trên 1000 động sản lượng ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng là: nhân tố cơ cấu sản lượng , nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm và nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm. Khi chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá giảm thì được đánh giá là tốt.Việc phân tích chi phí này giúp cho doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố tác động và nguyên nhân tác động tới sự thay đổi đó, từ đó có biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục. Giá thành đơn vị phản ánh tổng chi phí mà đơn vị sản phẩm phải gánh chịu trong kỳ sản xuất. Để phân tích chỉ tiêu này, trước hết ta phải phân tích sự biến đổi cuả chi phí trong giá thành đơn vị, từ đó mới phát được các chi phí làm giảm hay tăng giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp biết được sẽ khai thác khả năng giảm giá thành ở khoản mục nào . Mỗi khoản mục chi phí của giá thành đều dựa vào hai yếu tố: mức tiêu hao vật chất và đơn giá. Cả hai yếu tố này lại thường xuyên biến đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau do đó cần có biện pháp quản lý phù hợp. Việc phân tích giá thành theo khoản mục gồm các bước sau: Trước tiên so sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch và giá thành năm trước theo khoản mục để xác định số chênh lệch tuyệt đối về giá thành, sau đó tính tỷ trọng số chênh lệch đó với giá thành đơn vị kế hoạch. Việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của chi phí từng khảon mục đến giá thành đơn vị từ đó có biện pháp điều chỉnh các khoản mục chi phí hợp lý hơn, cho phép xác định được việc giảm giá thành ở từng khâu và cho phép gắn trách nhiệm vật chất với vấn đề giảm giá tành sản phẩm . Tóm lại, việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ giảm giá bán hàng hoá, tăng lợi nhuận, góp phần tăng sức cạnh tranh về hàng hoá trên thị trường, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. Vì thế phân tích chi phí và giá thành trê nhiều góc độ là rất cần thiết, giúp cho doanh nghiệp thấy rõ năng lực của mình với một lượng vốn nhất định. Tính toán và lập ra một kế hoạch giá thành sát thực, định hướng quản lý giá thành có hiệu quả là nội dung cần thết của công tác quản trị giá thành, là yếu tố quyết định trong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Phần II: thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần SMC Composite. 1. Tìm hiểu chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Hiện nay, các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, ô tô, một số ngành công nghiệp khác trong lĩnh vực dân dụng đang có nhu cầu về các loại sản phẩm chế tạo bằng loại vật liệu mới có độ bền cao, lắp đặt sử dụng ngoài trời, chịu được tác động của môi trường khắc nghiệt và một số điều kiện khác mà các vật liệu vẫn thường dùng không đáp ứng được. Cho đến nay, công ty diện lực Việt Nam vẫn đang sử dụng một số thiết bị phục vụ cho lưới điện dân dụng và công nghiệp, các trạm biến thế như hộp công tơ điện, tử điện, hộp đấu nối cáp ..., ngành bưu chính viến thông vẫn sử dụng các hộp đầu nối, chia cáp thông tin... chế tạo bằng thép không bền, độ an toàn kém, trọng lượng và giá thành cao. Công nghệ sản xuất các loại sản phẩm composite đã có ở Việt Nam, song cho đến nay mới chỉ sản xuất chủ yếu là các loại thiết bị vệ sinh: bồn tắm, lavabô, bàn bếp... theo công nghệ phun phủ có tốc độ sản xuất chậm và chất lượng không cao. Cũng trong tình hình đó, trên thị trường đã có công ty TNHH Alphanam, thành lập năm 1994, sản xuất nhiều hòm, tủ, bảng điện từ năm 1996. Thêm vào đó là công ty TNHH Việt Trung, thành lập năm 1993 đã đầu tư sản xuất các loại sản phẩm composite từ năm 1995, nhưng mới chỉ là các bồn tắm, bệt... Cuối năm 1998, công ty TNHH Việt Trung đã có thêm sản phẩm mới là các hòm công tơ điện bằng chất liệu composite nhưng mới chỉ là thủ công, công nghệ chưa hiện đại. Xuất phát từ sự cần thiết phải sản xuất các loại sản phẩm, nhất là các hộp công tơ điện, bằng chất liệu composite trên dây chuyền sản xuất hiện đại, hai pháp nhân là công ty TNHH Alphanam, công ty TNHH Việt Trung cùng năm cá nhân khác đã góp vốn thành lập “Công ty cổ phần SMC Composite .” Có tên giao dịch quốc tế: SMC Composite Corporation. Tên viết tắt : SMC Corp. Trụ sở giao dịch : 79 Mai Hắc Đế- Hai Bà Trưng- Hà Nội Với căn cứ pháp lí là: Luật công ty, luật khuyết khích đầu tư trong nước. Điều lệ, biên bản họp cổ đông, hộp họi đồng quản trị cua công ty cổ phần SMC Composite Giấy phép thành lập công ty cổ phần SMC Composite số 4256/GP-UB ngày 24 tháng 4 năm 1999. Đăng kí kinh doanh số 055932 ngày 4 tháng 5 năm 1999 Là một công ty cổ phần, nên vốn ban đầu có được là do sự góp vốn của các thành viên( các cổ đông). Vốn điều lệ của công ty là 8.000.000.000 VNĐ Với số vốn ban đầu như trên, được chia thành 80.000 cổ phiếu với mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100.000 VNĐ. Công ty cổ phần SMC Composite đã thành lập nhà máy SMC Composite . Nhà máy SMC Composite đợc xấy dựng phía trong Xí nghiệp Hoá mĩ phẩm Hương Quỳnh (khu lò gạch cũ), về phía Nam Hà Nội, cạnh đường 70, cách quốc lộ 1A Văn Điển 2 km, thuộc xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất sản phẩm composite trên dây chuyền công nghệ nhập từ Mĩ. Tuy công ty cổ phần SMC Composite là một công ty có tuổi đời còn quá ít, nhưng tiền thân của nó là công ty TNHH Việt Trung và công ty Alphanam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại hòm, tủ, bảng điện ... cũng như các sản phẩm khác làm bằng chất liệu composite. Cả hai công ty này đã có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường và được người mua chấp nhận, chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước và tiến tới còn sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm chính của công ty SMC Composite là các loại hộp công tơ điện bằng chất liệu composite. đó là các hộp đựng công tơ điện: hòm 1 công tơ 1 pha, hòm 2 công tơ 1 pha, hòm 4 công tơ 1 pha, hòm 1 công tơ 3 pha... Sau khi sản xuất ổn định, công ty sẽ sản xuất các sản phẩm hộp đầu nối ngoài trời, chia các thông tin và các sản phẩm khác. Công nghệ composite là công nghệ mới, theo phương pháp ép nóng trong khuôn với nhiệt độ và áp lực cao hỗn hợp ở dạng tấm sợi thuỷ tinh và các polymer ( như polyester,vinylester...). các sản phẩm chế tạo bằng vật liệu SMC composite có rất nhiều tính ưu việt: tỷ trọng nhẹ ( chưa bằng 1/4 so với thép), độ bền, độ cứng cao, chịu va đập, chịu nhiệt, cách điện, chống thấm, không bị gỉ, ăn mòn, thay đổi không đáng kể các tính chất hoá lý theo thời gian, có tuổi thọ sử dụng từ 20-40 năm trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Công nghệ ép nóng SMC của nhà máy đảm bảo độ nén lực 100 – 200 kg/cm2, sản phẩm có độ dày 3 – 4 mm và đạt năng suất từ 3 –5 phút một sản phẩm cho một khuôn. Các sản phẩm hộp công tơ điện sẽ cung cấp cho ngành điện, ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Các sản phẩm tiêu dùng sẽ cung cấp cho thị trường nội địa và tiến tới xuất khẩu. Điều hành trực tiếp hoạt động SXKD của nhà máy SMC Composite là ban giám đốc. Nguồn lao động chủ yếu đựoc chọn tại địa bàn thị trấn Văn Điển và vùng lân cận. Vì tính chất công việc sản xuất, nhà máy duy trì một số các công nhân có tay nghề cao và các cán bộ chủ chốt làm việc theo hợp đồng dài hạn, các nhân viên còn lại làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Tổng số cán bộ nhân viên làm việc theo hợp đồng ngắn hạn khoảng 100 người, trong đó: - cán bộ CNV trực tiếp sản xuất là 90 người - cán bộ CNV gián tiếp sản xuất là 10 người. Cán bộ CNV được tuyển chọn vào nhà máy đảm bảo có khả năng làm việc, có tay nghề khá, có tính kỷ luật cao và phẩm chất đạo đức tốt. Những người được tuyển chọn sẽ được huấn luyện để nâng cao tay nghề và được đảm bảo công việc ổn định, lâu dài nếu làm việc tốt. Những người có năng lực sẽ được đào tạo, bố trí công tác để phát huy hết năng lực của mình. Nhà máy luôn đề cao chất lượng sản phẩm và có chính sách phúc lợi, khen thưởng thoả đáng để khích lệ tinh thần làm việc và để CNV thấy được quyền lợi lâu dài của mình gắn liền với hiệu quả hoạt động của nhà máy. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cỏ phần SMC Composite Tuy chưa có một cơ cấu tổ chức thật hoàn hảo, nhưng công ty SMC Composite đã tạo cho mình được một bộ máy tổ chức có đủ những bộ phận thiết yếu, công ty có quy định chặt chẽ về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp quản lý, quy định về phân công công tác trong ban giám đốc công ty, phạm vi và quy trình giải quyết các công việc. Cụ thể theo sơ đồ sau: Giám đốc công ty Chủ tịch HĐQT Giám đốc nhà máy Phó giám đốc nhà máy Phòng kế hoạch vật tư thị trường Phòng kỹ thuật Phòng kế toán hành chính Phòng KCS Hiện nay, trên diện tích 1200 m2 , nhà máy SMC Composite có 4 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng gia công các bộ phận chính Phân xưởng gia công các chi tiết phụ Phân xưởng gia công các phụ kiện cơ điện Phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh Điều hành bộ máy tổ chức của công ty là giám đốc công ty và chủ tịch hội đồng quản trị. *Công ty đã bầu ra Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền và nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị bầu chủ tịch hội đồng quản trị trong số các thành viên của hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: lập chương trình, kế hoạch của hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp hội đồng quản trị; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện của hội đồng quản trị, chủ toạ họp đại hội đồng cổ đông ... * Hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc công ty, giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc công ty điều hành họat động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc công ty quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Giám đốc công ty còn có quyền bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động và cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền. * Giám đốc nhà máy là người có quyền và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của nhà máy, chủ yếu là quản lý về sản xuất và các phần hành có liên quan. * Giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc. Ông là người giúp giám đốc điều hành một hoặc vài lĩnh vực công tác, trực tiếp chỉ đạo hoạt động một số đơn vị do giám đốc phân công và uỷ quyền. Trong trường hợp được uỷ quyền, phó giám đốc có thể đảm đương một số công việc cho giám đốc. Phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về kết quả hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý. Do chủ trương đơn giản hoá hệ thống cán bộ công nhân viên gián tiếp, công ty đã giảm bớt một số phòng ban và gộp lại thành 4 phòng ban chính như sau: * Phòng kế toán – hành chính: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, với nhiệm vụ hạch toán hiệu quả sản xuất trong kỳ, thống kê lưu trữ cung cấp các số liệu thông tin chính xác kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty taị mọi thời điểm cho giám đốc và các bộ phận liên quan. * Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm theo dõi kỹ thuật qua các công đoạn sản xuất ở phân xưởng, thiết kế chế tạo, cải tiến kỹ thuật sản phẩm và chế thử các loại sản phẩm mới. Phối hợp với phòng kế toán – hành chính đưa ra các định mức về kinh tế- kỹ thuật làm cơ sở lập kế hoạch. * Phòng kế hoạch – vật tư thị trường: thực hiện tổng hợp các nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chỉ đạo điều độ phân xưởng, thực hiện yêu cầu của sản xuất để đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm. Lập kế hoạch lao động và tiền lương: tham gia xây dựng định mức lao động cho từng chi tiết của sản phẩm qua các phân xưởng. Nghiên cứu thị trường cũng như tình hình và nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Thu mua và quản lý các loại thiết bị, vật tư, nhiên liệu. Nhập kho và tiêu thụ sản phẩm, lập chứng từ xuất hàng, thu nhận chứng từ mua hàng từ bên ngoài sau đó gửi cho phòng kế toán – hành chính, kết hợp chặt chẽ với phòng này trong việc lập kế hoạch tài chính của công ty. * Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, mỹ thuật của sản phẩm hoàn thành. Từ đó có những kiến nghị về chất lượng mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị trường và người tiêu dùng. 2. Chương trình sản xuất. 2.1 Phương pháp sản xuất: Nhà máy phải sản xuất theo Phương pháp ép nguyên liệu đã được chuẩn bị theo yêu cầu kỹ thuật thích hợp cho mỗi loại sản phẩm, trong khuôn định hình ở áp lực cao và lưu hoá ở nhiệt độ thích hợp tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế 2.2 Thiết bị sản xuất. Toàn bộ thiết bị trên dây chuyền sản xuất đều nhập ngoại từ các nước đã có uy tín trong lĩnh vực công nghệ sản xuất composite và cho các sản phẩm có kiểu dáng và kết cấu phù hợp. 2.3 Dây chuyền sản xuất: Dây chuyền công nghệ của nhà máy và quy trình tổ chức sản xuất đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm cao và đồng đều. Chất lượng sản phẩm cao nhưng giá cả hợp lý sẽ là quan điểm cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Những điều quan tâm là: khai thác tốt các nguồn lực sẵn có, đảm báo chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm và liên tục đổi mới công nghệ để có thể đáp ứng rộng rãi nhu cầu trong nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0173.doc
Tài liệu liên quan