Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không

Lời nói đầu

Chương 1 3

Một số vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 3

1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3

1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 8

1.1.3 . Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP: 10

1.1.4. ý nghĩa, nhiêm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11

1.1.5. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 12

1.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 15

1.2.1. Phương pháp tập hợp CPSX 15

1.2.2 Phương pháp kế toán tập CPSX và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 16

1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 34

1.2.4. Các loại sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. 35

chương 2- tình hình thực tế về công tác kế toán 37

tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhựa cao cấp hàng không 37

2.1 Đặc điểm chung của công ty 37

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty 37

2.1.2.Đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không 38

2.1.3. Bộ máy kế toán của Công ty 41

2.2. Kế toán tập hợp chi phí tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không . 45

2.2.1- Đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không. 45

2.2.2. Kế toán tập hợp CPSX 45

2.2.3.Tập hợp chi phí toàn Công ty 60

2.3. Tổ chức công tác tính giá thành tại Công ty 60

2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm:ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không 60

2.3.2. Công tác đánh giá thành sản phẩm làm dở ở Công ty 61

2.3.3 Phương pháp tính giá thành 61

Chương 3- Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty nhựa cao cấp hàng không 67

3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. 67

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty nhựa cao cấp hàng không. 69

3.2.1. Một số ý kiến chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty 69

3.2.2. Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tập chi phí sản xuất tại Công ty 71

Kết luận 77

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vào cho đến khi hoàn thành sản phẩm . Đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên dựa vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán chỉ cần đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp thích hợp, sau đó tính giá thành theo công thức: Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ = Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành 1.2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục , sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau Tuỳ vào đặc điểm tình hình cụ thể mà dự tính giá thành trong trường hợp này có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối . Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành hai phương pháp: + Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm + Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm 1.2.2.3.2.1.Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Việc tính toán kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn và giá thành của chúng theo trình tự sơ đồ sau Giả sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua n giai đoạn ( phân xưởng) Giai đoạn 1 CPNVL chính trực tiếp + Chi phí khác giai đoạn 1 Giá thành nửa thành phẩm GĐ1 Giai đoạn 2 CPNTP GĐ 1 chuyển sang + Chi phí khác giai đoạn 2 Giá thành nửa thành phẩm GĐ2 …………………………. Giai đoạn 3 CPNTP GĐ n-1 chuyển sang + Chi phí khác giai đoạn n Giá thành của thành phẩm Như vậy: Giá thành NTP GĐ 1 = CP SPLD đầu kỳ GĐ 1 + Chi phí phát sinh GĐ 1 - CP SPLD cuối GĐ2 Giá thành NTP GĐ 2 = Giá thành NTP GĐ 1 chuyển sang + CP phát sinh GĐ 2 + CPSPLD đầu kỳ giai đoạn 1 _ CPSPLD Cuối kỳ GĐ 1 Giá thành TP = Giá thành nửa TP GĐ 1 chuyển sang + CP phát sinh GĐ n-1 + CPSPLD GĐ n-1 - CPSPLD cuối kỳ GĐ1 1.2.2.3.1.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm, các bước tính toán như sau +Chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản mục) Chi phí sản xuất GĐi = SP dở đầu kỳ + CPPS trong kỳ SP hoàn thành GĐi + SP dở GĐ i và sau i Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ doanh nghiệp áp dụng và sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không - Sau đó công chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm = chi phí sản xuất giai đoạn I Có thể khái quát sơ đồ kết chuyển chi phí các giai đoạn vào giá thành sản phẩm Giai đoạn1 Giai đoạn 2 .... Giai đoạn n Giá thành thành phẩm CPSX GĐ 1 theo khoản mục CPSX GĐ1 trong thành phẩm CPSX giai đoạn 2 CPSX GĐ2 trong thành phẩm CPSX giai đoạn n CPSX giai đoạn n trong thành phẩm 1.2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc từng hoạt động nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành của đơn đặt hàng Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó được coi là sản phẩm dở dang và hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó. Đến khi hoàn thành tổng cộng các chi phí lại sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng phân xưởng có liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng còn chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức thích hợp 1.2.2.3.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp một quy trình sản xuất đồng thời chế tạo ra sản phẩm chính còn có thể thu được một số sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ , đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Trình tự : Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho toàn bọ quy trình sản xuất ta tính toán phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ theo quy ước ( có thể tính theo giá thành kế hoạch, giá tạm tính, giá thành định mức hoặc lấygiá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế). Sau đó tính tổng giá thành của sản phẩm chính theo công thức Tổng giá thành SPLD CPSX SPLD CPSX sản phẩm chính = đầu kỳ + trong kỳ - cuối kỳ - SP phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng có thể được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất của cả qui trình công nghệ nhân với từng khoản mục tương ứng Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán. Chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.2.3.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao, thu được nhiều loại sản phẩm thứ hạng khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất. Để tính được giáthành của từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thàn quy định cho từng lại sản phẩm rồi tiến hàn theo các bước sau -Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành làm tiêu thức phân bổ: Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế Spi x Hệ số SPi - Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm: = Hệ số phân bổ Sản lượng qui đổi sản phẩm i chi phí SPi Tổng sản lượng qui đổi Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo khoản mục Tổng giá Sản phẩm Chi phí Sản phẩm Hệ số thành sản = làm dở + sản xuất - làm dở x phân bổ phẩm i đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ sản phẩm i 1.2.2.3.6. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách kích cữ khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm có nhiều chủng loại khác nhau, còn đối tượng tính giá thành là chủng loại sản phẩm. Để tính giá thành được trước hết phải chọn tiêu thức phân bổ giá thành. Tiêu thức chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế. Sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm theo công thức SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ giá thành = Tiêu chuẩn phân bổ Sau đó lấy giá thành kế hoạch ( giá thành định mức) tính theo sản lượng thực tế nhân với tỷ lệ giá thành ta được giá thành tính theo quy cách kích cỡ x Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách từng quy cách 2.2.3.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này dựa trên định mức tiêu hao của các yếu tố cho quá trình sản xuất và dự toán chi phi quản lý sản xuất, những thay đổi định mức hay dự toán chi phí và thoát ly định mức (chênh lệch giữa thực tế và định mức). để xác định giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành , cụ thể theo công thức. Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức + Chênh lệch giá thành do thay đổi định mức + Chênh lệch thoát li định mức Trong đó : - Giá thành định mức của sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. Tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc cũng có thể tính luôn cho sản phẩm - Xác định số thay đổi do chênh lệch định mức: Vì giá thành định mức tính theo hiện hành, do vậy khi thay đổi định mức cần phải tính toán lại. Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng, nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với sản phẩm làm dở đâù kỳ ( Cuối kỳ trước). Vì chi phí tính cho sản phẩm làm dở đâù kỳ là định mức cũ, số chênh lệch do thay đổi định mức cũ trừ đi định mức mới. - Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tiết kiệm được hoặc vượt chi . Việc sác định sổ chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo những phương pháp khác nhau tuy thuộc vào khoản mục chi phí. Song số chênh lệch do thoát ly định mức đều được xác định như sau: - = Chênh lệch do Chi phí thực tế Chi phí định mức ( theo thoát ly định mức (Theo từng khoản mục) từng khoản mục) 1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Theo phương pháp này, kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản xuất" để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất TK 611,138,821 TK632 TK631 TK 621 TK611 TK154 TK 622 TK 627 (1)Kết chuyển chi phí SXDD đầu kỳ (2) Chi phí NVL TT (3) CPNCTT (4) CPSXC (6) Phản ánh CP SXDD cuối kỳ (5)Phế liệu SP hỏng thu hồi Trị giá SP hỏng bắt bồi thường , tính vào CP bất thường (7)Giá thành thực tế SP hoàn thành SX trong kỳ ( 1.2.4. Các loại sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toná khác nhau thì các loại sổ kế toán sử dụng trong tập hợp chi phí và tính giá thành cũng khác nhau. * Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ cái TK 621,622,627,111,112,154,155,335,142. Sổ Nhật ký chung * Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết TK 621,622,627,154,155…, các thẻ tính giá thành * Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ Kế toán “ Nhật ký sổ cáI” + Sổ tổng hợp : sổ nhật ký sổ cái + Sổ chi tiết gồm : Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154,155, …,các thẻ tính giá thành. * Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức “ Chứng từ ghi sổ “ + Sổ tổng hợp: Sổ cái TK 621, 622, 627, 335, 142, 155,154. + Sổ kế toán chi tiết : Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 142, 335, 155, 154, các thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. * Doanh nghiệp áp dụng hình thức “ Nhật ký chứng từ” + Sổ tổng hợp: Nhật ký chứng từ số 7, sổ cái TK 621,622,627,335,142, 155,154 Bảng kê số 3, 4 + Sổ chi tiết : Sổ chi tiết TK 621,622,627,154,155,142,335, các thẻ tính giá thành. chương 2 tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhựa cao cấp hàng không 2.1 Đặc điểm chung của công ty Tên giao dịch : Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không Địa chỉ : Sân bay Gia Lâm-Hà Nội 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty Xí nghiệp hoá nhựa cao su Hàng Không (nay là Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không ) đã được khai sinh theo quyết định số 732/QĐ-TCHK ngày 04-11-1989 của Tổng cục trưởng tổng cục HKDD Việt Nam. Đến tháng 4-1993, Xí nghiệp hóa Nhựa cao cấp Hàng Không theo quyết định số 747/QĐTCC-LĐ ngày 20-5-1003 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải đổi tên thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành các giai đoạn sau: * Giai đoạn I:(từ năm 1989-1991) Đây là giai đoạn khó khăn nhất của công ty. Với tổng số vốn đợc giao là1.100.000.000đồng , có trụ sở chính đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội, hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm nhựa, phục vụ hành khách đi máy bay. Nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, cũ kỹ, trình độ công nhân còn thấp, chủng loại sản phẩm ít, do đó Công ty làm ăn không có lãi. Lực lượng lao động chủ yếu sống bằng lương bao cấp của Tổng cục Hàng không. Doanh số giảm từ 954.740.000 năm 1990 xuống còn 301.890.000 năm 1991. * Giai đoạn II: (từ năm 1992-1995) Từ năm 1992, cùng với sự hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, số lượng khách Quốc tế đi đến Việt Nam ngày càng tăng, bởi vậy ngành Hàng Không Việt Nam nói chung và Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không nói riêng phải kịp thời cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào đổi mới máy móc, công nghệ, để nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. * Giai đoạn III(từ năm 1996 đến nay) Có thể nói đây cũng là giai đoạn phát triển so với các giai đoạn trớc . Sau khi chính thức trở thành một đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (Quyết định số 04/CP ngày 27-01-1996) thì quy mô, cơ cấu của Công ty tơng đối ổn định. Hiện nay, Công ty có diện tích mặt bằng hoạt động khoảng 11.000m2, có 5 phòng chức năng và 4 phân xưởng sản xuất và một cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số công nhân toàn Công ty là gần 200 người. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm1996 Năm1997 Năm 1998 Năm 1999 2000 L.động người 158 156 160 171 ằ200 Vốn 1000 đồng 13.070.000 13.400.000 16.000.000 16.480.000 17.304.000 VCĐ 1000 đồng 7.000.000 6.900.000 8.000.000 8.249.200 8.652.000 VLĐ 1000 đồng 6.070.000 6.500.000 8.000.000 8.240.200 8.652.000 DT 1000 đồng 12.000.000 15.000.000 20.000.000 23.000.000 29.900.000 LN 1000 đồng 150.000 130.000 180.000 207.000 269.100 2.1.2.Đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất a/ Về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Do chức năng chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa cho ngành Hàng Không, bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm cho thị trường tự do, nên sản phẩm của Công ty nhựa cao cấp Hàng Không rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã mặt hàng như khay nhựa, nắp nhựa, dao, dĩa, thìa, cốc...Vì vậy quy trình công nghệ sản xuất của các phân xưởng gồm nhiều công đoạn được biểu diễn qua sơ đồ sau: Phân xưởng Bao Bì pvc Phân xưởng Nhựa Phân xưởng In Màng mỏng Màng PVC-PE Cắt màng Đặt khuôn Hút chân không Nắp khay Gia công nhỏ Đóng gói thành phẩm Nhập kho Hạt nhựa Hoá nhựa Phun ép khuôn Gia công nhỏ Đóng gói TP Nhập kho Nhập kho Công ty Hạt nhựa Hoá nhựa Đùn thổi màng Cắt dán cột Bào bì đóng gói Nhập kho Do kết quả của mỗi phân xưởng đều là thành phẩm có thể tiêu thụ được, nên việc tính giá thành các thành phẩm này rất đơn giản. Kế toán thường tính được trực tiếp giá thành sản phẩm mà không phải thông qua phương pháp tính giá thành phức tạp. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cuả Công ty vừa đơn giản, vừa khép kín như trên nên việc tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty tương đối đơn giản 2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý: * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Giám đốc Phòng Kỹ Thuật Phòng TCCBLDTL Phòng Hành chính Phòng TC-KT Công ty nhựa cao cấp Hàng Không tổ chức quản lý theo một cấp: Giám đốc thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban . Phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho Giám đốc, đảm bảo lãnh đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt , thông qua cấp trung gian. ở phân xưởng có quản đốc điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm đối với Giám đốc. Tất cả các phiếu thu làm chứng từ gốc cho phòng kế toán tài chính đều phải có chữ ký của Giám đốc. * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 1) Giám đốc: 01 người Là người đại diện cho Công ty có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, Giám đốc thay mặt cho công ty nhận nguồn vốn, đất đai, nhà xưởng do Nhà nớc cấp và chịu trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn vốn đó. Giám đốc đồng thời cũng là người cuối cùng phê duyệt các chiến lược và kế hoạch Maketing về tiêu thụ, phân phối sản phẩm. 2) Phòng kỹ thuật: - Phòng này chịu trách nhiệm về sự hoạt động của hệ thống máy móc, công nghệ trong Công ty. Tham mưu cho Công ty trong việc đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị công nghệ. - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công nghệ, về mẫu mã sản phẩm về quản lý chất lượng sản phẩm . 3) Phòng Tổ chức Cán bộ-Lao động tiền lương: Phòng có 06 nhân viên có nhiệm vụ quản lý chung về công tác nhân lực.Sắp xếp điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, sa thải Cán bộ- công nhân viên. Thực hiện các chính sách xã hội với người lao động, kiểm tra việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước của cán bộ- Công nhân viên để kịp thời khen thởng hay kỷ luật. Phòng Tổ chức Cán bộ- Lao dộng tiền lương cùng kết hợp với phòng tài chính kế toán trong việc xác định mức lương phải chi trả cho Cán bộ- Công nhân viên dựa trên các số liệu theo dõi của phòng Kế toán,phòng Tổ chức Cán bộ-Lao động tiền lương sẽ thanh toán cho CBCNV 5) Phòng hành chính: 11 người - Đảm bảo các điều kiện làm việc cho Công ty như hệ thống kho tàng, nhà xưởng, phương tiện đi lại ... quản lý điều hành công tác văn thư, bảo vệ, nhà kho _ Tham mưu cho Giám đốc về mặt quy hoạch, sử dụng mặt bằng, đón tiếp và hướng dẫn khách hàng, cũng như an ninh và các đảm bảo khác. 6) )Phòng kế hoạch thị trường :9 ngời Phân làm 02 bộ : - Kế hoạch sản xuất Maketing *Bộ phận kế hoạch sản xuất: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho Công ty. Tại Công ty nhựa cao cấp Hàng Không phòng kế hoạch có quan hệ rất mật thiết với phòng kế toán tài chính trong việc xác định chi phí sản xuất cũng như xác định kết quả tiêu thụ của Công ty. *Bộ phận Maketing: -Được chia làm 02 mảng chính là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Mô hình này đã phát huy được thế mạnh của mình trong nền kinh tế thị trường là tập trung chuyên môn các nhân viên Maketing theo lĩnh vực mà họ đảm nhận. 2.1.3. Bộ máy kế toán của Công ty 2.1.3.1 Cơ cấu của bộ máy kế toán Kế toán trưởng –Kế toán tổng hợp-Kế tốan chi phí giá thành Kế toán thanh toán – Kế toán tiền lương Kế toán doanh thu Kế toán vật tư – Ngân hàng Thủ quỹ Từ đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán như sau: Trong đó : -Kế toán trưởng: Là người điều hành công việc chung của bộ máy kế toán, giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán kế toán chấp hành các quy định kế toán do Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng Tài chính- kế toán, phụ trách chung, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện, đồng thời thực hiện kế toán tổng hợp xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, thay mặt công ty giao dịch với các đơn vị khác về tài chính, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty với Nhà nước, cấp trên. Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm , kế toán tàI sản cố định. Kế toán trưởng là người tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty,chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên, cơ quan tài chính, luật pháp về các công việc, thông tin kinh tế cung cấp . Chịu trách nhiệm đảm bảo cân đối và huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế toán thanh toán- kế toán quỹ: là người theo dõi các khoản tạm ứng và hoàn ứng, các khoản thu, chi tiền mặt cả trong và ngoài công ty. - Kế toán vật tư - ngân hàng: Là người theo dõi các khoản nhập, xuất vật tư, cùng kế toán tổng hợp tính chi phí, giá thành của sản phẩm. Đồng thời theo dõi các khoản thanh toán , quan hệ với ngân hàng. -Kế toán doanh thu: Là người theo dõi, phản ánh doanh thu hàng ngày của công ty, lập các báo cáo tài chính -Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền trong quỹ, trong két của công ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt trong công ty. 2.1.3.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán : Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy của công ty, bộ máy kế toán của cán bộ công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Để có thể xử lý nhanh nhất các số liệu kế toán, kịp thời cung cấp các thông tin cho các bộ phận liên quan, để thuận tiện cho việc quản lý hệ thống sổ kế toán hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán AMS Quy trình xử lý thông tin trên máy tính như sau: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đ Chứng từ kế toánđ Tệp dữ liệu chi tiết đTệp dữ liệu Tổng hợp đBáo cáo kế toán Sản phẩm cuối cùng của Kế toán trên máy là hệ thống thông tin, hệ thống thông tin này được trình bày trên các báo cáo tàI chính: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tàI chính Trên các sổ kế toán : Nhật ký các tài khoản, các báo cáo tổng hợp... 2.1.3.3. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng. Là một đơn vị hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, công ty Nhựa cao cấp Hàng Không hiện đang áp dụng hình thức kế toán" Chứng từ ghi sổ" Sơ đồ hình thức kế toán mà công ty: Bảng chi tiết số phát sinh Bảng cân đối Bảng cân đối số phát sinh Nhật ký tài khoản Sổ đăng ký CTGS Sổ chi tiết Chứng từ ghi sổ Bảng kê Chứng từ gốc Sổ quỹ, báo cáo Ghi hàng ngày Ghi vào cuối kỳ, cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hệ thống các sổ chi tiết của Công ty gồm: Sổ chi tiết TK 131, 331, 138, 338… Các báo cáo kế toán: Đơn vị định kỳ lập baó cáo kế toán sau: Bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản, báo cáo quý... Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, qui trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, sản phẩm của Công ty có tính tái tạo, mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại. Hiện nay, khi ngành nhựa là ngành có môi trường cạnh tranh gay gắt, vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là làm thế nào để giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và ngày càng mở rộng thị trường. Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã đi sâu vào việc tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty,sau đây em xin trình bày những hiểu biết của mình trong quá trình thực tập 2.2. Kế toán tập hợp chi phí tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không . 2.2.1- Đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là các loại chi phí được tập hợp trong một giới hạn nhất định, nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí và tính giá thành Do qui trình công nghệ của Công ty là qui trình khép kín , tính chất sản xuất sản xuất tương đối giản đơn, loại hình sản xuất là hàng loạt, tổ chức sản xuất bao gồm 3 phân xưởng, vì vậy để phù hợp với qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và để thuận lợi cho công tác quản lý, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng: Phân xưởng Nhựa , phân xưởng IN màng mỏng, Phân xưởng Bao bì. 2.2.2. Kế toán tập hợp CPSX 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Chi phí nguyên vật liệu chính: NVL chính của Công ty là các hạt nhựa ( PSHI, PSGP, PPSY, PELD, PELLD,HIPS, HIGP, hạt nhựa màu...). Các loại màng PS, màng PVC, màng PP. Giá trị các loại NVL chính chiếm 50-60 % giá trị sản phẩm. * Nguyên vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, bao gói sản phẩm. NVL phụ trong công ty bao gồm các loại như bột màu, mực in, dung môi. Chi phí NVL trực tiếp tại công ty được phản ánh trên TK 621- Chi phí NVL trực tiếp. Bao gồm 3 TK cấp 2, chi tiết cho từng phân xưởng TK 621.1 Chi phí NVLTT phân xưởng Nhựa TK 621.2 Chi phí NVLTT phân xưởng In màng mỏng TK 621.3 Chi phí NVLTT phân xưởng Bao bì Các hạt nhựa này hiện nay Công ty đều nhập khẩu thông qua hình thức nhập khẩu uỷ thác. Các chi phí liên quan đến quá trình mua vật liệu đều được hạch toán vào trị giá NVL chính mua về - + = Giá thực tế Giá mua Chi phí Giảm giá NVL chính nhập kho trên hóa đơn mua được hưởng Trong quá trình sản xuất, các lần xuất kho NVL chính nhiều, tuy nhiên giá trị mỗi lần xuất không lớn. Để thuận tiện cho việc tính toán Công ty tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. + Công thức: Trị giá thực tế của NVLi Trị giá NVLi = Đơn giá bình quân tồn đầu quý nhập kho trong quý + gia quyền NVL i Số số lượng NVLi Số lượng NVLi tồn đầu quý nhập trong quý x = Giá thực tế NVLi Đơn giá bình quân Số lượng xuất dùng trong quý gia quyềnNVLi NVLi xuất dùng trong quý Tại Công ty, phòng kế hoạch căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất và định mức NVL chính để làm thủ tục xuất kho NVL chính tại kho Công ty từng phân xưởng . Phiếu xuất kho gồm 4 liên: 1 liên gửi chuyển cho kế toán nguyên vật liệu, 1 liên phòng kế hoạch giữ, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên do n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0513.doc
Tài liệu liên quan